1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ Văn hoá ứng xử trong y tế

13 158 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

2.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bác sĩ hạng 3 Đối với tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, bác sĩ hạng 3 phải đáp ứng các tiêu chí được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 102015TTLTBYTBNV (được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 032022TTBYT), cụ thể như sau: Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành; Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu thông thường; Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh; Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe nhân dân; Có kỹ năng giao tiếp, cộng tác với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. 3. Điều kiện thăng hạng chức danh cao hơn đối với bác sĩ hạng 3 Theo Điều 2 Thông tư 062021TTBYT, bác sĩ hạng 3 được đăng ký tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Đang giữ chức danh nghề nghiệp có cùng 4 chữ số đầu trong mã số chức danh nghề nghiệp với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng. Trừ trường hợp thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó không có hạng dưới liền kề. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi 2019). Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp. Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng. Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định 1152020NĐCP. Được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý hoặc sử dụng viên chức cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp. Được cấp bằng chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét đối với viên chức dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II. 4. Nhiệm vụ của bác sĩ hạng 3 Bác sĩ hạng 3 có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 102015TTLTBYTBNV, cụ thể như sau: Khám bệnh, chữa bệnh: + Khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho người bệnh; + Xử trí cấp cứu thông thường, phát hiện kịp thời bệnh vượt quá khả năng điều trị báo cáo bác sĩ cấp cao hơn để có hướng xử trí hoặc chuyển đi điều trị ở tuyến trên hoặc theo lĩnh vực chuyên khoa; + Tham gia hội chẩn chuyên môn; + Thực hiện quản lý và cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh: phát hiện và báo cáo sai sót chuyên môn kỹ thuật, tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao. Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe: + Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe; + Thực hiện tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe; đánh giá hoạt động tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe; + Đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe trong phạm vi được giao. Tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn các dịch vụ y tế phù hợp; Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi được giao; Tham gia giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật; Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng chống dịch và bệnh xã hội khi được giao; tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở; Đào tạo và nghiên cứu khoa học về y học: + Tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn; tham gia xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao; + Tham gia hướng dẫn viên chức, học sinh, sinh viên chuyên ngành y; + Tham gia hoặc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH - - 126 Nguyễn Thiện Thành, phường 5, Tp Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Điện thoại: (0294) 653 43 44 - 3855246 (162); E-mail: ctec@tvu.edu.vn Website: http://ctec.tvu.edu.vn TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA VĂN HÓA ỨNG XỬ Y TẾ BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP BÁC SĨ Họ và tên: LẠNG SƠN, NĂM 2023 Ngày sinh: MỤC LỤC PHẦN I: Đặt vấn đề PHẦN II:Mục tiêu 2.1 Mục tiêu tổng quát 2.2 Mục tiêu cụ thể PHẦN III : Nội dung chính trình bày và bàn luận gồm 1 3.1 Khái niệm về văn hóa ứng xử y tế 3.1.1 Văn hoá 3.1.2 Ứng xử 3.1.3 Văn hoá ứng xử trong y tế 3.2 Tầm quan trọng của văn hoá ứng xử trong y tế 3.2.1 Đối với cán bộ y tế 3.2.2 Đối với người bệnh 3.2.3 Đối với cơ sở y tế 3.3 Các yếu tố cần đạt được trong văn hoá ứng xử y tế của nhân viên y tế 3.3.1 Tôn trọng 3.3.2 Thấu hiểu người bệnh 3.3.3 Quan tâm và chân thành 3.4 Một số hạn chế và nguyên nhân trong văn hoá ứng xử y tế của nhân viên y tế 3.4.1 Hạn chế 3.4.2 Nguyên nhân 3.5 Liên hệ thực tiễn tại đơn vị công tác PHẦN IV : Kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao văn hoá ứng xử trong y tế 4.1 Kết luận 4.2 Kiến nghị PHẦN V: Tài liệu tham khảo Danh mục chữ viết tắt STT Kí hiệu viết tắt Chữ viết đầy đủ \ 1 VHƯX Văn hoá ứng xử 2 NVYT Nhân viên y tế 3 KCB Khám chữa bệnh 2 Người bệnh 4 NB PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ Khái niệm văn hóa ứng xử được hiểu là cách ứng xử của con người đối với những sự việc diễn ra trong cuộc sống, được đánh giá thông qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành vi, tốc độ xử trí, Văn hóa ứng xử là liều thuốc chữa lành mọi mối quan 3 hệ, là cách gắn kết tình thương giữa người với người, là tiền đề cho mọi sự trân trọng, yêu thương tồn tại trong xã hội VHƯX không tự nhiên có ở mỗi con người, mà được hình thành do sự giáo dục của nhà trường, gia đình và tác động của môi trường xã hội, sự tự rèn luyện của cá nhân Văn hóa ứng xử trong nghề nghiệp là một trong những mấu chốt đang được quan tâm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là một nghề đặc biệt đem lại sự sống cho người bệnh, làm giảm nỗi đau và mang lại niềm vui cho người khác Sự khéo léo, lịch thiệp, tôn trọng, chân thành cũng là những cách tạo ra văn hóa ứng xử trong ngành y tế để tăng niềm tin, gắn kết các mối quan hệ và có một môi trường làm việc thân thiện hơn Qua đây, tôi sẽ làm rõ hơn về “Văn hóa ứng xử y tế ” PHẦN II: MỤC TIÊU 2.1 Tìm hiểu những chỉ tiêu cơ bản về những tiêu chí cần có trong văn hóa ứng xử y tế 2.2 Đề ra nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để thực hiện Qua đó, liên hệ thực tiễn tại đơn vị đang công tác PHẦN III: VĂN HOÁ ỨNG XỬ Y TẾ 3.1 Khái niệm về văn hoá ứng xử y tế 3.1.1 Văn hoá Có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hoá bỏi góc tiếp cận và góc độ nhìn nhận khác nhau Trong tiếng việt nói riêng, văn hoá được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, trình độ văn hoá, lối sống, Còn chủ tích Hồ Chí Minh đã xem văn hoá với nghĩa rộng nhất của nó “ vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích của cuộc sống, loài người mới tạo ra và phát minh ra ngôn ngưc, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, nghệ thuật, những công 4 cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn mặc và phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó gọi là văn hoá 3.1.2 Ứng xử Ứng xử không chỉ là cách đối đáp với người lớn tuổi hơn mình mà còn là cách đối đáp với người cùng tuổi hay ngay cả đối với trẻ em Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên, không những học trao dồi thêm kiến thức mà còn phải biết học tập, rèn luyện đạo đức của bản thân, cũng giống như ông cha ta đã có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Cũng chính bởi vậy mà cách ứng xử của con người đặc biệt là ngay khi ngồi trên ghế nhà trường câu “ Tiên học lễ, hậu học văn” chính bản thân mỗi chúng ta đã được học và phải tiếp tục học, rèn luyện về cách ứng xử của mình sao cho đúng với thuần phong mỹ tục “Kính trên, nhường dưới, kính lão đắc thọ” mà truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam Cư xử có văn hóa còn được mọi người yêu quý và tôn trọng Những người làm kinh doanh, buôn bán khéo léo trong ứng xử, giao tiếp luôn để lại ấn tượng tốt đẹp với khách hàng Chính vì thế, ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đó là văn hóa đối nhân xử thế, biết quan tâm nhau, dạy cho chúng ta biết đối xử một cách thông minh, trọng tình trọng nghĩa Đó chính là những bài học đầu tiên về làm người, về cách ứng xử trong cuộc sống 3.1.3 Văn hoá ứng xử trong y tế Thái độ giao tiếp, ứng xử giữa nhân viên y tế (NVYT) với bệnh nhân và ngược lại là vấn đề luôn được ngành Y tế chú trọng Bởi thái độ giao tiếp tốt, ứng xử hài hòa giữa các bên không chỉ mang đến sự hài lòng của người bệnh, mà còn tạo môi trường tích cực, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và hiệu quả chăm sóc Trong bệnh viện,thái độ ứng xử được xếp hàng đầu cho sự thành công, đạt hài lòng người bệnh, nó đi trước luôn phần kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ một bước 3.2 Tầm quan trọng của văn hoá ứng xử trong y tế 3.2.1 Đối với Cán bộ y tế: - Thể hiện tính chuyên nghiệp trong thi hành nhiệm vụ chuyên môn 5 - Giúp hoàn thành sứ mệnh của người thầy thuốc mà xã hội và nhân dân trao gửi - Giúp người thầy thuốc khẳng định vị thế của mình trước NB và người nhà NB - Giúp người thầy thuốc tránh được các hạn chế trong giao tiếp, ứng xử có thể gây nên những bức xúc không đáng có ở NB và người nhà NB 3.2.2 Đối với người bệnh: - Giúp tạo dựng được niềm tin của NB, người nhà NB với CBYT - Giúp tăng cường được hiệu quả điều trị 3.2.3 Tầm quan trọng của giao tiếp, ứng xử trong các cơ sở KCB - Đảm bảo được quyền của NB được chăm sóc toàn diện và quyền được tôn trọng - Tăng cường sự hài lòng của NB và nhân dân với bệnh viện - Nâng cao chất lượng phục vụ - Xây dựng thương hiệu bệnh viện - Góp phần giúp bệnh viện phát triển ngày càng vững mạnh 3.3 Các yếu tố cần đạt được trong văn hoá ứng xử của nhân viên y tế 3.3.1 Tôn trọng - Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh - Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội Không được phân biệt đối xử với người bệnh Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh 6 Tôn trọng là một nghệ thuật tuyệt vời trong giao tiếp, điều này có thể giúp xây dựng mối quan hệ với người khác tốt hơn - Đối với người bệnh, nhân viên y tế có thể tôn trọng sự riêng tư, khoảng không gian riêng hoặc nghề nghiệp của họ chẳng hạn như một người mẫu hay một lãnh đạo hay một người làm nghề mại dâm đến khám bệnh thì vai trò nhân viên y tế là điều trị bệnh cho họ mà không phán xét hay xem thường Tôn trọng ngành nghề mang tính chất cá nhân của người 2 bệnh, không có sự phân biệt đối xử khi chăm sóc bệnh vì trước mặt ta, họ là người bệnh và họ cần được ta trợ giúp về mặt sức khỏe - Đối với đồng nghiệp: tôn trọng sự khác nhau, trình độ và khả năng của đồng nghiệp mình Có thể có những đồng nghiệp rất giỏi, có những đồng nghiệp còn cần được rèn luyện, phát triển hơn cả về mặt kiến thức chuyên môn và kỹ năng Ví dụ như khi bạn phát hiện ra đồng nghiệp mình có chẩn đoán sai về bệnh, không nên chỉ trích lỗi sai của bác sĩ đó trước mặt người bệnh hay các đồng nghiệp khác, điều này có thể làm mất uy tín không chỉ cá nhân bác sĩ kia mà còn cả tập thể y bác sĩ của bệnh viện Vì thế, trong tình huống này, bác sĩ có thể giải thích hoặc xem lại các kết quả xét nghiệm, các chẩn đoán lâm sàng và khéo léo giải thích với người bệnh Mặt khác, nhã nhặn trao đổi với đồng nghiệp về các kết quả trên với tất cả sự tôn trọng năng lực và hiểu biết của đồng nghiệp mình 3.3.2 Thấu hiểu người bệnh - Thông cảm của người điều dưỡng với người bệnh là: hiểu được ý nghĩ của người bệnh và sẵn sàng chia sẻ với người bệnh Sự thông cảm có thể truyền đạt cho người khác bằng lời hoặc không lời - Thấu cảm với đồng nghiệp: bạn cẩn thận lắng nghe điều họ nói với bạn và cố gắng hết sức để hiểu họ Khi thấy đồng nghiệp nữ mệt mỏi, mắt lờ đờ vì thiếu ngủ nhiều ngày Bạn có thể dành một vài phút thăm hỏi, quan tâm Có thể nguyên nhân là do cô ấy có con nhỏ hay có người nhà bị bệnh phải chăm sóc Sự thấu cảm này thể hiện rằng bạn có quan sát để ý đến cô ấy, sự hỏi han giúp cô ấy cảm thấy ấm lòng vì 7 được quan tâm Nếu chuyển tiếp thành hành động giúp đỡ, có thể hỗ trợ đổi ca trực… - Thấu cảm với người bệnh: nếu nhân viên y tế có thể thấu cảm với người bệnh, điều này giúp xác định được những lo âu, mỗi quan tâm, xem xét và có lòng trắc ẩn hướng về người bệnh Khả năng thấu cảm của nhân viên y tế là một trong yếu tố đóng góp rằng người bệnh tin tưởng vào họ - Lắng nghe thật sâu và thể hiện cả về mặt ngôn ngữ có lời hay không lời cũng là cách thể hiện cán bộ y tế có sự thấu cảm với người khác một cách 3.3.3 Quan tâm và chân thành - Sự chân thành trong văn hóa ứng xử của cán bộ y tế là gì? Trong môi trường tại bệnh viện, đôi khi ngôn từ trở nên bất lực, chân thành có lẽ là tiếng nói tận trong đáy lòng của mỗi người mà chúng ta khó có thể thấy rõ Chân thành đối với cán bộ y tế khi giao tiếp ứng xử với người bệnh là sự tận tâm chăm sóc - Với đồng nghiệp, chân thành là sự cởi mở chia sẻ những khó khăn mà đội ngũ y tế đang gặp phải Với lãnh đạo, chân thành là lắng nghe những phản hồi của nhân viên, những người trực tiếp tiếp xúc với người bệnh để có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng của bệnh viện Văn hóa giao tiếp ứng xử trong ngành Y đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và nâng cao chất lượng bệnh viện Tuy nhiên, để có được kết quả thì phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh, điều kiện làm việc và vai trò trách nhiệm của nhân viên y tế Điều đó chỉ có thể đạt được khi lãnh đạo quan tâm đến tầm quan trọng của các kỹ năng để xây dựng hình ảnh bệnh viện thông qua văn hóa giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế - Đối với mỗi bác sĩ, điều dưỡng hay hộ lý phải nhận ra rằng họ cần thay đổi cách tiếp cận hướng đến người bệnh là trọng tâm, vai trò của họ không chỉ tập trung vào bệnh mà còn quan tâm đến các nhu cầu, mong đợi, thấu cảm với những lo lắng và các vấn đề xã hội của người bệnh Đó chính là những yếu tố góp phần vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn diện tốt hơn 3.3.4 Khéo léo và tin tưởng 8 - Văn hóa ứng xử là một nghệ thuật, đều xuất phát từ lối sống chân thật và biết khéo léo, lịch thiệp để xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp hay với những người xung quanh - Chẳng hạn như khi có đồng nghiệp thích quan tâm và kể đời tư của sếp, nếu là nhân viên y tế có văn hóa ứng xử tốt thì có thể phản hồi lại: Đây là chuyện cuộc sống cá nhân của sếp, mình không muốn quan tâm và điều quan trọng là cần dành thời gian ưu tiên chăm sóc người bệnh Mình xin lỗi nhé! Khi bạn thể hiện sự lịch thiệp và khéo léo trong tình huống đó vừa khẳng định với bạn đồng nghiệp của mình rằng mình là một nhân viên y tế chỉ muốn tập trung vào công việc và không quan tâm những việc có tính chất riêng tư của người khác - Nghệ thuật ứng xử này không phải tự nhiên ai cũng có mà chúng ta có được do sự tự nhận thức và rèn luyện của chính bản thân mình - Nhiều người có cách giao tiếp kiểu "thao thao bất tuyệt", chỉ nói những gì mình muốn mà không quan tâm người khác có muốn nghe hay không hoặc có tiếp nhận một cách tích cực hay không Nói quá nhiều không giúp chứng minh rằng bạn là người học cao hiểu rộng Ngược lại, nó sẽ cho mọi người thấy không được chia sẻ và thậm chí là bị áp đặt - Bản chất của quá trình giao tiếp là để trao đổi thông tin, 2 bên cùng chia sẻ những suy nghĩ và mối quan tâm chung Vì vậy, nếu một bên chỉ thao thao bất tuyệt với những suy nghĩ của mình thì chắc chắn đối phương sẽ cảm thấy chán nản và gần như sẽ không có các cuộc trao đổi sau đó nữa 3.4 Một số hạn chế và nguyên nhân trong văn hoá ứng xử y tế của nhân viên y tế 3.4.1 Hạn chế - Bên cạnh những mặt đó làm được, một số viên chức, người lao động chưa thật sự thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của ngành, nhận định trách nhiệm chưa rõ ràng nên đùn đẩy gây phiền hà cho người bệnh, có hành vi tiêu cực, lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình tiếp xúc với thân nhân người bệnh và chăm sóc người bệnh như biểu hiện ban ơn; đôi khi còn có thái 9 độ cửa quyền, trì hoãn, thờ ơ gây khó khăn với người bệnh nhất là khi lượng bệnh quá đông, chưa hiểu và nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của người bệnh, thân nhân người bệnh - Vẫn tồn tại một số trường hợp vi phạm khác như giao tiếp ứng xử ở một vài công chức, viên chức đôi khi chưa lịch sự, hoặc xưng hô thiếu tôn trọng đồng nghiệp; hút thuốc lá trong bệnh viện, uống rượu, bia trước khi đến cơ quan; không đeo bảng tên, nói chuyện cáu gắt, không thân thiện, cử chỉ thái độ làm mất hình ảnh đẹp đẽ, thân thiện của một người thầy thuốc trong ánh mắt người dân; chấp hành nội quy cơ quan chưa nghiêm túc, còn đi muộn về sớm, để xe không đúng nơi quy định; nhiều khoa phòng còn lãng phí điện nước 3.4.2 Nguyên nhân - Những mặt hạn chế đã nêu ở trên có thể do những nguyên nhân sau: + Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Quy tắc ứng xử ở một số khoa phòng chưa thường xuyên, liên tục, chưa lồng ghép với các hoạt động hành chính hàng ngày tại khoa phòng, bệnh viện nhằm chuyển biến trong nhận thức và thay đổi hành vi của công chức, viên chức + Ý thức trách nhiệm của một vài cá nhân chưa thật cao, nên đôi khi có những hành vi cư xử không đúng mực gây bức xúc cho người bệnh và thân nhân + Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện đáp ứng tương đối tốt về mặt thống kê nhưng chưa đáp ứng trong việc quản lý người bệnh để phục vụ công tác điều trị, còn gây lãng phí thời gian, công sức của người bệnh, cán bộ y tế và viện phí người bệnh + Lãnh đạo bệnh viện mặc dù có quan tâm đến nâng cao đời sống vật chất cho nhân viên nhưng thu nhập của họ vẫn còn rất thấp so với mặt bằng chung của xã hội cũng là yếu tố gây xao nhãng về thái độ phục vụ + Do áp lực công việc quá lớn đối với các khoa, hàng ngày một Bác sĩ phải tiếp xúc, khám hàng trăm bệnh nhân nên đôi lúc không tránh khỏi những biểu hiện không đúng mực đối với bệnh nhân 3.5 Liên hệ thực tiễn tại đơn vị công tác: - Kiện toàn và ổn định mô hình tổ chức hệ thống y tế về quản lý bệnh không lây nhiễm từ tỉnh đến xã/phường, thị trấn 10 - Thực hiện chăm sóc người bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm; xây dựng chương trình bảo đảm và cải thiện chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại phòng khám đa khoa và các cơ sở điều trị trực thuộc đơn vị - Tăng cường giáo dục y đức, quy chế ứng xử cho công chức,viên chức và người lao động thuộc đơn vị PHẦN IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VĂN HOÁ ỨNG XỬ TRONG Y TẾ 4.1 Kết luận: - Văn hóa ứng xử trong nghề nghiệp là một trong những mấu chốt đang được quan tâm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe - Đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là một nghề đặc biệt đem lại sự sống cho người bệnh, làm giảm nỗi đau và mang lại niềm vui cho người khác Không phải bất kỳ ai cũng có thể trở thành một bác sĩ hay điều dưỡng, ngoài việc họ phải học một khối lượng kiến thức rộng lớn mà còn cần lắm lòng trắc ẩn, sự yêu thương người khác và mong muốn giúp đỡ người khác - Do yếu tố công việc, họ thường xuyên trao đổi, tiếp xúc với người bệnh, đồng nghiệp và những người xung quanh Vậy khéo léo, lịch thiệp, tôn trọng, chân thành cũng là những cách tạo ra văn hóa ứng xử trong ngành y tế để tăng niềm tin, gắn kết các mối quan hệ và có một môi trường làm việc thân thiện hơn 4.2 Kiến nghị - Tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác tổ chức thực hiện Quy tắc ứng xử - Thiết lập tốt mối quan hệ truyền thống “Thầy thuốc - người bệnh”, không phân biệt đối xử, phòng ngừa sự cố y khoa và đảm bảo an toàn người bệnh - Tích cực triển khai thêm các biện pháp nhằm thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp kết hợp với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 11 - Thực hiện tốt Quy chế dân chủ, cải cách hành chính trong khám chữa bệnh, nâng cao đời sống cán bộ viên chức - Cần có sự quan tâm nhiều hơn của các cấp lãnh đạo (lãnh đạo Bộ, Sở, Ủy ban nhân dân tỉnh) ,tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần ( tăng cường đầu tư vào nhân lực, xây dựng khoa phòng khang trang, sạch đẹp hơn, tăng ngân sách vào trang thiết bị y tế ) để nhân viên y tế yên tâm làm việc và học tập nâng cao kỹ năng về mọi mặt - Các trường đào tạo nhân lực y tế cần đưa nội dung giao tiếp ứng xử vào chương trình giảng dạy để học sinh sớm được rèn luyện tư cách người thầy thuốc tương lai Bởi vì dưới tác động của cơ chế thị trường, ngành y tế có nhiều điều kiện phát triển nhưng cũng đứng trước thử thách mới, đó là sự xuống cấp của y đức trở thành vấn đề bức xúc trong xã hội Việc học tập rèn luyện không phải một sớm một chiều là xong mà phải từ nền tảng giáo dục nhà trường cho đến xã hội 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 Bộ y tế (2008), Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT ngày 18/8/2008 ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y đức 2 (Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế) (Ban hành kèm theo quyết định số: 20881BYT-QĐ ngày 06 tháng 11nǎm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 3 Văn hóa giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, Trần Minh Hiển Phòng Kết nối Khoa học với Công chúng Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2019 13

Ngày đăng: 27/03/2024, 10:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w