1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dược sĩ khảo sát thực trạng nhân lực khoa dược

24 48 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Thực Trạng Nhân Lực Khoa Dược
Trường học Trường Đại Học Trà Vinh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Trà Vinh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

2. Tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp dược năm 2023 2.1. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp Các chức danh nghề nghiệp dược phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp sau đây: Tận tụy vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân; Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật. Không ngừng nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Coi trọng việc kết hợp ydược hiện đại với ydược cổ truyền; Trung thực, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp. (Điều 3 Thông tư liên tịch 272015TTLTBYTBNV) 2.2. Tiêu chuẩn cụ thể của các chức danh nghề nghiệp dược Đối với Dược sĩ cao cấp Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: + Tốt nghiệp chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Dược học. + Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược). Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ + Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành trong nước và trên thế giới; + Có khả năng tổ chức và thực hành tốt trong lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm; + Có khả năng xây dựng, triển khai kế hoạch và giám sát, đánh giá về công tác dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các chương trình y tế quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới; + Có khả năng tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược; + Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc tương đương trở lên hoặc sáng chếphát minh khoa học chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; + Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh dược sĩ chính (hạng II) lên chức danh dược sĩ cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu 06 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dược sĩ chính (hạng II) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. + Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. (Khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 272015TTLTBYTBNV, sửa đổi tại Thông tư 032022TTBYT) Đối với Dược sĩ chính Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng + Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Dược học. + Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược). Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ + Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành trong nước và trên thế giới; + Có kỹ năng tổ chức và thực hành tốt trong các lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm; + Có kỹ năng đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược; + Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiếnphát minh khoa họcsáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; + Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh dược sĩ (hạng III) lên chức danh dược sĩ chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm đối với người có bằng tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ nhóm ngành dược học; 06 năm đối với người có bằng tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành dược học. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dược sĩ (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. + Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. (Khoản 2, 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 272015TTLTBYTBNV, sửa đổi tại Thông tư 032022TTBYT) Đối với Dược sĩ Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng + Tốt nghiệp đại học nhóm ngành Dược học. + Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược). Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: + Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; + Có kỹ năng tổ chức và thực hành tốt trong các lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm; + Có kỹ năng thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược; + Xây dựng và triển khai kế hoạch về công tác dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và trong các chương trình y tế quốc gia; + Thông tin thuốc và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc. + Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp dược hạng IV lên chức danh nghề nghiệp dược hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp dược hạng IV và tương đương từ đủ 03 năm trở lên. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dược hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. + Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. (Khoản 2, 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 272015TTLTBYTBNV, sửa đổi tại Thông tư 032022TTBYT) Đối với Dược sĩ hạng IV Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng + Tốt nghiệp cao đẳng Dược. + Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược). Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: + Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; + Có khả năng thực hành đúng quy trình chuyên môn; + Có khả năng xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng thuốc; + Có khả năng hướng dẫn người bệnh và cộng đồng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. (Khoản 2, 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 272015TTLTBYTBNV, sửa đổi tại Thông tư 032022TTBYT)

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH ………

chuyên môn sau này

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHÂN LỰC KHOA DƯỢC

BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

DƯỢC SỸ HẠNG III

Họ và tên:

Ngày sinh:

TRÀ VINH, NĂM 2023

Trang 2

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!

Học viên

MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN II: MỤC TIÊU CỦA TIỂU LUẬN … 3

PHẦN III: NỘI DUNG CHÍNH 4

1 Giới thiệu tổng quan về Trung tâm Y tế Lương Sơn … ……… …… 4

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .4

Trang 3

1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Khoa Dược TTYT huyện Lương Sơn.….5

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức nhân sự khoa Dược TTYT huyện Lương Sơn 5

1.3 Mối quan hệ của Khoa Dược và các khoa phòng khác trong bệnh viện: ….… … ….7

2 Tổng quan chung về nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực………….….…… 7

2.1 Khái niệm nguồn nhân lực .7

2.2 Quản trị nguồn nhân lực .7

2.3 Nhân lực y tế .9

2.3.1 Khái niệm nguồn nhân lực y tế .9

2.3.2 Các loại hình nhân lực y tế……… … ….9

2.3.3 Nhân lực dược……… … ….10

2.3.4 Tóm tắt các quy định về biên chế nhân lực khoa Dược bệnh viện ……… 11

3 Phân tích, đánh giá thực trạng nhân lực tại khoa Dược TTYT huyện Lương Sơn……….11

3.1 Cơ cấu nhân lực theo trình độ tại khoa Dược TTYT huyện Lương Sơn ………… … 11

3 2 Cơ cấu nhân lực theo các bộ phận công tác tại khoa TTYT huyện Lương Sơn…… 12

3.3 Cơ cấu dược sỹ theo giới tính tại Khoa Dược TTYT huyện Lương Sơn………….… 14

3.4 Phân tích cơ cấu dược sỹ trong TTYT huyện Lương Sơn ……… …15

4 Phân tích, đánh giá thực trạng nhu cầu nhân lực tại khoa Dược TTYT huyện Lương Sơn….15 4.1 Nhu cầu dược sỹ tại khoa Dược TTYT huyện Lương Sơn theo thông tư 08.……….…15

4.2 Nhu cầu dược sỹ cần bổ sung kiến thức tại khoa Dược TTYT huyện Lương Sơn… 16

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.

- BSCK1 Bác sỹ chuyên khoa 1

Trang 4

- NSNN Ngân sách Nhà nước

- TSCĐ Tài sản cố định

- TSNN Tài sản Nhà nước

- TTBYT Trang thiết bị Y tế

Bảng 3.1: Cơ cấu nhân lực theo trình độ của Khoa dược huyện Lương Sơn

Bảng 3.2: Phân bố nhân lực tại khoa Dược

Bảng 3.3: Cơ cấu dược sỹ theo giới tính

Trang 5

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự Khoa dược huyện Lương Sơn

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn của Khoa dược huyện

Lương Sơn

Trang 6

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ trước đến nay mỗi một Quốc gia trên thế giới muốn phát triển đều phải có các nguồnlực như: các tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, con người trong đó con người đượcxem là nguồn lực quan trọng nhất và mang tính quyết định sự phát triển của một đấtnước Thực tế lịch sử đã chứng minh một Quốc gia cho dù có tài nguyên thiên nhiênphong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có đủ trình độ

để khai thác các nguồn lực đó thì khó có thể đạt được sự phát triển như mong muốn Vài năm trở lại đây khi nhu cầu sử dụng thuốc điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe, nhu cầu

về các loại thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc bổ của con người ngày càng tăng lênthì ngành Dược càng có nhiều cơ hội Dược sĩ không chỉ làm nhiệm vụ phân phát thuốc

mà còn thực hiện việc cung cấp thông tin thuốc, tư vấn và khuyến cáo phương pháp điềutrị bằng thuốc, tức là Dược sĩ cũng là những chuyên gia chăm sóc sức khỏe ban đầu, qua

đó cho thấy, nhân lực Dược được coi là xương sống của ngành Dược có ý nghĩa đặc biệtquan trọng Vì vậy, việc đào tạo và sử dụng nhân lực Dược phải đáp ứng được nhu cầucủa hiện tại và tương lai vì tương lai phát triển của ngành

Nhận thức được điều đó, Chính phủ đã chỉ đạo tăng số chỉ tiêu đào tạo Dược sĩ ở tất cảcác cơ sở đào tạo dược và mở thêm khoa Dược ở một số trường đại học Y Theo đó, hàngnăm, Dược sĩ đại học ra trường ngày một tăng, tuy nhiên phân bố lại không đồng đềugiữa các lĩnhvực cũng như khu vực

Tại Bệnh viện, khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốcBệnh viện Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc Bệnh viện vềtoàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc cóchất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý Số lượng Dược sĩ tại khoa Dược tại các bệnh viện ngày càng tăng, tuy nhiên ở một số trạm việc sửdụng nhân lực Dược còn chưa được hợp lý, sự phân công trách nhiệm chưa thật rõ ràng,tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ cung ứng thuốc, cấp phát thuốc mà ít chú trọng đến các

nhiệm vụ khác Từ những vấn đề trên tôi đã chọn chủ đề: “Khảo sát thực trạng nhân lực

Trang 7

Dược tại viện, qua đó đề xuất các kiến nghị góp phần sử dụng nguồn nhân lực Dược, đặc

biệt là Dược sĩ công tác tại trạm góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhândân

Trang 8

PHẦN II MỤC TIÊU CỦA TIỂU LUẬN

1 Khảo sát thực trạng sử dụng nhân lực Khoa dược huyện Lương Sơn

2 Đánh giá nhu cầu của Dược sĩ tại khoa Khoa dược huyện Lương Sơn

Trang 9

PHẦN III NỘI DUNG CHÍNH

Giới thiệu tổng quan về Khoa dược huyện Lương Sơn

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn là đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hòa Bình, được thành lậptrên cơ sở sát nhập giữa Bệnh viện đa khoa Huyện Lương Sơn và Trung tâm Y tế dựphòng huyện Lương Sơn và các Trạm Y tế xã, thị trấn và Trung tâm dân số - KHHGĐ vềtrực thuộc Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổchức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự hướng dẫn vềchuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị tuyển tỉnh , Trung ương; chịu sự quản lý Nhà nướccủa Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình theo quy định của pháp luật; Thực hiện tuyên truyềncung cấp thông tin về chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về y tế, tổchức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân.Đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo chuyên môn tuyến dưới, quản lý kinh

tế, quản lý biên chế, bộ máy Các Trạm Y tế xã, thị trấn có nhiệm vụ khám chữa bệnh banđầu cho nhân dân trên địa bàn huyện.Tại huyện Lương Sơn, sau khi sát nhập, Trung tâm

y tế huyện có 4 phòng chức năng, 13 khoa lâm sàng với tổng số 108 cán bộ, viên chức vànhân viên Đến nay, mọi hoạt động của Trung tâm y tế huyện Lương Sơn đều đã đi vào

nề nếp, hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Các dịch vụ của Trung tâm y tế huyện Lương Sơn

Bệnh viện thực hiện thăm khám với các chuyên khoa chính:

Khoa Cấp cứu - Hồi sức

Trang 10

Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng

Khoa Khám bệnh

Khoa xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh

Bệnh cạnh đó bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ:

Khám sức khỏe lao động

Khám dịch vụ theo yêu cầu

Siêu âm, xét nghiệm

1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Khoa Dược TTYT huyện Lương Sơn

- Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ tổ chức nhân sự khoa Dược TTYT huyện Lương Sơn

Trang 11

Chức năng – nhiệm vụ

*) Chức năng:

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện.Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc Bệnh viện về toàn bộ côngtác Dược trong Bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng

và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

*) Nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điềutrị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữabệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa)

- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhucầu đột xuất khác khi có yêu cầu

- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị

- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”

- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham giacông tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mongmuốn của thuốc

- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoatrong Bệnh viện

- Nghiên cứu khoa học và đào tạo: là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Caođẳng và Trung học về Dược

- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sátviệc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hìnhkháng kháng sinh trong bệnh viện

- Tham gia chỉ đạo tuyến

Trang 12

- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc

- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định

- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật

tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối đó giao nhiệm với các cơ sở y tế chưa

có phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở vụ

1.3 Mối quan hệ của Khoa Dược và các khoa phòng khác trong viện

- Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự quản lý lãnh đạo trực tiếp của Giám đốcBệnh viện Dựa trên kế hoạch chung của phòng KHTH và Bệnh viện theo từng tháng,quý và năm Đồng thời, căn cứ vào các hoạt động tổng kết thực tế để đề ra phương pháphoạt động trong thời gian tiếp theo

- Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng có nhu cầu sử dụng thuốc, hoá chất, vật tư y tếcần lập dự trù danh mục gửi lên khoa dược xét duyệt để cung ứng đảm bảo kịp thời về sốlượng và chất lượng phục vụ cho bệnh nhân

- Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ hỗ trợ kiểm tra hoạt động của khoa dượccũng như các khoa phòng khác dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Bệnh viện Khoa dược tổchức thông tin thuốc khi có thuốc mới cần thông tin cho các bác sĩ ở các khoa phòng điềutrị Khi các khoa phòng điều trị sử dụng thuốc có sai sót gì cần báo ngay lại cho khoadược, đặc biệt là báo cáo ADR để đảm bảo cũng ứng thuốc hợp lý an toàn hiệu quả

2 Tổng quan chung về nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực

2.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sángtạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước

2.2 Quản trị nguồn nhân lực

Có nhiều cách phát biểu về Quản trị Nguồn nhân lực do ảnh hưởng cách tiếp cận và nhậnthức khác nhau Một trong những khái niệm thường dùng đó là: “Quản trị nguồn nhân lực

Trang 13

là tất cả các hoạt động, chính sách và các quyết định quản lý liên quan có ảnh hưởng đếnmối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân viên của nó”

Ngày nay khái niệm hiện đại về Quản trị nguồn nhân lực là: “Quản trị nguồn nhân lực lànhững hoạt động nhằm tăng cường những đóng góp có hiệu quả của cá nhân vào mụctiêu của tổ chức trong khi đồng thời cố gắng đạt được những mục tiêu của cá nhân”

❖ Mục tiêu của tổ chức:

➢ Chi phí lao động thấp trong giá thành

➢ Năng suất lao động tối đa của nhân viên

➢ Nguồn nhân lực ổn định và sẵn sàng

➢ Sự trung thành của người lao động

➢ Sự hợp tác thân thiện của người lao động

➢ Người lao động phát huy và đóng góp những sáng kiến

➢ Tổ chức sản xuất một cách khoa học và chặt chẽ

➢ Lợi nhuận tối đa và chiến thắng trong cạnh tranh

❖ Mục tiêu của cá nhân:

Thỏa mãn những nhu cầu không ngừng tăng lên của con người Một cách cụ thể nhữngnhu cầu đó là:

➢ Nhu cầu về việc làm và điều kiện làm việc:

- Việc làm an toàn (về tính mạng, sức khỏe, tài sản, an ninh tâm lý …)

- Việc làm không đơn điệu và buồn chán

- Việc làm phù hợp với năng lực và sở trường của cá nhân

- Được làm việc trong bầu không khí lành mạnh và thân thiện

- Có cơ sở vật chất thích hợp cho công việc

- Thời gian làm việc thích hợp

- Việc tuyển dụng phải ổn định

Trang 14

➢ Quyền cá nhân và lương bổng:

- Được đối xử theo cách tôn trọng phẩm giá của con người

- Được cảm thấy mình quan trọng và cần thiết

- Được quyền làm việc dưới sự điều khiển của cấp trên là người hiểu biết

- Được quyền làm việc dưới sự điều khiển của cấp trên là người có khả năng giao tiếpnhân sự

- Được quyền tham dự vào các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân

mình

- Muốn được đối xử một cách công bằng

- Mong muốn hệ thống lương bổng công bằng và được trả công theo sự đóng góp

mỗi người

➢ Cơ hội thăng tiến:

- Được cấp trên nhận biết thành tích trong quá khứ

- Cơ hội được tham dự các khóa đào tạo và phát triển

- Cơ hội bày tỏ tài năng: tạo điều kiện cho họ lập thành tích và thích thú trong công việc

- Cơ hội được thăng chức để cải thiện mức sống và việc làm có tương lai

2.3 Nhân lực y tế

2.3.1 Khái niệm nguồn nhân lực y tế

Nguồn nhân lực y tế (Health human resources: HHR) - còn được biết là nguồn nhân lựcchăm sóc sức khỏe (human resources for health: HRH) hoặc lực lượng lao động chăm sócsức khỏe (health workforce), được định nghĩa là "tất cả những người tham gia vào các hành động có mục đích chính là nâng cao sức khỏe

2.3.2 Các loại hình nhân lực y tế

Trang 15

Nhân lực Y tế chủ yếu là Bác sĩ, Dược sĩ, Y tá trung học, sơ học, cử nhân y tế công cộng,điều dưỡng viên bậc đại học, các loại kỹ thuật viên đại học trở xuống Bậc trung học vànghề có các y sĩ đa khoa và y sĩ y học cổ truyền, dược sĩ trung học, hộ sinh trung học cácchuyên ngành chẩn đoán hình ảnh, phục hình răng, sốt rét, y tế dự phòng, xét nghiệm.Dưới bậc trung học là bậc nghề, bao gồm các loại hình điều dưỡng sơ học, hộ sinh sơhọc, dược tá, công nhân kỹ thuật y tế Bậc cao đẳng có các đối tượng chính là điều dưỡngcao đẳng, hộ sinh cao đẳng, kỹ thuật viên y học cao đẳng các chuyên ngành khác nhau.Bậc đại học của ngành Y tế có các đối tượng chính sau: Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ chuyênkhoa, Bác sĩ y học cổ truyền, Dược sĩ đại học, cử nhân điều dưỡng, hộ sinh, cử nhân kỹthuật y học các chuyên ngành, cử nhân y tế công cộng Bậc sau đại học Y và Dược cóthạc sĩ, tiến sĩ, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, bác sĩ nội trú

2.3.3 Nhân lực dược

- Nhân lực dược là một phần trong đội ngũ nhân lực y tế, gồm những người đượcđào tạo kiến thức cơ bản về dược, làm việc trong các cơ sở liên quan đến sản xuất, đảmbảo chất lượng, cung ứng và phân phối thuốc

- Các loại hình nhân lực Dược: Ở Việt Nam, nguồn nhân lực Dược đa dạng về trình

độ bao gồm: tiến sĩ dược, thạc sĩ dược, dược sĩ chuyên khoa I, dược sĩ chuyên khoa II,dược sĩ đại học, cao đẳng dược, trung cấp dược, dược tá, công nhân kỹ thuật dược, kỹthuật viên dược

- Lĩnh vực công tác của nhân lực Dược:

+ Lĩnh vực quản lý nhà nước: bao gồm các chuyên viên; chuyên viên chính; chuyên viêncao cấp công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước như: Phòng Y tế huyện, Phòng nghiệp

vụ Dược, Sở Y tế, Cục quản lý Dược, Bộ Y tế

+ Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: tham gia vào các hoạt động sản xuất, phân phối, kinhdoanh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, quản lý của các công ty, xí nghiệp

+ Lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu: giảng viên, nghiên cứu viên…

Trang 16

+ Lĩnh vực điều trị: nhân lực Dược trong bệnh viện giữ vai trò đảm bảo cung ứng đủthuốc cho nhu cầu điều trị và bảo đảm hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệuquả, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả điều trị

2.3.4 Tóm tắt các quy định về biên chế nhân lực khoa Dược bệnh viện

Theo quy định của thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05 tháng 06 năm 2007,Thông tư liên tịch Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước,

tỷ lệ Dược sỹ đại học/Bác sĩ là 1/8- 1/1,5 Dược sỹ đại học/Dược sỹ trung học là 1/2,5

1/2-3 Phân tích, đánh giá thực trạng nhân lực tại khoa Dược huyện Lương Sơn

3.1 Cơ cấu nhân lực theo trình độ tại khoa Dược TTYT huyện Lương Sơn

Tại TTYT huyện Lương Sơn nhân lực chủ yếu là DSĐH và DSCĐ Cơ cấu trình độ nhânlực của BV được thể hiện qua bảng sau:

- Bảng 3.1: Cơ cấu nhân lực theo trình độ của Khoa dược TTYT huyện Lương Sơn.

Ngày đăng: 22/03/2024, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w