1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dược sĩ "Văn hoá ứng xử của nhân viên y tế đối với bệnh nhân"

18 410 40

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

2. Tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp dược năm 2023 2.1. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp Các chức danh nghề nghiệp dược phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp sau đây: Tận tụy vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân; Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật. Không ngừng nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Coi trọng việc kết hợp ydược hiện đại với ydược cổ truyền; Trung thực, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp. (Điều 3 Thông tư liên tịch 272015TTLTBYTBNV) 2.2. Tiêu chuẩn cụ thể của các chức danh nghề nghiệp dược Đối với Dược sĩ cao cấp Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: + Tốt nghiệp chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Dược học. + Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược). Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ + Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành trong nước và trên thế giới; + Có khả năng tổ chức và thực hành tốt trong lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm; + Có khả năng xây dựng, triển khai kế hoạch và giám sát, đánh giá về công tác dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các chương trình y tế quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới; + Có khả năng tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược; + Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc tương đương trở lên hoặc sáng chếphát minh khoa học chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; + Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh dược sĩ chính (hạng II) lên chức danh dược sĩ cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu 06 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dược sĩ chính (hạng II) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. + Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. (Khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 272015TTLTBYTBNV, sửa đổi tại Thông tư 032022TTBYT) Đối với Dược sĩ chính Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng + Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Dược học. + Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược). Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ + Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành trong nước và trên thế giới; + Có kỹ năng tổ chức và thực hành tốt trong các lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm; + Có kỹ năng đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược; + Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiếnphát minh khoa họcsáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; + Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh dược sĩ (hạng III) lên chức danh dược sĩ chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm đối với người có bằng tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ nhóm ngành dược học; 06 năm đối với người có bằng tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành dược học. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dược sĩ (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. + Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. (Khoản 2, 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 272015TTLTBYTBNV, sửa đổi tại Thông tư 032022TTBYT) Đối với Dược sĩ Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng + Tốt nghiệp đại học nhóm ngành Dược học. + Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược). Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: + Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; + Có kỹ năng tổ chức và thực hành tốt trong các lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm; + Có kỹ năng thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược; + Xây dựng và triển khai kế hoạch về công tác dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và trong các chương trình y tế quốc gia; + Thông tin thuốc và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc. + Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp dược hạng IV lên chức danh nghề nghiệp dược hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp dược hạng IV và tương đương từ đủ 03 năm trở lên. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dược hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. + Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. (Khoản 2, 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 272015TTLTBYTBNV, sửa đổi tại Thông tư 032022TTBYT) Đối với Dược sĩ hạng IV Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng + Tốt nghiệp cao đẳng Dược. + Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược hoặc có chứng chỉ hành nghề dược (dùng cho các hạng chức danh dược). Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: + Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; + Có khả năng thực hành đúng quy trình chuyên môn; + Có khả năng xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng thuốc; + Có khả năng hướng dẫn người bệnh và cộng đồng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. (Khoản 2, 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 272015TTLTBYTBNV, sửa đổi tại Thông tư 032022TTBYT)

Trang 1

- - , NĂM 2023

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Đại học Trà Vinh đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp đỡ, hợp tác để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp Với sự cố gắng hết sức của bản thân xong vẫn còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu, do đó tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy giáo, Cô giáo để bài tiểu luận cuối khoá được hoàn thiện hơn nữa

Tôi xin chân thành cảm ơn! Họ và tên:

Ngày sinh:

TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ

VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ Y TẾ VỚI BỆNH NHÂN

BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆPDƯỢC SĨ

Trang 2

Phần III: NỘI DUNG

CỦA CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ

1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ QUY TẮC ỨNG XỬ NGÀNH Y TẾ……….……….3

Trang 3

1.1.1 MÔT SỐ KHÁI NIÊM……….……… 3 1.1.2 VAI TRÒ CỦA QUY TẮC ỨNG XỬ NGÀNH Y TẾ……….3 1.2 NỘI DUNG QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ….…… 5

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN

Trang 4

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh viện đa khoa tỉnh là đơn vị y tế công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh , có chức năng triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về khám chữa bệnh và lĩnh vực Y tế Có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và được mở tài khoản theo quy định pháp luật Bệnh viện chịu sự quản lý, chỉ đạo toàn diện của Giám đốc Sở y tế, chịu sự quản lý nhà nước về y tế của UBND tỉnh

Bệnh viện đa khoa tỉnh là trung tâm khám chữa bệnh lớn nhất của tỉnh, ra đời từ năm 1909 Hiện nay Bệnh viện đa khoa là bệnh viện hạng I, với tổng số giường bệnh 650 (70 giường xã hội hoá); với tổng số 37 khoa, phòng.

Bệnh viên đa khoa tỉnh có nhiệm vụ khám chữa bệnh phục vụ cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tiếp nhận, triển khai và chuyển giao công nghệ, vật tư, trang thiết bị tiên tiến trong khám, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.

Bệnh viện đa khoa tỉnh không những có sự phát triển nhanh về kĩ thuật mà còn được ghi nhận về phong cách, thái độ phuc vụ, giao tiếp ứng xử nhân viên y tế với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân Qua thời gian học tập các chuyên đề lớp Bồi dưỡng

theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dược sĩ tôi chọn chuyên đề “văn hóa ứng sử củacán bộ y tế với bệnh nhân”

Bài tiểu luận góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện bộ quy tắc ứng xử tại các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và uy tín của ngành Y tế Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là cơ sở thực tiễn đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử tại các cơ sở khám chữa bệnh, đồng thời góp phần vào sự phát triển và nâng cao hơn nữa vị thế của ngành Y tế trong xã hội.

Trang 6

III NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ

1.1.KHÁI NIỆM, VAI TRÒ QUY TẮC ỨNG XỬ NGÀNH Y TẾ

1.1.1.Môt số khái niêm - Khái niệm Quy tắc ứng xử:

Điều 36 của Luật phòng, chống tham nhũng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 khẳng định: Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm, phù hợp với từng công việc của từng nhóm cán bộ, công chức, viên chức và từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm đảm bảo sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức,viên chức Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.

- Khái niệm quy tắc ứng xử ngành y tế:

Quy tắc ứng xử của ngành y tế là những chuẩn mực xử sự mà công chức, viên chức y tế phải thực hiện trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, nhằm đảm bảo sự liêm chính, trách nhiệm và y đức của công chức viên chức ngành y tế 1.1.2 Vai trò của quy tắc ứng xử ngành y tế

Với mục tiêu tạo dựng niềm tin của người bệnh và thân nhân người bệnh đối với thầy thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh thông qua giao tiếp, ứng xử, điều quan trọng nhất trong quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc chính là sự tin tưởng Ứng xử có vai trò quan trọng để bệnh nhân có cơ hội bày tỏ cảm xúc, tâm tư nguyện vọng và lắng nghe ý kiến của họ; bên cạnh đó còn tạo mối quan hệ thân thiện với đồng nghiệp, giữa cấp trên và cấp dưới để giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm cũng như những khó khăn, vướng mắc với nhân viên y tế trong thực hiện nhiệm vụ cao cả được giao là chăm sóc sức khỏe con người

Trang 7

Quy tắc ứng xử thực chất là những quy định có tính bắt buộc, điều chỉnh hành vi, thái độ của mọi người trong mối quan hệ cụ thể Trong cơ chế thị trường, khi mà thu nhập của nhiều người dân chưa cao thì nhu cầu tiếp cận với hệ thống dịch vụ y tế cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, đặt lên hàng đầu vẫn là y đức Đặc biệt, vào thời điểm đẩy mạnh cải cách hành chính, việc ban hành Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế, có vai trò rất lớn đáp ứng mong mỏi của người dân Đã từ lâu người ta coi nghề y là một nghề nhân đạo đặc biệt có quan hệ đến đời sống và tính mạng con người, đến hạnh phúc của từng gia đình, tương lai, nòi giống, đến sức khỏe, sự cường thịnh của một dân tộc, của toàn xã hội Ngày 23/2/2005 Bộ Chính Trị đã ban hành Nghị quyết số 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân Trong Nghị quyết nêu rõ những quan điểm:

* Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước.

Đầu tư cho việc này là đầu tư cho phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ * Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước * Nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Hồ Chủ Tịch: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền” Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng xác định: Nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động khám chữa bệnh Thực hiện theo đường lối, chủ trương của Đảng, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngày 01/4/2013, Bộ Y tế ra Chỉ thị 03/CT-BYT về việc tăng cường các giải pháp thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám chữa bệnh

Trang 8

1.2 Nội dung Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức ngành y tế

Nội dung quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế gồm 04 điều sau:

Điều 1 Quy tắc ứng xử chung những việc cán bộ, viên chức y tế phải làm:

* Thực hiện nghiêm túc các quy định về Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế * Khi thi hành nhiệm vụ, công vụ phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của cán bộ, viên chức;

* Mặc trang phục, đeo thẻ cán bộ, viên chức theo quy định; Đeo phù hiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định (nếu có); Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp;

* Có thái độ hòa nhã, lịch sự, văn minh khi giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện thông tin; phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời

* Trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn:

- Tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp; phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao, đồng thời phát huy tinh thần tự chủ, dám chịu trách nhiệm;

- Có trách nhiệm đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị mình nhằm bảo đảm cho hoạt động nhiệm vụ, công vụ đạt hiệu quả;

* Có trách nhiệm phát hiện việc thực hiện không nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của cán bộ, viên chức đối với cán bộ, viên chức khác trong cùng đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ và phản ánh đến cấp có thẩm quyền, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ánh đó.Những việc cán bộ, viên chức y tế không được làm:

* Lạm dụng danh tiếng của cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc cá nhân; tự đề cao vai trò bản thân trong cơ quan, đơn vị;

* Cố tình kéo dài thời gian hoặc từ chối sự phối hợp của những người trong cùng đơn vị mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan và của người dân khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

* Che giấu, bưng bít và làm sai lệch nội dung phản ảnh đối với cán bộ, viên chức làm

Trang 9

việc trong cơ quan, đơn vị;

* Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, trường học tư nhân và tổ chức nghiên cứu khoa học tư nhân về y tế như: Bệnh viện tư nhân, Công ty cổ phần về Y, Dược tư nhân, Trường trung cấp y tư nhân,Trường đại học y tư nhân

* Làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia, đến ngành y tế và đơn vị.

Điều 2 Quy tắc ứng xử với người bệnh và gia đình người bệnh Những việc cán bộ, viên chức y tế phải làm:

* Thực hiện nghiêm túc quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh (được ban hành kèm theo Quyết định số 4031/2001/QĐ-BYT ngày 27/9/2001

của Bộ trưởng Bộ Y tế);

* Tuân thủ chặt chẽ, nghiêm túc Quy chế chuyên môn trong khám bệnh, chữa

* Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy bệnh; thuốc xã hội chủ nghĩa;

* Tìm hiểu, nắm bắt diễn biến tâm lý người bệnh và gia đình người bệnh trong

quá trình khám bệnh, chữa bệnh; Thương yêu người bệnh, coi người bệnh như người nhà của mình;

* Lịch sự, hòa nhã, động viên, an ủi, tôn trọng người bệnh và gia đình người

* Nghiêm túc thực hiện lời Bác Hồ dạy “Lương y phải như từ mẫu”; Thực hiện bệnh; khẩu hiệu “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về, dặn dò chu đáo”;

* Thường xuyên học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng giao tiếp với người bệnh và gia đình người bệnh.

Trang 10

Những việc cán bộ, viên chức y tế không được làm:

* Có hành vi tiêu cực, lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình phục vụ, chăm sóc người bệnh như: biểu hiện ban ơn, có thái độ, cử chỉ gợi ý nhận tiền, quà biếu của người bệnh và gia đình người bệnh;

* Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, thờ ơ, gây khó khăn đối với người bệnh, gia đình người bệnh;

* Làm trái quy chế chuyên môn trong thi hành nhiệm vụ Điều 3 Quy tắc ứng xử với đồng nghiệp

Những việc cán bộ viên chức y tế phải làm:

*Trung thực, chân thành, đoàn kết, nêu cao tinh thần hợp tác chia sẻ trách nhiệm, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, thẳng thắn tự phê bình và phê bình; *Tôn trọng và bảo vệ danh dự của đồng nghiệp; Gương mẫu, tích cực trong công tác, học hỏi lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ;

*sẵn sàng giúp đỡ nhau, phối hợp chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm cũng như những khó khăn, vướng mắc với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ được giao Những việc cán bộ, nhân viên y tế không được làm:

*Trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm, khuyết điểm của mình cho đồng nghiệp; *Gây bè phái, mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, cục bộ địa phương

*Phản ánh sai sự thật về đồng nghiệp của mình nhằm bôi nhọ danh dự, làm mất uy tín của đồng nghiệp.

Điều 4 Quy tắc ứng xử của cán bộ lãnh đạo đơn vị Những việc cán bộ lãnh đạo đơn vị phải làm:

*Thực hiện sự phân công công việc công khai, công bằng, hợp lý, phù hợp với năng lực của từng cán bộ, viên chức trong đơn vị;

*Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, viên chức vi phạm các quy định của pháp luật theo phân cấp quản lý cán bộ, viên chức;

*Nắm bắt kịp thời tâm lý của cán bộ, viên chức y tế thuộc thẩm quyền quản lý để có cách thức điều hành phù hợp với từng đối tượng nhằm phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính

Trang 11

sáng tạo, chủ động của từng cán bộ, viên chức trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ trong đơn vị;

*Phát huy dân chủ, tạo điều kiện trong học tập, nâng cao trình độ và phát huy sáng kiến của cán bộ, viên chức thuộc đơn vị quản lý;

*Tôn trọng và tạo niềm tin cho cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý khi giao nhiệm vụ và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

*Bảo vệ danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, viên chức y tế Những việc cán bộ lãnh đạo đơn vị không được làm:

*Chuyên quyền, độc đoán, gia trưởng, coi thường cấp dưới, không gương mẫu, nói không đi đôi với làm;

*Cản trở, xử lý không đúng trong quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích hoặc các thông tin khác về người tố cáo;

*Giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột;

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN QUY TĂC ỨNG XỬ TẠI BỆNH VIỆN

2.1.MỤC TIÊU

Quy tắc ứng xử đến với mỗi công chức, viên chức của bệnh viện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và thái độ, hành vi ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ, góp phần củng cố xây dựng niềm tin của nhân dân với ngành y tế

- 100% công chức, viên chức tham gia trực tiếp khám chữa bệnh phải tuõn thủ chặt chẽ quy chế chuyên môn do ngành y tế đề ra.

- Yêu cầu 100% các công chức, viên chức bệnh viện hiểu, nắm được nội dung của Quy tắc ứng xử và nghiêm chỉnh thực hiện, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, liên tục Tất cả công chức, viên chức (trực tiếp và không trực tiếp với người bệnh ) được giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử nhằm nâng cao về chất lượng dịch vụ y tế và nét văn hóa công sở ( bệnh viện ).

Trang 12

2.2 MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ

2.2.1 Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng mềm trong ngành Y tế là cực kỳ cần thiết với mỗi người Trong đó có kỹ năng lắng nghe bạn cần phải trau dồi ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường Đặc trưng của ngành này đòi hỏi phải tiếp xúc nhiều với người bệnh qua đó mới có thể hiểu và lắng nghe được cảm xúc của người bệnh Với từng người bệnh thì dược sĩ sẽ lựa chọn phương pháp lắng nghe tích cực nhằm để chắt lọc thông tin quan trọng, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp

2.2.2 Kỹ năng tự học

Với những người thực hành nghề Y luôn đòi hỏi phải có yêu cầu cao về trình độ chuyên môn nhằm giúp bạn hiểu được sự quan trọng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người

2.2.3 Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp ứng xử luôn luôn cần thiết với tất cả các ngành nghề chứ không riêng với ngành y dược Điều đó sẽ giúp bạn được bồi đắp thêm nhiều kinh nghiệm quý giá Đối với những công việc này thì giao tiếp được xem là công cụ nhằm giúp các cán bộ y tế tìm hiểu thêm về các vấn đề đối với người bệnh, đồng thời hướng dẫn và thuyết phục họ thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

2.2.4 Kỹ năng trao đổi thông tin

Kỹ năng trao đổi thông tin nhằm hỗ trợ dược sĩ trong quá trình tư vấn cho người bệnh đồng thời hãy trao đổi tư vấn với người bệnh và hãy chú ý đến biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt mang đến sự phù hợp cho người bệnh tạo nên cảm giác thân thiện, thoải mái và gần gũi đối với dược sĩ.

Với người bệnh đi khám hoặc mua thuốc lần đầu tiên sẽ có tâm lý căng thẳng, hoang mang vì trong người họ đang có bệnh, do vậy mà cán bộ y tế cần phải tạo sự an tâm bằng cách tiếp xúc thân mật, thân thiện qua đó nhằm tạo thêm sự đồng cảm và chia sẻ với nhau hơn.

Ngày đăng: 12/10/2023, 19:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w