1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ “Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở các bệnh nhân đái tháo đường đến khám tại Trung tâm y tế huyện Chi Lăng – Tỉnh Lạng Sơn năm 2022”

27 58 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở các bệnh nhân đái tháo đường đến khám tại Trung tâm y tế huyện Chi Lăng – Tỉnh Lạng Sơn năm 2022
Tác giả Họ Và Tên
Trường học Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Y tế
Thể loại Tiểu luận cuối khóa
Năm xuất bản 2023
Thành phố Lạng Sơn
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 224,77 KB

Nội dung

2.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bác sĩ hạng 3 Đối với tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, bác sĩ hạng 3 phải đáp ứng các tiêu chí được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 102015TTLTBYTBNV (được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 032022TTBYT), cụ thể như sau: Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành; Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu thông thường; Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh; Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe nhân dân; Có kỹ năng giao tiếp, cộng tác với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. 3. Điều kiện thăng hạng chức danh cao hơn đối với bác sĩ hạng 3 Theo Điều 2 Thông tư 062021TTBYT, bác sĩ hạng 3 được đăng ký tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Đang giữ chức danh nghề nghiệp có cùng 4 chữ số đầu trong mã số chức danh nghề nghiệp với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng. Trừ trường hợp thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó không có hạng dưới liền kề. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi 2019). Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp. Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng. Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định 1152020NĐCP. Được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý hoặc sử dụng viên chức cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp. Được cấp bằng chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét đối với viên chức dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II. 4. Nhiệm vụ của bác sĩ hạng 3 Bác sĩ hạng 3 có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 102015TTLTBYTBNV, cụ thể như sau: Khám bệnh, chữa bệnh: + Khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho người bệnh; + Xử trí cấp cứu thông thường, phát hiện kịp thời bệnh vượt quá khả năng điều trị báo cáo bác sĩ cấp cao hơn để có hướng xử trí hoặc chuyển đi điều trị ở tuyến trên hoặc theo lĩnh vực chuyên khoa; + Tham gia hội chẩn chuyên môn; + Thực hiện quản lý và cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh: phát hiện và báo cáo sai sót chuyên môn kỹ thuật, tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao. Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe: + Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe; + Thực hiện tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe; đánh giá hoạt động tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe; + Đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe trong phạm vi được giao. Tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn các dịch vụ y tế phù hợp; Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi được giao; Tham gia giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật; Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng chống dịch và bệnh xã hội khi được giao; tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở; Đào tạo và nghiên cứu khoa học về y học: + Tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn; tham gia xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao; + Tham gia hướng dẫn viên chức, học sinh, sinh viên chuyên ngành y; + Tham gia hoặc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ………

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ……….

- -TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ

“Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở các bệnh nhân đái tháo đường đến khám tại Trung tâm y tế

huyện Chi Lăng – Tỉnh Lạng Sơn năm 2022”

BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

Trang 2

xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên bộ môn đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến

thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp

học của thầy/cô, em đã trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học

tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang

để em có thể vững bước sau này

Bộ môn CDNNYT là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo

cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của nhân viên ngành y tế Tuy

nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ

ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh

khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy/cô xem xét và

góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Trân trọng !

Lạng Sơn, ngày 14 tháng 9 năm 2023

Sinh viên thực hiện

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 3

Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyểnhóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tácđộng trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao Trong khi tỷ lệ mắccác bệnh do nguyên nhân lây nhiễm đang giảm mạnh thì ngược lại tỷ lệ mắc bệnhkhông lây nhiễm lại đang gia tăng đến mức báo động Trong đó, ĐTĐ là bệnh khônglây nhiễm được WHO quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộngđồng

Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2019, trên thế giới

có khoảng 463 triệu người mắc đái tháo đường và dự kiến đến năm 2030 trên thế giới

có khoảng 578 triệu người mắc bệnh

Trung bình, cứ mỗi giờ có thêm hơn 1.000 bệnh nhân tiểu đường mắc mới, và cứ mỗi 8 giây có 1 người tử vong do căn bệnh này Bệnh tiểu đường vẫn được coi là “đại dịch không lây nhiễm” đáng báo động trên toàn cầu với 415 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới mắc bệnh, chiếm khoảng 8,8% dân số thế giới

ĐTĐ được coi là một căn bệnh “giết người thầm lặng”, gây tỉ lệ tử vong caonhư ung thư hay HIV; những nguy hiểm mà tiểu đường gây ra cho người bệnh khôngthể hiện rõ ràng và ngay lập tức mà mang tính chất “âm ỉ”, đến khi thấy rõ triệu chứngthì đã quá muộn Theo ước tính, số người trưởng thành tử vong toàn cầu liên quan tớiĐTĐ là khoảng 5 triệu người, trong khi con số tử vong do HIV/AIDS chỉ 1,1 triệungười; do lao là 1,4 triệu người và do sốt rét là 438 nghìn người.Trong năm 2012, ĐTĐ

là nguyên nhân trực tiếp gây ra 1,5 triệu người chết Hơn 80% người tử vong do bệnhĐTĐ xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình

Ở Việt Nam, năm 2015 có 3,5 triệu người trưởng thành mắc ĐTĐ, tương đương6% dân số và dự kiến đến năm 2040 sẽ có 6,1 triệu người trưởng thành có thể mắcĐTĐ, tăng 74% “Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ bệnh tiểu đường lớn nhấtthế giới, nhưng bệnh tiểu đường ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới” Một thực

Trang 4

tế cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta đang có xu hướng trẻ hóa,thường ở độ tuổi từ 30-65, cá biệt có bệnh nhân tiểu đường dưới 10 tuổi.

Tại Lạng Sơn, trong những năm gần đây, cùng sự phát triển về kinh tế, đời sốngnhân dân được cải thiện thì tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ tại các cơ sở khám chữa bệnh ngàymột gia tăng Biện pháp hữu hiệu để làm giảm tiến triển và biến chứng của bệnh, chiphí cho chữa bệnh ít tốn kém nhất là phải phát hiện sớm và điều trị người bệnh kịp

thời Đứng trước thực trạng đó, tôi xin tiến hành làm đề tài: “Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở các bệnh nhân đái tháo đường đến khám tại Trung tâm y tế huyện Chi Lăng – Tỉnh Lạng Sơn năm 2022”

Trang 5

Theo Tổ chức Y tế Thế giới: “ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng

sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc là do có liên quanđến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin”

Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Uỷ ban chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐHoa Kỳ, lại đưa ra một định nghĩa mới về ĐTĐ: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh chuyểnhóa được đặc trưng bởi tăng đường máu mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặcgiảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai Tăng đường máu mạn tính trong ĐTĐlàm tổn thương, rối loạn và suy chức năng của nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là cáctổn thương ở mắt, thận, thần kinh và tim mạch”

1.2 Chẩn đoán bệnh ĐTĐ.

Năm 2010, theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA: TheAmerican Diabetes Association) và được sự đồng thuận của WHO, chẩn đoán ĐTĐ khi

có ít nhất một trong bốn tiêu chuẩn sau:

* Tiêu chuẩn 1: HbA1c > 6,5%

Xét nghiệm nên được thực hiện tại phòng xét nghiệm sử dụng phương pháp chuẩn

* Tiêu chuẩn 2: Đường huyết đói > 126mg/dl (≈7.0mmol/l)

Trang 6

Đường huyết đói được định nghĩa là đường huyết khi đo ở thời điểm nhịn đói ít nhất 8giờ

* Tiêu chuẩn 3: Đường huyết 2 giờ > 200mg/dl (≈11.1mmol/l) khi làm test dung nạpglucose

Test dung nạp glucose nên thực hiện theo mô tả của WHO, sử dụng dung dịch 75gglucose

* Tiêu chuẩn 4: Người bệnh có triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết hay tăng đường huyết trầm trọng kèm theo xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên > 200mg/dl (≈11,1mmol/l)

- Triệu chứng cổ điển của ĐTĐ bao gồm: uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân không giải thích được

- Đường huyết ngẫu nhiên là đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ không liên quan tới bữa ăn

1.3 Phân loại bệnh ĐTĐ.

1.3.1 Đái tháo đường typ 1.

Đái tháo đường typ 1 chiếm tỷ lệ 5-10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ trên thế giới.Nguyên nhân do tế bào bê – ta bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơthể Các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) chắc chắn có mối liên quan chặt chẽ với

sự phát triển của đái tháo đường typ 1

ĐTĐ týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen (di truyền) và thường được phát hiệntrước 40 tuổi Đa số các trường hợp được chẩn đoán bệnh ĐTĐtýp 1 thường là người

có thể trạng gày, tuy nhiên người béo cũng không loại trừ Người bệnh ĐTĐ týp 1 sẽ

có đời sống phụ thuộc insulin hoàn toàn

Trang 7

1.3.2 Đái tháo đường typ 2.

Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnhtiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40 Do kháng insulin ở cơ quan đích kèm theosuy giảm chức năng tế bào bê - ta hoặc do suy giảm chức năng tế bào bê - ta kèm theokháng insulin của cơ quan đích ĐTĐ týp 2 không phụ thuộc nhiều vào yếu tố ditruyền, và thường được phát hiện sau 40 tuổi

1.3.3 Đái tháo đường thai nghén.

Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén; phát hiện lần đầutiên trong thai kỳ Đa số trường hợp thai phụ trở về bình thường sau sinh, một sốtrường hợp thực sự trở thành ĐTĐ typ 1 hoặc typ 2, một số có thể bị lại ở lần sinh sau

Biến chứng bệnh đái tháo đường.

ĐTĐ không được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời sẽ tiến triển nhanhchóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính Bệnh nhân có thể tử vong do cácbiến chứng này

1.4 Một số yếu tố liên quan của bệnh đái tháo đường

- Tuổi - Giới tính - Địa dư - Béo phì - Thuốc lá và rượu bia

1.5 Điều trị bệnh ĐTĐ.

1.5.1 Mục tiêu điều trị.

- Giảm các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng

- Tăng cân ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1, giảm cân ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có béo phì

- Đưa đường huyết về mục tiêu với cả ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2: Đường huyết lúc đói:3,9 -5,6 mmol/l; đường huyết sau ăn 2 giờ <7,8 mmol/l; đường máu lúc nửa đêm: 3,9 –6,7 mmol/l và HbA1 C < 7%

1.5.2 Điều trị cụ thể.

Trang 8

1.5.2.1 Chế độ vận động.

Vận động đều đặn hằng ngày với mức độ tương đương nhau, vận động vừa sức với thờigian dài có lợi hơn vận động gắng sức với thời gian ngắn

Nguyên tắc của hoạt động thể lực:

- Phải coi hoạt động thể lực là một biện pháp điều trị, phải thực hiện nghiêm túc theotrình tự được hướng dẫn

- Hoạt động thể lực phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe cá nhân

- Hoạt động thể lực với cường độ trung bình, tối thiểu 30 phút mỗi ngày bằng cách đi

bộ nhanh, đạp xe đạp hoặc các bài tập thể dục tương tự, phù hợp với tình trạng sứckhỏe, thể lực và lối sống của người bệnh Quan trọng là phải có giai đoạn khởi động vàthư giãn bằng các bài tập cường độ thấp

1.5.2.2 Chế độ dinh dưỡng.

Một chế độ dinh dưỡng thích hợp đáp ứng được các yêu cầu:

- Đủ năng lượng cho hoạt động bình thưởng và phải đáp ứng phù hợp với những -hoạtđộng thể lực hoặc những thay đổi điều kiện sống,

- Tỷ lệ cân đối giữa các thành phần đạm, đường, mỡ

- Đủ vi chất

- Chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp và tránh tăng đột ngột glucose máu

- Phối hợp với thuốc để điều trị

1.5.2.3 Chế độ thuốc: Dùng thuốc theo từng cá thể

1.6 Tình hình mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới và ở Việt Nam.

1.6.1 Trên thế giới.

Trang 9

ĐTĐ là bệnh chuyển hóa thường gặp nhất và đã có từ lâu, nhưng đặc biệt pháttriển trong những năm gần đây Bệnh tăng nhanh theo tốc độ phát triển của nền kinh tế

xã hội Các công trình nghiên cứu về tính chất dịch tễ học bệnh ĐTĐ cho thấy: Tỷ lệmắc bệnh ĐTĐ tăng lên hằng năm, cứ 15 năm thì tỷ lệ tăng lên gấp đôi, tuổi càng tăngthì tỷ lệ mắc bệnh càng cao, từ 65 tuổi trở lên tỷ lệ này lên tới 16% ĐTĐ được xếp vàomột trong ba bệnh thường gây tàn phế và tử vong cao nhất (xơ vữa động mạch, ungthư, ĐTĐ) Năm 1985, trên thế giới có 30 triệu người mắc ĐTĐ và con số này tăng lênkhoảng 110 triệu người chỉ sau một năm ( trong đó 98,9 triệu người mắc ĐTĐ typ 2).Theo Viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế, năm 2000 có khoảng 151 triệu người và năm

2010 tăng lên 221 triệu người, trong đó 215,6 triệu người ĐTĐ typ 2 Báo cáo củaWHO, năm 2016 có khoảng 422 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh ĐTĐ, một con

số có thể tăng gấp đôi trong 20 năm tới

Tỷ lệ hiện nhiễm toàn cầu (theo chuẩn tuổi) của bệnh tiểu đường đã tăng gầngấp đôi kể từ năm 1980, tăng từ 4,7% lên 8,5% ở người lớn Điều này phản ánh sự giatăng các yếu tố nguy cơ liên quan như bị thừa cân hoặc béo phì

Ở Mỹ, theo trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC, bệnh ĐTĐ tăng 14% trong hainăm từ 18,2 triệu người (2003) lên 20,8 triệu người (2005)

Tại Đức theo con số công bố vào cuối tháng 11 năm 2015, có trên 6 triệu người

bị bệnh tiểu đường Trên 30 ngàn người dưới 20 tuổi bị bệnh loại I

Tỷ lệ mắc ở một số nước Châu Á theo thống kê của Liên đoàn ĐTĐ quốc tế(1999) như sau: Thái Lan 6,7%, Hàn Quốc 4%, Pakistan 3%, Hồng Kông 4%

1.6.2 Tại Việt Nam.

Việt Nam phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật đang gia tăng nhanh chóng vàngày càng trầm trọng của bệnh đái tháo đường nói riêng và các bệnh không lây nhiễmnói chung Các nghiên cứu cho thấy, sau 10 năm từ năm 2002 đến 2012, tỷ lệ mắc bệnhđái tháo đường trong cộng đồng đã tăng gấp 2 lần từ 2,7% lên 5,4% và ước tính hiện

Trang 10

tại Việt Nam có khoảng 3 triệu người bị đái tháo đường, đặc biệt trong số đó có tới trên60% chưa được phát hiện bệnh

Một nghiên cứu vào năm 2009 về thực trạng bệnh ĐTĐ điều trị tại bệnh viện đakhoa tỉnh Bắc Cạn tiến hành trên 159 bệnh nhân cho thấy: Triệu chứng lâm sàngthường gặp: Uống nhiều 76,1%; đái nhiều 75,4%; gày sút cân 54,7%; ăn nhiều 41,5%.Kiểm soát glucose máu ở mức tốt 23,9%; chấp nhận 21,4%; kém 54,7%; mức kiểmsoát kém cao ở đối tượng nghiên cứu làm ruộng (31,4%)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa bàn và đối tượng nghiên cứu.

2.1.1 Địa bàn nghiên cứu.

Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Y tế huyện Chi Lăng – Tỉnh Lạng Sơn

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu.

Là những bệnh nhân ĐTĐ được điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Chi Lăng

 Tiêu chuẩn lựa chọn:

Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐTĐ khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn theo ADA

và WHO:

- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l

- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh nhân đã nhịnđói sau 6-8 giờ không ăn

- Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucosemáu ≥ 11,1 mmol/l

Trang 11

 Tiêu chuẩn loại trừ:

Những đối tượng không phù hợp với các tiêu chuẩn đã đặt ra và những đốitượng không hợp tác trả lời phỏng vấn

2.2 Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/06/2022 đến

30/09/2022

2.3 Phương pháp nghiên cứu.

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu dịch tễ học mô tả qua cuộc điều tra cắt ngang 2.3.2 Phương pháp chọn mẫu.

2.3.2.1 Tính cỡ mẫu, chọn mẫu trong nghiên cứu.

- Cỡ mẫu được tính theo công thức sau:

n=Z(1−α / 2)2 ⋅p ( 1−ρ )

d2Trong đó:

n là cỡ mẫu (số BN cần điều tra)

Z1-α/2 = 1,96 là giá trị của hệ số giới hạn tin cậy ứng với α= 0,05 với độ tin cậy của ước lượng là 95%

p: Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ, ước tính với cỡ mẫu lớn nhất là p=0,5; 1-p =0,5

d là khoảng sai số mong muốn, lấy d = 0,05

Từ công thức trên ta tính được n = 384

Thực tế nghiên cứu : 396

2.3.2.2 Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích.

2.3.3 Các kỹ thuật áp dụng trong thu thập số liệu.

Trang 12

Tất cả các đối tượng nghiên cứu khi đi khám định kỳ được khám lâm sàng, làmcác xét nghiệm cần thiết và phỏng vấn khai thác kỹ các thông tin liên quan đến bệnhtheo mẫu bệnh án đã được chuẩn bị trước Các kết quả được ghi vào phiếu bệnh ánnghiên cứu thống nhất.

2.3.3.1 Khám lâm sàng.

Tính chỉ số BMI

- BMI = Trọng lượng (Kg)/(chiều cao)2(m)2

Phân bố béo phì theo BMI (phân độ béo gầy của ASEAN

>30

Tăng cânTăng cân trung bình

Nặng

Uống rượu bia: là người uống rượu hằng ngày, mỗi ngày ít nhất là 2 cốc (nam)

và 1 cốc (nữ) rượu các loại (1 cốc tiêu chuẩn = 360ml bia = 150ml rượu vang

+ Nhồi máu cơ tim: Bệnh nhân đau ngực, khó thở hoặc không có triệu chứng.Điện tâm đồ có thể có dạng QS, ST chênh, sóng vòm Pardee

Trang 13

+ Suy tim: Bệnh nhân khó thở khi gắng sức hoặc thường xuyên, có các dấu hiệubiểu hiện tình trạng ứ trệ tuần hoàn ngoại biên Điện tâm đồ có hình ảnh dày thấttrái.

+ Xác định tăng huyết áp dựa vào kết quả đo huyết áp và phân loại theo JNC VI

- Biến chứng thận: Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, xét nghiệm creatinin máu,xét nghiệm nước tiểu toàn phần (bệnh nhân có xét nghiệm protein niệudương tính được chẩn đoán có biến chứng thận)

- Biến chứng thần kinh: Xác định bằng khám lâm sàng

- Biến chứng mắt: Được chuẩnđoán bằng khám mắt, đo thị lực, soi đáy mắt dobác sỹ chuyên khoa thực hiện

2.3.3.2 Cận lâm sàng.

 Các xét nghiệm sinh hóa máu được tiến hành trên máy phân tích tự động A 25Hitachi tại khoa Xét nghiệm Trung tâm Y tế huyện Chi Lăng

 Xét nghiệm glucose máu lúc đói

 Xét nghiệm nước tiểu toàn phần: Phân tích 10 thông số tự động trên máy Clitex

100

 Cách lấy máu và nước tiểu làm xét nghiệm:

- Máu: Bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng lúc đói, khôngchống đông ly tâm lấy huyết thanh

- Nước tiểu: Lấy vào buổi sáng, lấy nước tiểu giữa bãi cho vào 1 ống thủytinh Dùng que thử của hãng Simen nhúng vào nước tiểu cho ngấm đều sau

đó phân tích trên máy tự động

2.3.4 Các biến số và chỉ số nghiên cứu.

2.3.4.1 Đặc điểm chung.

 Tuổi - Giới - Dân tộc - Nghề nghiệp. - Địa chỉ

2.3.4.2 Thực trạng mắc bệnh ĐTĐ

Trang 14

 Thời gian phát hiện bệnh.

 Huyết áp

 Triệu chứng lâm sàng chính:+ Ăn nhiều + Uống nhiều

+ Đái nhiều .+ Gầy sút cân

 Triệu chứng kèm theo: Đau ngực, mắt nhìn mờ, tê tay chân, mệt mỏi

Một số biến chứng thường gặp: + Biến chứng tim mạch. +Biến chứngthận

+ Biến chứng thần kinh + Biến chứng mắt + Biến chứng khác: Biến chứng

răng lợi, hô hấp, da

Chỉ tiêu cận lâm sàng: + Định lượng glucose máu lúc đói.

2.3.4.3 Các yếu tố liên quan:

- Đo cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể.

- Tiền sử sinh con >4 kg với nữ.

- Tiền sử gia đình liên quan đến đái tháo đường: bố, mẹ, anh, chị em ruột đã phát

hiện bệnh đái tháo đường

- Thói quen uống rượu, hút thuốc lá.

2.4 Phân tích và xử lý số liệu.

- Phiếu phỏng vấn được xử lý qua 2 giai đoạn:

+ Làm sạch số liệu: Mới đầu kiểm tra từng phiếu, nếu phiếu nào chưa đượchoàn thiện hoặc thông tin chưa rõ ràng sẽ được cán bộ nghiên cứu mang đến địa bànphỏng vấn lại đối tượng Nếu phiếu nào không đủ số liệu hoặc số liệu không đúng yêucầu do đối tượng không hợp tác để hoàn thiện phiếu thì sẽ bị loại khỏi nghiên cứu

+ Nhập phiếu phỏng vấn vào máy tính, xử lý phân tích số liệu theo chươngtrình Epidata, SPSS 20.0

- Kết quả được biểu thị bằng số trung bình ( X ), độ lệch chuẩn (SD) và tỷ lệ %với độ tin cậy 95%

Ngày đăng: 26/03/2024, 14:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w