2.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bác sĩ hạng 3 Đối với tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, bác sĩ hạng 3 phải đáp ứng các tiêu chí được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 102015TTLTBYTBNV (được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 032022TTBYT), cụ thể như sau: Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành; Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu thông thường; Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh; Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe nhân dân; Có kỹ năng giao tiếp, cộng tác với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. 3. Điều kiện thăng hạng chức danh cao hơn đối với bác sĩ hạng 3 Theo Điều 2 Thông tư 062021TTBYT, bác sĩ hạng 3 được đăng ký tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Đang giữ chức danh nghề nghiệp có cùng 4 chữ số đầu trong mã số chức danh nghề nghiệp với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng. Trừ trường hợp thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó không có hạng dưới liền kề. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi 2019). Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp. Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng. Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định 1152020NĐCP. Được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý hoặc sử dụng viên chức cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp. Được cấp bằng chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét đối với viên chức dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II. 4. Nhiệm vụ của bác sĩ hạng 3 Bác sĩ hạng 3 có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 102015TTLTBYTBNV, cụ thể như sau: Khám bệnh, chữa bệnh: + Khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho người bệnh; + Xử trí cấp cứu thông thường, phát hiện kịp thời bệnh vượt quá khả năng điều trị báo cáo bác sĩ cấp cao hơn để có hướng xử trí hoặc chuyển đi điều trị ở tuyến trên hoặc theo lĩnh vực chuyên khoa; + Tham gia hội chẩn chuyên môn; + Thực hiện quản lý và cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh: phát hiện và báo cáo sai sót chuyên môn kỹ thuật, tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao. Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe: + Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe; + Thực hiện tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe; đánh giá hoạt động tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe; + Đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe trong phạm vi được giao. Tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn các dịch vụ y tế phù hợp; Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi được giao; Tham gia giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật; Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng chống dịch và bệnh xã hội khi được giao; tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở; Đào tạo và nghiên cứu khoa học về y học: + Tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn; tham gia xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao; + Tham gia hướng dẫn viên chức, học sinh, sinh viên chuyên ngành y; + Tham gia hoặc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
iv ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ………… TRƯỜNG ĐẠI HỌC ………… - - TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Triển khai mô hình cấp phát thuốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tuyến xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2022 - 2023 BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP BÁC SĨ Họ và tên: Ngày sinh: ……………., NĂM 2023 i LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học đã tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ngành Y tế, để chúng em được tham gia khóa học Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên đã tận tình hướng dân, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia học lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ngành Y tế, e, đã có thêm cho mình kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể tiếp tục vững bước trên con đường mà mình đã lựa chọn Do chưa có kinh nghiệm làm tiểu luận cũng như những hạn chế về kiến thứ, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rấ mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ quý Thầy, cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy, cô nhiều sức khỏe, thành công và hành phúc Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤCC LỤC LỤCC ii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1 Cơ ở lý luận 1 PHẦN II MỤC TIÊU 1 PHẦN III: NỘI DUNG 2 1 Vấn đề của sáng kiến 2 1.1 Những giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 3 1.2 Những giải pháp sau khi có sáng kiến 5 2 Hiệu quả do sáng kiến đem lại 6 2.1 Hiệu quả kinh tế .6 2.2 Hiệu quả trong lĩnh vực quản lý 8 2.2.3.Hiệu quả về xã hội 8 3.Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến 9 4 Tính bảo mật .9 PHẦN IV: KẾT LUẬN/KIẾN NGHỊ 10 1 Kết luận 10 2 Kiến nghị 10 PHỤ LỤC,HÌNH ẢNH MINH HỌA TÀI LIỆU THAM KHẢO i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AIDS: Acquired Immune Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm dịch mắc phải) ARV: Thuốc kháng Retro – virus (Antiretrovirus) BN: Bệnh nhân CDTP: Chất dạng thuốc phiện CSĐT: Cơ sở điều trị CSCPT: Cơ sở cấp phát thuốc CBGDLĐXH: Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động-Xã hội HBV: Hepatitis B virus (Virut gây bệnh viêm gan B) HCV: Hepatitis C virus (Virut gây bệnh viêm gan C) HIV: Virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Human Immunodeficiency Virus) LĐTB&XH: Lao động, Thương binh và Xã hội MMT: Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone (Methadone Maintaince Treatment) NCMT: Nghiện chích ma túy TCMT: Tiêm chích ma túy TTYT: Trung tâm y tế TYT: Trạm Y tế UBND: Ủy ban nhân dân 1 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Cơ sở lý luận Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc, nằm ráp gianh giữa 3 khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc trung bộ Là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa và đặc biệt trọng điểm về buôn bán, vận chuyển và sử dụng ma tuý, có tỷ lệ nghiện ma túy tương đối cao, theo số liệu Báo cáo tổng kết của Ban chỉ đạo 09 tỉnh tính đến cuối năm 2020 toàn tỉnh có 1.905 người nghiện ma túy[1] Nghiện chích ma túy là nguyên nhân hàng đầu về lây nhiễm HIV và các bệnh tryền nhiễm khác, làm ảnh hưởng lớn đến thể chất và tinh thần người bệnh, có nguy cơ suy thoái về giống nòi và làm gia tăng bệnh tật, là gánh nặng cho xã hội Tình trạng sử dụng ma túy trái phép đã ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự và sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Trước đây đa số Bệnh nhân nghiện ma túy được cai nghiện tập chung tại các Trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động và xã hội (nay được đổi tên thành Cơ sở cai nghiện ma túy) sau khi trở về địa phương, trở về cộng đồng tỷ lệ tái nghiện cao trên 90% theo Báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình năm 2020[1] Mặt khác, các phương pháp cai nghiện, cắt cơn trước đây đa số bằng thuốc Cedemex, Bông sen, thuốc an thần có hiệu quả thấp và không bền vững lâu dài Hiện nay, điều trị Methadone là một trong những biện pháp điều trị thay thế nghiện các CDTP hiệu quả nhất đang được áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam Chương trình điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone đã được triển khai tại tỉnh Hòa Bình từ tháng 10/2012, đến nay đã mở rộng 12 CSĐT, tuy nhiên, số bệnh nhân tham gia điều trị tại các cơ sở vẫn còn thấp do đặc điểm điều trị và do điều kiện địa lý của tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là các xã vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn khiến người NCMT khó tiếp cận dịch vụ 1 PHẦN II: MỤC TIÊU 1 Mục tiêu tổng quát Là giải pháp để tăng số người NCMT được tiếp cận với dịch vụ điều trị Methadone ngay tại Trạm Y tế xã; Giảm chi phí đi lại cho người bệnh; Cải thiện sức khỏe và giảm mắc các bệnh truyền nhiễm cho người bệnh; Giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội 2 Mục tiêu cụ thể - Đảm bảo người NCMT có nhu cầu được tìm hiểu, đăng ký và được dử dụng dịch vụ điều trị Methadone ngay tại địa bàn nơi mình sinh sống - Tiếp tục duy trì kết quả đạt được tính đến cuối năm 2022 có 12 CSCPT vệ tinh được thành lập và đi vào hoạt động Toàn tỉnh có 946 bệnh nhân đã tham gia điều trị ( trong đó 248 bệnh nhân tại các CSCPT) và đạt 102% chỉ tiêu Ủy ban nhân dân tỉnh giao năm 2022 số người nghiện được điều trị thuốc Methadone (920 bệnh nhân) - Điều trị Methadone góp phần giải quyết tốt các vấn nạn do người nghiện ma tuý gây ra, như: giảm xung đột gia đình, giảm sử dụng trái phép chất ma túy, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phát triển kinh tế xã hội[2] - Mở mới và nhân rộng Cơ sở cấp phát thuốc vệ tinh tại xã phù hợp với tình hình thực tế của địa phương sẽ tạo sự thuận lợi cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ điều trị như: đến uống thuốc hằng ngày được thuận lợi, giảm chi phí đi lại, có thời gian cho lao động sản xuất, bệnh nhân được tiếp cận thăm khám thường xuyên từ đó bệnh nhân tuân thủ điều trị hơn và gia tăng số người tham gia điều trị - Tham gia điều trị Methadone giúp người NCMT không phải tiêm chích ma túy hằng ngày, từ đó giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm NCMT, giảm mắc các bệnh lây truyền qua đường máu khác, như: Viêm gan B, C.[2] 2 PHẦN III: NỘI DUNG 1 Vấn đề của sáng kiến: 1.1 Những giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: Các hoạt động cai nghiện tập chung tại Trung tâm GD-CBLĐ-XH và cai nghiện tại cộng đồng: Hàng năm các Trung tâm GD-CBLĐ-XH tuyến tỉnh, tuyến huyện tích cực thực hiện tổ chức cai nghiện tập trung kết hợp cai nghiện tại cộng đồng theo chỉ tiêu giao hằng năm Số bệnh nhân bước đầu cắt bỏ tốt cơn cai trong giai đoạn tập trung tại cơ sở, sau khi hết giai đoạn tập trung trở lại gia đình, cộng đồng Công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng và quản lý sau cai hiệu quả thấp: do thiếu sự giám sát, hỗ trợ từ phía gia đình, cộng với sự rủ rê của bạn trong nhóm nghiện chích thì đa số tái nghiện trở lại Hiện nay, đa số bệnh nhân đang cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy tuyến huyện đã tự nguyện chuyển về các cơ sở cai nghiện tự nguyện thuộc ngành y tế quản lý Trước đây khi mô hình cấp phát thuốc vệ tinh chưa thành lập kịp thời, có 10 CSĐT đặt tại trung tâm huyện/thành phố Chỉ tiếp nhận được bệnh nhân ở tại thị trấn và các xã lân cận, còn lại số bệnh nhân ở xã xa không tham gia điều trị được, do phải di chuyển trung bình 15-30 Km/ngày (nhiều xã >30 Km) Nhu cầu của > 30% số bệnh nhân khi chưa tham gia điều trị chủ yếu là đang sinh sống tại các xã vùng sâu, vùng xa của các huyện * Ưu điểm: Đến cuối năm 2018 triển khai 10 CSĐT và 04 cơ sở cấp phát thuốc điều trị cho 54% số chỉ tiêu Chính phủ giao (645 bệnh nhân/1.200 ) Qua kết quả đánh giá bệnh nhân tham gia điều trị đều tuân thủ điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định trật tự xã hội như: Giảm/ngừng sử dụng ma túy bất hợp pháp, tăng cân, ít mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nhân đã giúp gia đình lao động, làm việc tăng thu nhập cho cuộc sống; cải thiện mối quan hệ, giảm các hành vi lừa đảo,trộm cắp… Qua kết quả xét nghiệm nước tiểu định kỳ hàng tháng/đột xuất > 80 % bệnh nhân đang tham gia điều trị toàn tỉnh đều âm tính với CDTP Đây là yếu tố đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân và chất lượng điều trị Cơ sở vật chất đã được đầu tư và nâng cấp tại tuyến tỉnh/tuyến huyện với quy mô lớn, thuốc và trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động tại các cơ sở 3 Huy động được sự tham gia, ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể tại các địa phương * Tồn tại, hạn chế: Tỷ lệ tham gia điều trị đạt thấp 54%, số người NCMT ngoài cộng đồng chưa được tham gia vào điều trị còn cao Xong chỉ dựa trên kết quả hằng năm của các CSĐT tiếp cận, điều trị cho người bệnh sẽ khó đạt được chỉ tiêu và mục tiêu của chương trình đề ra Do việc bố trí CSĐT tại trung tâm huyện nên đã có ảnh hưởng khó khăn nhất định trong nhu cầu điều trị của người bệnh: việc di chuyển xa bệnh nhân không tham gia được hoặc khi tham gia mất chi phí đi lại hằng ngày; ảnh hưởng tới công việc, thời gian lao động cho gia đình; ảnh hưởng đến việc duy trì tuân thủ điều trị; thông tin giữa bệnh nhân và cán bộ điều trị không cập nhập thường xuyên… Người bệnh tham gia điều trị phải tập trung tại CSĐT của huyện để tổ chức khám, tổ chức điều trị khởi liều, dò liều và tái khám trong vòng ít nhất từ 1- 3 tháng đến khi ổn định liều Do đó bệnh nhân gặp khó khăn trong di chuyển, sinh hoạt hạn chế trên đã ảnh hưởng đến tính tự nguyện tham gia chương trình của đa số người bệnh và gia đình Số CSĐT chỉ đặt tại trung tâm tuyến huyện/thành phố chưa gần cộng đồng (gần người bệnh) Do đó người NCMT và gia đình, cộng đồng thiếu thông tin, thiếu kiến thức về chương trình điều trị Methadone Việc thành lập CSĐT tại trung tâm huyện cần đầu tư tốn kém lớn như: xây mới/cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị thiết yếu, nguồn lực lớn cán bộ tham gia chương trình… 1.2 Những giải pháp sau khi có sáng kiến: 1.2.1 Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so giải pháp cũ: - Các CSCP thuốc được xây dựng theo mô hình lồng ghép với hoạt động chung của trạm Y tế xã, không phải xây mới, trang thiết bị là danh mục thiết yếu còn lại tận dụng sử dụng chung trang thiết bị khám chữa bệnh của trạm Y tế trong việc triển khai thực hiện chương trình - Tạo được mô hình cung cấp dịch vụ 3 trong 1 như: tư vấn xét nghiệm HIV, tư vấn điều trị Lao/ARV, điều trị methadone cho người bệnh với cùng nhân viên y tế của trạm thực hiện Từ đó tiết kiệm chỉ tiêu biên chế cho hoạt động, cho ngành 4 - Bệnh nhân được tiếp nhận điều trị ngay tại trạm Y tế xã từ khi bắt đầu điều trị đến khi ổn định duy trì liều do nhóm hỗ trợ kỹ thuật xuống tại xã thực hiện Không phải tập trung từ 2 đến 6 tuần về CSĐT tuyến huyện để khám, điều trị khởi liều, dò liều như giai đoạn trước khi chưa có sáng kiến Mối thông tin giữa thầy thuốc và bệnh nhân được trao đổi thường xuyên, liên tục - Tạo điều kiện cho > 30% số người nghiện ma tuý đang sinh sống tại địa bàn các xã xa có cơ hội tiếp cận với dịch vụ điều trị ARV, điều trị Methadone và xét nghiệm sàng lọc HIV ngay tại cơ sở Tác động tích cực tới giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân tại xã tham gia điều trị MMT Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so giải pháp cũ: Nội dung triển khai Tính mới TT Trước đây Triển khai sáng kiến 1 Tiếp nhận điều trị, cấp thuốc, tái khámTiếp nhận điều trị, cấp thuốc, táiBN không phải di chuyển hàng ngày lên TT huyện; BN mới được tiếp cận cho Bn chỉ thực hiện tại tuyến huyện khám cho Bn thực hiện tại TYT xã mở bệnh án điều trị tại xã BN cũ được tái khám thường xuyên Cần đầu tư xây mới/cải tạo, sữa chữa Cơ sở, trang thiết bị được lồng ghép sử và mua sắm trang thiết bị cho CSĐTKhông phải xây mới cơ sở , trang quy mô lớn thiết bị là danh mục thiết yếu còn lạidụng chung của TYT, bổ sung thêm 2 tận dụng sử dụng chung trang thiếtmột số danh mục thiết bị cho hoạt bị KCB của trạm Y tế động Tổ chức tập huấn cấp chứng chỉ choTổ chức tập huấn cấp chứng chỉ choTuyến xã được nâng cao kiến thức 3 nhân lực là nhân viên CSĐT nhân viên Trạm Y tế xã chuyên môn Truyền thông chưa được sâu rộng Người NCMT và gđ người nghiện nhất là các xã vùng sâu, vùng xa; Truyền thông sâu rộng, các bannắm bắt được thông tin; các ban ngành 4 Các ban ngành tại trung tâm huyệnngành tại xã tham gia vào cuộc tại xã/phường vận động người NCMT tham gia vào cuộc tham gia điều trị Thu dung bệnh nhân tại TT huyện vàThu dung bệnh nhân tại các xã, xãKết hợp thu dung người nghiện MT 5 các xã lân cận vùng sâu vùng xa tham gia điều trị.quy mô rộng hơn Tư vấn, xét nghiệm HIV, Lao, VGTư vấn xét nghiệm HIV, Lao, VGNgười bệnh được tiếp cận tư vấn, dự B,C chỉ tập trung tại tuyến huyện B,C ngay tại tuyến xã phòng các bệnh truyền nhiễm ngay 6 tại TYT xã 1.2.2 Các bước, điều kiện thực hiện giải pháp: Bước 1 Kiện toàn cơ sở vật chất của 12 Cơ sở cấp phát thuốc đã thành lập và cải tạo, sửa chữa, bổ sung thiết bị cho 12 Cơ sở cấp phát thuốc vào năm 2021 và các năm tiếp theo với hoạt động cụ thể: 5 - Tiếp tục lựa chọn thành lập Cơ sở cấp phát thuốc tại các xã có tỷ lệ người nghiện ma túy cao (có từ 15 người trở lên đăng ký tham gia điều trị/xã) - Bố trí mỗi điểm ít nhất có 01 phòng diện tích > 10 m2 nằm trong cơ sở chung của trạm Y tế để cải tạo, bổ sung danh mục y tế thiết yếu, còn lại tận dụng thiết bị đã có của trạm để thực hiện Bước 2 Đào tạo cán bộ chuyên trách của trạm Y tế tham gia vào chương trình điều trị methadone Số cán bộ trên gửi đào tạo cấp chứng chỉ tại tuyến Trung ương và/hoặc đào tạo tại CSĐT của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bước 3 Rà soát số lượng người nghiện và giao chỉ tiêu, tập huấn, tuyên truyền cho các ban ngành đoàn thể vận động bệnh nhân đăng ký tham gia điều trị Các ngành: Y tế, Lao động thương binh xã hội, Công an và chính quyền địa phương tổ chức thực hiện: rà soát lại toàn bộ các đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn và giao chỉ tiêu vận động bệnh nhân vào điều trị Kết hợp vai trò của nhóm y tế thôn/bản trong tiếp cận tuyên truyền, giới thiệu lợi ích của việc tham gia điều trị Danh sách đăng ký tham gia điều trị được gửi về CSĐT tuyến huyện và gửi Sở Y tế (đơn vị thường trực: Trung tâm kiểm soát bênh tật tỉnh) để tổng hợp lên kế hoạch hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật Bước 4 Tổ chức khám sàng lọc, lập hồ sơ bệnh án cho bệnh nhân chuẩn bị vào tư vấn, giáo dục nhóm ngay tại CSCP thuốc tuyến xã - Xếp bệnh nhân theo nhóm từ 08 – 12 người/nhóm thực hiện việc khám sàng lọc, tư vấn giáo dục nhóm và quá trình tái khám được thuận tiện - Tổ chức cung cấp dịch vụ 3 trong 1 như: điều trị methadone, tư vấn xét nghiệm HIV, tư vấn điều trị Lao/ARV cho người bệnh có nguy cơ Từ đó giúp quản lý người nghiện ma túy được tham gia cung cấp đầy đủ dịch vụ hỗ trợ từ nhân viên y tế như: xét nghiệm HIV trước khi vào điều trị; chuyển gửi điều trị ARV nếu có nhiễm HIV; điều trị methadone nếu là người nghiện ma tuý, điều trị Lao nếu nhiễm Lao Bước 5 Tổ chức điều trị cho bệnh nhân đã đảm bảo tiêu chuẩn sau khi khám sàng lọc, chia các giai đoạn: - Khởi liều: trong 02 tuần đầu điều trị, bệnh nhân được khởi liều và điều chỉnh liều methadone để đáp ứng với liều dung nạp của thể trạng từng bênh nhân 6 - Dò liều, điều chỉnh liều: trong 02 tuần đầu điều trị, bệnh nhân được khởi liều và điều chỉnh liều methadone để đáp ứng với liều dung nạp của thể trạng từng bệnh nhân Sau theo dõi sự đáp ứng trong 2 tuần đầu, bệnh nhân sẽ được điều chỉnh từ tuần thứ 3 của quá trình điều trị và có thể kéo dài từ 1 đến 3 tháng để có liều duy trì đạt ngưỡng - Ổn định liều, duy trì điều trị: Liều duy trì thông thường cho mỗi bệnh nhân là: 60 - 120mg/ngày Bước 6 Tư vấn giảm liều, tiến tới ngừng điều trị, sau khi bệnh nhân duy trì tốt liều điều trị sau 2 năm trở lên, có nguyện vọng giảm liều nhân viên tư vấn cung cấp kiến thức và bác sỹ lên kế hoạch giảm liều cho bệnh nhân và tiến tới ngừng điều trị Bước 7 Quản lý hiệu quả nguồn thuốc, vật tư do chương trình Mục tiêu Quốc gia cấp cho tỉnh Ngân sách địa phương đảm bảo chi trả lương cho nhóm nhân viên hợp đồng lao động (nếu có) và một phần chi hoạt động thường xuyên, chi sửa chữa cải tạo cơ sở 2 Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 2.1 Hiệu quả về kinh tế: - Giảm chi ngân sách cho việc xây mới CSCP thuốc vệ tinh Việc mở CSCP thuốc vệ tinh chỉ sử dụng lồng ghép cơ sở trạm Y tế xã hiện có và đầu tư thêm một số danh mục thiết bị thiết yếu cho hoạt động - Giảm chi phí cho việc trả lương biên chế gồm: 01 bác sỹ, 01 dược sỹ quản lý và cấp phát thuốc, 01 cán bộ hỗ trợ, tổng cộng 03 cán bộ x 54.000.000đ/01 biên chế/năm, nếu sử dụng nguồn lực sẵn có tại TYT kiêm nhiệm thì tiết kiệm được 162.000.000đ/năm - Tăng nguồn thu từ xã hội hóa cho việc chi thường xuyên, chi nhân lực… hiện theo Đề án xã hội hóa trung bình mỗi bệnh nhân đóng phí dịch vụ là 10.000đ/ngày x 365 ngày x 248 bệnh nhân = 905 triệu/năm - Tăng thu nhập kinh tế gia đình người bệnh từ việc: không phải chi phí di chuyển hàng ngày lên Trung tâm huyện uống thuốc; không phải dùng tiền cho việc mua ma túy bất hợp pháp để sử dụng, trung bình một người nghiện cần chi phí cho việc mua ma túy sử dụng từ 50.000 - 150.000đ/ngày; số bệnh nhân có thu nhập ≥ 3 triệu đồng/tháng dự kiến tăng lên 75% sau khi vào điều trị ở giai đoạn ổn định 7 + Hiệu quả tạm tính: (1) Tiết kiệm tiền mua ma túy: Trung bình hàng ngày người nghiện tiết kiệm không phải bỏ tiền mua ma túy là: 75 ngàn đồng/người/ngày x 365 ngày x 248 bệnh nhân ( số BN hiện tại uống thuốc tại TYT xã ) = 6,8 tỷ/năm; (2) Giảm chi phí đi lại hàng ngày đến điểm uống thuốc của trung tâm huyện (trung bình mỗi người di chuyển 15km/ngày/2lượt đi và về), chi phí: xăng xe 0,3 lít x 18.000 đ/lít x 248 người x 365 ngày/năm = 489 triệu đồng/năm cho việc đi lại Tổng chi phí ước tính ĐT cho 248 người/năm trong chương trình MMT chỉ bằng 14% chi phí điều trị cho 248 người/ năm người nghiện ngoài cộng đồng Biểu đồ 1.1: So sánh chi phí sử dụng ma túy và điều trị MMT - Giảm chi phí gánh nặng bệnh tật do HIV/AIDS gây ra như: quá tải bệnh viện, chi phí dịch vụ cho bệnh nhân nhiễm HIV vì điều trị kéo dài, giảm nguy cơ mắc bệnh đối với cộng đồng Với 248 người NCMT vào điều trị MMT thì nguy cơ lây nhiễm còn 12 tháng; Mâu thuẫn trong gia đình giảm 52% số vụ sau khi điều trị > 6 tháng; các hành vi trộm cắp, bán đồ đạc, cưỡng ép người thân lấy tiền sử dụng ma túy dự kiến giảm 71% số vụ trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị 9 - Giảm nguy cơ tai nạn giao thông do việc phải di chuyển uống thuốc - Có sức khỏe để lao động tăng thu nhập trong gia đình, góp phần phát triển kinh tế của xã hội - Tạo môi trường sống lành mạnh, hạn chế yếu tố nguy cơ phơi nhiễm… 3 Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: - Sáng kiến áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, phù hợp đối với tỉnh miền núi có địa bàn dân cư thưa, giao thông đi lại khó khăn - Giải pháp tối ưu cho người nghiện ma túy có hành vi sử dụng các chất dạng thuốc phiện hiện nay là điều trị thay thế bằng thuốc Methadone do nhân viên y tế qua đào tạo thực hiện cung cấp dịch vụ ngay tại tuyến cơ sở 4 Các thông tin cần được bảo mật: - Danh sách bệnh nhân tham gia điều trị tại các CSCP thuốc đều được quản lý theo quy định và mỗi bệnh nhân đều được quản lý bằng một mã số nhất định, chỉ công khai khi có sự đồng ý của người bệnh hoặc yêu cầu của cơ quan chức năng - Nhóm bệnh nhân điều trị có nhiễm HIV đều được bảo mật thông tin, tình trạng bệnh PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT/KIẾN NGHỊ 1 Kết luận - Việc thực hiện áp dụng sáng kiến không mang tính áp đặt, phải có sự đồng thuận của các cấp, ngành, có sự trao đổi cụ thể phân tích lợi ích đem lại không những cho bệnh nhân và gia đình người bệnh mà còn đem lại lợi ích cho xã hội - Thực hiện sáng kiến góp phần giúp bệnh nhân tin tưởng, có điều kiện tham gia điều trị làm gia tăng số bệnh nhân và nâng cao chất lượng chương trình; - Mô hình cấp phát thuốc vệ tinh là mô hình cần được nhân rộng vì tính hiệu quả, 10 tiết kiệm và phù hợp với xu thế phát triển để đảm bảo cả về chất lượng hoạt động và hiệu quả điều trị; - Quá trình áp dụng sáng kiến phải thường xuyên theo dõi, giám sát hỗ trợ kịp thời giải quyết những khó khăn phát sinh nhất là trong giai đoạn đầu Từng giai đoạn có thể tiến hành đánh giá các chỉ số để xem xét tính hiệu quả 2 Kiến nghị, đề xuất: - Tiếp tục mở rộng mô hình CSCP thuốc vệ tinh tại các xã trọng điểm về ma túy trên địa bàn - Giao chỉ tiêu điều trị methadone cho các cấp chính quyền cơ sở thực hiện, phối hợp với các ban, ngành vào cuộc thực hiện tuyên truyền cung cấp thông tin về chương trình MMT - Bố trí nguồn ngân sách địa phương hằng năm đáp ứng cho hoạt động được duy trì và mở rộng Trên đây là nội dung, giải pháp thực hiện sáng kiến của tác giải do chính bản thân tôi thực hiện không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./ PHỤ LỤC, HÌNH ẢNH MINH HỌA ( Kèm theo) Phụ lục 1: Hình ảnh minh họa hoạt động của CSCP thuốc Ảnh 1 Cơ sở cấp phát thuốc tại TYT Ảnh 2 Két sắt bảo quản thuốc 11 Ảnh 3 Bơm định liều cấp thuốc Ảnh 4 Bệnh nhân được cấp thuốc tại xã Ảnh 5 Cán bộ TYT thực hiện cấp thuốc 12 Phụ lục 2 Kết quả các chỉ số đánh giá sau khi áp dụng mở rộng sáng kiến Bảng 1: Các chỉ số đánh giá bệnh nhân tham gia điều trị MMT Chỉ số 13 Năm 2022-9/2023 Bệnh nhân MMT 248 Số BN bỏ liều ≥3 ngày Năm 2021 17 Số Bn bỏ điều trị 137 07 Tư vấn sàng lọc Lao/HIV 39 51 Bn được tầm soát định kỳ 6 24 324 tháng/lần: Lao/HIV/VGB,C 32 219 Bảng 2: Số người nghiện chích ma túy phát hiện giảm Chỉ số Năm 2021 Tháng 9/ 2023 Số người NCMT toàn tỉnh 1.966 1.905 1.511 1.486 Số người NCMT ngoài cộng đồng 148 111 Số xã/phường/thị trấn có người NCMT Bảng 3: Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh khi cung cấp dịch vụ tại xã Mức độ hài lòng Tần số (n=248) Tỷ lệ % 14 Sự hài lòng khi uống thuốc tại TYT xã: - Rất hài lòng 183 73,8 - Hài lòng 55 22,2 - Lý do khác: Kỳ thị, sợ lộ, cán bộ 10 4,0 Lý do hài lòng: - Gần nơi ở đỡ phải đi lại 98 39,5 - Đỡ mất thời gian 63 25,4 - Đỡ tốn kinh phí 87 35,1 Nguyện vọng thời gian tới: - Duy trì mở rộng cơ sở tại TYT xã 213 85,9 - Nên uống thuốc ở huyện 10 4,0 - Không ý kiến 25 10,1 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Báo cáo tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2021) 15 2 Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone 3 Bộ Y tế (2019), Quyết định 5456/ QĐ- BYT ngày 29/5/2019 Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS 4 Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2021 và định hướng kế hoạch năm 2022 của Trung tâm kiểm soát tỉnh Hòa Bình 5 FHI, Bộ Y tế (2014), Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng methadone tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh 6 Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2020), Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 16/3/2020 về " Kế hoạch thực hiện công tác cai nghiện ma túy, phòng chống tệ nạn mại dâm và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2020 7 Thời báo tài chính, Công khai mức tiêu hao nhiên liệu của 190 mẫu xe máy tại Việt Nam (2020) Truy cập ngày 15/3/2022