2.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bác sĩ hạng 3 Đối với tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, bác sĩ hạng 3 phải đáp ứng các tiêu chí được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 102015TTLTBYTBNV (được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 032022TTBYT), cụ thể như sau: Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành; Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu thông thường; Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh; Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe nhân dân; Có kỹ năng giao tiếp, cộng tác với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. 3. Điều kiện thăng hạng chức danh cao hơn đối với bác sĩ hạng 3 Theo Điều 2 Thông tư 062021TTBYT, bác sĩ hạng 3 được đăng ký tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Đang giữ chức danh nghề nghiệp có cùng 4 chữ số đầu trong mã số chức danh nghề nghiệp với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng. Trừ trường hợp thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó không có hạng dưới liền kề. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi 2019). Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp. Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng. Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định 1152020NĐCP. Được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý hoặc sử dụng viên chức cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp. Được cấp bằng chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét đối với viên chức dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II. 4. Nhiệm vụ của bác sĩ hạng 3 Bác sĩ hạng 3 có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 102015TTLTBYTBNV, cụ thể như sau: Khám bệnh, chữa bệnh: + Khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho người bệnh; + Xử trí cấp cứu thông thường, phát hiện kịp thời bệnh vượt quá khả năng điều trị báo cáo bác sĩ cấp cao hơn để có hướng xử trí hoặc chuyển đi điều trị ở tuyến trên hoặc theo lĩnh vực chuyên khoa; + Tham gia hội chẩn chuyên môn; + Thực hiện quản lý và cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh: phát hiện và báo cáo sai sót chuyên môn kỹ thuật, tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao. Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe: + Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe; + Thực hiện tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe; đánh giá hoạt động tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe; + Đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe trong phạm vi được giao. Tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn các dịch vụ y tế phù hợp; Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi được giao; Tham gia giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật; Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng chống dịch và bệnh xã hội khi được giao; tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở; Đào tạo và nghiên cứu khoa học về y học: + Tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn; tham gia xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao; + Tham gia hướng dẫn viên chức, học sinh, sinh viên chuyên ngành y; + Tham gia hoặc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
126 Nguyễn Thiện Thành, phường 5, Tp Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
Điện thoại: (0294) 653 43 44 - 3855246 (162); E-mail: ctec@tvu.edu.vn
Website: http://ctec.tvu.edu.vn
TIỂU LUẬN
HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
Trang 2PHẦN II – MỤC TIÊU 2
PHẦN III – NỘI DUNG CHƯƠNG 1 3
HIỆN TRẠNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN 3
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN 3
1 Giới thiệu về Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Lạng Sơn 3
2 Những khó khăn thách thức trong việc xây dựng hệ thống thông tin 3
CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG THÔNG TIN BỆNH VIỆN 5
1 Hệ thống thông tin bệnh viện bằng công nghệ thông tin 5
2 Mục tiêu của hệ thống thông tin bệnh viện (1) 6
3 Lợi ích của hệ thống thông tin bệnh viện (1) 6
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ 10
THÔNG TIN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN 10
1 Điều chỉnh, bổ sung kết nối đồng bộ các phần mềm hiện có tại bệnh viện 10
2 Xây dựng dự án triển khai công nghệ thông tin tại bệnh viện 10
PHẦN IV – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 16
1 Kết luận 16
2 Kiến nghị 16
2.1 Đối với Bộ Y tế 16
2.2 Đối với Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn 16
2.3 Đối với Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Lạng Sơn 17
Trang 3Từ viết tắt Ý nghĩa
CNTT Công nghệ thông tin
CPĐT Chính phủ điện tử
HIS Hệ thống thông tin bệnh viện
RIS Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh
PACS Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh
LIS Hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm
Trang 4PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, Công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành phươngtiện trọng yếu để nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của nhà nước, sức cạnhtranh của nền kinh tế và tạo nên sức hấp dẫn của một quốc gia Do đó, việc xâydựng chính phủ điện tử (CPĐT) đã trở thành xu thế tất yếu của mọi quốc gia trongquá trình hội nhập
Ở Việt Nam, yêu cầu cải cách hành chính càng làm vấn đề xây dựng CPĐT trởnên cấp thiết Vì thế, đẩy nhanh quá trình xây dựng CPĐT để hướng tới một nềnhành chính hiện đại, đủ sức đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước là nhiệm vụ cấpbách hiện nay (1)
Hệ thống thông tin y tế là một bộ phận của hệ thống thông tin Quốc gia và làmột trong 6 trụ cột của ngành y tế với chức năng chính là thu thập, lưu trữ, xử lý,phân tích, phiên giải, chuyển tải và phổ biến thông tin Hệ thống thông tin Y tếkhông chỉ cung cấp những thông tin về hoạt động của lĩnh vực y tế mà còn cung cấpcác thông tin liên quan đến sức khỏe của con người Chính vì vậy sản phẩm của hệthống đóng vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành, xây dựng kế hoạch và hoạchđịnh chính sách của ngành (2)
Hệ thống thông tin bệnh viện là một bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin
y tế Hệ thống thông tin bệnh viện nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữabệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, đồng thời góp phần giảm chi phí, giảm thờigian và tăng cường sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ y tế của bệnhviện
Hướng tới xây dựng bệnh viện thông minh, ngành y tế Việt Nam đang tìmkiếm giải pháp công nghệ có khả năng vận hành nhiều bệnh viện; cho phép tùy biếnquy trình tác nghiệp; triển khai linh hoạt nhiều giai đoạn phù hợp với khả năng đầu
tư của từng bệnh viện; phù hợp với mô hình cho thuê dịch vụ công nghệ thông tin;quản lý bệnh viện thông minh với nhiều tính năng công nghệ 4.0… (3)
Trang 5Hòa cùng xu hướng phát triển và chuyển đối số của các ban ngành, hoạt độngkhám bệnh, chữa bệnh nói chung và công tác khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện
Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn nói riêng đã có những bước tiến trong việc xây dựng vàtriển khai các chiến lược đổi mới, đưa chuyển đổi số vào hoạt động giám định, cụthể trong công tác quản lý hồ sơ giám định, kiểm tra giám sát tiêu hao vật tư cũngnhư thanh toán chi phí giám định Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn đòihỏi việc chuyển đổi số phải diễn ra từng bước, phụ thuộc vào cơ sở vật chất cũngnhư trình độ nhân lực
Hiểu được ý nghĩa, lợi ích to lớn của hệ thống thông tin y tế trong việc nângcao hiệu quả và chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa KhoaTỉnh Lạng Sơn cũng như nắm bắt được các khó khăn đang gặp phải, từ đó đề xuấtđưa ra phương hướng, đường lối khắc phục là việc hết sức quan trọng cho phát triểntương lai của Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn Chính vì vậy tôi chọn chuyên đềnày để nghiên cứu làm tiểu luận
PHẦN II – MỤC TIÊU
1 Tìm hiểu hiện trạng và những khó khăn, thách thức trong việc xâydựng hệ thống thông tin tại Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Lạng Sơn
2 Nắm được khái quát về hệ thống thông tin Y tế tuyến tỉnh
3 Vận dụng xây dựng hệ thống thông tin khám bệnh, chữa bệnh tạiBệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn
Trang 6PHẦN III – NỘI DUNG CHƯƠNG 1
HIỆN TRẠNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC TRONG VIỆC
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN
1 Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn
Tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh miền núi ở vùng Đông bắc bộ Việt Nam có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố và 10 huyện với 200 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 14 thị trấn và 181 xã Tỉnh Lạng Sơn có diện tích:8.310 km², dân số là 782.811 người (theo điều tra dân số 1/12/2019), 23,1% dân số sống ở đô thị và 76,9% dân số sống ở nông thôn, mật độ dân số đạt 94 người/km² Lạng Sơn có 1 bệnh viện đa khoa tỉnh
và 11 Trung tâm Y tế các huyện, thành phố.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn là trung tâm khám chữa bệnh lớn nhất của tỉnh, ra đời từ năm 1909 Hiện nay Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn là Bệnh viện hạng I, với tổng số giường bệnh 650 (70 giường xã hội hóa); với tổng số 37 khoa phòng Khám BHYT cho người dân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận
2 Những khó khăn thách thức trong việc xây dựng hệ thống thông tin
Về cơ quan quản lý
Mặc dù chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện, trực tiếp về tổ chức, hoạt động vànguồn lực của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn Tuy nhiên do là một huyện miền núi nên việctriển khai các chủ trương của Bộ Y tế trong công tác chuyển đổi số, ứng dụngCNTT còn khập khiểng và nhiều bất cập Cụ thể, hồ sơ bệnh án còn phải viết taynhiều, hiện chưa có quy định và kiểu mẫu ban hành, cách lưu trữ, số hóa về hồ sơbệnh án điện tử Do đó, dẫn đến chậm trễ trong việc thực hiện chuyển đổi số, côngtác khám bệnh, chữa bệnh còn thủ công, hiệu suất giải quyết công việc không cao
Trang 7Về chủ trương - chính sách
Chưa có chủ trương, sự thống nhất về việc sử dụng phần mềm quản lý thôngtin liên quan đến hồ sơ bệnh án của bệnh viện, mỗi khoa phòng tự ứng dụng quản lýthông tin của riêng mình dẫn đến bất cập và rườm rà trong việc trao đổi thông tincủa các ca bệnh liên khoa phòng, chủ yếu sử dụng hồ sơ bệnh án giấy
Về đội ngũ nhân viên
Đội ngũ các bác sỹ và điều dưỡng, nữ hộ sinh của Bệnh viện chủ yếu tập trungnguồn lực vào công tác chuyên môn, rèn luyện và nâng cao kiến thức kỹ năngchuyên môn khám bệnh, chữa bệnh Do đó có phần lơ là và chậm trễ, bị động trongviệc cải thiện kỹ năng ứng dụng CNTT cũng như tự tìm tòi ứng dụng công nghệ số
để cải tiến hiệu suất làm việc
Thiếu thốn nguồn nhân lực cũng là một vấn đề, mặc dù hiện nay Bệnh viện đãtuyển thêm nhiều nhân sự cho các khoa phòng, tuy nhiên nguồn nhân lực trình độcao không nhiều đặc biệt là nhân lực có trình độ tin học để triển khai phổ cậpCNTT, công nghệ số mới toàn Bệnh viện
Điều này dẫn đến Bệnh viện rất khó khăn trong việc theo dõi, thu thập sốliệu, đánh giá hoạt động Bệnh viện rất muốn ứng dụng công nghệ thông tin trongmọi hoạt động của Bệnh viện nhưng không có kinh phí do là Bệnh viện thuộc khuvực miền núi với dân số không đông
Trang 8CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG THÔNG TIN BỆNH VIỆN
1 Hệ thống thông tin bệnh viện bằng công nghệ thông tin
Hình 2.1: Các hệ thống thông tin trong bệnh viện
- HIS (Hospital Information System) – Hệ thống thông tin bệnh viện:
HIS thường được biết đến với tên gọi khác là “Hệ thống quản lý bệnh viện”, phục
vụ công tác quản lý, điều hành tại Bệnh viện Các chức năng chính: quản lý thông tin bệnh nhân, lịch sử bệnh án, quản lý việc khám chữa bệnh nội và ngoại trú, dược, tài chính, viện phí, trang thiết bị vật tư y tế, nhân sự… Ngày nay, HIS là công cụ tối
ưu hóa trong quản lý điều hành tổng thể HIS giúp phục vụ điều trị, phục vụ nghiên cứu và đào tạo, thống kê, dự báo, dự phòng… tại các Bệnh viện
- LIS (Laboratory Information System) – Hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm:
LIS là hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm được thiết kế giúp các phòngkhám, bệnh viện quản lý hiệu quả các hoạt động xét nghiệm, có thể cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng khác như theo dõi tình hình hoạt động của phòng xét nghiệm từ xa, trả kết quả xét nghiệm qua LAN, Internet, Web, SMS, Email, App…
- RIS (Radiology Information System) – Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh:
Trang 9RIS là hệ thống phần mềm được triển khai tại Khoa chẩn đoán hình ảnh RIS bao gồm các thành phần và có tổ chức gần giống với HIS nhưng ở quy mô nhỏ hơn với các chức năng: quản lý thông tin bệnh nhân, danh sách bệnh nhân đến chụp – chiếu tại khoa, số liệu chụp – chiếu và kết quả chẩn đoán… Thông tin dữ liệu của RIS gồm dạng text và dạng ảnh theo tiêu chuẩn DICOM được lấy từ các thiết bị chiếu chụp: X-quang, cắt lớp, siêu âm, cộng hưởng từ…
- PACS (Picture Archiving and Communication System) – Hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh:
PACS là hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh trong y khoa có nhiệm vụ quản lý công tác lưu trữ, truyền và nhận hình ảnh trên mạng thông tin máy tính của Khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc của Bệnh viện Trong đó, các hình ảnh được lấy từ các thiết bị: siêu âm, X-quang, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ hạt nhân… với định dạng ảnh phổ biến hiện nay là DICOM được lưu trữ tại các Server và truyền đến các máy tính tại Khoa chẩn đoán hình ảnh và các Khoa trong Bệnh viện phục vụ công tác khám, chẩn đoán và điều trị
- EMR (Electronic Medical Record) – Bệnh án điện tử:
EMR đề cập đến hồ sơ bệnh án được sở hữu riêng bởi một cơ sở y tế EMR baogồm thông tin được thu thập bởi các bác sĩ để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân,được ghi lại để sử dụng nội bộ và thông tin này không thể sử dụng bên ngoài cơ sở
y tế đó
2 Mục tiêu của hệ thống thông tin bệnh viện (1)
- Tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ thông tin trong việc xử lý, quản lý
và lưu trữ dữ liệu
- Khai thác tối đa sức mạnh công nghệ y khoa hiện đại có tại các bệnh viện
- Truy vấn và tham khảo hồ sơ bệnh án nhanh
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khám và điều trị cho người dân
3 Lợi ích của hệ thống thông tin bệnh viện (1)
- Lợi ích đối với lãnh đạo bệnh viện:
Trang 10Giám sát hoạt động bệnh viện một cách toàn diện, ngay tại bàn làm việc, theothời gian thực Không cần chờ báo cáo từ cấp dưới Dữ liệu được lưu dưới dạng sốhóa, truyền qua mạng, đến ngay bàn làm việc của giám đốc Dễ dàng thống kê Số liệu báo cáo tuyệt đối chính xác Số liệu được hiển thị dưới dạng biểu đồ
Giám sát hoạt động bệnh viện từ xa: Với hệ thống internet ban giám đốc có thểtruy cập vào máy chủ bệnh viện để kiểm tra số liệu tất cả mọi mặt hoạt động củabệnh viện: nhân sự, tài chính, lâm sàng… theo thời gian thực
Minh bạch thông tin tài chính trong bệnh viện: Các thông tin tài chính và thuốcmen được nhập liệu chính xác và quản lý theo quy trình, loại bỏ hoàn toàn các saisót
Tiết kiệm giấy tờ, phim ảnh: Các thông tin nội bộ có thể truyền qua hệ thốngmạng, xóa bỏ hình thức thông tin trên giấy Phim ảnh x-quang hay các hình ảnh ykhoa lưu trữ dưới dạng Digital, dễ dàng nhân bản và chia sẻ
Y học thực chứng, chứng cứ pháp lý: Các thông tin dù nhỏ cũng được lưu trữgiúp làm bằng chứng khoa học và pháp lý Lãnh đạo bệnh viện có thể truy nguyênsai sót khi có sự cố xảy ra
Báo cáo lên cấp trên (Bộ Y Tế, Sở Y Tế, Bảo Hiểm Y Tế): Các số liệu chuyênmôn được thống kê ngay tức thì và chuyển qua mạng internet có thể giúp nhà quản
lý y tế như Bộ Y Tế, Sở Y Tế có ngay số liệu phục vụ cho quản lý cộng đồng vàquản lý dịch bệnh Các mẫu báo cáo thống kê được thiết kế sẵn theo chuẩn của các
cơ quan quản lý Cập nhật nhanh chóng thay đổi của BHYT
- Lợi ích đối với bác sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, nhân viên y tế:
Tiết giảm thời gian làm việc: Do tất cả các công việc liên quan đến dữ liệu được lập trình, các thao tác phức tạp trước đây được đơn giản hóa
Kế thừa thông tin: các đơn vị chức năng không cần phải nhập liệu lại những dữliệu đã được người khác nhập rồi Ví dụ tên bệnh nhân, đơn thuốc bác sỹ…
Hội chẩn online: các bác sỹ cùng làm việc trên hệ thống và thấy được dữ liệu củanhau, cùng phát hiện sai sót và cùng đối chiếu công việc của nhau
Trang 11Chẩn đoán từ xa: các thông tin bệnh nhân dưới dạng digital có thể gởi lên mạngIneternet hoặc email để cùng hội chẩn từ xa
Giảm thiểu sai lầm y khoa: các thông tin giúp trí nhớ như bài giảng y khoa, thôngtin thuốc, xét nghiệm được cung cấp cho bác sĩ ngay khi bác sỹ cần Các hệ thống
hỗ trợ chẩn đoán, hỗ trợ điều trị được lập trình sẵn giúp tránh sai sót Các đơn thuốcđược in ấn rõ ràng, tránh nhầm lẫn khi dùng thuốc
Hệ thống thông tin nội bộ: các bác sỹ có thể trao đổi thông tin chuyên môn quacác forum nội bộ Hệ thống này có thể dùng làm hội chẩn và đào tạo liên tục
(CME) Giám đốc có thể gửi ngay thông điệp mỗi ngày đến toàn thể nhân viên,những thông tin này lập tức xuất hiện ngay trên màn hình làm việc của nhân viên Nghiên cứu khoa học: những dữ liệu bệnh án được lưu trữ và dễ dàng trích xuất,thống kê một cách nhanh chóng và chính xác
- Lợi ích đối với bệnh nhân:
Tiết giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân: các thông tin hành chính bệnh nhânđược lưu trữ trên thẻ bệnh nhân và trên máy chủ Có thể dùng lại qua thời gian Cácthông tin thường xuyên không cần lập lại Với số lượng bệnh nhân đông, việc tiếtgiảm thời gian sẽ rất đáng kể Có thể lập nhiều trạm thu phí ở nhiều chỗ khác nhaugiúp thuận tiện cho bệnh nhân nộp phí
Không cần mang theo đơn thuốc cũ: Tài liệu bệnh nhân được lưu trữ trong hệthống mạng, sắp xếp theo mã số bệnh nhân Khi bệnh nhân đến khám các tài liệucủa bệnh nhân được thể hiện đầy đủ trên màn hình Đây là điều quan trọng đối vớibệnh nhân có bệnh mạn tính
Sao chép hồ sơ bệnh án: bệnh nhân có thể yêu cầu sao chép toàn bộ hồ sơ bệnh
án một cách nhanh chóng mà không làm mất hồ sơ gốc tại bệnh viện
Tài liệu y khoa rõ ràng: Bệnh nhân nhận được các tài liệu in dưới dạng vi tính,đẹp mắt, rõ ràng, tránh nhầm lẫn nguy hiểm do chữ viết tay không rõ ràng
Dịch vụ an toàn: Bệnh nhân nhận được dịch vụ khám và điều trị an toàn nhờ hệthống hỗ trợ chẩn đoán và hỗ trợ điều trị Hệ thống không chỉ là nơi lưu trữ thông
Trang 12tin mà còn là phương tiện nhắc nhở bác sĩ đối với những sai sót thường ngày nhưtrùng tên thuốc, chống chỉ định thuốc…
Truy cập internet để sao lục thông tin sức khỏe của mình Những tài liệu y khoanhư xét nghiệm, nội soi, đơn thuốc… được lưu trữ trong website của bệnh việntrong những thư mục riêng giúp bệnh nhân có thể truy cập bất cứ lúc nào, bất cứ nơiđâu Bệnh nhân có hẳn một bộ bệnh án đầy đủ, tích lũy từ nhiều lần khám bệnh,giúp xem xét lại toàn bộ lịch sử bệnh tật của mình
Hóa đơn tài chính minh bạch: Bệnh nhân cảm thấy thoải mái khi nhận hóa đơnminh bạch từ hệ thống máy vi tính
Trang 13CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN
1 Điều chỉnh, bổ sung kết nối đồng bộ các phần mềm hiện có tại trung tâm
- Kết nối liên thông với phần mềm HIS
- Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các phần mềm HIS, LIS, PACS, EMR và các hệthống thông tin y tế khác
- Xây dựng các bài kiểm tra, thử nghiệm mô phỏng các hình thức tấn công gâymất an toàn thông tin, từ đó đưa ra phương pháp phòng chống và khắc phục sự cốgây mất an toàn thông tin
- Xây dựng quy trình, quy định đối với người dùng và đối với quản trị khi tiếpnhận và vận hành hệ thống nhằm tăng cường tính an ninh cho hệ thống dịch vụ
2 Xây dựng dự án triển khai công nghệ thông tin tại bệnh viện
Bệnh viện nhanh chóng xây dựng dự án về triển khai công nghệ thông tintrong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt
Do khó khăn về kinh phí nên trước mắt, bệnh viện có thể triển khai dựa theo
“Bộ tiêu chí về ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”
(5) ở mức 2 đến mức 3 hay ở mức cơ bản, cụ thể như sau:
3 Đường truyền kết nối Internet
4 Máy chủ chuyên dụng (máy chủ ứng dụng/máy chủ cơ sở dữ