1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng tìm hiểu một số kỹ thuật cơ bản tại khoa các bệnh, bệnh viện a thái nguyên

22 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Điều 4. Điều dưỡng hạng II Mã số: V.08.05.11 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh và ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp với người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, phối hợp với bác sĩ điều trị xử trí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh; Phối hợp với bác sĩ đưa ra chỉ định về phục hồi chức năng và dinh dưỡng cho người bệnh một cách phù hợp; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Đưa ra chỉ định về chăm sóc; thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Tổ chức đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tổ chức thực hiện truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia; Nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Thực hiện phân cấp chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị tổ chức thực hiện công tác chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Tổ chức, thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh; áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Cập nhật, đánh giá và áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc; Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên khoa đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, đưa ra chẩn đoán chăm sóc, phân cấp chăm sóc, chỉ định chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện thành thạo kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu, đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng tổ chức đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp điều dưỡng; e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiếnphát minh khoa họcsáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; g) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tối thiểu là 02 năm. Điều 5. Điều dưỡng hạng III Mã số: V.08.05.12 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, phát hiện, ra quyết định, xử trí về chăm sóc và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị; Thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu, phức tạp, kỹ thuật phục hồi chức năng đối với người bệnh; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Thực hiện và tham gia việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu, xử trí trong những tình huống khẩn cấp như: sốc phản vệ, cấp cứu người bệnh ngừng tim, ngừng thở và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Phối hợp với bác sĩ điều trị phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị chuẩn bị và hỗ trợ cho người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh và áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu và đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp; e) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng trung cấp. Điều 6. Điều dưỡng hạng IV Mã số: V.08.05.13 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho người bệnh theo chỉ định và sự phân công; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, tiết chế và thực hiện chỉ định chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Ghi chép hồ sơ điều dưỡng theo quy định. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện, tham gia thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Thực hiện, tham gia thực hiện truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tham gia truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà: tiêm, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng, tắm gội, thay băng theo chỉ định. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, tham gia biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Tham gia phân cấp chăm sóc người bệnh; Chuẩn bị và hỗ trợ người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng trong phạm vi được phân công; Tham gia, thực hiện và áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hộ sinh hoặc y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện các can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện được kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu; d) Có kỹ năng giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH - - BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG Họ và tên: Ngày sinh: NAM TỪ LIÊM, NĂM 2023 1 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3 PHẦN II: NỘI DUNG .5 1 Mô tả và nhận xét cách sắp xếp, cấu trúc khoa 6 2 Mô hình tổ chức Khoa 7 3 Chức năng, nhiệm vụ, các vai trò của người điều dưỡng khoa 8 4 Nhận xét cách phân công điều dưỡng tại khoa 11 5 Mô tả cơ cấu bệnh đang điều trị tại khoa 11 6 Nhận xét quy trình tiếp nhận người bệnh và cho người bệnh xuất viện 12 7 Đánh giá quy trình Kiểm soát nhiễm khuẩn .13 8 Mô tả cách quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ bệnh án .18 9 Mô tả về phương pháp/mô hình chăm sóc người bệnh cảm thấy tâm đắc nhất tại khoa 20 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 21 1 Kết luận 21 2 Các khuyến nghị .21 TÀI LIỆU THAM KHẢO .22 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Nhằm giúp người bệnh chủ động về thời gian, chi phí đi khám bệnh, Bệnh viện đã mở hệ thống đặt lịch online; gửi tin nhắn tự động thông báo kết quả xét nghiệm đến từng người bệnh Sắp tới đây, Bệnh viện phối hợp cùng ngân hàng Viettinbank phát hành thẻ khám bệnh tích hợp tính năng thanh toán qua ngân hàng Sử dụng thẻ khám bệnh liên kết giữa ngân hàng với thông tin bệnh nhân tại bệnh viện mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như: bệnh nhân lấy số thứ nhanh chóng, không cần xếp hàng đóng tiền nhiều lần; tiền trong thẻ để khám, siêu âm, xét nghiệm máu và tái khám lần sau không thời hạn hoặc sử dụng nội trú khi nhập viện… “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” - chủ trương xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế do Bộ y tế triển khai đã mang đến một diện mạo mới cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe toàn Trong đó, “sự hài lòng” của người bệnh được coi là “đích đến”, động lực cạnh tranh về uy tín, thương hiệu, chất lượng dịch vụ y tế giữa các bệnh viện lớn trong khu vực Đây cũng là cơ hội để mỗi cán bộ y tế, nhân viên ngành y thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh, rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế Với trình độ dân trí cũng như đời sống của nhân dân được phát triển, khi đến khám, điều trị tại Bệnh viện họ cũng yêu cầu cấp độ cao hơn, có được sự tôn trọng, chuẩn mực nhất định Nếu như trước kia, việc khám, điều trị cho bệnh nhân được coi như sự ban ơn thì ngày nay, công việc này được ví như người cung cấp dịch vụ là các y, bác sỹ đang cố gắng mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng là những bệnh nhân cố gắng đem đến sự hài lòng cho bệnh nhân cũng nư người dân Với mỗi Bệnh viện đều có những nét văn hóa riêng, việc tạo nên nét văn hóa này phụ thuộc vào mỗi y, bác sỹ của Bệnh viện, và yếu tố văn hóa này không thể không nhắc đến trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ Một đơn vị có sự hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau, chắc chắn đây sẽ là cơ sở cho sự nâng cao tay nghề, kinh nghiệm, họ có thể tự trau dồi kiến thức tại 3 đơn vị mà không nhất thiết phải đến trường, lớp Khi yếu tố văn hóa được đề cao, mỗi cá nhân làm việc sẽ luôn đặt lợi ích của Bệnh viện lên trên hết, sẵn sàng cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của đơn vị Một Bệnh viện có nét văn hóa tốt sẽ có nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị, điều này vừa tạo cho đội ngũ y, bác sỹ có thêm cơ hội làm việc để nâng cao trình độ chuyên môn, vừa tạo ra thu nhập cho bệnh viện nên sẽ có thêm các khoản thưởng, lương tăng thêm,…… tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu một số kỹ thuật cơ bản tại khoa các bệnh, Bệnh viện A Thái Nguyên” làm Bài Tiểu luận cuối khoá của chương trình bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng III của mình Mục tiêu của Bài Tiểu luận bao gồm: 1 Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, một số kỹ thuật cần thiết của Khoa 2 Tìm hiểu sâu về quy trình chăm sóc người bệnh tại Khoa 3 Rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn vận dụng trong học tập và công tác Trong quá trình thực hiện, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy, cô giáo trường Đại học Trà Vinh; các anh/chị, Bệnh viện để hoàn thiện Bài Tiểu Luận này 4 PHẦN II: NỘI DUNG 1 Mô tả và nhận xét cách sắp xếp, cấu trúc khoa -Lực lượng làm việc thường xuyên tại khoa: 44, trong đó có 1 Tiến sỹ, 3 Bác sỹ Chuyên khoa II, 2 Bác sỹ Chuyên khoa I, 3 thạc sỹ y học và chuyên ngành Ngoài ra, Khoa lên lịch mời các Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ chuyên khoa I của các Khoa trong bệnh viện Trung ương Thái Nguyên , Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên, một số bệnh viện đầu ngành Hà Nội cùng tham gia khám Điều trị và tư vấn sức khỏe cho người bệnh Đội ngũ điều dưỡng của Khoa trẻ, nhiệt tình, được đào tạo chuyên sâu và lịch sự trong giao tiếp ứng xử -Hướng đến môi trường làm việc khoa học, an toàn cho nhân viên cũng như người bệnh Bệnh viện xây dựng và triển khai thực hiện mô hình quản lý chất lượng 5S: Sàng lọc – Sắp xếp – Sạch sẽ – Săn sóc – Sẵn sàng giúp hạn chế, ngăn chặn những sai sót, sự cố trong quá trình chăm sóc điều trị góp phần nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu tối đa các rủi ro Khoa Nội hô hấp – Nội tiết là khoa luôn đi đầu trong việc triển khai mô hình 5S tại các khoa phòng trong toàn viện Điều dễ dàng nhận thấy khi đặt chân tới khoa Nội hô hấp – Nội tiết là không gian khang trang, sạch sẽ Vị trí các phòng chuyên môn được bố trí hợp lý, khoa học Hệ thống bảng, biển được trang bị đồng bộ, lắp đặt hợp lý tạo sự thuận tiện cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, rút ngắn quá trình di chuyển, thăm khám Tại các phòng luôn đảm bảo ngăn nắp, sắp xếp gọn gàng với từng vị trí việc làm việc, hình ảnh trực quan sinh động Bên cạnh đó, máy móc trang thiết bị đều được đặt ở vị trí sẵn sàng, các dụng cụ y tế, các loại thuốc được sắp xếp, dán nhãn để nhân viên y tế dễ thấy, dễ lấy và dễ kiểm tra Thay đổi hợp lý từ những chi tiết nhỏ nhất trên đã tạo nên môi trường làm việc khoa học, hạn chế những sai sót trong quá trình chăm sóc, điều trị, đảm bảo an toàn cho người bệnh 5 - Khoa CBNĐ về cơ sở hạ tầng là một trong những khoa mới được bệnh viện đầu tư xây dựng, sửa chữa Vì vậy khoa rất khang trang, sạch đẹp đặc biệt là buồng cấp cứu nhìn tổng thể khá hiện đại - Tại buồng cấp cứu có 3 giường bệnh đa năng mới đẹp, tiện lợi, phù hợp cho mọi đối tượng bệnh nhân nặng - Hệ thống oxi trung tâm an toàn, rất tiện cho nhân viên khi cần sử dụng - Cũng trong buồng cấp cứu có đầy đủ các trang thiết bị khác như: Máy theo dõi 6, 7 thông số; máy truyền dịch, máy bơm tiêm điện, tủ thuốc cấp cứu, xe tiêm…  sẵn sàng phục vụ cho bệnh nhân khi cần cấp cứu, hiện đại, tạo niền tim bệnh nhân điều trị tại khoa, tại bệnh viện A Thái Nguyên - Khu buồng bệnh: Sạch đẹp do mới được nâng cấp sửa chữa, đầu tư Tăng sự hài lòng cho bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân 2 Mô hình tổ chức Khoa 6 -Khoa huyết học truyền máu + Khoa vi sinh + Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn - Và gồ có 14 phòng chức năng + Văn phòng Đảng ủy + Phòng bảo vệ chính trị nội bộ 3 Chức năng, nhiệm vụ, các vai trò của người điều dưỡng khoa CBNĐ 7 3.1 Điều dưỡng trưởng khoa - Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện Điều dưỡng trưởng có chức năng, nhiệm vụ, vai trò sau:  Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện  Hàng ngày đi thăm người bệnh Nhận các y lệnh về điều trị và chăm sóc của trưởng khoa để tổ chức thực hiện  Quản lý buồng bệnh và kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn, chống nhiễm khuẩn trong khoa  Kiểm tra đôn đốc các điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý thực hiện y lệnh của bác sĩ điều trị, quy chế bệnh viện, quy trình kỹ thuật… báo cáo kịp thời cho trưởng khoa các việc đột xuất, những diễn biến bất thường của người bệnh để kịp thời xử lý  Lập kế hoạch và phân công công việc chho điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh và hộ lý trong khoa  Tham gia công tác đào tạo cho điều dưỡng, nữ hộ sinh, học viên, hộ lý và tham gia công tác chỉ đạo tuyến theo sự phận công  Lập kế hoạch mua dụng cụ, vật tư tiêu hao Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng dụng cụ, bảo dưỡng và quản lý tài sản, vật tư theo quy định hiện hành Lập kế hoạch các yêu cầu sử chữa dụng cụ hỏng  Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, công tác hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa  Theo dõi, chấm công lao động hàng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo  Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh  Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng người bệnh cấp khoa - Quyền hạn điều dưỡng trưởng khoa:  Phân công điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý đáp ứng nhu cầu công việc của khoa  Kiểm tra điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý thực hiện các quy định về quy chế bệnh viện 8 3.2 Điều dưỡng hành chính Điều dưỡng viên hành chính phải tổng hợp thuốc dùng hàng ngày theo y lệnh và viết phiếu lĩnh thuốc để trình trưởng khoa duyệt Điều dưỡng viên hành chính hàng ngày phải lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện cho từng người bệnh theo y lệnh - Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) hành chính khoa có nhiệm vụ sau:  Thực hiện công việc thống kê theo quy định  Ghi cập nhật sổ đăng kí người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện và tử vong  Báo cáo tình hình người bệnh hàng ngày, hàng tháng 3, 6, 9 và 12 tháng theo quy định  Chuyển bệnh án đã được trưởng khoa duyệt của người bệnh ra viện tử vong đến phòng lưu trữ  Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa  Quản lí thuốc dùng hàng ngày cho người bệnh trong khoa  Tổng hợp thuốc dùng hàng ngày theo y lệnh và viết phiếu lĩnh thuốc để trình trưởng khoa duyệt  Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện cho từng người bệnh theo y lệnh  Kiểm tra sử dụng thuốc trực hàng ngày và bổ sung thuốc trực theo cơ số quy định  Thu hồi thuốc thừa để trả lại khoa dược theo quy chế sử dụng thuốc  Tổng hợp thuốc đã dùng cho một người bệnh trước lúc ra viện  Lĩnh dụng cụ y tế, văn phòng phẩm Lập sổ theo dõi và cấp phát để sử dụng theo kế hoạch của y tá (điều dưỡng) trưởng và trưởng khoa  Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh khi cần  Thay y tá (điều dưỡng) trưởng khoa khi được uỷ quyền 3.3 Điều dưỡng chăm sóc 9 - Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) chăm sóc có nhiệm vụ sau  Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc  Thực hiên chăm sóc người bệnh theo đúng quy định kĩ thuật bệnh viện: Y tá (điều dưỡng) trung cấp, y tá (điều dưỡng) chính thực hiện được các kĩ thuật cơ bản như: lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh, uống thuốc, thực hiện kĩ thuật tiêm thuốc , truyền dịch thay băng, đặt thông, kĩ thuật cấp cứu theo quy định và vận hành bảo quản các thiết bị y tế trong khoa theo sự phân công  Y tá (điều dưỡng) cao cấp (cử nhân điều dưỡng): ngoài việc thực biện các công việc như y tá (điều dưỡng) chính phải thực hiện các kĩ thuật chăm sóc phức tạp khi y tá (điều dưỡng) chính không thực hiện được, tham gia đào tạo, quản lí và sử dụng thành thạo các thiết bị y tế trong khoa  Đối với những người bệnh nặng nguy kịch phải chăm sóc theo y lệnh và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sĩ điều bị xử lí kịp thời  Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử lí vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định  Hàng ngày cuối giờ làm việc phải bàn giao người bệnh cho y tá (điều dưỡng) trực và ghi vào sổ những y lệnh còn lại trong ngày, những yêu cầu theo dõi, chăm sóc đối với từng người bệnh, đặc biệt là người bệnh nặng  Bảo quản tài sản, thuốc, dụng cu y tế; trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công  Tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh và hướng dẫn thực hành về công tác chăm sóc người bệnh cho học viên khi được y tá (điều dưỡng) trưởng khoa phân công  Tham gia thường trực theo sự phân công của y tá (điều dưỡng) trưởng khoa  Động viên người bệnh an tâm điều trị Bản thân phải thực hiện tốt quy định y đức  Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức 10 (Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ – BYT ngày 19 tháng 9 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 4 Nhận xét cách phân công điều dưỡng tại khoa CBNĐ - Khoa CBNĐ có 56 giường kế hoạch, 89 giường thực kê - Nhân lực về điều dưỡng chung: 10 điều dưỡng - Điều dưỡng trưởng: Căn cứ thực tế vào lượng bệnh nhân thực tế của từng buồng bệnh, từng phòng mà điều dưỡng trưởng phân nhân lực làm việc hợp lý - Mỗi điều dưỡng viên thường đảm nhiệm những công việc cụ thể, vị trí công tác cố định trong khoảng thời gian nhất định như: 3 tháng, 6 tháng, quay vòng các vị trí - Điều dưỡng viên thực hiện nhiệm vụ thường xuyên cũng như nhiệm vụ đột xuất từ sự điều động của lãnh đạo khoa, điều dưỡng trưởng có thể được điều chỉnh theo ngày, theo giờ cao điểm…Đảm bảo chất lượng công việc được giao hoàn thành tốt nhiệm vụ - Điều dưỡng trưởng: nhiệm vụ phân công nhân lực đảm bảo mọi công tác trong khoa Thực hiện các chỉ đạo của trưởng, phó khoa; phòng Điều dưỡng; ban giám đốc 5 Mô tả cơ cấu bệnh đang điều trị tại khoa CBNĐ - Khoa CBNĐ là một khoa có cơ cấu bệnh bệnh khác biệt các khoa khác Vì lý do lượng bệnh nhân có thể tăng lên một cách đột biến nếu có dịch bệnh truyền nhiễm - Căn cứ vào tình hình thực tế lượng bệnh nhân cụ thể khoa sắp xếp nhân lực, tại bệnh viện đa khoa A Thái Nguyên đã triển khai được mô hình đội “điều dưỡng cơ động” đội này sẽ được điều động đi làm nhiệm vụ khi có số lượng bệnh nhân tăng đột biến, để đảm bảo chât lượng điều trị cũng như sự hài lòng của người bệnh Theo số lượng báo cáo thống kê của khoa Các bệnh nhiệt đới tháng 7/2019 Cơ cấu bệnh như sau: 11 Biểu đồ 2: Cơ cấu bệnh tật đang điều trị tại khoa CBNĐ 6 Nhận xét quy trình tiếp nhận người bệnh và cho người bệnh xuất viện 6.1 Nhận xét quy trình tiếp nhận người bệnh: Thực trạng tại khoa CBNĐ bệnh viện A Thái Nguyên khi tiếp nhận bệnh nhi bắt đầu vào khoa điều trị như sau: - Điều dưỡng hành chính nhận hồ sơ bệnh án và nhận bệnh nhân từ nhân viên khoa Khám bệnh hoặc khoa Cấp cứu - Đánh giá tình trạng bệnh nhân của điều dưỡng tiếp đón - Hoàn thiện Hồ sơ bệnh án thuộc nhiệm vụ điều dưỡng hành chính - Mời bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhi: Bác sỹ khám và cho y lệnh điều trị, chăm sóc… - Điều dưỡng hành chính bàn giao Hồ sơ bệnh án, người bệnh cùng y lệnh điều trị cho điều dưỡng chăm sóc thực hiện các y lệnh điều trị 6.2 Nhận xét quy trình cho người bệnh xuất viện - Bác sĩ khám bệnh xong sau đó thông báo cho bệnh nhân ra viện Hoàn thành tổng kết bệnh án (nếu bệnh nhân được ra viện) - Điều dưỡng buồng bệnh thực hiện y lệnh điều trị, hoàn thiện phần của điều dưỡng chăm sóc Bàn giao hồ sơ bệnh án cho điều dưỡng hành chính - Điều dưỡng hành chính nhận hồ sơ bệnh án ra viện từ điều dưỡng buồng bệnh làm thanh toán trên phần mềm của bệnh viện - Buổi chiều từ 15 giờ bệnh nhân được thanh toán viện phí, nhận giấy ra viện, giấy hẹn khám lại, đơn thuốc… Nhận xét: Những thời gian tôi thực tập tại khoa CBNĐ dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng trưởng và điều dưỡng viên Tôi được thực tập trong bộ phận hành chính vừa tiếp đón bệnh nhân vào viện, vừa hướng dẫn các thủ tục cho bệnh nhân xuất viện rất khẩn trương, thuận tiện, bệnh nhân được thanh toán ngay trong ngày ra viện Gia đình bệnh nhân được hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo… 12 7 Đánh giá quy trình Kiểm soát nhiễm khuẩn 7.1 Quy trình Kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện ô khuẩn là các biện pháp phòng ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và các mầm bệnh khác bằng cách loại trừ chúng với mức độ khác nhau trên bề mặt cơ thể, các mô bị tổn thương và các vật dụng tiếp xúc với cơ thể người và các sinh vật khác Sát khuẩn là quá trình tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và các mầm bệnh khác trên da, niêm mạc và các mô bị tổn thương của cơ thể Khử nhiễm là quá trình tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn và các mầm bệnh khác bám vào y dụng cụ vừa sử dụng xong trên cơ thể người bệnh Làm sạch là quá trình vật lý (cọ, rửa bằng nước, lau khô) để loại bỏ các vật bẩn do bụi, đất hay máu và chất dịch cơ thể và các vi khuẩn hay các mầm bệnh khác còn bám ở y dụng cụ Khử khuẩn mức độ cao là các quy trình tiêu diệt phần lớn các loại vi khuẩn và mầm bệnh khác nhưng chưa tiêu diệt hết tất cả, đặc biệt là nha bào Trong hầu hết các thủ thuật, khử khuẩn mức độ cao là chấp nhận được Tiệt khuẩn là các quá trình diệt tất cả các loại vi khuẩn và mầm bệnh khác kể cả nha bào * Tại bệnh viện thực hiện quy trình xử lý dụng cụ một chiều: Dụng cụ bẩn Phòng nhận đồ bẩn Phòng làm sạch tại các khoa Khoa KSNK Khoa KSNK Khoa Lâm sàng Phòng khử khuẩn, Phòng đóng gói tiệt khuẩn Khoa KSNK Phòng bảo quản * Quy trình khử khuẩn sơ bộ và làm sạch: 13 Thu gom tại nơi phát Ngâm khử nhiễm bằng Presep 2.5g theo bảng hướng dẫn Làm sạch Làm sạch bằng máy Làm sạch thủ công * Quy trình khử khuẩn mức độ cao đối với các dụng cụ chịu nhiệt: Dụng cụ bẩn Khủ khuẩn sơ bộ Làm sạch, để khô Làm khô, đóng gói Tráng nước cất Ngâm Cidex 30 phút Làm sạch, để khô * Quy trình tiệt khuẩn đối với các dụng cụ chịu nhiệt: Dụng cụ bẩn Khử nhiễm sơ bộ Bảo quản/ sử dụng Hấp ướt (Auto clave) Đóng gói 1210C trong 20 phút Hoặc 1340C trong 4 phút 7.2 Quy trình Kiểm soát nhiễm khuẩn thường dùng tại khoa CBNĐ 14 Khoa CBNĐ là khoa thường xuyên có dịch bệnh như: sốt xuất huyết, sởi… do vậy việc thực hiện các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn càng phải nghiêm ngặt, thực hiện đúng quy trình Chất thải tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, cũng như các khoa lâm sàng, cận lâm sàng được chia làm 5 loại khác nhau như: 1 chất thải thông thường 2 chất thải y tế 3 chất thải hóa học 4 chất thải phóng xạ 5 các vật chứa có áp suất Chất thải thông thường Là các loại rác thải sinh hoạt phát sinh thong thường bao gồm các hộp các tông, giấy, thức ăn, chai nhựa, lọ thủy tinh Chất thải y tế có 5 nhóm gồm: Chất thải gây lây nhiễm Nhóm chất thải gây lây nhiễm gồm băng gạc bẩn, bông, đồ băng bó, quần áo, găng tay, gạc, tất cả các vật tư hay thiết bị tiếp xúc với máu và chất thải của người bệnh Các vật sắc nhọn Nhóm các vật sắc nhọn gồm xy ranh, kim tiêm, dao mổ, kéo mổ, thủy tinh vỡ, ống hút, lưỡi dao và các vật dụng khác có đầu nhọn hoặc cạnh sắc hay vật dụng dễ vỡ trong quá trình vận chuyển và tạo thành đầu nhọn, cạnh sắc hoặc đã qua sử dụng nhưng chúng có thể cắt hoặc đâm thủng Chất thải y tế từ phòng thí nghiệm Nhóm chất thải y tế từ phòng thí nghiệm gồm găng tay, ống nghiệm, các vật cấy, cất giữ các chất gây bệnh, túi máu và các chất thải khác từ phòng thí nghiệm để nghiên cứu bệnh tật, huyết học, truyền máu, vi sinh học, nghiên cứu mô học Chất thải dược phẩm 15 Chất thải dược phẩm gồm thuốc quá hạn sử dụng hoàn trả lại, thuốc phòng bệnh, thuốc bị đổ hoặc hư hỏng hay phải bỏ đi vì không cần giữ các chất trị xạ Chất thải bệnh phẩm Chất thải bệnh phẩm gồm mô người có thể bị nhiễm bệnh hay không nhiễm bệnh, nội tạng, các chi, các bộ phận cơ thể người, nhau thai và các thi thể người, xác động vật và mô động vật phòng thí nghiệm… Chất thải hóa học: Rác thải hóa học từ nhiều nguồn, chủ yếu từ hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán bao gồm:  Chất thải không độc hại  Chất đường, amino axit  Các loại muối vô cơ, hữu cơ  Các chất độc hại như formaldehyde  Các hóa chất trong định hình, dung môi, trichlore ethylene  Hóa chất vô cơ, hữu cơ Chất thải phóng xạ Rác thải có hoạt độ riêng như các chất phóng xạ, chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động chẩn đoán, hoá trị liệu và nghiên cứu hoặc các chất thải từ mẫu bệnh phẩm có chứa phóng xạ Có 3 thể đó là:  Rác thải phóng xạ rắn: vật liệu sử dụng trong xét nghiệm chẩn đoán như ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm…  Rác thải phóng xạ lỏng: dung dịch chứa nhân tố phóng xạ để điều trị, chất bài tiết  Rác thải phóng xạ khí: khí dùng trong lâm sàng, khí từ kho chứa chất phóng xạ Các vật chứa có áp suất Bình chứa khí có áp suất như bình CO2, O2, Gas, bình khí dung, bình khí dùng 1 lần, xy ranh khí nén, can nước … các bình này dễ gây cháy nổ, khi xử lý cần phân loại riêng 16 Quy định việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế Theo quy định về nguyên tắc chung, việc phân loại rác thải y tế phải được thực hiện càng gần nơi thải ra càng tốt Các chất thải y tế độc hại không được để lẫn với các chất thải thông thường Các túi và vật chứa để thu gom chất thải y tế được quy định màu vàng cho các nhóm thuộc chất thải y tế, màu xanh cho chất thải thông thường và màu đen cho chất thải hóa chất, các chất phóng xạ và trị xạ Các túi thu gom rác theo quy định tiêu chuẩn là loại nhựa polyethylene và polyprepylene, dung tích tối đa 0,1 m2 và phải được đánh dấu ở mức đầy là 2/3 của túi Các dụng cụ chứa chất thải sắc, nhọn theo tiêu chuẩn quy định là phải được làm từ vật liệu rắn, có thể tiêu hủy bằng đốt Các dụng cụ chứa loại chất thải này phải có dung tích phù hợp cho nhiều loại chất thải sắc, nhọn khác nhau và phải có tay cầm, nắp đậy Thùng đựng rác loại này phải có màu vàng và có vạch ngang đánh dấu mức 2/3 Tiêu chuẩn đối với dụng cụ chứa chất thải là vật chứa chất thải phải được làm từ polyethylene và có nắp Nếu dụng cụ chứa to thì phải có bánh xe đẩy Dụng cụ chứa phải cùng màu với túi đựng và phải được đánh dấu ở mức 2/3 Việc thu gom chất thải phải gọn gàng từ nơi thải ra đến nơi chứa Các chất thải y tế phải được đựng trong túi nhựa có màu theo quy định và phải được buộc chặt lại Nơi chứa chất thải tại các cơ sở y tế phải cách xa an toàn nơi chứa thức ăn hoặc khu vực nấu ăn, phải được khóa để tránh những người không có nhiệm vụ tùy tiện ra vào, phải có thiết bị lau rửa, quần áo bảo hộ và các túi rác hoặc thùng chứa phải được bố trí ở nơi thuận tiện; phải có lối đi cho xe thu gom rác vào được dễ dàng và phải gần nguồn nước để vệ sinh Tất cả các chất thải chứa trong đó phải xa ánh sáng mặt trời và các chất thải độc hại phải được tách riêng khỏi chất thải thông thường Trong các bệnh viện, chất thải được thải ra hàng ngày và thời gian lưu giữ chất thải độc hại là 48 giờ Đối với các cơ sở y tế nhỏ, thời gian lưu giữ các chất 17 thải nhóm chất thải gây lây nhiễm, các vật sắc nhọn, chất thải y tế từ phòng thí nghiệm và chất thải dược phẩm không được quá 1 tuần; riêng chất thải nhóm chất thải bệnh phẩm thì phải được đốt hoặc chôn ngay Việc vận chuyển chất thải y tế ra ngoài cơ sở y tế bắt buộc các cơ sở y tế phải ký hợp đồng dịch vụ vận chuyển và xử lý rác thải y tế được các cấp chính quyền địa phương phê duyệt đủ tiêu chuẩn để vận chuyển chất thải y tế ra ngoài cơ sở y tế và cần có biên lai xác nhận việc thực hiện từng đợt Đối với công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải, các cơ sở y tế trong thành phố cần có một trung tâm lò đốt ở trong khu vực đó Các đơn vị y tế trong các thị trấn cần có một lò đốt cho một cụm các cơ sở hoặc mỗi cơ sở có một lò đốt Biện pháp chôn lấp chỉ nên áp dụng cho các cơ sở y tế không có lò đốt rác Chất thải phải được chôn tại đúng nơi quy định và phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường cho phép Bước xử lý ban đầu gồm đun sôi, khử hóa chất và biện pháp dùng nhiệt độ sấy khô hoặc ướt chỉ được áp dụng cho chất thải nhóm chất thải y tế từ phòng thí nghiệm và các vật liệu, thiết bị dùng để chữa trị cho bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS, giang mai hoặc bệnh lao Quy đinh về màu sắc thùng đựng rác thải y tế – Màu Vàng hoặc tông màu vàng: Chất thải lây nhiễm – Màu Đen: Chất thải hóa học nguy hại gây độc tế bào hoặc chất thải phóng xạ – Màu Xanh hoặc tông màu xanh: Chất thải thông thường – Màu Trắng hoặc tông màu trắng: Chất thải có khả năng tái chế 8 Mô tả cách quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ bệnh án 8.1 Quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ bệnh án tại bệnh viện Mỗi người bệnh khi đến khám và điều trị tại bệnh viện đều được lập một bộ hồ sơ bao gồm bệnh án và các biểu mẫu chăm sóc liên quan đến người bệnh, quá trình điều trị và chăm sóc Hồ sơ bệnh án và các biểu mẫu chăm sóc là tài liệu và là bằng chứng cho hoạt động khám, chẩn đoán, điều trị của bác sĩ cũng như các hoạt động chăm sóc của người điều dưỡng 18 Hồ sơ bệnh án và các biểu mẫu chăm sóc được ghi chép đầy đủ, chính xác, có hệ thống không chỉ mang tính chất pháp lý mà còn giúp cho công tác chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh, chăm sóc, nghiên cứu khoa học và đào tạo đạt kết quả cao Hồ sơ bệnh án và các biểu mẫu chăm sóc cũng giúp cho việc đánh giá chất lượng về điều trị, chăm sóc, tinh thần trách nhiệm và khả năng của nhân viên y tế Vì vậy mỗi nhân viên y tế cần phải hiểu và thực hiện tốt việc sử dụng, ghi chép, bảo quản và lưu trữ hồ sơ bệnh án và các biểu mẫu chăm sóc theo đúng quy định - Hồ sơ bệnh án giữa nội khoa, ngoại khoa, sản khoa…khác nhau mẫu của bệnh viện thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế - Người bệnh sau khi khám xong, được chỉ định nhập viện sẽ được làm bệnh án theo đúng chuyên khoa mà bác sĩ chỉ định vào viện - Hồ sơ bệnh án của người bệnh được sử dụng, bảo quản, lưu trữ, theo đúng quy địnhc của bệnh viện và theo quy định của bộ Y tế, sở Y tế - Người bệnh ra viện trong 24 giờ các khoa phải hoàn thiện các thủ tục hành chính của hồ sơ bệnh án chuyển lên phòng Kế hoạch tổng hợp lưu trữ theo quy định Căn cứ vào phần mềm quản lý Hồ sơ bệnh án, hàng tuần phòng Kế hoạch tổng hợp có tổng hợp báo cáo những Hồ sơ bệnh án trả muộn, bệnh viện có chế tài thưởng phạt theo quy chế bệnh viện - Trưởng phòng Kê hoạch tổng hợp phân công nhiệm vụ cho các nhân viên làm tổ trưởng tổ lưu trữ chịu trách nhiệm về việc lưu trữ hồ sơ bệnh án cho toàn bệnh viện Hồ sơ bệnh án được phân riêng các khoa, theo giá, theo trình tự theo năm, mỗi hồ sơ bệnh án có một mã lưu trữ - Kho lưu trữ hồ sơ bệnh án được chống thấm, chống chuột, dán, côn trùng, mối mọt, chống cháy nổ… - Hồ sơ bệnh án tử vong: được bảo quản chặt chẽ, có tủ lưu trữ tiêng có khóa bảo v, đảm bảo thứ tự theo mã lưu trữ, theo năm… - Thời gian lưu trữ hồ sơ bệnh án TT Tên hồ sơ Nơi lưu Thời gian lưu 19 1 Hồ sơ bệnh án thường Kho KHTH 10 năm 2 Hồ sơ bệnh án TNLĐ, TNSH Kho KHTH 15 năm 3 Hồ sơ bệnh án tử vong Kho KHTH 30 năm 4 Hồ sơ bệnh án tâm thần Kho KHTh 20 năm 8.2 Quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ bệnh án tại khoa điều trị - Khi bệnh nhân đang điều trị: Việc quản lý hồ sơ bệnh án được phân như sau: điều dưỡng chăm sóc, bác sĩ điều trị quản lý trong giờ hành chính Điều dưỡng trực quản lý ngoài giờ hành chính cùng ca kíp trực - Khi bệnh nhân được xuất viện Hồ sơ bệnh án được bác sĩ điều trị, điều dưỡng chăm sóc hoàn thiện, sau đó chuyển xuống điều dưỡng hành chính - Điều dưỡng hành chính hoàn thiện phần bệnh án của mình, rồi trình lãnh đạo khoa - Lãnh đạo khoa Ký tổng kết bệnh án, sau đó chuyển điều dưỡng hành chính nộp về phòng Kế hoạch tổng hợp để lưu trữ theo quy định  Việc quản lý, sử dụng Hồ sơ bệnh án trong khi thời gian bệnh nhân đang điều trị tại khoa được thực hiện như sau: + Trong giờ hành chính: Do điều dưỡng buồng bệnh sử dụng và quản lý + Ngoài giờ hành chính hay chính là giờ trực: Điều dưỡng trực sử dụng khi cần và đảm bảo công tác quản lý 9 Mô tả về phương pháp/mô hình chăm sóc người bệnh cảm thấy tâm đắc nhất tại khoa CBNĐ Tại khoa CBNĐ điều làm tôi tâm đắc và ấn tượng nhất là kỹ thuật lấy ven của điều dưỡng Các bệnh nhân của khoa CBNĐ đa số là người già, bệnh tật lâu ngày, cơ thể đau đớn, khó chịu trong người, thành ra bệnh nhân khó tính…tĩm mạch bị giãn, dễ vỡ để lấy được ven cho bệnh nhân thì phải rất tâm huyết mới đảm bảo cho kỹ thuật và hiệu quả tốt PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 20

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:51

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w