1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng đánh giá thực trạng, kiến thức, thực hành tuân thủ vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tại việt nam

25 296 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá thực trạng, kiến thức, thực hành tuân thủ vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tại Việt Nam
Tác giả Họ Và Tên
Trường học Trường Đại Học Trà Vinh
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Bài thu hoạch
Thành phố Trà Vinh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 894,01 KB

Nội dung

Điều 4. Điều dưỡng hạng II Mã số: V.08.05.11 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh và ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp với người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, phối hợp với bác sĩ điều trị xử trí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh; Phối hợp với bác sĩ đưa ra chỉ định về phục hồi chức năng và dinh dưỡng cho người bệnh một cách phù hợp; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Đưa ra chỉ định về chăm sóc; thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Tổ chức đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tổ chức thực hiện truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia; Nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Thực hiện phân cấp chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị tổ chức thực hiện công tác chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Tổ chức, thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh; áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Cập nhật, đánh giá và áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc; Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên khoa đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, đưa ra chẩn đoán chăm sóc, phân cấp chăm sóc, chỉ định chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện thành thạo kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu, đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng tổ chức đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp điều dưỡng; e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiếnphát minh khoa họcsáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; g) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tối thiểu là 02 năm. Điều 5. Điều dưỡng hạng III Mã số: V.08.05.12 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, phát hiện, ra quyết định, xử trí về chăm sóc và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị; Thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu, phức tạp, kỹ thuật phục hồi chức năng đối với người bệnh; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Thực hiện và tham gia việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu, xử trí trong những tình huống khẩn cấp như: sốc phản vệ, cấp cứu người bệnh ngừng tim, ngừng thở và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Phối hợp với bác sĩ điều trị phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị chuẩn bị và hỗ trợ cho người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh và áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu và đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp; e) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng trung cấp. Điều 6. Điều dưỡng hạng IV Mã số: V.08.05.13 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho người bệnh theo chỉ định và sự phân công; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, tiết chế và thực hiện chỉ định chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Ghi chép hồ sơ điều dưỡng theo quy định. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện, tham gia thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Thực hiện, tham gia thực hiện truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tham gia truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà: tiêm, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng, tắm gội, thay băng theo chỉ định. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, tham gia biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Tham gia phân cấp chăm sóc người bệnh; Chuẩn bị và hỗ trợ người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng trong phạm vi được phân công; Tham gia, thực hiện và áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hộ sinh hoặc y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện các can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện được kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu; d) Có kỹ năng giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

- -126 Nguyễn Thiện Thành, phường 5, Tp Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh

Điện thoại: (0294) 653 43 44 - 3855246 (162); E-mail: ctec@tvu.edu.vn

Website: http://ctec.tvu.edu.vn

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

ĐIỀU DƯỠNG HẠNG III

Chủ đề : Đánh giá thực trạng, kiến thức, thực hành tuân thủ vệ sinh bàn tay của

nhân viên y tế tại Việt Nam

Họ và tên:

Ngày sinh:

Đơn vị công tác:

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám hiệu, PhòngĐào tạo, các thầy cô giáo Trường Đại Học Trà Vinh đã tận tình giảng dạy, giúp đỡtôi trong khóa học này

Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban giám đốc, phòng Kiểm soátnhiễm khuẩn Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam đã tạo điều kiện và giúp

đỡ tôi hoàn thành tốt bài thu hoạch này

Với tất cả tình cảm sâu sắc nhất, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến các Giáo viênhướng dẫn, đã luôn nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành bàithu hoạch này Kiến thức về học thuật, sự tận tình trong giảng dạy, hướng dẫn củacác thầy đã giúp chúng tôi có được những kiến thức, kinh nghiệm trong học tập.Tôi xin trân trọng cảm ơn giáo viên hướng dẫn đã đóng góp nhiều ý kiến quantrọng để tôi hoàn thiện bài thu hoạch này

Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, song với năng lực bản thân và thời gian

có hạn Tôi rất mong được tiếp nhận những ý kiến đánh giá, bổ sung của quý thầy

cô giáo để bài tiểu luận được hoàn thiện tốt hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

MỤC LỤ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC HÌNH 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8

1 Cơ sở khoa học của vệ sinh bàn tay trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện .8

2 Các phổ vi khuẩn thường có trên da bàn tay nhân viên y tế 10

3 Phương pháp lây truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện qua bàn tay 11

CHƯƠNG II: NỘI DUNG 12

1 Nhiễm khuẩn bệnh viện 12

1.1 Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện 12

1.2 Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện 12

2 Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay 12

3 Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện 12

4 Mối liên quan giữa tuân thủ rửa tay và tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện 14

5 Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay của NVYT 16

5.1 Nghiên cứu trên thế giới 17

5.2 Nghiên cứu tại Việt Nam 18

III GIẢI PHÁP 19

1 Đề xuất giải pháp 19

1.1 Giải pháp: 19

1.1.1 Giải pháp chính sách: 19

1.1.2 Giải pháp về giáo dục: 19

1.1.3 Giải pháp tăng cường nguồn lực: 19

1.1.4 Giải pháp hành chính: 19

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 01 24

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 Hiệu quả của việc rửa tay với các loại

Hình 2 Quy trình vệ sinh tay thường quy Trang 16

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn bệnh viện là vấn đề đang thu hút sự quan tâm của ngành Y

tế và của toàn xã hội không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới

Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo: Rửa tay thường quy với nước và xàphòng hoặc với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn là một biện pháp đơn giản vàhiệu quả phòng tránh nhiễm khuẩn bệnh viện

Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện(NKBV) là các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48h kể từ khi bệnh nhân nhập viện vàkhông hiện diện cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện Cónhiều tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện như vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinhtrùng [7]

Ngày nay, mặc dù kiến thức về kiểm soát NKBV ngày càng cao, khángsinh phổ rộng ngày càng nhiều và các biện pháp kiểm soát NKBV ngày càng đượctăng cường, song NKBV vẫn chưa giảm

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu được tiến hành tại 62 bệnh viện khu vực phíaBắc năm 2009 cho thấy, tỉ lệ NKBV là 7.8%, các vị trí, cơ quan hay gặp NKBV là:nhiễm khuẩn phổi (41.9%); Nhiễm khuẩn vết mổ (27.5%); nhiễm khuẩn tiếtniệu (13.1%); các nhiễm khuẩn khác (17.5%) [1]

Từ năm 2007, dự án “Tăng cường vệ sinh bệnh viện” do Cục quản

lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế là cơ quan chủ quản, đã được triển khai với mộttrong những mục tiêu là nâng cao tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại cácbệnh viện lên 60% bằng việc đầu tư, lắp đặt cơ sở vật chất, trang thiết bị, phươngtiện phục vụ việc rửa tay và tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về vệ sinh bàn taycho các nhân viên y tế

Với sự can thiệp của dự án và phối hợp thực hiện của Bệnh viện, liệu kiếnthức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế Việt Nam hiện nay có tăng

Trang 8

lên phù hợp với mục tiêu mà dự án đề ra hay không là câu hỏi mà chúng tôi quantâm.

Vì vậy chúng tôi tiến hành” Đánh giá thực trạng kiến thức, thực hành tuân

thủ vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tại Việt Nam.”

Trang 9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 Cơ sở khoa học của vệ sinh bàn tay trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Tuân thủ vệ sinh bàn tay phòng tránh được nhiễm khuẩn bệnh viện, tuynhiên tỉ lệ tuân thủ rửa tay của các nhân viên y tế còn rất thấp Tại Hoa Kỳ, một sốnghiên cứu về tỉ lệ này được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến

2000 cho thấy, tỉ lệ tuân thủ rửa tay chỉ đạt từ 29% đến 40%

Năm 1992, tạp chí Y học New England (the New England Journal ofMedicine) công bố kết quả nghiên cứu về rửa tay tại khoa hồi sức cấp cứu Báo cáocho thấy, mặc dù đã áp dụng những biện pháp giáo dục và giám sát đặc biệt, nhưng

tỷ lệ tuân thủ rửa tay ở nhân viên y tế chỉ xấp xỉ 30% và tỷ lệ cao nhất chỉ đạt 48%.Cũng năm đó CDC ước tính mỗi năm tại Hoa Kỳ có khoảng 2,000,000 bệnh nhânmắc nhiễm khuẩn bệnh viện và chi phí cho việc điều trị các bệnh nhân trên tiêu tốnhơn 45 tỉ đô la Mỹ Năm 1993 đã có 11 nhân viên y tế mắc bệnh viêm gan A dokhông rửa tay sau khi tiếp xúc với 1 trong 2 bệnh nhân viêm gan A [8]

Cuối những năm 1840, Bác sĩ Ignaz Semmelweis (1818-1865) khám phá

ra sự

khác biệt về tỉ lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh con giữa hai khoa sản của bệnhviện Năm 1846, Semmelweis nghiên cứu và thấy rằng tại hai khoa sản của bệnhviện, cùng thực hành một kỹ thuật rửa tay: Khoa thứ nhất là khoa thực hành củasinh viên y khoa, nơi mà chỉ có các bác sĩ và sinh viên y khoa làm việc có tỷ lệ tửvong do sốt hậu sản là 13.1%, tỷ lệ này cao gấp gần 5 lần so với khoa thứ 2 là khoahướng dẫn thực hành cho nữ hộ sinh (bao gồm các nữ hộ sinh và học sinh hộ sinh)

có tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh là 2.03% Ông quan sát và thấy rằng các bác

sĩ và sinh viên y khoa thường không rửa tay sau khi thăm khám mỗi bệnh nhân,thậm chí sau khi mổ tử thi Trên cơ sở đó, ông cho rằng nguyên nhân sốt hậu sản là

Trang 10

do bàn tay không rửa của các bác sỹ và các sinh viên y khoa chứa tác nhân gâybệnh Vì vậy, ông đã đề xuất sử dụng dung dịch nước vôi trong (chứa chlorine) đểrửa tay vào thời điểm chuyển tiếp sau mổ tử thi sang thăm khám bệnh nhân Kếtquả cho thấy tỷ lệ tử vong của các bà mẹ sau đó đã giảm từ

12,24 % xuống 2,38% Tuy nhiên, tại thời điểm đó, nhiều người cho rằngkhuyến cáo rửa tay giữa những lần tiếp xúc với người bệnh của Semmelweis là quánhiều và không bác sĩ nào chấp nhận đôi bàn tay của họ chính là nguyên nhân gây

tử vong hậu sản Một số người khác thì cho rằng kết quả nghiên cứu của ông làthiếu bằng chứng khoa học

Năm 1849 ông bị sa thải khỏi bệnh viện Vienne và tới làm việc ở khoa sảnphụ bệnh viện Pest's St Rochus ở Hungari (1851-1857) [2] Ngày nay, ở Hungary,người ta lập nên bảo tàng Semminweis, bệnh viện Semminweis Tại Áongười ta thành lập bệnh viện sản khoa Semminweis và ông đã được ghi nhận làngười mở đường cho học thuyết về vô trùng và học thuyết về nhiễm khuẩn bệnhviện

Một trong những kết quả nghiên cứu nổi tiếng có ảnh hưởng lớn tới cácnhà kiểm soát nhiễm khuẩn là nghiên cứu của GS.TS Didier Pittet (BV thực hànhGeneve, Thụy Sĩ) Ông và cộng sự đã tiến hành nhiều nghiên cứu về vệ sinh bàntay Pittet đã sử dụng phương pháp giám sát sự tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế

và phản hồi tới họ kết quả giám sát đó Trong nghiên cứu này Pittet đã đưa ra kháiniệm là tất cả những lần rửa tay với nước và xà phòng, rửa tay với dung dịch sátkhuẩn tại những thời điểm cơ hội rửa tay đều được tính là sự tuân thủ rửa tay Đốitượng được giám sát là tất cả cán bộ y tế ở các khoa lâm sàng Thời điểm giám sát

là tất cả các ngày trong tuần, 20 phút đầu tiên của một ca làm việc Thời gian giámsát được tính đến khi nào thỏa mãn mẫu cỡ cần thiết Những điều dưỡng chuyênkhoa kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện giám sát sự tuân thủ rửa tay Các tác giảđánh giá phương pháp này hữu hiệu hơn là phương pháp giáo dục rửa tay Để đánhgiá hiệu quả của chương trình rửa tay, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các chỉ số đánh

Trang 11

giá: tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ MRSA và mức độ tiêu thụ dung dịch rửatay chứa cồn.

2 Các phổ vi khuẩn thường có trên da bàn tay nhân viên y tế.

Trên da cơ thể người luôn có các vi khuẩn định cư Da ở những khu vựckhác nhau của cơ thể có lượng vi khuẩn hiếu khí định cư khác nhau

Vi sinh vật Các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện không chỉ có ở các vếtthương nhiễm khuẩn, ở các chất thải và các dịch cơ thể mà còn thường xuyên cómặt trên da lành người BN Mức độ ô nhiễm bàn tay của NVYT phụ thuộc vào loạithao tác sạch hay bẩn và thời gian thực hiện thao tác trên người bệnh

Trang 12

3 Phương pháp lây truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện qua bàn tay

Trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân, các vi sinh vật gây bệnh có

ở da, vết thương, các dịch cơ thể, quần áo, vật dụng dinh hoặc các bệnh va củanhân viên y tế, qua yếu tố trung gian là bàn tay, có thể lan truyền đến mọi nơi bàntay đụng chạm tới.( Phụ lục 01)

Trang 13

CHƯƠNG II: NỘI DUNG

1 Nhiễm khuẩn bệnh viện

1.1 Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện

Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện(NKBV) là các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48h kể từ khi bệnh nhân nhập viện vàkhông hiện diện cũng như không ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện [7]

1.2 Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện

Nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra bởi các vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinhtrùng Trong đó nhiễm trùng đường tiết niệu thông qua thủ thuật đặt dẫn lưu nước

tiểu không đảm bảo vô khuẩn là phổ biến nhất, đứng hàng thứ 2 là viêm phổi [9]

2 Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay

Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng và cộng sự thực hiện năm 2006– 2007 tại 62 bệnh viện khu vực phía Bắc đại diện các tuyến: Trung ương,tỉnh/Thành phố và Quận/Huyện cho thấy, tỉ lệ NKBV trung bình là 7.8% Trong đócác bệnh viện tuyến TW có tỉ lệ NKBV là 5.4%; các BV tuyến tỉnh/thành phố có tỉ

lệ NKBV là 8.3% cao hơn tỉ lệ NKBV ở các BV tuyến quận/huyện là 6.4% Tácnhân gây NKBV hàng đầu là Pseudomonas aeruginosa, tiếp đó là Acinetobactebaumani và nấm Candida [1]

3 Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện

Nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra những hậu quả nặng nề với bệnh nhâncũng như các nhân viên y tế Các hậu quả của NKBV bao gồm:

a) Tăng chi phí và tăng ngày điều trị:

Tại Việt Nam, thông tin tại Đại hội Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội năm

2008 cho thấy, mỗi nhiễm khuẩn bệnh viện làm kéo dài thời gian nằm việntrung bình từ 9.4 đến 24.3 ngày và làm tăng chi phí điều trị trung bình từ 2-32.3

triệu đồng

Trang 14

Đây quả là một số tiền lớn so với mức thu nhập trung bình của người dântại thời điểm năm 2008 mới là 1024 USD tương đương gần 16 triệu đồng Theothống kê của CDC (Hoa Kỳ) năm 2009, ước tính hàng năm Hoa Kỳ phải chi một

số tiền cho việc điều trị NKBV là từ 28 đến 48 tỉ đô la Mỹ(tương đương từ378,000 tỉ đến 816,000 tỉ đồng), cao hơn tổng ngân sách nhà nước của Việt Namchi cho Đầu tư phát triển và phát triển kinh tế xã hội năm 2008 (494,600 tỉđồng)

Nhiều nghiên cứu tiến hành tại các bệnh viện ở Hoa Kỳ cho thấy, NKBVkéo dài thêm thời gian nằm viện trung bình từ 7.4 đến 9.4 ngày

Các bệnh nhân mắc NKBV đòi hỏi nhu cầu chăm sóc và điều trị cao hơn

do đó làm tăng thêm áp lực công việc cho các nhân viên y tế vốn đã làm việc trongtình trạng quá tải

b) Tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật

Nhiễm khuẩn bệnh viện không những gây hậu quả nặng nề vềmặt lâm sàng, kinh tế mà còn là nguyên nhân làm tăng sự kháng thuốc của vi sinhvật, làm xuất hiện những chủng vi khuẩn đa kháng kháng sinh (ví dụ như MRSA –

tụ cầu kháng kháng sinh Methicillin) là nguyên nhân dẫn đến tử vong trongcác bệnh viện Tại Hoa Kỳ, tháng 10/2010, CDC công bố số người chết doMRSA đã vượt quá số người chết vì bệnh AIDS Trong số các bệnh viện đượckhảo sát, MRSA được tìm thấy ở 176 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 45%, trong đó 7,7%

bị lây khi đang nằm viện Ở Anh, mỗi năm có khoảng 5000 bệnh nhân chết vìMRSA Tại Đức, Italia và Bồ Đào Nha, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn bệnh việnlên tới hơn 50% Tại châu Á, các chủng loại vi khuẩn đa kháng kháng sinh đượcxác định là nguyên nhân gây ra từ 70 - 80% trường hợp lây nhiễm trong bệnh viện.Theo giáo sư Xiao Yonghong của Viện Dược lý lâm sàng của trường ĐH BắcKinh, tỷ lệ lây nhiễm MRSA trong các bệnh viện Trung Quốc đã tăng từ 30% lên70%

c) Các hậu quả khác

Trang 15

NKBV còn làm tăng tỉ lệ tử vong và tăng các biến chứng cho người bệnh.Các NKBV là nguyên nhân gây tử vong cho 99.000 bệnh nhân tại Hoa Kỳ năm

2002 Không chỉ gây biến chứng nặng nề cho bệnh nhân, là nguy cơ lây nhiễm chonhân viên y tế, NKBV còn làm giảm chất lượng điều trị và uy tín của bệnh viện

4 Mối liên quan giữa tuân thủ rửa tay và tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.

NKBV lây truyền qua một số con đường, tuy nhiên việc lây truyền thôngqua bàn tay của nhân viên y tế là phổ biến nhất [10]

NKBV gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ với bệnhnhân mà còn đối với các nhân viên y tế Sự tuân thủ rửa tay của NVYT (như rửatay với nước và xà phòng, rửa tay với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn) được coi

là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa hiệu quả nhiễm khuẩn bệnhviện [10]

Bàn tay nhân viên y tế chứa từ 3.9 x 104đến 4.6 x 106 vi khuẩn [11].Trong một nghiên cứu được thực hiện ngẫu nhiên trên 77 bàn tay của nhân viên y

tế tại bệnh viện 11 Chợ Rẫy – TP Hồ Chí Minh cho kết quả, trung bình có 267,378

vi khuẩn/cm2 , trong đó: bàn tay của BS có chứa 275,110 vi khuẩn/cm2 ; bàn tayĐiều dưỡng chứa 126,875 vi khuẩn/cm2 [3]

Vệ sinh bàn tay đúng cách sẽ làm loại bỏ hầu hết lớp vi sinh vật gây ranhiễm khuẩn bệnh viện cho bệnh nhân Hiệu quả của vệ sinh bàn tay với các loạihóa chất khác nhau được mô tả ở hình 1:

A: Tay chưa rửaB: Tay sau khi rửa với nước và xà phòng

C: Tay sau khi sát khuẩn bằng dung dịch cồn

Trang 16

Hình 1 Hiệu quả của việc rửa tay với các loại hóa chất khác nhau

Đánh giá được tầm quan trọng của vệ sinh bàn tay trong việcphòng ngừa và giảm bớt tỉ lệ NKBV, từ năm 1996 Bộ Y tế đã đã ban hành Quytrình rửa tay thường quy có minh hoạ bằng hình ảnh Năm 2007, dựa trên hướngdẫn mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới về phương pháp rửa tay thường quy và sátkhuẩn tay bằng cồn, Bộ Y tế đã mời các chuyên gia y tế và chuyên gia kiểm soátnhiễm khuẩn sửa đổi quy trình cho phù hợp với điều kiện Việt Nam và ban hànhcông văn số 7517/BYT-Đtr ngày 12 tháng 10 năm 2007 đề nghị các Sở Y tế, cácđơn vị tổ chức cho cán bộ, nhân viên bệnh viện học tập và thực hiện theo hướngdẫn mới và treo Quy trình rửa tay bằng hình ảnh ở những vị trí thuận lợi để nhânviên y tế thực hiện theo quy định [4] Năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư18/2009/ TT-BYT: Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác KSNK tại các cơ sởkhám, chữa bệnh Điều 1 của Thông tư quy định “Thầy thuốc, nhân viên y tế, họcsinh, sinh viên thực tập tại các cơ sở khám chữa bệnh phải tuân thủ rửa tay đúngchỉ định và đúng quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế Người bệnh vàngười nhà người bệnh, khách đến thăm phải rửa tay theo quy định và hướng dẫncủa cơ sở khám, chữa bệnh” [5]

Các thời điểm nhân viên y tế bắt buộc phải vệ sinh bàn tay bao gồm:(1) Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân

(2) Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn

(3) Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân

(4) Sau khi tiếp xúc với máu và dịch thể cơ thể

(5) Sau khi tiếp xúc vùng xung quanh bệnh nhân

Quy trình VSBT của NVYT với nước và xà phòng hoặc với dung dịch sátkhuẩn tay chứa cồn gồm 6 bước như hình vẽ sau:

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w