1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dân số viên Nhà nước trong hệ thống chính trị

18 199 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Thu Hoạch Bồi Dưỡng Theo Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp Dân Số Viên
Tác giả Họ Và Tên
Trường học Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn (dự đoán)
Thể loại Bài Thu Hoạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố Trà Vinh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 767,5 KB

Nội dung

Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị và chính trịxã hội trong xã hội bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội hợp pháp được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền. Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, nhà nước và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp của giai cấp cầm quyền. Ở nước ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể của quyền lực. Bởi vậy, hệ thống chính trị ở nước ta là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trịxã hội hợp pháp khác của nhân dân được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau: Một là, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Các quan điểm và nguyên tắc của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đều được tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta vận dụng, ghi rõ trong hoạt động của từng tổ chức. Hai là, hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là một tổ chức trong hệ thống chính trị nhưng có vai trò lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trong điều kiện cụ thể ở nước ta, do những phẩm chất của mình Đảng là đại biểu cho ý chí và lợi ích thống nhất của các dân tộc; do truyền thống lịch sử mang lại và do những thành tựu rất to lớn đạt được trong hoạt động thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng... làm cho Đảng ta trở thành Đảng chính trị duy nhất có khả năng tập hợp quần chúng lao động đông đảo để thực hiện lý tưởng của Đảng, nhân dân tự nguyện đi theo Đảng, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tế. Đây là đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị ở nước ta. Ba là, hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này được tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta thực hiện. Việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nhân tố cơ bản đảm bảo cho hệ thống chính trị có được sự thống nhất về tổ chức và hành động nhằm phát huy sức mạnh đồng bộ của toàn hệ thống cũng như của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị. Bốn là, hệ thống chính trị bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi. Đây là đặc điểm khác biệt căn bản của hệ thống chính trị ở nước ta với hệ thống chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất lợi ích giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động cũng như cả dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do đó em lựa chọn nội dung Nhà nước trong hệ thống chính trị” để làm báo cáo chuyên đề.

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH



126 Nguyễn Thiện Thành, phường 5, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh

Điện thoại: (0294) 653 43 44 - 3855246 (162)

Email:ctec@tvu.edu.vn Website:http// ctec@tvu.edu.vn

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

DÂN SỐ VIÊN

Họ và tên:

Ngày tháng năm sinh:

TRÀ VINH NĂM 2023

Trang 2

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ

Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị và chính trị-xã hội trong xã hội bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền

Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, nhà nước và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp của giai cấp cầm quyền

Ở nước ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể của quyền lực Bởi vậy, hệ thống chính trị ở nước ta là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam

và các tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp khác của nhân dân được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa

Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động Các quan điểm và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đều được tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta vận dụng, ghi rõ trong hoạt động của từng tổ chức

Hai là, hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Việt Nam Đảng là một tổ chức trong hệ thống chính trị nhưng có vai trò lãnh đạo

Trang 3

các tổ chức trong hệ thống chính trị Trong điều kiện cụ thể ở nước ta, do những phẩm chất của mình - Đảng là đại biểu cho ý chí và lợi ích thống nhất của các dân tộc; do truyền thống lịch sử mang lại và do những thành tựu rất to lớn đạt được trong hoạt động thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng làm cho Đảng ta trở thành Đảng chính trị duy nhất có khả năng tập hợp quần chúng lao động đông đảo để thực hiện lý tưởng của Đảng, nhân dân tự nguyện đi theo Đảng, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tế Đây là đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị ở nước ta

Ba là, hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên

tắc tập trung dân chủ Nguyên tắc này được tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta thực hiện

Việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nhân tố cơ bản đảm bảo cho hệ thống chính trị có được sự thống nhất về tổ chức và hành động nhằm phát huy sức mạnh đồng bộ của toàn hệ thống cũng như của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị

Bốn là, hệ thống chính trị bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công

nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi

Đây là đặc điểm khác biệt căn bản của hệ thống chính trị ở nước ta với hệ thống chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất lợi ích giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động cũng như cả dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn

minh Do đó em lựa chọn nội dung "Nhà nước trong hệ thống chính trị” để làm

báo cáo chuyên đề

Trang 4

Phần II MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ

1 Mục đích

Trên cơ sở lý luận và thực trạng động lực làm việc của viên chức Phòng Dân

số - Truyền thông Cán bộ chuyên trách Dân số - Truyền thông 16/16 xã, phường, Trung tâm Y tế huyện Mai châu đề xuất một số giải pháp về động lực làm việc cho đội ngũ Viên chức phòng Dân số, cán bộ chuyên trách và Cộng tác viên Dân số 16/16 xã , nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động

2 Yêu cầu

- Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan

- Phân tích, đánh giá thực trạng động lực, tạo động lực làm việc cho đội ngũ Viên chức Dân số, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

- Đề xuất một số giải pháp tạo động lực làm việc cho Cán bộ viên chức trong phòng Dân số - Truyền thông, cán bộ chuyên trách và Cộng tác viên Dân số 16/16

xã, trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, đáp ứng yêu cầu công tác Dân số và phát triển hiện nay

Trang 5

Phần III NỘI DUNG

3.1 Các luận điểm lý thuyết của chủ đề lựa chọn

3.1.1 Động lực và tạo động lực làm việc

Có nhiều những quan niệm khác nhau về tạo động lực trong lao động nhưng đều có những điểm chung cơ bản nhất

Theo ThS.Nguyễn Vân Điềm – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân “Động lực lao động là sự khao khát, tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới một mục tiêu, kết quả nao đó”

Theo TS Bùi Anh Tuấn “Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người tích cực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lưc, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân người lao động”

3.1.2 Khái niệm động lực làm việc

Để có được động lực cho người lao động làm việc thì phải tìm cách tạo ra được động lực đó Như vậy “Tạo động lực trong lao động là hệ thống các chính sách, các biện pháp các thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có được động lực để làm việc”

3.1.3 Khái niệm tạo động lực làm việc

“Tạo động lực được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động tới người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong lao động”

“Tạo động lực làm việc được hiểu là tất cả các biện pháp của nhà quản lý áp dụng đối với các cá nhân trong tổ chức, nhằm tạo ra động lực làm việc cho người lao động”

Mục đích của tạo động lực cho người lao động là trách nhiệm và mục tiêu của các nhà quản lý Điều quan trọng nhất là thông qua các biện pháp, chính sách

có thể khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát huy tiềm năng của nguồn nhân lực trong tổ chức Một khi người lao động có động lực làm việc thì sẽ tạo ra khả năng

Trang 6

nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc Không những thế nó còn tạo ra sự gắn bó

và thu hút nhân tài về với tổ chức

Từ sự nghiên cứu các khái niệm khác nhau, trong đề tài này, khái niệm tạo động lực làm việc được hiểu như sau: Tạo động lực làm việc là tất cả các biện pháp của nhà quản lý áp dụng đối với các cá nhân trong tổ chức nhằm thúc đẩy người lao động làm việc vì mục tiêu của tổ chức

3.1.4 Mục đích của tạo động lực làm việc

Bất cứ tổ chức nào cũng mong muốn nhân viên của mình có động lực làm việc, vì vậy tạo động lực làm việc cho nhân viên là một trong những nhiệm vụ của các nhà quản lý

Mục đích cơ bản nhất của tạo động lực là nhằm sử dụng một cách hợp lý nguồn lao động, khai thác một cách hiệu quả nguồn lực con người nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động của tổ chức Bên cạnh đó, tạo động lực còn nhằm mục đích thu hút và gắn bó các cá nhân với tổ chức bởi vì khi người lao động có động lực làm việc thì họ sẽ hăng say với công việc, nhiệt tình và hết lòng với tổ chức Tạo động lực làm việc cho người lao động vì thế có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của tất cả các tổ chức

3.1.5 Các luận điểm lý thuyết

Có nhiều học thuyết khác nhau về tạo động lực và được tiếp cận dưới nhiều hình thức riêng Tuy nhiên các học thuyết cùng có chung một kết luận là việc nâng cao động lực cho người lao động sẽ dẫn tới tăng năng suất lao động và thắng lợi hơn của tổ chức

3.1.6 Học Thuyết về nhu cầu của A.Maslow

Maslow cho rằng con người có nhiều nhu cầu mong muốn được thỏa mãn và được sắp xếp theo thứ tự nhất định Theo ông con người có năm nhu cầu cần được thỏa mãn và được sắp xếp theo thứ tự thỏa mãn từng nhu cầu.Trong đó chia:

* 3 nhu cầu tối thiểu:

- Nhu cầu sinh lý: là những nhu cầu như ăn mặc, ở, đi lại…

- Nhu cầu an toàn: Là các chế độ như BHXH, BHYT được đáp ứng đầy đủ cho người lao động theo quy định của nhà nước

Trang 7

- Nhu cầu xã hội: là quan hệ nhân sự giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau trong cùng một đơn vị… một cách phù hợp và hợp tác

* 2 nhu cầu bậc cao:

- Nhu cầu được tôn trọng: sau khi những nhu cầu tối thiểu được đáp ứng người lao động sẽ có những nguyện vọng như: có chức danh, địa vị của từng người lao động được khẳng định ở những lĩnh vực nhất định

- Nhu cầu khẳng định bản thân: những người lao động luôn muốn có được môi trường làm việc thoải mái, được giao những công việc mang tính chất thách thức để họ chứng tỏ được năng lực của bản thân mình

Học thuyết của Maslow cho rằng khi mỗi một nhu cầu trong số các nhu cầu trên được thỏa mãn thì nhu cầu tiếp theo trở nên quan trọng hơn Sự thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân sẽ đi theo thứ bậc như trên và mặc dù không có nhu cầu nào được thỏa mãn hoàn toàn nhưng một nhu cầu đã được thỏa mãn thì không còn tạo

ra động lực được nữa Do vậy Maslow cho rằng để tạo ra được động lực cho nhân viên người quản lý cần phải hiểu nhân viên đó đang nằm trong thứ bậc nào của nhu cầu

3.1.7 Học thuyết hai yếu tố của Herzberg

Lý thuyết gia quản trị người Hoa kỳ, ông Frederick Herzberg đưa ra lý thuyết hai yếu tố về sự thỏa mãn trong công việc và tạo động lực, ông chia các yếu

tố thành 2 nhóm như sau

* Nhóm 1 bao gồm các yếu tố then chốt để tạo động lực và sự thỏa mãn trong công việc như sau

- Sự thành đạt

- Sự thừa nhận thành tích

- Bản chất bên trong công việc

- Trách nhiệm lao động

- Sự thăng tiến

Đó là các yếu tố thuộc về công việc và về nhu cầu bản thân của người lao động Khi các nhu cầu này được thỏa mãn thì sẽ tạo được động lực cho người lao động

Trang 8

* Nhóm 2 bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường tổ chức.

- Các chế độ và chính sách quản trị của công ty

- Sự giám sát công việc

- Tiền lương

- Các mối quan hệ con người trong tổ chức

- Các điều kiện làm việc

Học thuyết này đã chỉ ra hàng loạt nhưng yếu tố tác động tới tạo động lực và

sự thỏa mãn nhu cầu của người lao động, đồng thời cũng gây được ảnh hưởng cơ bản tới thiết kế và thiết kế lại ở nhiều công ty

3.1.8 Học thuyết kỳ vọng của Victor Vrom

Học thuyết kỳ vọng của Victor Vrom nhấn mạnh mối quan hệ nhận thức Học thuyết này được Victor Vroom xây dựng dựa trên một số yếu tố tạo động lực trong lao động như: tính hấp dẫn của công việc, mối liên hệ giữa kết quả

và phần thưởng, mối liên hệ giữa nỗ lực quyết tâm với kết quả lao động của họ.Theo học thuyết này một sự nỗ lực nhất định sẽ dẫn tới một thành tích nhất định và thành tích đó sẽ dẫn tới một kết quả hoặc phần thưởng như mong muốn Chính vì thế theo ông các nhà quản lý cần phải làm cho người lao động hiểu được mối quan hệ trực tiếp giữa nỗ lực - thành tích, thành tích - kết quả/ phần thưởng

3.1.9 Học thuyết công bằng của Stacy Adam

Stacy Adam đề cập tới vấn đề nhận thức của người lao động về mức độ đối

xử công bằng và đúng đắn trong tổ chức Công bằng là yếu tố quan tâm đặc biệt của người lao động Họ luôn so sánh những gì họ đã đóng góp với những gì mà họ nhận được từ tổ chức, đồng thời họ còn so sánh các quyền lợi họ được hưởng với những gì mà người khác nhận được

Như vậy theo Stacy Adam để tạo ra được động lực cho lao động, nhà quản

lý phải tạo được sự cân bằng giữa những đóng góp và quyền lợi mà các cá nhân nhận được

Trang 9

3.1.10 Học thuyết về sự tăng trưởng tích cực của Skinner

Thuyết này cho rằng hành vi thúc đẩy của một người là một hành vi hiểu biết và chịu ảnh hưởng bởi phần thưởng hay hình phạt mà người đó nhận được trong một tình huống tương tự đã trải qua trước đây

3.1.11 Thuyết mục tiêu của Edwin Locke

Theo thuyết này, Ý đồ làm việc hướng tới mục tiêu là nguồn gốc chủ yếu của động lực lao động Các mục tiêu được đặt ra cụ thể, phù hợp và thách thức sẽ dẫn đến sự thực hiện công việc tốt hơn Việc đặt mục tiêu phải kết hợp với công tác cung cấp thông tin phản hồi (feedback) Phản hồi đóng vai trò hướng dẫn mục tiêu Nhân viên sẽ làm việc tốt hơn khi nhận được thông tin phản hồi cho biết họ đang thực hiện mục tiêu như thế nào để giúp họ có thực hiện được mục tiêu hay không

3.2 Vận dụng các luận điểm, lý thuyết vào thực tiễn hoạt động ở đơn vị, ngành công tác

3.2.1 Các vấn đề thực tiễn

- Bộ máy điều hành và quản lý công tác Dân số - Truyền thông cấp thành phố hiện nay:

Phòng dân số - Truyền thông thuộc Trung tâm Y tế huyện có chức năng tham mưu trong công tác nhiệm vụ hoạt động về công tác Dân số - Truyền thông hiện nay có 5/5 cán bộ viên chức Trình độ chuyên môn nghiệp vụ có 5 đại học

Về cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng gồm:

01 Trưởng phòng phụ trách trung

01 viên chức phụ trách công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ

01 viên chức phụ trách công tác thông kê báo báo, nhập sổ hộ gia đình kho

dữ liệu thông tin điện tử (A0) và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

01 viên chức phụ trách mô hình tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, phương tiện tránh thai, nhập sổ hộ gia đình kho dữ liệu thông tin điện tử (A0)

01 viên chức tham mưu tổng hợp báo cáo và soạn thảo văn bản chỉ đạo

- Viên chức phụ trách công tác Dân số - Truyền thông tại trạm y tế các xã 10/10 người

Trang 10

- Cộng tác viên Dân số và gia đình hiện nay có: 165 người

* Viên chức Phòng Dân số - Truyền thông có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Thực hiện theo Thông tư 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số - Kế hoạch hoá gia đình ở địa phương

+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về DS-KHHGĐ và truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ trên cơ sở kế hoạch của Chi cục DS-KHHGĐ thuộc Sở Y tế và tình hình thực tế trên địa bàn huyện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

+ Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, cung cấp dịch vụ về DS-KHHGĐ theo phân cấp và theo quy định của pháp luật

+ Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động, phổ biến các sản phẩm truyền thông về DS-KHHGĐ theo phân cấp và theo quy định của pháp luật

+ Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát chuyên môn các hoạt động về DS-KHHGĐ của trạm y tế xã và cộng tác viên DS-DS-KHHGĐ thôn, bản

+ Quản lý và triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ, các dự án khác được Chi cục DS-KHHGĐ phân công

+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã và cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, bản

+ Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu và tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực DS-KHHGĐ/SKSS

+ Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định hiện hành

+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ và Uỷ ban nhân dân huyện giao

3.2.2 Những thuận lợi và khó khăn đối với việc có động lực và tạo động lực của Viên chức Dân số

- Đội ngũ cán bộ phòng Dân số - Truyền thông thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra, làm ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác Dân số - Truyền thông

Ngày đăng: 27/03/2024, 13:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w