Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dân số viên Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSSKHHGĐ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2023 – 2024.

16 20 0
Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dân số viên Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSSKHHGĐ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2023 – 2024.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lương sơn là huyện cửa ngõ phía đông của tỉnh Hòa Bình, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội với vùng tây bắc của Tổ Quốc, gần khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu đô thị Phú cát, Miếu môn, Đại học Quốc gia, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Phía Tây giáp thành phố Hòa Bình. Phía nam giáp các huyện Kim Bôi và Lạc Thủy. Phía đông giáp các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ. Phía bắc giáp các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ. Phía bắc giáp huyện Quốc oai thành phố Hà Nội. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 36.488,85ha, được chia thành 11 đơn vị hành chính, bao gồm 10 xã và 1 thị trấn. Trung tâm huyện đóng tại Thị trấn lương sơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía tây và cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 30km về phía Đông. Có Đường quốc lộ số 6A, đường Hồ Chí Minh đi qua, có nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào. Tổng số hộ dân cư toàn huyện 24.420 người, tổng số dân 107.114 người trong đó nam có 52.570 người, nữ có 54.544 người. Số phụ nữ 15 – 49 tuổi có chồng 18.250 người. Trong những năm qua, công tác dân số tại địa phương đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ; Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: Chỉ tiêu giảm sinh còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên giảm nhưng chưa bền vững, trình độ dân trí được nâng cao nhưng quan niệm về con trai, con gái đẻ để dự phòng rủi ro vẫn còn tồn tại trong nhân dân. Việc có thai trước tuổi, có thai ngoài ý muốn và tình trạng nạo phá thai đang là mối lo ngại nhất là lứa tuổi vị thành niên. Chất lượng dân số chưa đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nguyên nhân của những tồn tại trên là do những yếu tố, đặc điểm về địa lý, biến động dân cư, nghề nghiệp, học vấn, phong tục tập quán của người dân và một phần do công tác truyền thông – giáo dục về Dân sốSKSSKHHGĐ còn những hạn chế nhất định. Trước tình hình thực tế về công tác Dân sốSKSSKHHGĐ của huyện và trên cơ sở những hiểu biết thực tế có được trong thời gian công tác tại phòng Dân số và những kiến thức cơ bản tiếp thu được thông qua lớp học giúp tôi hiểu rõ hơn vai trò của các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSSKHHGĐ cho các đối tượng trong việc thực hiện DSKHHGĐ của huyện cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa. Đó cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài “Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSSKHHGĐ của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình” làm tiểu luận với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành tại huyện Lương Sơn tìm ra giải pháp để đạt kết quả cao trong các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSSKHHGĐ trên địa bàn. Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSSKHHGĐ của huyện Lương Sơn, giai đoạn 2022 – 2023 là một trong những cơ sở lý luận hành trang quan trọng cần trang bị cho dân số viên nhằm vận dụng vào thực tiễn công tác. Đặc biệt, trong công tác Dân số đã và đang chuyển biến từ Dân sốKHHGĐ sang Dân số và phát triển, trong tình hình phát triển đặc thù của kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng trên địa bàn quận có những bước phát triển theo đà đô thị hóa, chuyển biến kinh tế sang lĩnh vực du lịch – dịch vụ, dân số viên cần nắm bắt kịp thời.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH - - 126 Nguyễn Thiện Thành, phường 5, Tp Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Điện thoại: (0294) 653 43 44 - 3855246 (162); E-mail: ctec@tvu.edu.vn Website: http://ctec.tvu.edu.vn BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP DÂN SỐ VIÊN Họ và tên: Ngày sinh: LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Trà Vinh, Trung tâm Đào tạo và Hợp tác doanh nghiệp cùng toàn thể các thầy cô giáo, đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa học Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; Các ban, ngành, đoàn thể của huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian tiến hành nghiên cứu tại địa phương Cuối cùng em xin cảm ơn sự quan tâm, cổ vũ, động viên của gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ để em hoàn thành tốt bài tiểu luận cuối khóa Em xin trân trọng cảm ơn! Liên Sơn, ngày 15 tháng 09 năm 2023 Người viết tiểu luận Học viên Nguyễn Thị Thu Hường 2 MỤC LỤC Stt Nội dung Trang 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 4-5 2 PHẦN II: MỤC TIÊU CỦA TIỂU LUẬN 5-6 3 PHẦN III: NỘI DUNG CHÍNH 6-10 1 Các khái niệm, quan niệm của truyền thông chăm sóc 6 SKSS/KHHGD 7-8 2 Thực trạng của vấn đề 8-9 3 Nguyên nhân của thực trạng 9-10 4 Giải pháp giải quyết vấn đề 10 5 Nguyên nhân tồn tại 14 6 Giải pháp chủ yếu 10-14 5 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 10-12 1 Kết luận 12-14 2 Kiến nghị 15 6 PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO TIỂU LUẬN Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2023 – 2024 3 I ĐẶT VẤN ĐỀ Lương sơn là huyện cửa ngõ phía đông của tỉnh Hòa Bình, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội với vùng tây bắc của Tổ Quốc, gần khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu đô thị Phú cát, Miếu môn, Đại học Quốc gia, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam Phía Tây giáp thành phố Hòa Bình Phía nam giáp các huyện Kim Bôi và Lạc Thủy Phía đông giáp các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ Phía bắc giáp các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ Phía bắc giáp huyện Quốc oai thành phố Hà Nội Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 36.488,85ha, được chia thành 11 đơn vị hành chính, bao gồm 10 xã và 1 thị trấn Trung tâm huyện đóng tại Thị trấn lương sơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía tây và cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 30km về phía Đông Có Đường quốc lộ số 6A, đường Hồ Chí Minh đi qua, có nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào Tổng số hộ dân cư toàn huyện 24.420 người, tổng số dân 107.114 người trong đó nam có 52.570 người, nữ có 54.544 người Số phụ nữ 15 – 49 tuổi có chồng 18.250 người Trong những năm qua, công tác dân số tại địa phương đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ; Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: Chỉ tiêu giảm sinh còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên giảm nhưng chưa bền vững, trình độ dân trí được nâng cao nhưng quan niệm về con trai, con gái đẻ để dự phòng rủi ro vẫn còn tồn tại trong nhân dân Việc có thai trước tuổi, có thai ngoài ý muốn và tình trạng nạo phá thai đang là mối lo ngại nhất là lứa tuổi vị thành niên Chất lượng dân số chưa đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa Nguyên nhân của những tồn tại trên là do những yếu tố, đặc điểm về địa lý, biến động dân cư, nghề nghiệp, học vấn, phong tục tập quán của người dân và một phần do công tác truyền thông – giáo dục về Dân số/SKSS/KHHGĐ 4 còn những hạn chế nhất định Trước tình hình thực tế về công tác Dân số/SKSS/KHHGĐ của huyện và trên cơ sở những hiểu biết thực tế có được trong thời gian công tác tại phòng Dân số và những kiến thức cơ bản tiếp thu được thông qua lớp học giúp tôi hiểu rõ hơn vai trò của các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho các đối tượng trong việc thực hiện DS-KHHGĐ của huyện cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa Đó cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài “Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình” làm tiểu luận với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành tại huyện Lương Sơn tìm ra giải pháp để đạt kết quả cao trong các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trên địa bàn Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ của huyện Lương Sơn, giai đoạn 2022 – 2023 là một trong những cơ sở lý luận hành trang quan trọng cần trang bị cho dân số viên nhằm vận dụng vào thực tiễn công tác Đặc biệt, trong công tác Dân số đã và đang chuyển biến từ Dân số-KHHGĐ sang Dân số và phát triển, trong tình hình phát triển đặc thù của kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng trên địa bàn quận có những bước phát triển theo đà đô thị hóa, chuyển biến kinh tế sang lĩnh vực du lịch – dịch vụ, dân số viên cần nắm bắt kịp thời II MỤC TIÊU CỦA TIỂU LUẬN Tăng cường truyền thông, vận động, huy động cộng đồng, hỗ trợ nâng cao chất lượng cung cấp dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ, ưu tiên địa bàn, có mức sinh cao và không ổn định, có nhiều đối tượng khó tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ (như người nhập cư, người lao động phổ thông…) Truyền thông thay đổi hành vi về Dân số nhằm chuyển đổi nhận thức, thái độ, hành vi của các nhóm đối tượng, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, duy trì mức sinh thấp hợp lý, ổn định tỷ số giới 5 tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chăm sóc SKSS VTN/TN, tăng tỷ lệ người sử dụng dịch vụ tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; tăng số người sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại; tăng cường tiếp thị xã hội và xã hội hóa cung cấp các phương tiện tránh thai và dịch vụ SKSS/KHHGĐ nhằm đáp ứng cho sự phát triển nhanh và bền vững của huyện Lương Sơn nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung Nguyên nhân: - Đội ngũ cộng tác viên Dân số - Y tế ở cở sở hoạt động chưa đồng đều, luôn có sự thay đổi do vậy đôi lúc, đôi nơi cộng tác viên chưa bắt kịp công việc đề ra - Kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động về lĩnh vực DS-KHHGĐ chủ yếu là từ chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, tuy nhiên nguồn kinh phí này càng cắt giảm và chủ yếu là hỗ trợ cho cộng tác viên - Chỉ tiêu các biện pháp tránh thai vẫn còn thấp như: Đặt dụng cụ tử cung, thuốc tiêm, thuốc cấy, bao cao su, viên uống tránh thai tiếp thị xã hội, xã hội hóa còn thấp chưa đạt mục tiêu đã đề ra - Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị viêm nhiễm phụ khoa chưa điều trị triệt để, tỷ lệ bà mẹ mổ đẻ cao do đó khó khăn cho việc thực hiện BPTT Đặt dụng cụ tử cung - Các sản phẩm truyền thông chưa đa dạng, chưa thực sự phù hợp với cách tiếp cận và nhận thức của người dân nên ảnh hưởng ít nhiều đến công tác tuyên truyền vận động; - Đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông giáo dục về Dân số /SKSS/KHHGĐ còn mỏng và thay đổi liên tục Năng lực, kiến thức, kỹ năng truyền thông tư vấn đôi lúc chưa nắm bắt kịp thời, chưa được đào tạo, tập huấn thường xuyên; III NỘI DUNG CHÍNH 1 Các khái niệm, quan niệm của truyền thông chăm sóc SKSS/KHHGD 6 - Truyền thông là quá trình cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin về một vấn đề nào đó từ người truyền đến người nhận nhằm đạt được sự hiểu biết, nâng cao nhận thức, làm chuyển biến thái độ và hướng tới chuyển đổi hành vi; - Truyền thông Dân số/ Kế hoạch hóa gia đình là quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng thuộc lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình giữa người truyền và đối tượng tiếp nhận nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ và chuyển đổi hành vi về dân số theo mục tiêu truyền thông đặt ra 2 Thực trạng của vấn đề: Trong công tác DS-KHHGĐ vai trò của việc tuyên truyền vận động đối tượng là vô cùng quan trọng, đóng một vai trò then chốt, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương đề ra Truyền thông có vai trò quan trọng với công tác dân số - KHHGĐ; truyền thông tốt mà nhận thức, hành vi của người dân dần thay đổi, do đó chất lượng dân số đã từng bước được nâng lên rõ rệt Công tác tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi để đạt được kết quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: việc tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể và sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên Dân số - y tế tham gia trong công tác truyền thông, vận động Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Lương Sơn, công tác tuyên truyền vận động tuy đã được cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm nhưng việc triển khai đôi lúc chưa đúng mức, chưa có nhiều phương pháp và hình thức truyền thông mới để phù hợp với nhận thức và yêu cầu của người dân trong cuộc sống hiện tại nên hiệu quả như mong muốn Hằng năm, tại địa bàn luôn có 2 đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ Đây là hoạt động lớn của công tác DS-KHHGĐ đòi hỏi các 7 ban, ngành cùng ra tay, tập trung kinh phí, lực lượng, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đối tượng với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” Tuy nhiên, trên địa bàn quận đa số người dân sống chủ yếu bằng nghề ngư - nông nghiệp, lao động phổ thông nên nhận thức của người dân địa phương còn rất nhiều hạn chế Qua các năm triển khai các đợt chiến dịch truyền thông trên địa bàn huyện Lương sơn, nhận thấy rằng các đợt chiến dịch truyền thông cơ bản cũng đã triển khai đạt được các mục tiêu đề ra, tuy nhiện một số chỉ tiêu vẫn còn thấp, nhất như đặt dụng cụ tử cung, thuốc tiêm, thuốc cấy, bao cao su, viên uống tránh thai tiếp thị xã hội, xã hội hóa còn thấp chưa đạt mục tiêu đã đề ra 3 Nguyên nhân của thực trạng 3.1 Nguyên nhân 1 Công tác Dân số-KHHGĐ luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền; bên cạnh đó có sự hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Dân số -KHHGĐ huyện; sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể và sự nhiệt tình của đội ngũ cộng tác viên Dân số - y tế tham gia trong công tác truyền thông, vận động; 3.2 Nguyên nhân 2 Tổ chức tuyên truyền trên loa truyền thanh của huyện, xã nhằm chuyển tải những thông điệp về chiến dịch, tuyên truyền các chủ trương của Đảng và Nhà nước, 8 của địa phương về công tác Dân số - KHHGĐ trong các đợt chiến dịch truyền thông dân số lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trên địa bàn huyện 3.3 Nguyên nhân 3 Đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông phong phú về nội dung, hình thức, chất lượng và thực hiện tốt các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, đảm bảo người dân được tiếp cận đầy đủ thông tin và các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ 3.4 Nguyên nhân 4 Cung cấp thông tin có chất lượng và tham mưu thường xuyên kịp thời về DS/SKSS/KHHGĐ cho lãnh đạo cấp ủy Đảng, Chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng 3.5 Nguyên nhân 5 Thường xuyên tổ chức giám sát đánh giá chương trình hoạt động của Đề án tại địa phương 3.6 Nguyên nhân 6 Mở rộng và nâng cao hiệu quả mô hình chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại những vùng đông dân có mức sinh cao, vùng khó khăn 4 Giải pháp giải quyết vấn đề : - Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Ủy Đảng, chính quyền về thực hiện chính sách dân số trong tình hình mới; Chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tổ chức và triển khai thực hiện đạt hiệu quả về công tác truyền thông 9 vận động người dân thực hiện tốt chủ trương đường lối của đảng, pháp luật của nhà nước về công tác Dân số - KHHGĐ, nhằm góp phần hoàn thành chỉ tiêu kinh tế xã hội của xã - Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy làm công tác Dân số và phát triển, trong đó đặc biệt quan tâm hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên DS-YT đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ công tác đề ra tại địa phương - Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động và truyền thông chuyển đổi hành vi, truyền thông giáo dục về dân số và phát triển theo hướng chủ động nâng cao chất lượng dân số, đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông phong phú về nội dung, hình thức, chất lượng và thực hiện tốt các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, đảm bảo người dân được tiếp cận đầy đủ thông tin và các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ; - Tham mưu cấp trên Xây dựng kế hoạch đào tạo hợp lý, mở các lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về Dân số, SKSS/KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên với nội dung phù hợp vớp tình hình mới; tiếp tục duy trì thường xuyên và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ và đánh giá chương trình hoạt động của Đề án tại địa phương - Đổi mới hình thức truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng Đối với những đối tượng khó vận động thì cần phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể để tuyên truyền vận động với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, tác động lâu dài nhằm giúp họ dần thấy được lợi ích của việc thực hiện CSSKSS/KHHGĐ chuyển đổi hành vi lợi ích cho sức khỏe; - Phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện Dân số - KHHGĐ nhằm tạo uy tín cộng đồng, đồng thời tuyên truyền sâu rộng, vận động gia đình và quần chúng nhân dân cùng thực hiện 10 IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận: Công tác Dân số - KHHGĐ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, là yêu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống cho từng người, từng gia đình và toàn xã hội góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Để thực hiện thắng lợi công tác DS-KHHGĐ không thể nói đến tầm quan trọng của công tác truyền thông Dân số, SKSS/KHHGĐ Truyền thông trong lĩnh vực dân số, SKSS/KHHGĐ là quá trình phức tạp nhằm hướng tới cái đích cuối cùng là chuyển đổi hành vi nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về Dân số SKSS/KHHGĐ Trên thực tế, huyện Lương Sơn là một huyện tuy giáp thủ đô Hà Nội nhuwg vẫn còn có nhiều địa bàn khó khăn, trình độ dân trí thấp, do vậy việc tiếp thu những thông tin về DS/KHHGĐ hết sức hạn chế Vì thế, để tìm được lối vào nhận thức của đối tượng này không phải đơn giản Do đó, công tác truyền thông dân số phải được mã hóa thành những thông điệp phù hợp với từng loại đối tượng về cả nội dung lẫn hình thức, phải làm cho mọi người thấy được thực hiện KHHGĐ vừa là nhiệm vụ, vừa là quyền lợi của mỗi công dân, mỗi gia đình Là công dân phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật, đóng góp sức lực của mình làm cho đất nước giàu mạnh, gia đình no ấm hạnh phúc Thông qua những nội dung chính của công tác truyền thông dân số, để chuyển tải thông tin đầy đủ đến từng đối tượng qua nhiều hình thức, tạo cho đối tượng hiểu biết về KHHGĐ để lựa chọn và đi đến quyết định chấp nhận một biện pháp tránh thai thích hợp Qua hoạt động truyền thông dân số ở huyện Lương Sơn, cùng với việc sáng tạo những phương thức truyền thông thích hợp thì hiệu quả đem lại thể hiện bằng hành vi 11 của đối tượng, thông qua việc sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng đa dạng và phong phú Nhận thức được tầm quan trọng của công tác truyền thông trong việc thực hiện chiến lược dân số trong giai đoạn mới, không ngừng nâng cao hiệu quả công tác tổ chức bộ máy, tăng cường công tác phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể Song song đó là công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách, cộng tác viên truyền thông Đa dạng hóa các nội dung và hình thức truyền thông, nhằm đưa thông tin đến mọi tầng lớp nhân dân Với sự nổ lực giải pháp trên trong thời gian đến sẽ góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược Dân số- KHHGĐ và góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của cả nước * Kinh nghiệm rút ra được qua các đợt truyền thông đối với các cư dân trong huyện, đó là: - Thông điệp rõ ràng, dễ hiểu - Nội dung ngắn gọn, không chứa đựng những từ quá chuyên môn - Hình thức phong phú, mới lạ và luôn luôn đổi mới - Tuyên truyền phải đến tận khu phố, gia đình - Quá trình truyền thông phải được lặp đi, lặp lại nhiều lần - Sản phẩm, ấn phẩm tuyên truyền như tranh cổ động, áp phích, tranh bướm, băng vi deo phải phù hợp với mong muốn thiết thực của cư dân trong huyện - Phải chọn lọc thời gian thích hợp để tuyên truyền thì mới có nhiều đối tượng tham gia - Cần có những người tình nguyện tham gia vào công tác tuyên truyền vì đó là hình thức tuyên truyền sinh động và có hiệu quả nhất Tóm lại: Ở mỗi một bộ phận cư dân có nhiều nét đặc thù, nhất định phải có những hình thức truyền thông thích hợp Nếu không, công tác tuyên truyền sẽ gặp phải 12 một lực cản đó là sự im lặng đáng sợ của đối tượng mà không hề biểu hiện ở một hành vi nào khác hơn là cứ tiếp tục “ trời sinh voi, trời sinh cỏ” Do sự hạn chế về điều kiện, việc tiếp cận với các nguồn tài liệu và điều kiện thời gian nên trong quá trình nghiên cứu làm tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong quý thầy, cô và học viên chân thành góp ý giúp tôi được rút kinh nghiệm và làm tốt hơn công tác Dân số - KHHGĐ trong thời gian đến ở địa phương 2 Khuyến nghị: 2.1 Đối với trung ương Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác Dân số - KHHGĐ, đặc biệt tăng cường đầu tư kinh phí cho các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/ KHHGĐ trong thời gian tới Kết nối được hệ dữ liệu dân cư giữa huyện và xã để tạo điều kiện thuận lợi cho Cán bộ chuyên trách xã trong việc cập nhật biến động thông tin vào kho dữ liệu điện tử huyện 2.2 Đối với cấp tỉnh - Cần tham mưu cho tỉnh ban hành những văn bản, chính sách quản lý, chỉ đạo, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động từ thành phố đến cơ sở; - Tăng cường mức đầu tư về kinh phí cho chương trình dân số đặc biệt là hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động chiến dịch nhằm đảm bảo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu được cấp trên giao; - Thường xuyên tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dân số và đội ngũ cộng tác viên nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về công tác Dân số - KHHGĐ; - Chế độ chính sách đối với cộng tác viên Dân số - KHHGĐ còn quá thấp 13 2.3 Đối với UBND Huyện Cần quan tâm hơn nữa công tác Dân số - KHHGĐ và đội ngũ làm công tác Dân số - KHHGĐ từ huyện xuống xã - Đối với các cấp lãnh đạo cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác Dân số - KHHGĐ coi công tác Dân số - KHHGĐ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương; - Các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội cần quan tâm hơn nữa công tác phối hợp thực hiện các hoạt động của công tác Dân số - KHHGĐ, đưa nội dung, chương trình, mục tiêu về Dân số - KHHGĐ vào kế hoạch hoạt động của từng ban, ngành để tiến hành thực hiện; - Cần đầu tư thỏa đáng về kinh phí cho công tác DS/KHHGĐ nhất là phường có mức sinh cao Các dự án vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo cần quan tâm đến đối tượng đã chấp nhận các biện pháp tránh thai; - Cần có chế độ đãi ngộ hợp lý cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên để họ nhiệt tâm công tác, cống hiến tốt hơn 2.4 Đối với cấp xã - Đề nghị Đảng Ủy, UBND các xã quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí tạo điều kiện triển khai các hoạt động truyền thông một cách có hiệu quả Tiến hành truyền thông huy động các Ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn xã, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội với công tác DS-KHHGĐ; Phối hợp với Công chức văn hóa thông tin đẩy mạnh hoạt động truyền thông trên loa truyền thanh, phối hợp tổ chức duy trì và nhân rộng các mô hình truyền thông hiệu quả tại địa phương - UBND xã thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá từng hoạt động của chương trình dân số nhằm rút ra những kinh nghiệm, kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện; có hình thức khen thưởng các tổ chức, đơn vị, cá nhân gương 14 mẫu thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm chính sách dân số theo quy định của Đảng và Nhà nước - Đối với những địa phương có đặc thù (Vùng ven biển, hải đảo, khu công nghiệp, khu chế xuất lớn, vị thành niên, thanh niên sống xa nhà, dễ bị tổn thương) cần quan tâm chú ý, đầu tư, tăng cường đẩy mạnh các mô hình hoạt động truyền thông trực tiếp, hiệu quả hơn 15 16

Ngày đăng: 27/03/2024, 14:30

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan