Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng Tăng tỷ lệ hướng dẫn người bệnh những điều cần biết trước khi nhập viện bằng phương pháp trực quan

22 1 0
Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng  Tăng tỷ lệ hướng dẫn người bệnh những điều cần biết trước khi nhập viện bằng phương pháp trực quan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Điều 4. Điều dưỡng hạng II Mã số: V.08.05.11 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh và ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp với người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, phối hợp với bác sĩ điều trị xử trí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh; Phối hợp với bác sĩ đưa ra chỉ định về phục hồi chức năng và dinh dưỡng cho người bệnh một cách phù hợp; Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Đưa ra chỉ định về chăm sóc; thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Tổ chức đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tổ chức thực hiện truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia; Nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Thực hiện phân cấp chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị tổ chức thực hiện công tác chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Tổ chức, thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh; áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Cập nhật, đánh giá và áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc; Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên khoa đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, đưa ra chẩn đoán chăm sóc, phân cấp chăm sóc, chỉ định chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện thành thạo kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu, đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng tổ chức đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp điều dưỡng; e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiếnphát minh khoa họcsáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; g) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tối thiểu là 02 năm. Điều 5. Điều dưỡng hạng III Mã số: V.08.05.12 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, phát hiện, ra quyết định, xử trí về chăm sóc và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị; Thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu, phức tạp, kỹ thuật phục hồi chức năng đối với người bệnh; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Thực hiện và tham gia việc ghi chép hồ sơ theo quy định; Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu, xử trí trong những tình huống khẩn cấp như: sốc phản vệ, cấp cứu người bệnh ngừng tim, ngừng thở và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; Đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Phối hợp với bác sĩ điều trị phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh; Phối hợp với bác sĩ điều trị chuẩn bị và hỗ trợ cho người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; Thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; Thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh và áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục đối với viên chức điều dưỡng. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu và đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp; e) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng trung cấp. Điều 6. Điều dưỡng hạng IV Mã số: V.08.05.13 1. Nhiệm vụ: a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; Tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho người bệnh theo chỉ định và sự phân công; Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, tiết chế và thực hiện chỉ định chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Ghi chép hồ sơ điều dưỡng theo quy định. b) Sơ cứu, cấp cứu: Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; Thực hiện, tham gia thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu; Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; Thực hiện, tham gia thực hiện truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tham gia truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia; Thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà: tiêm, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng, tắm gội, thay băng theo chỉ định. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh: Thực hiện quyền của người bệnh, tham gia biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị: Tham gia phân cấp chăm sóc người bệnh; Chuẩn bị và hỗ trợ người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; Quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng trong phạm vi được phân công; Tham gia, thực hiện và áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hộ sinh hoặc y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 012014TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 032014TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện các can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện được kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu; d) Có kỹ năng giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH - - 126 Nguyễn Thiện Thành, phường 5, Tp Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Điện thoại: (0294) 653 43 44 - 3855246 (162); E-mail: ctec@tvu.edu.vn Website: http://ctec.tvu.edu.vn BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG Họ và tên: Ngày sinh: TRÀ VINH, NĂM 2023 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TQM Quản lý chất lượng toàn diện QLCL Quản lý chất lượng CTCL Cải tiến chất lượng CTXH Công tác xã hội TT- GDSK Truyền thông – Giáo dục sức khỏe CLBV Chất lượng bệnh viện ĐD Điều dưỡng TTYT Trung tâm Y tế KHNV Kế hoạch nghiệp vụ KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn YTCC Y tế công cộng BN Bệnh nhân 1 ĐẶT VẤN ĐỀ “Đổi mới toàn diện phong cách, thái độ phục vụ, chất lượng khám bệnh, chữa bệnh hướng tới sự hài lòng người bệnh” là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của ngành Y tế mà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ đạo trong nhiều năm qua Trong bài giảng “Các nội dung trọng tâm nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện” dành cho lớp đào tạo cán bộ quản lý Y tế, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã kết luận: “Tích cực cải tiến chất lượng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, nhân viên Y tế, hình ảnh toàn ngành Y” Tại trung tâm Y tế huyện Tiên Lữ đã thực hiện tích cực thay đổi phong cách, thái độ phục vụ qua việc thực hiện Slogan “Lấy chất lượng dịch vụ là phương châm hành động, lấy sự hài lòng của bệnh nhân là tôn chỉ mục đích phục vụ” Quản lý chất lượng toàn diện nhằm cung cấp một hệ thống đồng bộ cho công tác quản lý, cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận cũng như mọi cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng đã đề ra; cải tiến liên tục chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ nhằm thoả mãn khách hàng nói chung, người bệnh nói riêng ở mức tốt nhất cho phép Đây không những là quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; sự định hướng của Lãnh đạo ngành Y tế, mà còn là phương châm hành động, là con đường lựa chọn phát triển nhanh, bền vững, là mệnh lệnh của cuộc sống; là nhu cầu, đòi hỏi chính đáng của cả đối tượng phục vụ lẫn đối tượng được phục vụ tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng Là một Bệnh viện chuyên khoa cấp 1 trực thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong khu vực miền trung và tây nguyên Trong những năm vừa qua đơn vị luôn ưu tiên các hoạt động quản lý chất lượng toàn diện, áp dụng tiêu chuẩn quản lý, kiểm tra chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh theo Quyết định 6858/QĐ-BYT của Bộ Y tế; Từng bước nâng cao và cải thiện chất lượng bệnh viện hàng năm phấn đấu 82/83 tiêu chí đạt mức điểm 4.12 và phấn đấu tăng các mức tiêu chí theo lộ trình tăng 0.1 theo hằng năm Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện làm đầu mối đã lập kế hoạch chi tiết, thống kê các tiểu mục trong “Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện” cần cải thiện, phân tích nguyên nhân gốc chưa đạt, đề xuất giải pháp khả thi và giao trách nhiệm cụ thể cho khoa, phòng và từng cá nhân thực hiện, gắn với giám sát việc tuân thủ hàng tuần, sơ kết hàng tháng, hàng quý, khen thưởng đột xuất kết quả thực hiện tốt so với tiến độ kế hoạch, dựa vào bảng kiểm đã xây dựng Theo số liệu báo cáo tổng kết năm 2022, hầu hết các chỉ tiêu được giao, các khoa phòng và cá nhân chủ động triển khai khá đồng bộ, huy động được toàn hệ thống tham gia chủ động, tích cực Các chỉ số cần duy trì trong năm cũng được từng khoa phòng triển khai hoạt động cụ thể và đảm bảo yêu cầu đề ra, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và triển khai dịch vụ Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn bộc lộ các hạn chế, bất cập, trong đó có công tác tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, làm giảm sự hài lòng người bệnh Thực tiễn cho thấy, ngay khi người bệnh đến bệnh viện, rất cần điều dưỡng hướng dẫn những điều cần biết khi nhập viện, phổ biến các nội quy khoa phòng để người bệnh thuận tiện trong sinh hoạt, hợp tác tốt hơn trong quá trình khám chữa bệnh, nhất là nâng cao ý thức của người bệnh, người nhà người bệnh trong việc chấp hành nội quy bệnh viện; giữ gìn trật tự, an toàn, vệ sinh buồng bệnh ngày càng tốt hơn, môi trường bệnh viện luôn xanh sạch đẹp Tuy nhiên, với hình thức truyền thông bằng lời nói, làm cho người bệnh khó hiểu, khó nhớ hơn, vì vậy trong thời gian qua, người bệnh vẫn chưa tuân thủ các quy định hoặc không biết sử dụng các vật dụng, dịch vụ trong bệnh viện như phân loại rác tại nguồn chưa đúng, chưa biết sử dụng thanh chắn giường bệnh, cách đi lại an toàn ở những khu vực trơn trượt Kết quả khảo sát sự hài lòng của người bệnh của bệnh viện trong quý 1 năm 2023 tại 10 khoa lâm sàng của bệnh viện theo mẫu của Bộ Y tế cho thấy có 7,3% điều dưỡng của các khoa tư vấn hướng dẫn những điều cần biết của người bệnh trước khi nhập viện chưa đạt yêu cầu Nguyên nhân chính của vấn đề trên là do hình thức tư vấn, truyền thông chưa đa dạng và tính hiệu quả chưa cao, thời gian giao tiếp ngắn hay không đủ thời gian để tư vấn hết tất cả các mục bệnh nhân yêu cầu 1 phần do khối lượng bệnh nhân điều trị tương đối đông Vì vậy, để giúp cho người bệnh điều trị nội trú hiểu biết và hợp tác tốt hơn khi nhập viện, phòng quản lý chất lượng đã xây dựng Đề án cải tiến chất lượng: “Tăng tỷ lệ hướng dẫn người bệnh những điều cần biết trước khi nhập viện bằng phương pháp trực quan”, với mục tiêu: Tăng tỷ lệ tư vấn, hướng dẫn người bệnh đạt yêu cầu về những điều cần biết trước khi nhập viện từ 82,7% lên 90% trong quý 2 năm 2023 2 NỘI DUNG BÁO CÁO 2.1 Tổng quan về Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng là bệnh viện hạng I, trực thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, thành phố trực thuộc Trung ương Thành lập từ năm 2012 đến nay, Bệnh viện hoạt động với quy mô 650 giường bệnh kế hoạch, 960 giường bệnh thực kê; Có 28 khoa, phòng (6 phòng chức năng, 10 khoa lâm sàng, 12 khoa cận lâm sàng và ); 370 viên chức, lao động trong đó TS.BS.CK2: 09;ThS.BS: 32; BS.CK1: 25, BS: 84; Nữ hộ sinh: 17; Kỹ thuật viên: 25; Điều dưỡng: 247; Dược sỹ: 13 (Đại học 03, CĐ 05 ; Trung học 05);Cán bộ khác: 32 Trong những năm qua Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với việc tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại; cập nhật và triển khai các danh mục kỹ thuật mới Trong 6 tháng cuối năm 2022 đơn vị đã triển khai nhiều kỹ thuật mới và bàn giao thành công kỹ thuật phẫu thuật tuyến giáp cho các Trung tâm y tế Quận huyện trong địa bàn, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh nói riêng, khách hàng nói chung; quan tâm mở rộng dịch vụ chăm sóc người bệnh hiệu quả gắn với cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, môi trường làm việc của viên chức, người lao động 2.2 Một số khái niệm liên quan quản lý chất lượng toàn diện 2.2.1 Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management) Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên, nhằm đem lại sự thành công dài hạn, thông qua sự thoả mãn khách hàng cũng như lợi ích mọi thành viên của cơ quan, đơn vị và xã hội TQM là một phương pháp quản lý chất lượng liên quan đến nhiều cấp, nhiều bộ phận có chức năng khác nhau, nhưng lại đòi hỏi một sự hợp tác đồng bộ, hiệu quả Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng (QLCL) trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng, huy động sự tham gia của mọi bộ phận cũng như tất cả cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng đã đề ra Nguyên lý thực hiện TQM bao gồm: Không thể đảm bảo chất lượng, làm chủ chất lượng nếu chỉ tiến hành quản lý đầu ra của quá trình, mà phải là một hệ thống quản lý bao trùm, tác động lên toàn bộ quá trình Cần có sự cam kết nhất trí của lãnh đạo về những hoạt động chất lượng Muốn cải tiến chất lượng, trước hết phải cải tiến công tác quản trị hành chính và các hoạt động hỗ trợ khác Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng con người, yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố hình thành nên chất lượng sản phẩm Đào tạo, huấn luyện phải là nhiệm vụ có tầm chiến lược hàng đầu trong các chương trình nâng cao chất lượng Chất lượng phải là mối quan tâm của mọi thành viên trong tổ chức Do vậy hệ thống quản lý chất lượng phải được xây dựng trên cơ sở sự thông hiểu lẫn nhau, gắn bó cam kết vì mục tiêu chung là chất lượng công việc Điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng các phong trào chất lượng trong tổ chức, qua đó lôi kéo mọi người vào các hoạt động sáng tạo và cải tiến chất lượng Hướng tới sự phòng ngừa, tránh lặp lại sai lầm trong quá trình sản xuất, tác nghiệp, thông qua việc khai thác tốt các công cụ thống kê để tìm ra nguyên nhân chủ yếu, từ đó có các biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời, chính xác Để tránh những tổn thất kinh tế, phải triệt để thực hiện nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu Hoạt động cải tiến chất lượng của bệnh viện sẽ mang lại những ưu thế: Nâng cao uy tín, thương hiệu của đơn vị, tăng thu nhập một cách ổn định nhờ chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được những đòi hỏi của người bệnh Lôi kéo được sự tham gia của mọi thành viên vào các hoạt động cải tiến, nâng cao chất lượng một cách đồng bộ tạo ra một hệ thống hoạt động nhịp nhàng Việc phân tích quá trình sản xuất và chất lượng bằng các công cụ thống kê cho phép nghiên cứu chính xác hơn các kết quả thu được và nguyên nhân của chúng Việc áp dụng TQM một cách rộng rãi là một cơ sở vững chắc để tiếp thu, quản lý và cải tiến công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên nhiều lĩnh vực 2.2.2 Chất lượng Tùy theo cách tiếp cận, có các khái niệm khác nhau, nhưng trên quan điểm hướng đến nhu cầu khách hàng thì chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng 2.2.3 Tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe + Tư vấn sức khỏe: Tư vấn là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ với nhau nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của con người Tư vấn là một hình thức giáo dục sức khỏe cá nhân, trong đó người tư vấn cung cấp thông tin cho đối tượng (cá nhân và gia đình), động viên đối tượng suy nghĩ về vấn đề của họ, giúp họ hiểu biết được vấn đề, nguyên nhân của vấn đề và chọn cách hành động riêng để giải quyết vấn đề Tư vấn còn hỗ trợ tâm lý cho đối tượng khi họ hoang mang lo sợ về vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc những vấn đề đối tượng cho là nghiêm trọng khi họ chưa hiểu rõ Trình tự các bước tư vấn: theo nguyên tắc GATHER: G (Greet): Chào hỏi thân mật A (Ask): Hỏi T (Tell): Nói H (Help): Giúp đỡ E (Explain): Giải thích R (Return): Hẹn gặp lại và cảm ơn + Truyền thông: Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin như những ý tưởng, cảm xúc, kiến thức và kỹ năng giữa con người với nhau Truyền thông có thể là những cuộc đối thoại bình thường như giải thích một chủ đề, một nội dung nào đó; hỏi một câu hỏi hoặc chỉ là cuộc trò chuyện hàng ngày + Giáo dục sức khỏe: Giáo dục sức khỏe là sự tổng hợp các kinh nghiệm nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân chấp nhận một cách tự nguyện các hành vi có lợi cho sức khỏe Đó là một quá trình nhằm giúp người dân tăng cường hiểu biết để thay đổi thái độ, tự nguyện thay đổi những hành vi có hại cho sức khỏe, chấp nhận và duy trì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe Đây là một quá trình lâu dài, cần phải tiến hành theo kế hoạch, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, với sự tham gia của ngành Y tế và các ngành khác 2.3 Các hoạt động quản lý chất lượng toàn diện đã triển khai tại đơn vị 2.3.1 Hội đồng QLCL và các thành viên Hội đồng QLCL Kiện toàn Hội đồng và các thành viên thuộc Hội đồng QLCL Thành lập tổ quản lý chất lượng hoạt động dưới sự điều hành của Hội đồng QLCL Các thành viên trong tổ QLCL tham gia giám sát độc lập việc thực hiện theo các tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của các khoa phòng đầu mối Mỗi khoa, phòng đầu mối xây dựng bảng kiểm cho từng tiêu chí để đánh giá từng tiêu chí và phân công cá nhân cụ thể đảm nhiệm từng tiêu chí đó Hàng quý công bố kết quả đánh giá cải tiến CLBV của các khoa, phòng trong cuộc họp bình xét thi đua tháng, báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát theo các tiêu chí đã phân công và các đề xuất, kiến nghị nâng cao chất lượng 2.3.2 Mạng lưới quản lý chất lượng Cử cán bộ tham gia lớp đào tạo về QLCL do Sở Y tế thành phố Đà Nẵng tổ chức Cử cán bộ tham gia đào tạo liên tục về các nội dung: An toàn người bệnh; Truyền thông GDSK; Kiểm soát nhiễm khuẩn… Họp tổ QLCL định kỳ 1 tháng một lần hoặc đột xuất (nếu có yêu cầu) Đa dạng nội dung sinh hoạt, sinh hoạt bàn bạc và tháo gỡ theo từng tiêu chí cụ thể, khó thực hiện, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, các phương pháp đảm bảo an toàn người bệnh, nhận biết các sự cố Y khoa và báo cáo kịp thời Các thành viên trong tổ chia xẻ kiến thức QLCL, tham gia báo cáo sự cố Y khoa, hướng dẫn các khoa, phòng phân tích, tìm ra các giải pháp cụ thể để thực hiện công tác cải tiến CLBV và tham gia xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng tại khoa phòng Các thành viên tổ hướng dẫn các khoa phòng xây dựng và hoàn thiện các quy trình kỹ thuật mà khoa phòng đang thực hiện 2.3.3 Hệ thống an toàn người bệnh + An toàn về trang thiết bị: Đảm bảo trang thiết bị Y tế hoạt động tốt khi sử dụng cho người bệnh, Khoa Dược – Vật tư - Trang thiết bị thực hiện bảo trì thường xuyên: Máy móc, trang thiết bị: bảo hành theo hãng Máy móc, trang thiết bị khác bảo quản tập trung hoặc đưa ra quy định cụ thể về thời gian bảo hành từng máy móc, trang thiết bị trong năm Tiến hành bảo trì và đánh giá hiệu suất sử dụng, Ghi đầy đủ rõ ràng lý lịch hoạt động của máy, trang thiết bị + Sự cố y khoa: Hướng dẫn các khoa phòng lập sơ đồ diễn tiến và phân tích tìm nguyên nhân gốc khi có sự cố Y khoa xảy ra Các khoa/phòng tự tổ chức phân tích nguyên nhân sự cố Y khoa (nếu có) hoặc mời Hội đồng QLCL tham gia phân tích Hàng tháng lựa chọn một số sự cố Y khoa (nếu có) hoặc liên quan nhiều khoa phòng mời Giám đốc và các thành viên liên quan để phân tích + An toàn về phẫu thuật thủ thuật: Xây dựng bảng kiểm kiểm tra việc thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật - thủ thuật Giám sát việc thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật - thủ thuật hằng quý hoặc đột xuất + An toàn về phòng nguy cơ trượt ngã: Rà soát những vị trí có nguy cơ trượt ngã đề ra giải pháp khắc phục Dán bảng cảnh báo nguy cơ trượt ngã như lan can, cầu thang, khu vực nhà vệ sinh, những vị trí có nguy cơ trượt ngã + Thực hiện tránh nhầm lẫn: bệnh nhân, thuốc, Thực hiện nghiêm túc 3 kiểm tra, 5 đối chiếu trước khi dùng thuốc, thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật cho người bệnh 2.3.4 Sự tham gia đóng góp của tất cả các khoa phòng Xây dựng, hoàn thiện các quy trình chuyên môn, phác đồ điều trị, bảng kiểm các quy trình kỹ thuật, bảng kiểm trong phòng mổ, phòng làm thủ thuật Xây dựng các quy trình rút gọn thực hiện các dịch vụ: Khám bênh, thực hiện cận lâm sàng tại nơi thực hiện để người bệnh dễ quan sát và tuân thủ Xây dựng, triển khai chương trình nâng cao chất lượng, an toàn người bệnh Bảng 1 Phân công Đề án cải tiến chất lượng giao cho khoa phòng T Khoa/phòng Khoa/phòng T Tên đề án thực hiện Phối hợp Tiêu chí B2.1; B4.1; Từ chính 1 Đề án nâng cao chất lượng quản lý hồ Kế hoạch Tổ chức cán sơ bệnh án Tổng hợp bộ C2.2 đến C5.5; Đề án cải tiến chất lượng bệnh viện Kế hoạch Ban giám đốc; D1.2;D 2.3;D3.2 2 Nghiệp vụ Phòng QLCL 2020 Đề án nâng cao chất lượng Công nghệ Tổ chức cán Bộ phận Từ B1.1 đến 3 thông tin; Phát triển nguồn nhân lực bộ CNTT B4.4; Từ C1.1 đến C3.2; Từ D1.1 đến D3.3 4 Đề án cải tiến tỷ lệ hài lòng người Khoa Tổ chức cán Từ A1.1 bộ đến A1.6 bệnh đến khám bệnh khám bệnh 5 Đề án nâng cao mức độ hài lòng của Tổ chức cán Tài chính A4.3;A4.4; kế toán B3.1; B3.2 nhân viên Y tế bộ Đề án cải tiến chất lượng trong phản Tổ chức cán Phòng A4.1 đến A4.6 6 hồi, giải quyết thắc mắc của người bộ Điều dưỡng bệnh Đề án cải tiến hiệu quả hoạt động Tổ chức Từ C4.1 đến Phòng hành chính C6.3 7 truyền thông, giáo dục sức khỏe cho Điều dưỡng người bệnh Đề án giảm tỷ lệ tồn kho các vật tư - Dược - vật Tài chính Từ C9.1 đến 8 trang bị thiết, An toàn về thuốc – vật tư- trang kế toán C9.6 tư thiết bị Y tế Đề án cải tiến và nâng cao chất lượng Khoa Xét Tổ chức C8.1;C8.2 9 xét nghiệm nghiệm - hành chính CĐHA Xây dựng phong trào nâng cao chất lượng (đầu mối thực hiện tổ QLCL, phối hợp: các khoa phòng - thực hiện theo chủ đề từng tháng/ quý): - Phát động phong trào thi đua cải tiến chất lượng trong toàn bệnh viện - Hướng dẫn, khuyến khích khoa phòng xây dựng đề án cải tiến chất lượng, tổ chức thi đề án CTCL và khen thưởng cho các khoa phòng thực hiện tốt - Thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng xét nghiệm (đầu mối thực hiện là khoa Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh) - Dựa vào sổ tay hướng dẫn đánh giá các tiêu chí chất lượng xét nghiệm do Bộ Y tế ban hành để thực hiện các tiêu chí chất lượng theo Thông tư 01/2013/TT-BYT ngày 11/1/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh - Thực hiện các công việc phân công cụ thể cho từng nhân viên của từng khoa, phòng theo bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện - Xây dựng và đo lường các chỉ số chất lượng bệnh viện (đầu mối thực hiện tổ QLCL): - Các khoa phòng xây dựng và đo lường một chỉ số chất lượng riêng - Tất cả các chỉ số chất lượng có đưa ra chỉ tiêu cần phấn đấu đạt được - Theo dõi thực hiện báo cáo việc đo lường và can thiệp dựa trên các chỉ số khoa phòng tự xây dựng và chỉ số bệnh viện (đầu mối là tổ QLCL) Nâng cao năng lực quản lý hồ sơ bệnh án (đầu mối thực hiện phòng Kế hoạch nghiệp vụ, phối hợp: phòng tổ chức hành chính, các khoa lâm sàng) Chú trọng bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực 2.3.5 Đào tạo, cập nhật liên tục, nâng cao kiến thức về QLCL, an toàn y tế Bệnh viện phối hợp với các đơn vị đào tạo tổ chức đào tạo về quản lý chất lượng & an toàn người bệnh cho mạng lưới chất lượng bệnh viện Cử nhân viên tham gia các lớp tập huấn về QLCL, an toàn người bệnh, quản lý sự cố Y khoa ở một số bệnh viện tuyến trên hoặc các lớp do Sở Y tế tổ chức Nâng cao nhận thức cho toàn thể nhân viên về tầm quan trọng của việc cải tiến nâng cao chất lượng và an toàn người bệnh bằng các hình thức như: triển khai các phong trào chất lượng, tổ chức các cuộc thi kỹ năng tư vấn, truyền thông, thi tay nghề, cuộc thi đề án cải tiến chất lượng 2.3.6 Đo lường và giám sát việc thực hiện cải tiến chất lượng Giám sát việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng dựa trên bản kế hoạch chung của bệnh viện và của từng khoa, phòng Bám sát bộ tiêu chí chất lượng, phân công cụ thể cho các khoa, phòng phụ trách, giám sát, tham gia thực hiện các hoạt động theo từng tiêu chí của bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện Đo lường và giám sát các chỉ số chất lượng toàn bệnh viện Giám sát việc thực hiện báo cáo sự cố Y khoa và phân tích nguyên nhân, tìm giải pháp cải tiến thích hợp Hàng tháng giám sát thực hiện và duy trì vệ sinh khoa phòng,chăm sóc bệnh nhân chu đáo, tận tình, giám sát an toàn Y tế Định kỳ hàng tháng/quý thực hiện đánh giá việc tuân thủ các phác đồ và quy trình kỹ thuật theo bảng kiểm đã xây dựng (phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Điều dưỡng) Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động, những cải tiến, đề xuất của khoa phòng trình lãnh đạo xem xét, chỉ đạo (phòng QLCL) 2.4 Kết quả và bàn luận 2.4.1 Bảng 2 Đánh giá chung điểm chấm bộ tiêu chí STT Kết quả Kế hoạch 2023 2021 A Hướng đến người bệnh 3.42 3.42 B Phát triển nguồn nhân lực y tế 4.64 4.64 C Hoạt động chuyên môn 3.17 3.56 D Hoạt động cải tiến chất lượng 4.28 4.28 E Tiêu chí đặc thù chuyên khoa 4.85 4.85 4.07 4.15 Điểm trung bình chung Nhận xét: Các tiêu chí nhóm A, B, D thực hiện tốt và đang có xu hướng tiếp tục cải thiện Nhóm C đã triển khai thực hiện và giữ mức sẽ có chiều hướng cải thiện rõ rệt vào 6 tháng đầu năm 2023 2.4.2 Bảng 3 Đánh giá chung 6 tháng đầu năm 2023 T Sốlượngtiêuchíđạtcácmức Điểm %/ Các phần T trung KH Mức Mức Mức Mức Mức 1 2 3 4 5 bình 2023 A Hướng tới người bệnh 0 2 15 1 3.42 87.0 Phát triển 0 0 2 7 2 4.64 96.2 B nguồn nhân lực y tế C Hoạt động chuyên môn 0 4 10 08 3.17 77.75 Hoạt động cải tiến chất 0 0 2 4 5 4.28 97 D lượng E Tiêu chí đặc thù chuyên môn 0 1 02 0 4.85 85.7 Biểu đồ 1 A.Hướng tới người bệnh 4 E.Tiêu chí đặc thù 2 B.Phát triển nguồn nhân lực y tế Biểu đồ 1 0 D Hoạt động cải tiến chất lượng C Hoạt động chuyên môn Biểu đồ 1 Mạng nhện so sánh kết quả năm 2022 từng phần trong bộ tiêu chí 2.4.3 Những việc đã thực hiện được Thực hiện tốt công tác điều trị, dự phòng và tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố đồng thời thực hiện chấm điểm Bệnh viện an toàn theo Bộ tiêu chí kèm Quyết định 3088/QĐ-BYT của Bộ Y tế Thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19, khống chế được tình hình dịch trên địa bàn huyện Năm 2023 cũng là năm TTYT đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, hoàn thiện và đưa vào hoạt động khu Cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh Tăng công suất điều trị lên 90% Cập nhật bổ sung thông tin, ra quyết định ban hành 80 quy trình chuyên môn trong toàn viện Xây dựng biểu mẫu và tiến hành giám sát việc tuân thủ hàng tuần do 3 tổ chuyên môn, chăm sóc người bệnh và tổ giám sát hành chính thực hiện; phát hiện vấn đề tồn tại, tìm giải pháp khắc phục kịp thời Triển khai tư vấn sử dụng suất ăn bệnh lý cho bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại bệnh viện Duy trì chương trình "Nồi cháo yêu thương" cung cấp hàng nghìn suất ăn dinh dưỡng miễn phí cho người bệnh mỗi năm Tổ chức tập huấn kỹ năng tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe cho các khoa phòng trong bệnh viện hằng năm Tổ chức cuộc thi về kỹ năng giao tiếp ứng xử, cuộc thi Điều dưỡng giỏi, bác sỹ giỏi Tổ chức tập huấn về: An toàn người bệnh và Truyền thông GDSK Thông tư 20/2021/TT-BYT về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư 51/2017/TT-BYT về việc hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ; vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ cho toàn thể nhân viên - Đề án nâng cao sự hài lòng người bệnh nội trú - Đề án cải tiến chất lượng về giảm thiểu chất thải rắn y tế Thu thập, tổng hợp và phản hồi các ý kiến phản hồi từ người bệnh Giám sát thực hiện kiểm tra quy chế hồ sơ bệnh án tại các khoa hàng tháng Tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ Thống kê các tiểu mục theo từng tiêu chí trong “Bộ tiêu chí CLBV” chưa đạt yêu cầu, lý do chưa đạt, trách nhiệm của khoa phòng và nội dung cần cải tiến Xây dựng bảng kiểm cho từng tiêu chí chất lượng Xây dựng bảng phân công công việc cho từng cá nhân và khoa, phòng phối hợp cụ thể Đã xây dựng bộ “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh” và bảng kiểm giám sát việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật quan trọng 2.4.4 Kết quả Đề án cải tiến chất lượng tăng tỷ lệ tư vấn hướng dẫn những điều cần biết trước khi vào viện bằng phương pháp trực quan + Chọn lựa vấn đề cải tiến Phòng QLCL phối hợp với phòng Điều dưỡng đã phát hiện các vấn đề bằng cách thực hiện phương pháp động não đưa ra các vấn đề chất lượng của bệnh viện và chọn ra 3 vấn đề chất lượng ưu tiên nhất hiện nay như sau:  Thực hiện y lệnh thuốc chưa đúng thời gian chỉ định  Tỷ lệ người bệnh hiểu biết về những điều cần biết trước khi vào viện  Nhân viên y tế chưa tuân thủ 5 thời điểm rửa tay + Các hoạt động cải tiến đã thực hiện:  Phối hợp giữa phòng Điều dưỡng với khoa lâm sàng trong hoạt động tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe (TV-TT-GDSK)  Tại khoa lâm sàng: - Lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chuyên môn chuyên đề về TV-TT-GDSK cho nhân viên y tế - Xây dựng công cụ giám sát hoạt động TV- TT-GDSK - Khoa xây dựng quy định hoặc tiêu chí đánh giá chấm điểm hoạt động tư vấn của điều dưỡng - Khoa sử dụng Catalog hướng dẫn những điều cần biết khi nhập viện để hướng dẫn cho người bệnh khi vào viện tại khoa - Điều dưỡng trưởng khoa kiểm tra giám sát việc thực hiện TV-TT-GDSK hằng ngày - Duy trì các cuộc họp Hội đồng người bệnh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và các vướng mắc, nhu cầu của người bệnh để tư vấn, hỗ trợ, đáp ứng kịp thời cho người bệnh  Bệnh viện: - Phòng QLCL phối hợp với Phòng Điều dưỡng xây dựng slide hướng dẫn những điều cần biết khi nhập viện và trình Lãnh đạo phê duyệt - Hướng dẫn các khoa trình chiếu Slide hướng dẫn những điều cần biết khi nhập viện cho người bệnh vào viện tại các bàn khám - Đặt in và cung cấp Catalog về hướng dẫn những điều cần biết khi nhập viện cho người bệnh cho các khoa lâm sàng và hướng dẫn thực hiện - Phòng điều dưỡng khảo sát việc thực hiện TV-TT-GDSK và báo cáo đánh giá hàng quý - Tổ chức kiểm tra các khoa, phòng và các đầu mối được giao trách nhiệm phụ trách các tiêu chí định kỳ vào chiều thứ 5 hàng tuần, công bố kết quả thực hiện và thứ 2 hàng tuần khi giao ban toàn đơn vị + Kết quả đạt được: Sau một tháng triển khai thực hiện một số giải pháp cải tiến, nhóm cải tiến đã tiến hành khảo sát, đánh giá bước đầu của hoạt động cải tiến và kết quả so sánh tỷ lệ tư vấn đạt hiệu quả tăng từ 57,8% (T2/2023) lên 67,3% (T4/2023) Nhận xét: Với kết quả trên, tỷ lệ tư vấn đạt hiệu quả có xu hướng tăng dần, mặt dù có một số tháng trong thời gian chưa thực hiện các giải pháp cải tiến, tỷ lệ tư vấn đạt hiệu quả có giảm do điều dưỡng tư vấn còn hạn chế Căn cứ vào biểu đồ cho thấy có sự hiểu biết của người bệnh có thay đổi Mặc khác, điều dưỡng có chú tâm hơn trong công tác khi có nhân viên khảo sát, do hiệu ứng tâm lý Tuy nhiên, đây cũng là kết quả khích lệ bước đầu, được nhiều người bệnh quan tâm và người nhà đồng tình ủng hộ khi phỏng vấn sâu họ về phương thức tư vấn, truyền thông bằng hình ảnh trực quan Người bệnh và người nhà của họ cũng đã đề nghị đưa các tin tức này thường xuyên hơn tại khu ngồi chờ ở các khoa lâm sàng, giúp người nhà nâng cao hiểu biết , hợp tác tốt hơn trong chăm sóc người thân bị bệnh cũng như chia xẻ thông tin trong quá trình khám chữa bệnh 2.5 Thuận lợi, khó khăn 2.5.1 Thuận lợi Sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cũng như định hướng lấy chất lượng làm trung tâm của Lãnh đạo Sở Y tế thành phố Đà Nẵng Sự cam kết nhất trí của Lãnh đạo cùng với sự đồng thuận cao của toàn thể khoa phòng, nhân viên bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng Phòng Quản lý chất lượng tham mưu tốt từ khâu lập kế hoạch chi tiết, triển khai thực hiện phân công rất cụ thể từng khoa phòng đầu mối và cá nhân chịu trách nhiệm, cũng như giám sát, đánh giá kịp thời, hiệu quả Hạ tầng, trang thiết bị đang được đầu tư hiện đại, nhân viên sẵn sàng tham gia học tập và vận dụng kiến thức, kỹ năng về quản lý chất lượng vào nâng cao chất lượng công việc Phòng Tài chính kế toán quản lý tốt nguồn thu chi, bố trí kinh phí in ấn tài liệu, thuê làm băng đĩa, mua bổ sung tivi và đầu tư hợp lý cho các hoạt động cải tiến chất lượng bệnh viện 2.5.2 Khó khăn Đội ngũ bác sĩ và nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu, phải tập trung ưu tiên cho công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn chuyên sâu Một số khoa, phòng còn thụ động, đối phó trong các hoạt động cải tiến chất lượng, không triển khai ngay đầu năm, chưa duy trì và cải tiến; Các thành viên hội đồng QLCL hoạt động chưa tích cực Đề án cải tiến chất lượng chưa đồng đều, số lượng còn ít, chưa đi vào thực tế vấn đề thật sự cần cải tiến của khoa phòng Số lượng báo cáo sự cố Y khoa còn ít, phân tích nguyên nhân gốc và biện pháp khắc phục mang tính khả thi chưa cao Tuân thủ quy trình, phác đồ điều trị chưa chặt chẽ, còn để xảy ra tình trạng xuất toán, vượt quỹ, vượt trần cao Việc ghi chép HSBA còn sơ sài, chưa chặt chẽ, cẩn thận 2.5.3 Giải pháp + Phát huy vai trò của các khoa phòng và tổ quản lý chất lượng: - Giám sát thực hiện công việc của các khoa, phòng thông qua bảng phân công công việc và bản kiểm các khoa phòng đã xây dựng - Báo cáo kết quả giám sát, đánh giá hàng tháng về Ban Giám đốc + Phân công cụ thể công việc cho từng khoa phòng, cá nhân chịu trách nhiệm Mã tiêu Khoa/ phòng Điểm KH chí 2022 2023 Việc cần làm Điều dưỡng 4 5 Báo cáo kết quả đề án nâng cao sự hài lòng A4.6 Phòng KHNV người bệnh nội trú D1.3 - Hoàn thành đoạn phim ngắn trong vòng 5 - 10 Khoa Khám 4 4 phút giới thiệu về bệnh viện, có lời bình tiếng A3.2 Việt bệnh - Tổ QLCL phối hợp khoa KSNK tăng cường Tổ chức C6.2 4 5 giám sát, hỗ trợ các khoa phòng thực hiện công hành chính tác vệ sinh tay, vệ sinh khoa phòng - Trong tháng 10 tổ chức lớp tập huần mở rộng về kỹ năng tư vấn, truyền thông, GDSK cho NB chiếm từ 90% trở lên 4 5 - Báo cáo kết quả đề án cải tiến chất lượng công tác tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người bệnh Phòng Điều dưỡng đề xuất phòng KHNV thống C6.3 Điều dưỡng 3 4 nhất phiếu lập kế hoạch chăm sóc người bệnh và vị trí dán trên Hồ sơ bệnh án Phối hợp với khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản E1.2 Tổ QLCL 4 5 quay video nội dung về sức khỏe sinh sản, chăm sóc trước sinh; trong và ngay sau sinh; sau sinh để phát truyền thông hàng ngày Phối hợp với khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản E1.3 Điều dưỡng 4 5 duy trì tỷ lệ trẻ me bú mẹ hoàn toàn đạt từ 90% trở lên Phòng điều 3 4 - Đưa giải pháp để tăng số lượng BN sử dụng C7.5 suất ăn bệnh lý các khoa lên 70% dưỡng - Xây dựng phát tin thông tin thuốc và phối hợp với Tổ QLCL phát hành bản tin - Phối hợp CNTT đưa bản tin thông tin thuốc lên trang web TTYT C9.5 DƯỢC 3 4 - Dán thông báo bản tin thông tin thuốc tại bảng truyền thông của mỗi khoa/phòng - Kế hoạch hướng dẫn, thông tin về hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng thuốc cho ĐD, cán bộ y tế C1.2 TCHC 4 5 - Lập kế hoạch khắc phục các vấn đề tồn tại về A1.3 Khám bệnh 3 Phòng cháy chữa cháy A1.5 Khám bệnh 4 - Hoàn thành bản sơ đồ cửa, cầu thang thoát hiểm tại đầy đủ các hành lang C5.4 KHNV 3 - Đo lường thời gian chờ đợi và thời gian hoàn thành các thủ tục khám bệnh (định kỳ 6 B4.1 KHNV 3 tháng/lần) '+ Khám lâm sàng A4.5 KHNV 3 4 '+ Khám lâm sàng + xét nghiệm '+ Khám lâm sàng + xét nghiệm + chần đoán C4.5 KSNK 4 hình ảnh '+ Khám lâm sàng + xét nghiệm + chần đoán D1.2 Tổ QLCL 3 hình ảnh + thăm dò chức năng + khác - Các ô làm thủ tục, bàn khám phân loại riêng D2.3 Tổ QLCL 3 cho từng đối tượng NB: ưu tiên, khám thường 5 D3.2 Tổ QLCL 3 - Phòng Tài chính kế toán bố trí thêm người tại các ô làm thủ tục Đôn đốc các khoa xây dựng "Hướng dẫn chẩn 4 đoán và điều trị" và ra quyết định ban hành 4 - Xây dựng kế hoạch phát triển bệnh viện - Báo cáo phân tích, thống kê các vấn đề NB phàn nàn Đưa ra được nguyên nhân gốc rễ 4 - Áp dụng nguyên nhân gốc để xây dựng đề án cải tiến chất lượng , phối hợp phòng Điều dướng để thực hiện 5 - Báo cáo kết quả đề án giảm thiểu chất thải rắn - Hỗ trợ, giám sát các khoa phòng thực hiện các đề án cải tiến chất lượng 4 - Tổ chức cuộc thi về “Đề án Cải tiến chất lượng” trong toàn viện - Xây dựng bảng kiểm đánh giá tình hình thực tế áp dụng bảng kiểm ATPT Giám sát ngẫu nhiên tại phòng phẫu thuật và báo cáo kết quả giám 4 sát - Xây dựng bảng kiểm đánh giá việc tuân thủ cho ít nhất 10 quy trình kỹ thuật 4 - Các khoa/phòng phụ trách các chỉ số chất lượng do Bộ Y tế ban hành gửi báo cáo chỉ số chất lượng về phòng QLCL đầy đủ các mục: mục tiêu, phân tích nguyên nhân gốc, đưa giải pháp can thiệp để cải tiến kết quả các chỉ số theo thời gian - Rà soát lại kế hoạch phát triển nhân lực bệnh B1.1 TCHC 4 5 viện và thực hiện theo đúng mục tiêu kế hoạch đề ra - Xây dựng bảng mô tả công việc, bổ sung vào bảng tiêu chí của từng khoa/phòng B1.3 TCHC 3 4 - Tiến hành đánh giá tính khả thi của bản mô tả công việc - Xây dựng các giải pháp cải tiến môi trường làm việc và nâng cao trình độ chuyên môn B3.4 TCHC 3 4 - Phối hợp với phòng KHTH tổng hợp bằng chứng về các lớp đào tạo siêu âm, điện tim hoặc đào tạo chuyển giao kỹ thuật mới 2.6.Bài học kinh nghiệm Rất cần sự nhất trí, quyết tâm của Lãnh đạo và sự đồng thuận của toàn thể khoa phòng, nhân viên TTYT trong quản lý chất lượng toàn diện Phát huy tối đa vai trò của tổ Quản lý chất lượng trong lập kế hoạch chi tiết, phân công cụ thể đến từng khoa phòng đầu mối và cá nhân chịu trách nhiệm chính gắn với giám sát, đánh giá kịp thời, hiệu quả việc tuân thủ của toàn hệ thống và gắn tốt với thi đua, khen thưởng kịp thời Đa dạng hóa các phương thức truyền thông, trong đó chú trọng truyền thông, giáo dục sức khỏe trực quan bằng hình ảnh sinh động mang lại hiệu quả cao hơn 2.7.Kết luận Quản lý chất lượng toàn diện là một công cụ hiệu quả để cung cấp một hệ thống đồng bộ cho công tác quản lý, cải tiến mọi khía cạnh liên quan chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận cũng như mọi cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng đã đề ra 2.8.Khuyến nghị

Ngày đăng: 20/03/2024, 15:13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan