Báo cáo thực tập tốt nghiệp

49 0 0
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠIKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

TY TNHH INTERSPACE VIỆT NAM

Trang 2

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠIKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

TY TNHH INTERSPACE VIỆT NAM

Trang 3

Tp HCM, tháng 01/2024

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến đội ngũ Ban Giám Hiệu nhà trường, Giảng viên của Trường cao đẳng Kinh Tế Đối Ngoại Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là quý thầy cô giảng dạy tại Khoa Quản Trị kinh doanh đã tạo nên những điều kiện thuận lợi về mặt tri thức lẫn tinh thần để tác giả hoàn thành báo cáo Học kỳ Doanh nghiệp này Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Công ty TNHH Interspace Việt Nam, các anh chị thuộc phòng S và đặc biệt đến những anh, chị đã hỗ trợ trực tiếp trong quá trình tác giả thực hiện nghiên cứu và thực tập tại công ty Trong suốt quá trình làm việc, công ty đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả làm việc cũng như thực hiện nghiên cứu này Tác giả cũng đặc biệt cảm ơn đến Giảng viên hướng dẫn – TS Đoàn Thị Thanh Hằng đã luôn bên cạnh hỗ trợ, chỉ bảo và giúp đỡ để tác giả có thể hoàn thành Học kỳ doanh nghiệp một cách tốt nhất có thể Bài báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian 2 tháng Bước đầu đi vào thực tế của tác giả còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy/Cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình.

Một lần nữa, tác giả xin kính chúc quý Thầy/Cô khoa Quản trị kinh doanh

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại có nhiều sức khỏe và thành công trong công việc Kính chúc Interspace Việt Nam ngày càng phát triển thịnh vượng hơn Tác giả xin chân thành cảm ơn! Tác giả xin chân thành cảm ơn và chúc tất cả mọi người thật nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống!

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết bài báo cáo thực tập này là do chính tay tôi viết và không sao chép bởi bất kỳ tài liệu cá nhân hay tổ chức nào khác.

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Bố cục của đề tài 8

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU 9

1.1 Khái niệm về thương hiệu 9

1.2 Chức năng của thương hiệu đối với doanh nghiệp 9

1.3 Vai trò của thương hiệu với doanh nghiệp 10

1.4 Thành phần thương hiệu 11

1.5 Hệ thống nhận diện thương hiệu 12

1.6 Đăng ký bảo hộ thương hiệu 14

1.7 Quản lý thương hiệu 16

CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆUTẠI CÔNG TY TNHH INTERSPACE 21

2.1 Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp Interspace 21

2.1.1 Giới thiệu khái quát 21

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 23

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 23

2.1.4 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh 27

2.1.5 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh 28

2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị thương hiệu sản phẩm ACCESSTRADE 30

2.2.1 Mô tả chi tiết về sản phẩm và khách hàng sử dụng sản phẩm 30 2.2.2 Phân tích và đánh giá hoạt động quản trị thương hiệu của Interspace 40

2.3 Mặt hạn chế của doanh nghiệp

CHƯƠNG 3.

Trang 6

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU TẠI DOANH NGHIỆP INTERSPACE VIỆT NAM… 31

3.1 Phân tích bối cảnh, tình hình hiện tại trên thị trường 42 3.2 Định hướng phát triển sắp tới của doanh nghiệp 43

3.3 Các giải pháp nhằm làm tốt hơn hoạt động quản trị thương hiệu của doanh nghiệp Interpace 43

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Hình 2.1 Hình logo công ty Interspace Việt Nam Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 2.2.2.a Trang thiết bị tại phòng làm việc Hình 2.2.2.b Đồng phục nhân viên tại Interspace

Hình 2.2.2.c Nhận diện mặt ngoài doanh nghiệp Interspace Hình 2.2.2.d Hình ảnh Facebook tại doanh nghiệp

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay kinh tế, hội nhập hoá ngày càng phát triển, mức độ cạnh tranh ngày càng tăng cao chính vì thế tạo sức ép giữa các đối thủ cạnh tranh cụ thể là doanh nghiệp buộc phải đưa ra nhiều giải pháp hoặc cho ra mắt những kế hoạch chiến lược thu hút được nhà đầu tư, đặc biệt là khách hàng Kích thích việc tăng trưởng sản phẩm, doanh thu được cải thiện, vượt mức tăng cao và tăng độ nhận diện của công ty trong tiềm thức mọi người.

Tuy nhiên, những việc như quảng bá thông thường, khuyến mãi, hay ra mắt những sản phẩm mới vẫn chưa thực sự hiệu quả, đánh mạnh vào thị trường và khách hàng để tăng việc lựa chọn sản phẩm Nó chỉ mang tính chất trong một thời gian ngắn và sau một thời gian cũng sẽ bị các đối thủ cạnh tranh nhanh chóng sao chép lại cách thức Vì vậy doanh doanh nghiệp Interspace Việt Nam cần nêu cao tầm quan trọng nên cần đề ra giải pháp khắc phục về hoạt động quản trị thương hiệu giúp khách hàng biết đến thương hiệu Nắm bắt các xu hướng và cập nhật kiến thức hữu ích về thương hiệu sẽ giúp đạt được một lợi thế lâu dài, bền vững trên thị trường Một chiến lược phát triển thương hiệu đúng đắn, phù hợp với doanh nghiệp - thị trường sẽ giúp khách hàng nhận diện, lựa chọn sản phẩm không bị nhầm lẫn với đối thủ cạnh tranh và khẳng định việc chiếm lĩnh thị phần, tâm trí khách hàng và đưa sản phẩm doanh nghiệp tới các thị trường mục tiêu.Phát triển một chiến lược quản trị thương hiệu phù hợp, công ty sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, tạo là các bước đột phá tăng trưởng trong dài hạn

Nắm được những yếu tố như vậy, công ty TNHH Interspace Việt Nam đã không ngừng khẳng định vị thế thương hiệu, giúp các đối tác đầu tư và tệp khách hàng biết đến Affiliate đầu tư mạnh và hệ thống sàn thương mại điện tử của các nền tảng Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok Tiếp cận đa dạng tệp khách hàng ở mọi

Trang 8

nền tảng, phân khúc khách hàng ngày càng được mở rộng Để có được điều này, Interspace đã không ngừng nâng cao, liên kết được nhiều người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá các thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm cho doanh nghiệp để các chiến dịch trên các sàn thương mại điện tử được thành công.

2 Mục tiêu tìm hiểu của đề tàiĐối với bản thân:

- Hiểu rõ hoạt động quản trị thương hiệu của công ty TNHH Interspace Việt

-Đề xuất các ý tưởng, thúc đẩy quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn hết

Đối với doanh nghiệp:

-Phân tích quản trị thương hiệu của công ty TNHH Interspace đang có ưu nhược

điểm nào

- Đề ra giải pháp khắc phục nhược điểm về thương hiệu của công ty TNHH Interspace

3 Đối tượng tìm hiểu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị thương hiệu của công ty TNHH Interspace Việt Nam

4 Phạm vi và giới hạn tìm hiểu của đề tài

- Về nội dung: Phân tích quản trị thương hiệu của công ty Interspace - Về không gian: Tại TP HCM

- Về thời gian: 31/10/2023 – 05/1/2024

5 Đóng góp của đề tài đối với kiến thức, kỹ năng của bản thân

-Hoàn thành bài báo cáo này, tác giả được củng cố thêm về kiến thức hoạt động quản trị thương hiệu, có cơ hội được học hỏi, củng cố thêm kĩ năng làm việc trong môi trường doanh nghiệp mong muốn Thúc đẩy phát triển them nhiều kĩ năng mới qua đề tài này.

-Tìm hiểu, phổ cập thêm nhiều kiến thức vê thương hiệu.

Trang 9

6 Kết cấu của đề tài

Chương 1: Tổng quan quản trị về thương hiệu

Chương 2: Phân tích hoạt động quản trị thương hiệu tại Công ty TNHH Interspace Việt Nam.

Chương 3: Một số giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động quản trị thương hiệu tại Công ty Interspace Việt Nam

Trang 10

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU 1 Tổng quan về thương hiệu

1.1 Khái niệm về thương hiệu

Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ, hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một hàng hoá hay dịch vụ của một ( hay một nhóm) người bán và phân biệt các hàng hoá (dịch vụ) đó với các đối thụ cạnh tranh.

Thương hiệu tạo ra những liên tưởng tích cực trong tâm trí người tiêu dùng về sản phẩm hoặc doaanh nghiệp

Thương hiệu là các dấu hiệu báo cho khách hàng biết nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ khách hàng và nhà sản xuất trước các đối thủ cạnh tranh luôn cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có vẻ đồng nhất với nhà sản xuất.

1.2 Chức năng của thương hiệu đối với doanh nghiệp

1.2.1 Chức năng phân biệt và nhận biết:

Đây là chức năng đặc trưng và quan trọng của thương hiệu gồm tập hơn các dấu hiệu nhận của thương hiệu như tên, biểu tượng, khẩu hiệu,…là căn cứ để nhận biết và phân biệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh Khi hàng hóa ngày càng phong phú và đa dạng thì chức năng này càng trở nên quan trọng, làm tăng uy tín và phát triển thương hiệu.

1.2.2 Chức năng tạo thông tin:

Chức năng này được thể hiện thông qua hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác để người dùng nhận biết phần nào về giá trị sử dụng và những công dụng đích thực mà hàng hóa mang lại cho khách hàng trong hiện tại và tương lai Những thông tin khác về nơi sản xuất, đẳng cấp của hàng hóa hay điều kiện tiêu dùng,…cũng được thể hiện phần nào qua thương hiệu.

1.2.3 Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy:

Thương hiệu tạo nên sự cảm nhận của người tiêu dùng về sự sang trọng, khác biệt, cảm giác yên tâm,…khi sử dụng hàng hóa dịch vụ và sự tin tưởng khi lựa chọn tiêu dùng mặt hàng đó Sự cảm nhận thường là ấn tượng về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí khách hàng và được hình thành tổng hợp của nhiều yếu tố và sự trải nghiệm của người dùng.

Trang 11

Sự tin cậy và sẵn sàng lựa chọn hàng hóa của một thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp những khách hàng trung thành Chức năng này sẽ được thể hiện rõ khi một thương hiệu đã được thị trường chấp nhận.

1.2.4 Chức năng kinh tế:

Thương hiệu là tài sản vô hình và rất có giá trị đối với doanh nghiệp hay tổ chức và được thể hiện rõ nhất khi thực hiện sang nhượng thương hiệu Giá trị của thương hiệu rất khó định đoạt nhưng nhờ những lợi thế mà thương hiệu nổi tiếng mang lại, doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hàng hóa hơn, thậm chí giá bán cũng cao hơn và dễ thâm nhập thị trường hơn.

1.3 Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp

a Đối với người tiêu dùng

- Giúp người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng hàng hoá cần mua trong hàng ngàn hàng hoá khác

- Góp phần tạo nên giá trị cá nhân cho người tiêu dùng

- Tạo nên một tâm lý yên tâm vè chất lượng, giảm thiểu rủi ro khi quyết định mua và tiêu dùng một sản phẩm.

b Đối với doanh nghiệp

- Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng - Như một lời cam kết giữa doanh nghiệp với khách hàng

- Thu hút đầu tư

- Là tài sản vô hình và rất có giá của doanh nghiệp

- Ngoài ra truyền đạt các thông điệp, giá trị sản phẩm, giá trị kinh doanh của doanh nghiệp tới khách hàng

- Định hình dư luận và nhận thức về doanh nghiệp - Thiết lập lòng trung thành và tin tưởng của khách hàng

- Khi mức độ nhận diện thương hiệu phủ sóng rộng rãi, khách hàng có thể tin tưởng lựa chọn thương hiệu của bạn nhiều hơn ngay cả khi họ có những lựa chọn rẻ hơn.

Trang 12

- Làm cho thương hiệu của bạn trở nên đáng nhớ và có thể trở thành “top of mind” trong tâm trí khách hàng.

- Chiếm ưu thế về nhiều mặt so với đối thủ cạnh tranh của bạn trong một thị trường bão hòa.

- Một doanh nghiệp có độ nhận diện tốt sẽ thu hút khách hàng tiềm năng chất lượng cao hơn và tìm thấy khách hàng mục tiêu nhanh hơn

- Xây dựng danh tiếng doanh nghiệp

-Là rào cản cho sự xâm nhập bởi các nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp khác.

1.4 Thành phần thương hiệuPhần phát âm được:

Là những yếu tố có thể đọc được tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty, tên sản phẩm, câu khẩu hiệu, đoạn nhạc, hát đặc trưng.

Phần không phát âm được:

Là những yếu tố không đọc được, mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng, thiết kế, bao bì và các dấu hiệu khác.

1.5 Các loại thương hiệu:

Thương hiệu cá biệt: Là thương hiệu của từng chủng loại hoặc từng tên

hàng hóa cụ thể tại một doanh nghiệp Đặc điểm thường mang những thông điệp cụ thể như tính năng vượt trội, tính ưu việt, tiện ích đích thực và được thể hiện trên bao bì hoặc chính là sự khác biết của bao bì hàng hóa Có cá tính riêng biệt, luôn tạo cho người tiêu dùng một cơ hội lựa chọn cao nhờ thuộc tính được định vị riêng cho từng loại khách hàng.

Thương hiệu gia đình: Là thương hiệu dùng chung cho tất cả hàng hóa,

dịch vụ của một doanh nghiệp Mọi chủng loại hàng hóa khác nhau của doanh nghiệp đều mang thương hiệu như nhau Đặc điểm là tính khái quát rất cao và phải có tính đại diện cho tất cả chủng loại hàng hóa của doanh nghiệp Tính khái

Trang 13

quát và tính đại diện vi phạm hoặc mất đi, doanh nghiệp phải tạo thương hiệu cá biệt cho sản phẩm mới để không ảnh hưởng thương hiệu gia đình.

Thương hiệu tập thể: Là một thương hiệu của một nhóm hay của một số

chủng loại hàng hóa nào đó Đặc điểm là tính khái quát và đại diện cao Thường gắn liền với các chủng hàng hóa của nhiều doanh nghiệp khác nhau trong một liên kết kỹ thuật nào đó ( cùng hiệp hội cùng khu vực địa lý) Tính đại diện phát triển chủ yếu theo chiều sâu chiều rộng của hàng hóa.

Thương hiệu quốc gia: Là thương hiệu được dùng nhằm quảng bá các

hình ảnh và các sản phẩm quốc gia nào đó, thường gắn với những tiêu chí nhất định, tùy thuộc vào từng quốc gia, từng giai đoạn Đặc điểm là tính khái quát và trừu tượng cao Không bao giờ đứng độc lập, luôn gắn liền với các thương hiệu

cá biệt, thương hiệu tập thể hay như thương hiệu gia đình 1.5 Hệ thống nhận diện thương hiệu

Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm:

Tên thương hiệu: bao gồm các chữ cái, từ và con số được doanh nghiệp sử

dụng để giới thiệu sản phẩm và phản ánh tính cách thươn hiệu của mình

Cách đặt tên thương hiệu:

Tên người sáng lập: cách đặt tên thương hiệu truyền thống có từ xưa, cho đến

nay, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới vẫn gắn bó với tên tuổi của người sáng lập như Honda, Walt Disney, Adidas, Toyota… Thường cách đặt tên thương hiệu này không tốn thời gian sáng tạo, lại dễ dàng bảo vệ thương hiệu trước pháp luật khi có tranh chấp nhưng do gắn bó chặt chẽ với người sáng lập nên nếu muốn chuyển quyền thương hiệu sẽ khó khăn.

Tên mô tả : dùng từ mô tả ngắn gọn về doanh nghiệp để làm tên gọi Cách này sẽ truyền đạt được bản chất của công ty Tuy nhiên nhược điểm là khi có tranh chấp sở hữu tên thương hiệu sẽ khó khăn.

Tên nhân vật hư cấu: Nhân vật hư cấu có thể đã có trước khi đặt tên thương hiệu, cũng có thể do chính doanh nghiệp tạo ra một nhân vật như vậy và truyền

Trang 14

thông tập trung để giới thiệu nhân vật với công chúng mục tiêu Các thương hiệu đặt tên theo nhân vật đã nổi tiếng muốn chiếm được niềm tin hoặc tình cảm của công chúng đối với sản phẩm như đối với nhân vật đó Tên thương hiệu là tên của nhân vật hư cấu mới do doanh nghiệp lần đầu giới thiệu thì nhất thiết phải hòa hợp với hình tượng nhân vật đó.

Tên địa danh: được sử dụng cho những sản phẩm có những đặc tính gắn với địa danh đó, thường là các sản phẩm nông – lâm – thủy sản Tuy vậy, việc một doanh nghiệp sử dụng tên địa danh cho sản phẩm của mình có thể rất khó được bảo hộ, bên cạnh đó sản phẩm của doanh nghiệp không tạo được khác biệt đối với các sản phẩm khác được tạo ra trên cùng một địa danh Tên địa danh thường được sử dụng để đăng ký bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý.

Yêu cầu chung của tên thương hiệu:

 Dễ đọc (dễ phát âm)  Dễ nghe (âm điệu êm tai)  Dễ ghi nhớ

 Ngắn gọn

 Tạo sự liên tưởng đến đặc tính của sản phẩm  Gây ấn tượng (tạo sự khác biệt )

 Không bị từ chối và có thể sử dụng ở nước ngoài

Biểu trưng (logo): Chân dung, diện mạo, hình ảnh của công ty, là tín hiệu

nhận biết và tượng trưng cho một thương hiệu, là hạt nhân trong hệ thống truyền thông thị giác Là nhân tố dễ ghi lại trong tâm trí khách hàng (cô đọng, ấn tượng), thể hiện được nét đặc thù của thương hiệu và tạo nên hình ảnh độc đáo, khác biệt cho thương hiệu.

Logo dạng chữ

Logo dạng biểu tượng Logo trừu tượng Logo dạng huy hiệu

Trang 15

Logo dạng hình ảnh đại diện

Yêu cầu chung của biểu chưng:

 Đơn giản dễ nhận biết và có khả năng phân biệt cao  Có tính mỹ thuật cao và phải tạo được ấn tượng  Thể hiện được ý nghĩa thông điệp của doanh nghiệp  Dễ thể hiện trên các phương tiện và chất liệu khác

Một số sai xót cần tránh khi thiết kế logo

 Nhồi nhét quá nhiều nội dung trong một biểu tượng dẫn đến mất tác dụng thông tin thị giác

 Sử dụng một số hình tượng quá quen thuộc, không tạo được tính đặc trưng cho logo của doanh nghiệp mình.

 Bắt chước hoặc nhái theo logo của các công ty nổi tiếng  Chưa thõa mãn đầy đủ các đòi hỏi kỹ thuật về logo

Sử dụng màu sắn trong thiết kế logo:

 Màu sắc thể hiện được đặc trưng sản phẩm chủ chốt của doanh nghiệp

 Màu sắc thể hiện được phong cách của thương hiệu

 Màu sắc mang sức mạnh, tính năng động của doanh nghiệp

Khẩu hiệu ( Slogan): một đoạn văn ngắn, chứa đựng và truyền đạt các

thông tin mang tính mô tả và thuyết phục về thương hiệu Được xem là phương thức quảng bá thương hiệu, rất hữu hiệu trong việc tạo dựng thương hiệu

Khẩu hiệu cụ thể: Diễn giải đầy đủ ý, tạo tác dụng tức thì mang lại độ hiệu

quả cao Nhưng lại dễ bị lạc hậu và mục tiêu chỉ áp dụng được với hàng hóa bình dân, không đặc sắc

Khẩu hiệu trừu tượng: Hàm chứa nhiều nội dung, diễn giải và cảm nhận

tùy theo cảm nhận của mỗi khách hàng và từng khu vực thị trường Tạo được sự hấp dẫn riêng, lôi cuốn tư duy và kích thích cảm hứng của khác hàng Áp dụng với những hàng hóa có đặc tính riêng và sắc thái riêng

Trang 16

Yêu cầu chung của khẩu hiệu:

 Ngắn gọn dễ nhớ, không trùng lắp với các khẩu hiệu khác sẽ tạo sự ghi nhớ và nhớ lâu Hơn hết dễ thiết kế bao bì và truyền đạt quảng cáo đến người xem

 Luôn mang tính hấp dẫn và có sự thẩm mỹ cao, phù hợp với phong tục tập quán, ngoài ra còn phụ thuộc và cảm nhận của từng khách hàng

 Dễ chuyển đổi sang ngôn ngữ khác, sử dụng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, dễ chuyển đổi

Nhạc hiệu: Một yếu tố cấu thánh thương hiệu, được thể hiện thành âm

nhạc Nhạc hiệu thường thu hút người nghe và làm cho mục quảng cáo trở nên hấp dẫn và sinh động hơn Có thể là một đoạn nhạc nền hoặc một vài bài hát ngắn được xem là một hình thức mở rộng câu khẩu hiệu Đoạn nhạc hát vui có thể được lưu truyền nhanh và rộng rãi trong công chúng để trở thành dấu hiệu nhận biết của thương hiệu.

Yêu cầu chung của nhạc hiệu:

 Một đoạn nhạc nền hoặc bài hát ngắn

 Phải thu hút người nghe và làm cho quảng cáo trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Các dấu hiệu nhận dạng khác: là những dấu hiệu ngoài các dấu hiệu

nhận dạng trên (tên thương hiệu, biểu trưng, câu khẩu hiệu, nhạc hiệu) có tác động vào thị giác, thính giác,của khách hàng giúp khách hàng dễ dàng nhận biết ra thương hiệu của doanh nghiệp.

Bao bì sản phẩm: Bao bì cũng là một yếu tố quan trọng tạo dựng nên giá

trị thương hiệu

Các đồ dùng văn phòng: Tất cả các đồ dùng văn phòng như giấy viết thư,

phong bì, công văn, danh thiếp, cặp tài liệu đều cần thống nhất về bố cục, màu sắc, tỉ lệ của các tổ hợp hình và chữ.

Trang 17

Hoàn cảnh bên trong của doanh nghiệp: Thiết kế các bảng biểu, các thiết

bị, nội ngoại thất phòng ốc, thiết kế ánh sáng,

Trang phục nhân viên: là điểm nhấn khi nhìn vào để nhận biết thuộc

doanh nghiệp, cơ sở nào, dễ hình dung và dễ dàng nhận biết được trong tâm trí khách hàng

Ngoại cảnh của doanh nghiệp:bao gồm biển hiệu, pano, cột quảng cáo,

biểu ngữ, các tín hiệu trên đường đi trong hệ thống thiết kế thị giác của doanh nghiệp.

Các hình thức tuyên truyền trực tiếp: tặng phẩm vật kỷ niệm các hình

thức trưng bày giới thiệu sản phẩm, quảng cáo trên báo chí và trên truyền hình

1.6 Đăng ký bảo hộ thương hiệu: việc các doanh nghiệp tiến hành đăng ký bản

quyền sử dụng nhãn hiệu của mình trên thị trường quốc nội như quốc ngoại ( nếu là xuất khẩu) để được luật pháp nước nhà mình hay quốc tế bảo hộ.

Mục đích:

 Bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu thương hiệu hàng hóa Góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, mua đúng sản phẩm của doanh nghiệp.

 Bảo hộ lợi ích quốc gia: Chống hàng giả, hàng nhái trong nước Không mất thị trường xuất khẩu do thương hiệu bị các nước nhập khẩu bắt chước theo, nhái theo

 Khuyến khích việc đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài vào trong nước Đặc biệt trường hợp Việt Nam kêu gọi nước ngoài.

Lợi ích của việc bảo hộ thương hiệu: Độc quyền khai thác thương hiệu trong

hoạt động kinh doanh Chuyển nhượng quyền sở hữu thương hiệu cho người khác để đổi lấy lợi ích vật chất.

Nội dung đăng ký bảo hộ:

Trang 18

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa: Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu

dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau

Dấu hiệu nhận biết về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa:

 TM là ký hiệu của Trademark, nghĩa là nhãn hiệu Trademark là những ký hiệu để phân biệt sản phẩm dịch vụ hoặc của chính một công ty này với một công ty khác.

 ® là ký hiệu của Registered, có ý nghĩa là đã được đăng ký Ký hiệu này có hàm ý thương hiệu đã đăng ký bảo hộ với cơ quan pháp luật nào đó.

 Ký hiệu © là ký hiệu của Copyrighted, nghĩa là bản quyền.

Điều kiện bảo hộ: Là dấu hiệu nhận thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ,

hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế:

 Nhãn hiệu được bảo hộ theo nguyên tắc lãnh thổ nước nào thì chỉ có hiệu lực ở nước đó

 Để việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu được thuận lợi có thể đăng ký thông qua: Thỏa ước Madrid (khi nhãn hiệu đã được bảo hộ ở Việt Nam) và nghị định thư Madrid (khi nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký ở Việt Nam)

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp: kiểu dáng công nghiệp là hình dạng bên

ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó.

Điều kiện bảo hộ: kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng điều

kiện sau đây ( Điều 63 – luật Sở hữu trí tuệ) Có tính mới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp.

Trang 19

Đăng ký bảo hộ bằng sáng chế: giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ

kỹ thuật trên thế giới có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Điều kiện bảo hộ: bằng sáng chế được bảo hộ nếu đáp ứng điều kiện sau

đây: tính mới mẻ, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực xã hội và có trình độ sáng tạo.

Bảo vệ quyền sở hữu thương hiệu: Bao gồm

 Rà soát và tổ chức tôst hệ thống phân phối  Rà soát và phát hiện hàng giả, hàng nhái  Gia tăng các điểm tiếp xúc thương hiệu

 Thường xuyên đổi mới bao bì và sự thể hiện thương hiệu trên bao bì của hàng hóa

 Thực hiện các biện pháp kỹ thuật để đánh dấu bao bì và sản phẩm.

Giải quyết các trường hợp xâm phạm quyền sở hữu thương hiệu:

 Doanh nghiệp yêu cầu với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để bảo vệ quyền của mình.

 Doanh nghiệp cũng cần phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật bằng cách cung cấp thông tin chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền  Doanh nghiệp có quyền kiện ra tòa dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại

do mình gánh chịu.

1.7 Quản lý thương hiệu: Giữ gìn và phát huy lòng trung thành của khách hàng

đối với thương hiệu Hồi sinh thương hiệu đang mờ nhạt.

Sự trung thành của khách hàng: khi họ bằng mọi cách tìm mua bằng

được thương hiệu mà họ muốn bất chấp các thương hiệu khác đang cạnh tranh quyết liệt về giá cả, chất lượng và sự tiện lợi Điều cốt lõi tạo nên tài sản thương hiệu là sự trung thành của khách hàng đổi với thương hiệu đó.

Các cấp mức độ trung thành:

Trang 20

 Khách hàng mua ngẫu nhiên: là những người mua sản phẩm chứ không mua thương hiệu Xuất phát từ nhu cầu cơ bản của con người, cấp độ thấp trong tháp nhu cầu Maslow

 Khách hàng mua theo thói quen: Những người có sự hài lòng với thương hiệu, việc tiêu dùng thương hiệu là một hành vi thân thuộc trong thói quen tiêu dùng Chư ahanr là sự ưu thích thương hiệu mà là vì chưa bị tác động bởi thương hiệu khác Cần có chiến lược thích hợp để biến khách hàng này thành khách hàng gắn bó với thương hiệu doanh nghiệp.

 Khách hàng mua theo phí chuyển đổi: là những khách hàng có sự cân nhắc và lựa chọn so sánh khi mua một thương hiệu này so với một thương hiệu khác Điều đó cho thấy sự cạnh tranh cao Cần định vị cạnh tranh, nêu ra

các đặc tính vượt trội khác biệt của doanh nghiệp của mình Bù đắp

những chi phí chuyển đổi mà khách hàng phải từ bỏ để tiêu dùng thương hiệu mới bằng cách tăng lợi ích khách hàng nhận được.

 Khách hàng ưu thích thương hiệu: Là những khách hàng ưu thích tiêu dùng sản phẩm thông qua thông điẹp mà thương hiệu đưa đến Tạo cảm giác ưu thích khẳng định được giá trị bản thân Xuất phát từ niềm tin vào những đặc tinhs của thương hiệu, sẵn sàng trả giá cao hơn, có cảm giác thân mật, dễ chịu khi có được thương hiệu là sự tôn trọng bản thân Là những thương hiệu mạnh, có thông điệo rõ ràng được truyền tải trong thời gian dài hoặc những thương hiệu đặc biệt tạo nên những cá tính và đặc tính riêng.

 Khách hàng gắn bó với thương hiệu: là những khách hàng mua sẵn sàng mua, sẵn sàng chi trả, sẵn sàng giới thiệu thương hiệu cho những khách hàng khác một cách tích cực và vô tư Giá trị của khách hàng này là họ đã gây ấn tượng về thương hiệu với những con người khác và đối với thị trường tiêu thụ.

Các phương pháp theo dõi và đo lường mức độ thỏa mãn của khách hàng:

Trang 21

 Hệ thống khiếu nại khách hàng: Việc doanh nghiệp cố gắn để khách hàng dễ dàng phản hồi ý kiến về thương hiệu đến doanh nghiệp Phương pháp thực hiện: Các mẫu giấy góp ý có sẵn, đường dây nóng để tìm hiểu và phản hồi thông tin.

 Điều tra mức độ thõa mãn của khách hàng: Phỏng vấn, gửi phiếu đánh giá mức độ hài lòng của thương hiệu đối với khách hàng Kết hợp tả lời phiếu đánh giá với các chương trình thi tìm hiểu doanh nghiệp, khuyến mãi bốc thăm trúng thưởng

 Đóng giả người đi mua sắm: Doanh nghiệp nắm bắt được những người bán trực tiếp hoặc marketing trực tiếp có thực hiện tốt việc tạo hình ảnh doanh nghiệp

Các phương pháp tạo dựng lòng tin khách hàng:

 Đối xử tốt với khách hàng: Những biểu hiện và hành vi thân thiện, trung thực của người bán hàng trực tiếp hoặc những người marketing trực tiếp Cần có chương trình đào tạo và huấn luyện nhân viên Thể hiện được tính chuyên nghiệp, đồng phục, tính đồng bộ và nét văn hóa riêng biệt của thương hiệu Thể hiện được tính chuyên nghiệp, đồng phục, nét văn hóa riêng biệt của thương hiệu.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊTHƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY TNHH INTERSPACE 2.1 Giới thiệu về công ty Interspace

Trang 22

2.1.1 Giới thiệu khái quát

Interspace là một công ty công nghệ, cung cấp dịch vụ Marketing trực tuyến và hiện là doanh nghiệp top đầu tại Nhật Bản với 40.000 khách hàng và 500.000 đối tác

Với chiến lược Global, Interspace đã phát triển ra thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á với việc thành lập các công ty trực thuộc tại Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia.

Interspace Việt Nam với sản phẩm chủ đạo nền tảng tiếp thị liên kết

ACCESSTRADE là đơn vị tiên phong và là công ty số 1 trong lĩnh vực tiếp thị liên kết (affiliate marketing) tại Việt Nam hiện nay Mục tiêu của chúng tôi là 1000 tỷ doanh thu và IPO vào năm 2023

.1.Thông tin chung.

 Tên quốc tế: INTERSPACE VIỆT NAM COMPANY LIMITED  Tên viết tắt: INTERSPACE VIỆT NAM CO., LTD

 Mã số thuế: 0106857676

 Đại diện pháp lý: Ông Đỗ Hữu Hưng.

 Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 Ngày hoạt động: 21/05/2015.

 Website chính: https://accesstrade.vn/  Logo công ty:

Hình 1.1 Logo Công ty TNHH Interspace Việt Nam

Trang 23

(Nguồn: Website Tổng công ty https://www.interspace.ne.jp/global/) Công ty có trụ sở chính tại Tầng 7, tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Trang 24

Interspace là một công ty công nghệ, cung cấp dịch vụ Marketing trực tuyến,

được thành lập từ năm 1999 tại Nhật Bản Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, Interspace là doanh nghiệp top đầu tại Nhật Bản với 40.000 khách hàng và 500.000 đối tác, doanh thu năm 2017 là 280 triệu USD.

Năm 2006, công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán Tokyo.Từ năm 2013, với chiến lược Global, Interspace đã phát triển ra thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á với việc thành lập các công ty trực thuộc tại Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia Interspace Việt Nam là công ty LIÊN DOANH giữa Interspace Co., Ltd (Nhật Bản) và Tập đoàn MOG Việt Nam, được thành lập vào tháng 04 năm 2015 và chính thức vận hành sản phẩm chủ đạo là nền tảng tiếp thị liên kết ACCESSTRADE từ ngày 14 tháng 05 năm 2015 Ngày 26/2/2016 Interspace Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) Interspace Việt Nam là đơn vị tiên phong và hiện nay là công ty số 1 trong lĩnh vực tiếp thị liên kết tại Việt Nam

ACCESSTRADE là nền tảng trung gian, kết nối các công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ trực tuyến trong các lĩnh vực như Thương mại điện tử, Giáo dục, Du lịch, Tài chính ngân hàng, Nhân sự, Bảo hiểm… với các đối tác truyền thông là các doanh nghiệp và cá nhân sở hữu các website, blog nhằm đưa hàng hoá dịch vụ của mình đến người dùng.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm phát triển và liên tục cải tiến dịch vụ, ACCESSTRADE đã phát triển thành công ở những thị trường khó tính và cạnh tranh cao như Nhật Bản, Trung Quốc, ACCESSTRADE sở hữu những công cụ và tính năng cho phép người mua quảng cáo có thể tối ưu hoá hiệu quả của mình, chủ động chọn lựa kênh quảng cáo, duyệt chi trả đơn hàng thành công, xem thống kê hiệu quả quảng cáo thời gian thực (real-time report).

MOG Việt Nam là một doanh nghiệp hàng đầu về Internet & Mobile, với 500 nhân sự và 7 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Thanh toán online, Game & Entertainment, Advertising & Marketing online.

Sau giai đoạn thâm nhập đạt được những kết quả ban đầu, chiến lược ISVN xác định giai đoạn 2020-2025 là tập trung mở rộng thị trường Mục tiêu đến TRƯỚC 2025 đạt 1 tỷ USD GMV, doanh thu 50 triệu USD doanh thu, 100 triệu đơn hàng, 1 triệu publishers, 10.000 advertisers, với tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm đạt 40% Interspace Việt Nam chiếm khoảng 50% thị phần toàn thị trường Tiếp thị liên kết.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

o Ban giám đốc: gồm có

Ngày đăng: 30/03/2024, 21:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan