1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhóm sinh viên trường đại học công nghiệp hà nội nghiên cứu về chính sách tài khoácủa việt nam từ năm 2008 – 2012, thực hiện nghiên cứu trong 1 tháng

21 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chính Sách Tài Khóa Và Tình Hình Thực Hiện Chính Sách Tài Khóa Ở Việt Nam Từ 2008 Đến 2012
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn GVHD: Đặng Thị Hiền
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Học Vĩ Mô
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 210,89 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài:Chính sách tài khoá là một công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách kinh tế của Nhà nước, có ảnh hưởng rất mạnh đến sự cân bằng vĩ mô của nền kinh tế và tác đ

Trang 1

sách tài khóa trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô

Sinh viên thực hiện: Nhóm 1 – Lớp 20203BM6022001

Hà Nội, tháng /2021

Trang 2

I, PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Chính sách tài khoá là một công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách kinh tếcủa Nhà nước, có ảnh hưởng rất mạnh đến sự cân bằng vĩ mô của nền kinh tế và tác độngtrực tiếp đến phương châm hoạt động của hệ thống ngân sách cũng như hỗ trợ thúc đẩytăng trưởng kinh tế bền vững Trong thời gian qua, chính sách tài khóa đã đóng góp khôngnhỏ được nhận định là “điểm tựa” tốt cho tăng trưởng kinh tế Tại Việt Nam, quá trình cơcấu lại nền kinh tế và đầu tư công còn chậm và chưa rõ nét; giải ngân vốn đầu tư côngchậm; tình hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh diễn biến phức tạp… tác động không nhỏ đếnviệc thực hiện chính sách tài khóa Bài nghiên cứu dưới đây tổng hợp các lý thuyết vềchính sách tài khóa để từ đó đánh giá thực trạng chính sách tài khóa của Việt Nam từ năm

2008 – 2012 và đưa ra các gợi ý tăng cường hiệu quả của chính sách tài khóa nhằm hướngtới mục tiêu tăng trưởng bền vững

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu thực trạng về chính sách tài khoá, các nguyên nhân từ đó đưa ra các quan điểm,định hướng đề xuất những giải pháp mới cho chính sách tài khoá của Việt Nam hiệu quảhơn Chỉ ra tác động, tầm ảnh hưởng của chính sách tài khoá đến việc điều hành chínhsách kinh tế vĩ mô

3.Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tài khoá của Việt Nam từ năm 2008 – 2012 tới nềnkinh tế Việt Nam và tầm quan trọng của chính sách tài khoá tới điều hành chính sách kinh

Trang 3

Cho ta biết thực trạng của chính sách tài khoá ở Việt Nam trong những năm 2008 – 2012,việc quản lý, điều hành, thực hiện những biện pháp can thiệp đến hệ thống thuế khóa vàchi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng trưởngkinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát Chính sách tài khoá đượccoi là một trong những chính sách quan trọng và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô.

● Ý nghĩa thực tiễn:

Giai đoạn từ năm 2006 – 2010, mục tiêu của Chính phủ đặt ra là tăng GDP từ 7,5% lên8% và có thể cao hơn nữa nhằm đặt mức thu nhập bình quan đầu người vào khoảng 1.100USD vào năm 2020 Như vậy, mục tiêu hàng đầu của giai đoạn này là tăng trưởng kinhh

tế và để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra, Chính phủ đã áp dụng chính sachtài khoá mở rộng, kết hợp với chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích nền kinh tế Chínhphủ đã mở rộng đầu tư công thông qua các chương trình phát triển và hỗ trợ dưới nhiềuhình thức cho khu vực doanh nghiệp nhà nước

Đầu năm 2008, kinh tế thế giới biến động mạnh và bước vào thời kỳ suy thoái và có ảnhhưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, thị trường tài chính trong nước không ổn định, lãisuất và tỉ giá biến động mạnh, lạm phát liên tục leo thang Tuy nhiên, để chống lạm phát,

Bộ tài chính lại thực hiện chính sách tài khoá nới lỏng, duy trì mức bội chi, trong khichính sách tiền tệ lại được thắt chặt Chính vì điều này tạo ra áp lực lạm phát và làm lãisuất ngày càng tăng Giá tiêu dùng năm 2008 so với năm 2007 đã tăng 22,97%

Năm 2009 trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác độngđến hầu hết các nước Là một nền kinh tế có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng vào kinh tế thếgiới, khủng hoảng và suy thoái đã tác động nghiêm trọng đến kinh tế nước ta, nhất là xuấtkhẩu, đầu tư, du lịch Từ năm 2012, Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách tài khoá

mở rộng chính sách này cũng dẫn đến bội chi ở mức cao, làm suy yếu các lớp đệm tàikhóa, rút ngắn kỳ hạn vay nợ và làm tăng gánh nặng trả nợ cho ngân sách Bội chi ngânsách lớn, nợ công tăng cao, tỷ lệ thu ngân sách/GDP giảm và chi tiêu công, đặc biệt là đầu

tư công, còn chưa hiệu quả, đều gây trở ngại cho tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ môtrong tương lai

Trang 4

II, PHẦN NỘI DUNG

● Chính sách tài khoá ở Việt Nam năm 2008

Năm 2008 là một năm đầy biến động của nền kinh tế nước ta cũng như của nền kinh tếthế giới Cũng chính qua những biến động này mà các ưu điểm và nhược điểm của hệthống quản lý kinh tế nhà nước được bộc lộ rõ

Giai đoạn khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nổ ra từ đầu năm 2008 đến nay Trongthời gian đầu năm 2008, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức Mặc dù kinh

tế vẫn tăng trưởng cao, với mức tăng GDP là 6,5% trong nửa đầu năm 2008, lạm phát vàthâm hụt thương mại đều tăng mạnh, một phần do tác động trên toàn cầu của giá lươngthực và nhiên liệu tăng Cũng cần lưu ý rằng một phần nguyên nhân dẫn tới sự tăng này là

do nguồn cung thiếu hụt bất thường do điều kiện thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh vàbệnh dịch trên vật nuôi hồi đầu năm 2008 Vì những nguyên nhân này, lạm phát, từngđược duy trì ở mức tương đối thấp, đã tăng lên trên 28% trong năm 2008 Đồng thời,thâm hụt thương mại năm 2008 đã tăng lên mức 18 tỷ USD, đẩy thâm hụt cán cân vãnglai lên cao Đối phó với tình hình trên, Nhà nước ta nhanh chóng vận dụng chính sách tiền

tệ thắt chặt nhưng lại chưa phối hợp nhịp nhàng với chính sách tài khóa Đầu năm 2008,trước khi có gói giải pháp 8 điểm, các ngân hàng đã nhanh chóng đưa ra những giải pháprút bớt tiền trong lưu thông bằng cách tăng lãi suất (lãi suất tái chiết khấu, huy động, tiềnvay, lãi suất cơ bản) sát với giá thị trường Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Namquyết định nâng dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng thương mại và quy định các ngânhàng mua trái phiếu ngân hàng Nhà nước Kèm với đó là hạn chế tăng trưởng tín dụngnóng bằng việc khống chế ở mức 30% Ngoài ra, còn hàng loạt chính sách để hỗ trợ thịtrường chứng khoán, hạn chế cho vay đối với bất động sản… Chúng ta đã phải chứngkiến những cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng, tỷ giá VND-USD đã có lúc tăng cao kỷlục và doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất vì không tiếp cận được vốn… Tháng 6/2008,nhà nước ta đưa ra gói giải pháp 8 điểm bao gồm trì hoãn hoặc hủy bỏ nhiều dự án đầu tưcông, thắt chặt chính sách tiền tệ, và cải cách cơ cấu nhằm tăng cường hiệu quả kinh tếtổng thể Thậm chí vào giai đoạn đầu, người ta đã cảm nhận được hiệu quả của các biệnpháp này và phái đoàn đã nêu bật tình hình cải thiện sẽ còn tiếp tục tiến triển Lạm phát rõ

Trang 5

ràng đã tăng lên mức đỉnh điểm và sẽ giảm xuống mức dễ chịu hơn vào cuối năm 2009,trong khi thâm hụt thương mại đang nhanh chóng tự điều chỉnh Chính phủ cũng lưu ýrằng trong tháng 1/2009, cán cân thương mại đã thặng dư lần đầu tiên trong vòng 3 năm

và mong đợi tình hình sẽ tiếp tục cải thiện Tốc độ tăng giá tiêu dùng từ tháng 6/2008 đãgiảm dần Các cân đối vĩ mô như ngân sách nhà nước, tín dụng tiền tệ, cán cân thanh toánquốc tế đều ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng và các chỉ số về nợ nước ngoài đều trong giớihạn an toàn Tốc độ tăng GD P năm 2008 đạt 6,23%, chỉ số giá tiêu dùng khoảng 24%.Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng cao, theo đó, tổng vốn đầu tư cả nước khoảng 10-11 tỷ USD Thu ngân sách nhà nước đạt 399 tỷ đồng, tăng 26, 3% so với năm trước Tỷ

lệ động viên vào ngân sách nhà nước bằng 26,8% An sinh xã hội đã được đảm bảo Lạmphát 2008: 24% Tuy nhiên sau khi Nhà nước áp dụng các chính sách tiền tệ tài khóa thắtchặt, lạm phát được kiềm chế thì tình hình kinh tế lại có sự thay đổi trái chiều: kinh tế rơivào tình trạng trì trệ, giảm phát xảy ra Đối phó với tình hình này, Nhà nước vận dụngchính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nới lỏng Cụ thể, hiện nay Nhà nước đang sửdụng gói kích cầu 143.000 tỷ đồng (xấp xỉ 8 tỷ USD) và 17.000 tỷ đồng (tương đương 1

tỷ USD) vốn vay có bảo lãnh để khuyến khích sản xuất trong nước, kích thích tiêu dùng,

mở rộng thị trường xuất khẩu Trong đó, hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng 17.000 tỷ đồng,tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước 3.400 tỷ đồng, ứng trước dự toánnăm sau 37.200 tỷ đồng, chuyển nguồn vốn đầu tư năm 2008 sang năm 2009: 27.600 tỷđồng, thực hiện chính sách miễn, giảm thuế 28.000 tỷ đồng, phát hành bổ sung vốn tráiphiếu chính phủ 20.000 tỷ đồng, các khoản chi kích cầu khác và đảm bảo an sinh xã hội9.800 tỷ đồng Nếu như với công cụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu

hạ lãi suất cơ bản (từ 14% xuống còn 7%), từ đó lãi suất cho vay và lãi suất huy động củacác ngân hàng thương mại cũng giảm theo thì với công cụ chính sách tài khóa, Nhà nướcđang chú ý hơn đến giải ngân nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ tốthơn để tạo công ăn việc làm cho người dân, tiêu thụ một số mặt hàng nội địa để kích cầutrong nước

Chính sách tài khoá ở Việt Nam năm 2009

Trang 6

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, kinh tế trong nước đang đối mặt với nhiều khókhăn và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi thị trường Việt Nam có độ mở cao (xuất, nhập khẩutrên 150% GDP); khu vực FDI tuy chỉ chiếm trên 27% tổng đầu tư xã hội, nhưng luôn đạt

từ 55% đến 70% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu, nên sau khi khủng hoảng nổ ra, thịtrường xuất khẩu và đầu tư thế giới giảm sút đột ngột, nền kinh tế Việt Nam đã lập tức rơivào suy giảm, từ mức tăng trưởng trên 7% (năm 2008) xuống còn 3,1% vào quý I-2009.Các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong điều kiện kinh tế khó khăn, chính sách tài khóanăm 2009 đã được Chính phủ sử dụng hiệu quả như một công cụ có vai trò chủ đạo đểchống suy giảm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Giá một số mặt hàng xuất khẩu chính giảm mạnh, như giá gạo trong tháng 10-2009 giảmtới 20%; cà phê giảm tới 34,5%; cao su giảm gần 50% Một vấn đề nữa là, với quy mônền kinh tế còn nhỏ, xuất phát điểm thấp nhưng đã hội nhập sâu, rộng vào khu vực và thếgiới trên tất cả các cấp độ, kèm theo đó, trong năm 2008 và 2009, thiên tai, dịch bệnh lạiliên tiếp xảy ra với cường độ và mức độ lớn

Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng, thất nghiệp cao Nền kinh tế yếu

đi, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy kiệt Một số doanh nghiệp bị phá sản, số cònlại liên tục gặp khó khăn

Cùng với xu hướng chung của thế giới, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp điều hànhquyết liệt nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bềnvững Một trong những giải pháp chủ yếu là Chính sách tài khóa mở rộng, gồm các góikích cầu:

+/ Gói kích cầu thứ nhất đã được triển khai nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000 tỉ đồng, +/ Gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trung

và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất

Bên cạnh đó, năm 2009 Thủ tướng chính phủ đã tập trung chỉ đạo kicha cầu đầu tư , tạmhoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản trước , đồng thời ứng trước từ ngân sách để thựchiện một số dự án cấp bách : làm tăng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách và trái phiếu chínhphủ

Trang 7

Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và tạo việc làm, đây là hai điều quan trọng nhất thể hiệnkhá rõ vai trò của Nhà nước thông qua các gói kích cầu Việc thực hiện một cáchlinh hoạt

và đồng bộ các chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác đã giúp nền kinh tế ViệtNam vượt qua khủng hoảng và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,3%, tỷ lệ lạmphát đã giảm còn 6,88% (từ 23% năm 2008), thị trường chứng khoán và các hoạt độngdịch vụ tài chính, ngân hàng được phục hồi từng bước

Năm 2009, mạc dù có nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoáikinh tế nhưng thương mại của Việt Nam với các nước vẫn đạt khoảng 130 tỷ USD ViệtNam cũng có 457 dự án đầu tư đang thực hiện ở 50 quốc gia và vùng lãnh thổ , với số vốnkhoảng 7,2 tỷ USD ; đặc biệt hợp tác đầu tư với Lào , Campuchia , Liên bang Nga ngàycàng đi vào chiều sâu , hiệu quả , thiết thực Việc thực hiện một cách linh hoạt đồng bộcác chính sách vĩ mô khác giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng và tốc độtăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,3% , là 1/12 nước có GDP tăng trưởng dương của thếgiới và là nước tăng trưởn cao nhất trong khu vực Đông Nam Á

Chính sách tài khoá ở Việt Nam năm 2010

Bước vào giai đoạn hậu khủng hoảng, đòi hỏi đặt ra là xây dựng chính sách như thế nào

để đảm bảo kinh tế - xã hội phát triển ổn định, vững chắc trong bối cảnh còn nhiều khókhăn Đổi mới hoạch định chính sách tài chính (CSTC) thời kỳ hậu khủng hoảng là vấn

đề thu hút được sự quan tâm của đông đảo những người làm công tác quản lý tài chính,của các nhà khoa học và nghiên cứu

Thứ nhất, tăng cường vai trò chủ động, tích cực điều tiết vĩ mô nền kinh tế của các CSTC

và công cụ tài chính CSTC phải nhằm mục tiêu trước hết là nâng cao và tăng cường tiềmlực tài chính quốc gia, đảm bảo tỷ lệ tích luỹ, tiết kiệm dành cho đầu tư toàn xã hội đạttrên 40% GDP Đồng thời, phải góp phần thiết lập và duy trì môi trường tài chính lànhmạnh, giải phóng các nguồn lực tài chính và sức sản xuất của nền kinh tế, bồi dưỡng và

mở rộng nguồn thu NSNN, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển và duy trì các cân đốilớn trong nền kinh tế CSTC phải gắn kết đồng bộ với các chính sách kinh tế để địnhhướng và khuyến khích các DN và nhân dân đầu tư, kinh doanh Tôn trọng nguyên tắccông khai, công bằng, hiệu quả trong chính sách động viên, phân phối và phân phối lại

Trang 8

thu nhập quốc dân Đa dạng hoá các công cụ và hình thức tổ chức tài chính, tiền tệ phingân hàng và các quỹ đầu tư, các trung gian tài chính nhằm động viên và sử dụng có hiệuquả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy xã hội hoá các hoạt động sựnghiệp.

Thứ hai, chính sách và giải pháp về thu NSNN: Ngành thuế tiếp tục triển khai quyết liệtcác giải pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, hạn chế nợ đọng thuế, tăngcường chống thất thu thuế, khai thác tăng thêm nguồn thu cho NSNN, trong đó tập trungcác giải pháp mang tính cải cách đột phá như sau:

- Cơ quan thuế các cấp thường xuyên tổ chức rà soát, đánh giá phân tích, dự báo nhữngyếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN trên địa bàn, làm rõ những khoản còn thất thoát,các nguồn thu còn tiềm năng Đặc biệt, tăng cường công tác phân tích, dự báo những tácđộng bất lợi từ việc suy giảm kinh tế, những tác động bất thường của giá cả, thị trường tíndụng trên thế giới và trong nước tác động đến tình hình thu nộp NSNN của khối DN để cónhững đề xuất, kiến nghị giải pháp kinh tế vĩ mô ngăn chặn đà suy giảm nguồn thuNSNN

- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế; Tiếp tục rà soát và điều chỉnh tất cảcác thủ tục hành chính thuế theo chuẩn mực quốc tế, rút ngắn đến mức thấp nhất thời giantuân thủ thuế, tạo thuận lợi nhất cho người nộp thuế Ngành Thuế tiếp tục theo dõi, pháthiện để có ý kiến đề nghị với các ngành, các cấp có thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc về vốn, thị trường, giá cả, xử lý kịp thời các cơ chế chính sách gây ảnh hưởngxấu đến tình hình SXKD của DN, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh hoạtđộng đầu tư, phát triển SXKD, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

- Kiểm soát, xử lý triệt để các khoản nợ đọng thuế, trình cấp có thẩm quyền các biện pháp

xử lý vướng mắc về nợ thuế, tập trung lực lượng triển khai các biện pháp thu hồi nợ thuế;Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở phân tích thông tin và tờ khaihàng tháng để lựa chọn những đối tượng có dấu hiệu gian lận thuế, bổ sung vào kế hoạchthanh tra, kiểm tra, đặc biệt tập trung vào nhóm DN lớn, các Tập đoàn, Tổng công ty, cácđịa bàn trọng điểm có số thu lớn, các ngành hàng, các lĩnh vực, các loại hình tổ chức có

Trang 9

dấu hiệu thất thu lớn Tập trung tổng hợp, rà soát các kết quả sau thanh tra để có biệnpháp xử lý đôn đốc, thu hồi kịp thời các khoản mà thanh tra đã kết luận vào NSNN Thứ ba, về chi NSNN:

- Tập trung và quản lý tốt các nguồn lợi và lợi ích quốc gia Cơ cấu lại các khoản chi ngânsách, cơ cấu lại nguồn vốn và vốn đầu tư, tăng tỷ lệ chi NSNN theo tốc độ tăng trưởngkinh tế và hiệu quả quản lý kinh tế Ưu tiên tăng chi NSNN cho các mục tiêu chiến lược,mục tiêu xã hội trọng điểm, cho xây dựng cơ sở hạ tầng, cho phát triển nguồn lực, hỗ trợsản xuất, kinh doanh những mặt hàng và lĩnh vực trọng điểm Có chính sách đầu tư thíchđáng và cơ chế tài chính phù hợp của các vùng kinh tế trọng điểm, làm động lực phát triểncủa cả nền kinh tế, từ đó tạo điều kiện đầu tư tốt hơn cho các vùng khó khăn, vùng sâu,vùng xa và các địa phương nghèo, chậm phát triển

- Đối với chi đầu tư phát triển, cần chú trọng nâng cao hiệu quả của các khoản chi, khôngnên tăng chi nhiều vì kéo theo thâm hụt ngân sách lớn gây ra nhiều hậu quả khó khắcphục sau khi suy thoái chấm dứt (thâm hụt NSNN lớn, lạm phát cao) Không thiên về đầu

tư vào các dự án thâm dụng vốn và thâm dụng nhập khẩu mà chuyển sang các dự án sửdụng nhiều lao động Mục tiêu phải là tạo càng nhiều việc làm càng tốt Đầu tư củaNSNN cần được thực hiện bình đẳng, tránh đổ vốn vào các DN lớn kém hiệu quả vì làmnhư vậy tình trạng sẽ trầm trọng thêm Nên chỉ tập trung xem xét chi đầu tư phát triển sốrất ít dự án lớn về cơ sở hạ tầng (đã gần hoàn thành, có ý nghĩa thực tế) để duy trì và tạoviệc làm, tiêu thụ vật liệu xây dựng đang tồn đọng

- Các khoản chi, đặc biệt là chi hỗ trợ (kể cả hỗ trợ tín dụng) cho các DN cần kèm theonhiều điều kiện cụ thể Chính sách hỗ trợ cho các DN cần kèm theo điều kiện hạn chếviệc thưởng hoặc trả lương cao cho người quản lý, thời hạn hỗ trợ mang tính cứu giúp nênphải ngắn, hiệu quả phải đo lường đuợc (số hoá), ngay khi DN không đáp ứng được thìphải thu hồi Tạo thêm việc làm hoặc giữ nguyên số nhân công của DN cũng là điều kiệncần thiết với các DN Với các DN đang thua lỗ, cần kiểm tra kỹ phương án xin cứu trợ, hỗtrợ

- Đối với chi thường xuyên, xem xét tăng chi thường xuyên với lượng vừa đủ để tăngcường chi cho an sinh xã hội, trợ cấp cho người có thu nhập thấp, chú trọng chi cho cứu

Trang 10

trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, Gia tăng hơn việc chi hỗ trợ tạo việc làm, hỗtrợ mất việc làm (hoặc hỗ trợ DN để DN duy trì nhân công) vì mức độ “ngấm” suy thoáitrầm trọng hơn Tuy nhiên, xét tổng thể cũng không nên tăng chi thường xuyên nhiều mà

cố gắng co kéo với mức dự toán ngân sách chấp nhận được

- Cả chi đầu tư và chi thường xuyên cần tăng cường cơ chế giám sát đồng thời rà soát đểgiảm những thủ tục hành chính phiền hà không cần thiết, làm chậm hiệu lực đầu

Thứ tư, nâng cao năng lực, hiệu lực của hệ thống giám sát tài chính - tiền tệ, đảm bảo anninh tài chính quốc gia, kiểm soát chặt chẽ các luồng vốn, các dòng chuyển dịch vốn (đặcbiệt là vốn ngắn hạn), các khoản vay nợ, trả nợ Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hệthống giám sát bằng nghiệp vụ, bằng tổ chức có sẵn trong bản thân công tác tài chính, bảnthân từng quy trình nghiệp vụ tài chính, kế toán Tăng cường và nâng cao tính hiệu lựccủa hệ thống giám sát nội bộ, bộ máy và quy trình kiểm soát nội bộ; đảm bảo mọi hoạtđộng tài chính, sự luân chuyển của từng dòng tiền của Nhà nước, của Ngân khố phải đượckiểm tra, kiểm kê và giám sát thường xuyên, liên tục Hoạt động tài chính, tiền tệ của các

tổ chức, các quỹ tài chính nhà nước, các trung gian tài chính phải được giám sát từ xa,phải có hệ thống cảnh báo Cần tạo dựng thói quen công khai tài chính trong đời sống xãhội Sử dụng phương pháp quản lý chi tiêu theo kết quả đầu ra Chuẩn bị tốt cho việc ápdụng chính sách chi tiêu trung hạn Coi trọng mục đích và kết quả sử dụng NSNN chứkhông phải mức chi hay mức cắt giảm chi NSNN

Tóm lại, vận hành CSTC thể hiện nghệ thuật điều hành và quản lý hoạt động tài chính.CSTC phải phục vụ cho những mục tiêu tài chính cụ thể CSTC cùng với chính sách tiền

tệ là một bộ phận cấu thành của chính sách kinh tế vĩ mô CSTC phải được thực tế cuộcsống chấp nhận CSTC bao hàm tất cả các chủ trương, giải pháp tài chính nhà nước, tàichính DN, tài chính dân cư; các chủ trương, giải pháp về DNNN (thu, chi và cân đối), vềvốn, tín dụng; về vốn và đầu tư phát triển; về hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh tế Triển khai tốt và tích cực các CSTC sau khủng hoảng một cách chủ động sẽ góp phần xâydựng nền tài chính quốc gia ổn định và năng động

Chính sách tài khoá ở Việt Nam năm 2011

Ngày đăng: 29/03/2024, 22:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w