1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp quân đội – cn đà nẵng pgd bắc đà nẵng qua 3 năm 2021 – 2023

68 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Từ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội – CN Đà Nẵng PGD Bắc Đà Nẵng Qua 3 Năm 2021 – 2023
Người hướng dẫn Cô Nguyễn Thị Minh Hà
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 518,11 KB

Nội dung

Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng khi phân tích khai thác nộidung của các định nghĩa đó, người ta dễ nhận thấy các NHTM đều có chung một tínhchất, đó là việc nhận tiền gửi k

Trang 1

KHOA KINH TẾ TÀI CHÍNH CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến quýthầy, cô giáo trong khoa Kinh tế Tài chính trường Đại học Duy Tân lời cảm ơn chânthành

Đặc biệt, em xin gửi đến cô Nguyễn Thị Minh Hà, người đã tận tình hướng dẫn,giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất

Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Ngân hàngThương mại Cổ phần Quân đội – MB Bắc Đà Nẵng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho emđược tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại Ngân hàng

Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị phòng khách hàng cá nhân đã giúp đỡ,cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệpnày

Đồng thời cảm ơn nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thực tập nơi mà emyêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy côgiáo đã giảng dạy Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ íchtrong việc kinh doanh để giúp ích cho công việc sau này của bản thân

Vì kiến thức của bản thân còn hạn chế, trong quá trình học tập, hoàn thiệnchuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiếnđóng góp quý báu của quý thầy cô và các anh chị trong ngành để kiến thức của emtrong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng đề tài “Giải phát nâng cao hiệu quả huy động vốn từkhách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Đà Nẵng – MB Bắc ĐàNẵng quan 3 năm 2021-2023” được tiến hành một cách minh bạch, công khai Mọi thứđược dựa trên sự cố gắng cũng như nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ khôngnhỏ từ ngân hàng

Các số liệu và kết quả nghiên cứu được đưa ra trong chuyên đề là trung thực vàkhông sao chép hay sử dụng kết quả của bất kỳ đề tài nghiên cứu nào tương tự Nếunhư phát hiện rằng có sự sao chép kết quả nghiên cứu từ những đề tài khác bản thân

em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu đề tài 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHTM 3

1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại 3

1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại 4

1.1.4 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 6

1.1.4.1 Hoạt động huy động vốn 6

1.1.4.2 Hoạt động tín dụng 7

1.1.4.3 Hoạt động thanh toán 8

1.1.4.4 Hoạt động khác 9

1.2 Lý luận chung về huy động vốn của ngân hàng thương mại 9

1.2.1 Khái niệm nguồn vốn 9

1.2.2 Vai trò của vốn 9

1.2.3 Nguyên tắc khi tiến hành huy động vốn 11

1.2.4 Phân loại huy động vốn của NHTM 13

1.2.4.1 Phân loại theo đối tượng khách hàng 13

1.2.4.2 Phân loại theo mục đích huy động 15

1.2.4.3 Phân loại theo kỳ hạn 15

1.2.4.4 Phân loại theo loại tiền 16

Trang 6

1.3 Các nguồn hình thành nên huy động vốn của Ngân hàng thương mại 16

1.3.1 Vốn chủ sở hữu 16

1.3.2 Các quỹ 17

1.3.3 Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần 18

1.4 Lý luận chung về hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân của NHTM 18

1.4.1 Khái niệm về huy động vốn từ khách hàng cá nhân 18

1.4.2 Các phương thức huy động vốn từ khách hàng cá nhân 18

1.4.3 Tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân 20

1.4.3.1 Khái niệm 20

1.4.3.2 Tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân 20

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân của NHTM: 21

1.5.1 Các nhân tố chủ quan 21

1.5.2 Các nhân tố khách quan 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – PGD BẮC ĐÀ NẴNG QUA 3 NĂM 2021 – 2023 25

2.1 Giới thiệu chung về NHTMCP Quân đội 25

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội 25

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Quân đội – CN Đà Nẵng – PGD Bắc Hòa Khánh 28

2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 28

2.1.2.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban 28

2.2 Thực trạng huy động vốn của ngân hàng TMCP Quân đội - CN Đà Nẵng – PGD Bắc Đà Nẵng qua 3 năm 2021-2023 29

2.2.1 Khái quát tình hình kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội – CN Đà Nẵng - PGD Bắc Đà Nẵng qua 3 năm 2021-2023 29

2.2.1.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng MB Bắc Đà Nẵng qua 3 năm 2021-2023 29

Trang 7

2.2.1.2 Tình hình cho vay của ngân hàng MB Bắc Đà Nẵng qua 3 năm 2021-2023

31

2.2.1.3 Kết quả kinh doanh của ngân hàng MB Bắc Đà Nẵng qua 3 năm 2021-2023 34

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CN ĐÀ NẴNG – PGD BẮC 38

ĐÀ NẴNG 38

3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Đà Nẵng – PGD Bắc Đà Nẵng 38

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn từ KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Đà Nẵng – MB Bắc Đà Nẵng 39

3.2.1 Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn từ KHCN 39

3.2.2 Cạnh tranh công bằng tăng thêm niềm tin KHCN với Ngân hàng 40

3.2.3 Không ngừng đổi mới cơ sở vật chất kĩ thuật ngân hàng 41

3.2.4 Hoàn thiện chính sách chăm sóc KHCN hiệu quả 41

3.2.5 Phát triển chiến lược huy động vốn toàn diện từ KHCN 43

3.2.6 Tăng cường công tác Marketing Ngân hàng 45

3.2.7 Chú trọng đến chính sách nhân sự 46

3.3 Một số kiến nghị 47

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quân đội 47

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ chính quy chính quyền địa phương và các cơ quan ngành có liên quan 47

3.3.2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 47

3.3.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 48

3.3.2.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Quân đội 48

3.3.2.4 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Đà Nẵng – PGD Bắc Đà Nẵng 50

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 51

KẾT LUẬN 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 8

MB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

MB Bắc Đà Nẵng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – MB Bắc Đà NẵngCNH – HĐH : Công nghiệp hoá – hiện đại hoá

ĐVT : Đơn vị tính

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng MB Bắc Đà Nẵng 2021-2023 31Bảng 2.2 Tình hình doanh số cho vay của MB Bắc Đà Nẵng giai đoạn 2021-2023 33Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng MB Bắc Đà Nẵng 35

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang 10

Hình 2.1: Logo của NH TMCP Quân đội 26 Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động vốn của MB Bắc Đà Nẵng 31 Biểu đồ 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng MB Bắc Đà Nẵng 2021-2023 35

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn vốn huy động từ khách hàng có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối vớihoạt động kinh doanh tiền tệ của NHTM Nguồn vốn huy động từ khách hàng cũng lànguồn vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn phục vụ cho kinh doanh.Thông thường vốn được huy động từ khách hàng chiếm tỷ trọng trên 90% tổng nguồnvốn Vốn của các NHTM thông thường được huy động từ nhiều nguồn, tuy nhiên vốnhuy động từ KHCN là nguồn vốn thường xuyên, ổn định, ít rủi ro hơn cả Bởi vậy, đẩymạnh huy động vốn KHCN là mục tiêu mà các NHTM đều đang hướng đến Nguồnvốn huy động của ngân hàng càng cao thì tổng nguồn vốn của ngân hàng sẽ tăng, tạođiều kiện thuận lợi cho hoạt động sử dụng vốn, giúp cho đơn vị có được sự phát triểnbền vững, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo tính thanh khoản chongân hàng

Trong định hướng phát triển, tăng cường huy động vốn vẫn là ưu tiên hàng đầu.Đây là một hoạt động vô cùng cần thiết góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trongđiều kiện hội nhập quốc tế Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa cácngân hàng trên địa bàn, giữa các ngân hàng với các kênh huy động khác và để đảm bảođáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng Điều này có thể thấy rõtrong những năm gần đây, nguồn vốn huy động đã mang lại hiệu quả cao trong hoạtđộng của MB Bắc Đà Nẵng Bên cạnh đó sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắtkhông chỉ riêng hệ thống ngân hàng mà còn từ sự tham gia ngày càng nhiều của các tổchức tài chính phi ngân hàng Từ đó đòi hỏi MB Bắc Đà Nẵng hải có những giải pháp,chính sách huy động vốn đúng đắn thích hợp mới đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạtđộng của chi nhánh và nhu cầu vốn trên địa bàn để phát triển kinh tế Chính vì vậy, tôi

đã chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn từ KHCN của Ngân hàngTMCP Quân đội - MB Bắc Đà Nẵng”

2 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu

Xuất phát từ lý luận về huy động vốn của NHTM, luận văn sẽ phân tích, đánh giáthực trạng nguồn vốn, hoạt động huy động vốn từ KHCN của MB Bắc Đà Nẵng và đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn để góp phần nâng caohiệu quả kinh doanh của MB Bắc Đà Nẵng

Trang 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động huy

động vốn KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội – MB Bắc Đà Nẵng

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu thứ cấp

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

- Phương pháp mô tả, so sánh và đối chiếu

Trang 13

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHTM 1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm

Để đưa ra được một định nghĩa về ngân hàng thương mại, người ta thường phảidựa vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôi khi cònkết hợp tính chất, mục dích và đối tượng hoạt dộng Với mỗi quốc gia khác nhau, hìnhthành một khái niệm khác về NHTM

Theo Luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930: “Những nhà băng thiết yếu baogồm những nghiệp vụ nhận tiền gửi, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và cácgiá trị địa ốc ,các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyểnngân, đứng ra bảo hiểm, ”

Theo Luật Ngân hàng Pháp năm 1941: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sởhành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thứckhác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng haydịch vụ tài chính”

Theo Luật của các TCTC tại Việt Nam: “Ngân hàng là TCTD thực hiện toàn bộhoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”

“Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là nhận tiền gửi,

sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán”

“NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng

và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận góp phần thựchiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”

Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng khi phân tích khai thác nộidung của các định nghĩa đó, người ta dễ nhận thấy các NHTM đều có chung một tínhchất, đó là việc nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụcho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng

1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại

- Trung gian tín dụng

NHTM một mặt thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, bao gồm tiền củacác doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan nhà nước Mặt khác, nó

Trang 14

dùng chính số tiền đã huy động được để cho vay đối với các thành phần kinh tế trong

xã hội, khi chúng có nhu cầu bổ sung vốn

Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại là một trung gian tài chínhquan trọng để điều chuyển vốn từ người thừa sang người thiếu, thông qua sự điềukhiển này, NHTM có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăngthêm việc làm, cải thiện mức sống của dân cư, ổn định thu chi chính phủ

Chính vì chức năng này, NHTM góp phần quan trọng vào việc điều hòa lưuthông tiền tệ, ổn định sức mua đồng tiền, kiềm chế lạm phát

- Trung gian thanh toán

Nếu như mọi khoản chi trả của xã hội được thực hiện bên ngoài ngân hàng thì chiphí để thực hiện chúng sẽ rất lớn, bao gồm: chi phí in đúc, bảo quản vận chuyển tiền.Với sự ra đời của ngân hàng thương mại, phần lớn các khoản chi trả về hàng hóa

và dịch vụ xã hội đều được thực hiện qua NH với những hình thức thanh toán thíchhợp, thủ tục đơn giản và kỹ thuật ngày càng tiên tiến

Nhờ tập trung công việc thanh toán của xã hội vào ngân hàng, nên việc giao lưuhàng hóa, dịch vụ trở nên thuận tiện, nhanh chóng an toàn và tiết kiệm hơn Khôngnhững vậy, do thực hiện chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại cóđiều kiện huy động tiền gửi của xã hội trước hết là các doanh nghiệp tới mức tối đa,tạo nguồn vốn cho vay và đầu tư, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng

- Nguồn tạo tiền

Sự ra đời của các NH đã tạo ra một bước phát triển về chất trong kinh doanh tiền

tệ, nếu như trước đây các tổ chức kinh doanh tiền tệ nhận tiền gửi và rồi cho vay cũngchính bằng các đồng tiền đó, thù nay các ngân hàng đã có thể cho vay bằng tiền giấycủa mình, thay thế tiền bạc và vàng do khách hàng gửi vào ngân hàng Hơn nữa, khi đãhoạt động trong một hệ thống ngân hàng, NHTM có khả năng “ tạo tiền” bằng cáchchuyển khoản hay bút tệ để thay thế cho tiền mặt Điều này đã đưa NHTM lên vị trí lànguồn tạo tiền, quá trình tạo tiền của hệ thống NHTM dựa trên cơ sở tiền gửi của xãhội, xong số tiền gửi được nhân lên gấp bội khi ngân hàng cho vay thông qua cơ chếthanh toán chuyển khoản giữa các ngân hàng

1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại

Từ khái niệm về NHTM nêu trên áp dụng vào thực tế nước ta, một nước có hơn80% dân số sống bằng nghề nông, việc phát triển sản xuất theo chiều hướng CNH -

Trang 15

HĐH rất cần đến NHTM với vai trò to lớn của nó Nhất là khi quá trình CNH - HĐHcủa chúng ta đi vào chiều sâu, yêu cầu cần có vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng tốcđầu tư, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tếnhanh và lâu bền, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế năm thì vai tròcủa các NHTM càng được Đảng và Nhà nước ta coi trọng.

a Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế

Vốn được tạo ra từ quá trình tích lũy, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp vàcác tổ chức kinh tế trong nền kinh tế Vì vậy, muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhậpquốc dân, có mức độ tiêu dùng hợp lí Tăng thu nhập quốc dân đồng nghĩa với việc mởrộng sản xuất và lưu thông hàng hóa, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành trong nềnkinh tế Điều đó muốn làm được lại cần có vốn Vốn được coi như nguồn “thức ăn”chính thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Khi “thức ăn” bịthiếu, doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội đầu tư mới hoặc không tiến hành kịp thời quá trìnhtái sản xuất NHTM chính là người đứng ra tiến hành khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi ởmọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế Thông qua hình thức cấp tín dụng, ngânhàng đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất, cải tiến máymóc, thiết bị, đổi mới qui trình công nghệ, nâng cao năng suất lao động đem lại hiệu quảkinh tế, cũng có nghĩa là đưa doanh nghiệp lên những nấc thang cạnh tranh cao hơn.Cạnh tranh càng mạnh mẽ, kinh tế càng phát triển Như vậy với khả năng cung cấp vốn,NHTM đã trở thành một trong những điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của quốcgia

b Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường, giúpcho các nhà kinh doanh trong xây dựng chiến lược quản lý doanh nghiệp

Thị trường ở đây được hiểu ở hai góc độ, thị trường đầu vào và thị trường đầu racủa doanh nghiệp Để có thể tiến hành bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, doanhnghiệp cần phải tham gia vào thị trường đầu vào nhằm thực hiện thành công chiếnlược 5P: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion (giao tiếp), Place (địa điểm) vàPeople (con người) Từ đó tiếp cận mạnh mẽ vào thị trường đầu ra, tìm kiếm lợinhuận Qui trình đó chỉ được bắt đầu khi doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng về tàichính Do vậy, buộc họ phải tìm kiếm vốn phục vụ chính họ Nguồn vốn tín dụng củaNHTM sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn đó, tạo cho doanh nghiệp

có đủ khả năng thỏa mãn tối đa nhu cầu của thị trường trên mọi phương diện: giá cả,

Trang 16

chủng loại, chất lượng, thời gian, địa điểm, NHTM sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp

và thị trường gần nhau hơn cả về không gian lẫn thời gian

c Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốctế

Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa như hiện nay thì vai trò này ngày càngthể hiện rõ rệt hơn, áp lực cạnh tranh buộc nền kinh tế mỗi quốc gia khi mở cửa hộinhập phải có tiềm lực lớn mạnh về mọi mặt, đặc biệt là tiềm lực về tài chính Nhưnglàm thế nào để có thể hòa nhập nền tài chính của một quốc gia với phần còn lại của thếgiới? Câu hỏi đó sẽ được giải đáp nhờ vào hệ thống các NHTM vì hệ thống này có khảnăng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau hỗ trợ cho việc đầu tư từ nước ngoàivào trong nước theo các hình thức: thanh toán quốc tế, nghiệp vụ hối đoái, cho vay ủythác đầu tư, giúp cho luồng vốn ra, vào một cách hợp lý, đưa nền tài chính nước nhàbắt kịp với nền tài chính quốc tế Đây là một trong những điều kiện tiên quyết cho tiếntrình hội nhập kinh tế ở các quốc gia trên thế giới

d Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tếMột con đường dẫn đến lạm phát của nền kinh tế là lạm phát qua con đường tíndung Khi xảy ra lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ tăng tỉ lệ vào dự trữ bắt buộc, lãisuất tái chiết khấu hoặc tham gia vào thị trường mở để thông qua các NHTM thay đổilại lượng tiền trong lưu thông Các NHTM sẽ kiểm soát lạm phát thông qua các hoạtđộng tín dụng, bảo lãnh Từ đó NH xác định được hướng đầu tư vốn và đề ra các biệnpháp xử lý những tác động xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm cho quá trình tái sảnxuất diễn ra liên tục, góp phần điều hòa lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua của đồngtiền, kiềm chế lạm phát

1.1.4 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Trang 17

phải trả chi phí cho việc sử dụng của mình thông qua việc trả lãi cho khách hàng Ngânhàng huy động các nguồn vốn khác nhau thông qua các hình thức:

- Nhận tiền gửi các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thứctiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy độngvốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Đây là công cụ mà ngân hàng sử dụngtheo từng đợt huy động riêng, nhằm mục đích huy động được khối lượng vốn lớn trongmột thời gian ngắn

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chứctín dụng nước ngoài Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước Các hình thức huyđộng vốn khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước

Đặc điểm của tiền gửi là chúng phải được thanh toán khi khách hàng yêu cầungay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn nhưng chưa đến hạn Quy mô tiền gửi rất lớn sovới các nguồn khác Tiền gửi là đối tượng phải dự trữ bắt buộc, do vậy chi phí tiền gửithường cao hơn lãi trả cho tiền gửi Bên cạnh đó, tiền vay chiếm tỷ trọng thấp hơntrong tổng nguồn và có vai trò quan trọng Các khoản vay thường có thời hạn và quy

mô xác định trước, do vậy tạo thành nguồn ổn định cho ngân hàng Khác với nhận tiềngửi, ngân hàng không nhất thiết phải đi vay thường xuyên: ngân hàng chỉ đi vay lúccần thiết, ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc quyết định khối lượng vay phù hợpvới nhu cầu sử dụng Nguồn vay có thể không phải chịu dự trữ bắt buộc

1.1.4.2 Hoạt động tín dụng

Tín dụng là một hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, chiếm tỷ trọng caonhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi suất lớn nhất và cũng là hoạt động mang lạirủi ro cao nhất.Ngân hàng cung cấp cho các đối tác những điều kiện cần thiết để họthực hiện các hoạt động theo mục tiêu của họ và trên cơ sở đó tìm kiếm thu nhập Đốitác của họ có thể là các doanh nghiệp, các hộ gia đình, chính phủ, có nhu cầu sẽ nhậnđược sự tài trợ của ngân hàng nếu đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng.Mối quan hệ giữa NHTM, người gửi tiền và người đi vay đều dựa vào lòng tin củanhau để giải quyết tình trạng thừa hay thiếu vốn của các chủ thể nêu trên Các hoạtđộng tài trợ của ngân hàng cho khách hàng, bao gồm: cho vay, chiết khấu thươngphiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và một số hình thức khác

Trang 18

theo quy định của ngân hàng Nhà nước Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay làhoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.

- Cho vay: NHTM được các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau:+ Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch

- Chiết khấu; NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắnhạn khác đối với tổ chức, cá nhân, và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và cácgiấy tờ có giá ngắn hạn đối với các tổ chức tín dụng khác

- Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thànhlập công ty cho thuê tài chính riêng Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công tytài chính được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động củacông ty cho thuê tài chính

1.1.4.3 Hoạt động thanh toán

Ngân hàng thực hiện hoạt động thanh toán hộ khách hàng, chủ yếu là các doanhnghiệp Hoạt động thanh toán thường được thực hiện thông qua các tài khoản tiền gửithanh toán mà khách hàng mở ở ngân hàng Ngoài việc giúp ngân hàng huy động vốn,thu phí hoạt động thanh toán còn làm thước đo về chất lượng dịch vụ ngân hàng Ngânhàng nên thực hiện tốt hoạt động thanh toán thì sẽ giúp thu hút được khách hàng và tạo

sự tin tưởng cho họ khi sử dụng dịch vụ này của ngân hàng

Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao gồm:cung cấp các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước chokhách hàng, thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ, thực hiện các dịch vụ thanh toán kháctheo quy định của ngân hàng Nhà nước

Trang 19

1.1.4.4 Hoạt động khác

Ngoài những hoạt động cơ bản trên, ngày nay một ngân hàng thương mại hiệnđại còn thực hiện rất nhiều hoạt động khác Hoạt động nổi bật nhất có lẽ là các dịch vụngân hàng Theo thống kê hiện nay có khoảng hơn 3000 dịch vụ ngân hàng, tập trungvào các lĩnh vực như: thanh toán, cất giữ tài sản cho khách hành, dịch vụ thẻ,… Cácdịch vụ của ngân hàng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của ngân hành

và việc việc phát triển các dịch vụ ngân hàng trở thành một mục tiêu mà bất cứ mộtngân hàng nào cũng theo đuổi Dịch vụ ngân hàng tạo ra sự khác biệt cho một ngânhàng so với đối thử cạnh tranh, giúp ngân hàng trong việc thu hút thêm khách hàng.Ngân hàng thương mại còn có thể thực hiện một số hoạt động khác bao gồm: góp vốn

và mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, uỷ thác và nhận uỷthác, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, tư vấn tài chính, bảo quản vật quý giá Ngoài ra, đốivới những ngân hàng thương mại hiện đại, họ còn thực hiện các hoạt động liên quanđến các tài sản ngoại bảng Ngân hàng ngày nay cũng đóng vai trò như một nhà đầu tư,ngân hàng tham gia vào thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, góp vốnthành lập các công ty, các quỹ đầu tư

1.2 Lý luận chung về huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm nguồn vốn

Nguồn vốn trong ngân hàng thương mại được định nghĩa là toàn bộ tài sản bên

Nợ trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng Nó bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu vànguồn vốn huy động, trong đó nguồn vốn huy động là chủ yếu và quan trọng bởinguồn này tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Thông thường, kết cấu nguồn vốn của cácNHTM là như nhau nhưng xét về số lượng mỗi thành phần thì không ngân hàng nàogiống nhau Sự khác biệt đó xuất phát từ cách thức mục tiêu huy động vốn của mỗingân hàng Thông qua kết cấu nguồn vốn của mỗi ngân hàng, người ta có thể đánh giáđược rất nhiều điều về sự hoạt động cũng như khả năng quản trị ngân hàng của banlãnh đạo

1.2.2 Vai trò của vốn

- Về Pháp luật: Mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiêndoanh nghiệp đó phải có một lượng vốn nhất định (lượng vốn tối thiểu mà pháp luậtquy định cho từng loại doanh nghiệp) Vốn có thể được xem là một cơ sở quan trọngnhất để đảm bảo cho sự tồn tại tư cách pháp luật của doanh nghiệp trước pháp luật

Trang 20

- Về kinh tế: bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tăng trưởng và phát triển đềucần có vốn Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của doanhnghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp Một doanh nghiệpmuốn đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn nhất định,lượng vốn đó không những đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp diễn ra liên tục mà còn phải dùng để cải tiến máy móc thiết bị, hiện đại hóacông nghệ Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận Lợi nhuận làkhoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thunhập đó từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó đem lại Trong nền kinh tế thịtrường các doanh nghiệp không chỉ tồn tại đơn thuần mà còn có sự cạnh tranh gay gắtvới nhau Nếu thiếu vốn sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp, doanh nghiệp sẽ càng tụtlùi vì vòng quay của vốn càng ngắn lại thì quy mô của doanh nghiệp càng co lại.

Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp có một lượng vốn tương đối thì doanh nghiệp sẽchủ động hơn trong việc lựa chọn những phần sản xuất kinh doanh hợp lý, hiệu quả,đảm bảo am toàn tổ chức, hiệu quả vốn nâng cao, huy động tài trợ dễ dàng, khả năngthanh toán đảm bảo, có tiềm lực khắc phục khó khăn và một số rủi ro trong kinhdoanh

Vốn là yếu tố quyết định doanh nghiệp nên mở rộng hay thu hẹp phạm vi hoạtđộng của mình Thật vậy, khi đồng vốn của doanh nghiệp càng sinh sôi nảy nở, thìdoanh nghiệp sẽ mạnh dạn mở rộng phạm vi hoạt động vào các tiềm năng mà trước đódoanh nghiệp chưa có điều kiện thâm nhập và ngược lại khi đồng vốn bị hạn chế thìdoanh nghiệp nên tập trung vào một số hoạt động mà doanh nghiệp có lợi thế trên thịtrường

Đối với các DN tiếp nhận vốn nước ngoài, ngoài việc sử dụng vốn này, họ còn cóthể tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý cũng như kỹ năng, kỹ sảo và công nghệhiện đại, thông tin cập nhật hằng ngày Hơn nữa, họ còn có thể rút ngắn thời gian tíchlũy vốn ban đầu và thu một phần lợi nhuận của công ty nước ngoài

Trong doanh nghiệp, vốn là cơ sở để mua sắm các loại trang thiết bị, máy móc,nhà xưởng, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người laođộng Ngoài ra, vốn còn được sử dụng trong quá trình tái sản xuất nhằm duy trì tiềmlực sẵn có và tạo tiềm lực lớn hơn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Trang 21

Vốn, với đặc trưng của nó là phải vận động để sinh lời, do vậy, một khi đã tồn tạiđược trên thị trường thì doanh nghiệp đó phải ngày càng phát triển, tức là đồng vốncủa doanh nghiệp ngày càng tăng theo thời gian sản xuất kinh doanh.

1.2.3 Nguyên tắc khi tiến hành huy động vốn

Việc huy động phải dựa trên nhu cầu vốn vay:

- Ngân hàng phải xác minh nhu cầu cho vay để huy dộng nguồn vốn hợp lý, nếukhông sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa hay thiếu hụt nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn huyđộng không có hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng

- Ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng phải có trách nhiệm trả đầy đủ đúnghạn cả vốn lẫn lãi cho khách hàng

- Để đảm bảo khả năng chi trả của Ngân hàng thì ngân hàng phải nộp một quỹ dựtrữ tại NHNN Ngân hàng phải có một khoản tiền mặt tối thiểu để đề phòng nhiềukhách hàng đến rút tiền một cách bất ngờ Nếu ngân hàng không có đủ tiền để chi trảthì khách hàng sẽ nghi ngờ về hoạt động của ngân hàng và sẽ mất lòng tin đối với ngânhàng khi đó sẽ xảy ra khủng hoảng và thậm chí ngân hàng sẽ phá sản

- Ngân hàng phải đảm bảo số dư tiền gửi của khách hàng và phải đáp ứng kịpthời những thông tin cho khách hàng về số dư tài khoản, từ chối việc điều tra, tríchchuyển tiền gửi mà không có sự đồng ý của khách hàng Nếu không sẽ ảnh hưởng đếnlòng tin của khách hàng và uy tín của ngân hàng

- Ngân hàng phải thông báo công khai mức lãi suất tiền gửi, không được chegiấu

Các ngân hàng thương mại muốn đạt mục đích lợi nhuận, phải lựa chọn cácnguồn vốn đảm bảo:

+ An toàn

+ Chi phí thấp

+ Tăng khả năng sinh lời

* Nguyên tắc chi phí thấp:

Một số phương pháp xác định mức lãi suất huy động

- Phương pháp “chi phí lãi suất”

Tổng lãi phải trảChi phí lãi suất bình quân =

Tổng vốn huy động

Trang 22

Chi phí lãi suất huy động = Chi phí lãi suất + chi phí hoạt động khác hòa vốn

Tổng tài sản sinh lời

Tổng chi phí vốn bình quân = chi phí lãi suất huy động hòa vốn + tỷ suất lợi nhuậntrước thuế của cổ đông góp vốn vào ngân hàng

- Phương pháp "chi phí bình quân"

Tổng chi phí hoạt độngTổng chi phí vốn huy động mới =

Tổng vốn mới huy động Tổng chi phí hoạt độngTổng huy động hòa vốn =

Tổng vốn khả dụng sinh lời

- Phương pháp “chi phí và thu nhập mong đợi”

Để có thể cung cấp các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản miễn phí, các ngân hàngphải tiến hành tính phí cho việc cung cấp các nghiệp vụ tài khoản tiền gửi theo côngthức:

Đơn giá cho mỗi = Chi phí hoạt động + Phân bổ chi phí hoạt động + Mức lợi nhuậnmong dịch vụ tiền gửi động cho một chung của ngân hàng cho đợi từ việc cung cấp đơn vị tiền gửi chức năng hoạt động vốn một đơn vị tiền gửi

- Phương pháp “chi phí biên”

Chi phí biên = Thay đổi trong tổng chi phí = Lãi suất mới x Tổng số huy động theo lãisuất mới – Lãi suất cũ x Tổng số vốn huy động theo lãi suất cũ

Thay đổi trong tổng chi phí

Tỷ lệ chi phí biên =

Vốn huy động tăng thêm

- Phương pháp “thâm nhập thị trường"

- Phương pháp “khách hàng mục tiêu”

* Nguyên tắc đảm bảo an toàn

Trang 23

- Mỗi NHTM trong hoạt động kinh doanh đều gặp khó khăn phải đối mặt với rủi

ro Rủi ro trong ngân hàng là rất lớn khác hẳn so với các ngành nghề khác, đặt ra chonhững người làm ngân hàng phải hạn chế rủi ro

- Vốn của ngân hàng 70% là của xã hội, mối quan hệ trong ngân hàng hết sức đadạng trong lòng thị trường, sản phẩm mang tính xã hội hóa và tính cộng đồng cao, sự

đổ vỡ của ngân hàng không chỉ mình ngân hàng phải gánh chịu mà nó gầy phản ứngdây truyền tạo ra hậu quả nghiệm trọng cho xã hội Do vậy trong quá trình huy độngvốn mọi NHTM phải đảm bảo tìm kiếm vùng an toàn

- Về mặt nguyên tắc những nguồn vốn dài hạn sẽ được đầu tư vào những tài sảndài hạn tuy nhiên trong thực tế NHTM phải tính tới yếu tố vòng quay của vốn, tức là

có thể hoán đổi kỳ hạn dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn

- Để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng mất khả năng thanh toán các NHTM phảilàm cân bằng kỳ hạn đến hạn của tài sản và kỳ hạn đến hạn của nguồn vốn, tuy nhiêntrong thực tế dù kỳ hạn đến hạn của tài sản bằng kỳ hạn đến hạn của nguồn vốn,NHTM vẫn phải chịu thiệt hại do lãi suất thay đổi, nếu như phương thức thanh toángốc và lãi khác nhau Các NHTM cũng nên xem xét độ nhạy cảm của lãi suất đối vớicác khoản mục vốn và tài sản

Tóm lại quá trình huy động vốn các NHTM nên chú ý tới các nguyên tắc trên đểđảm bảo lựa chọn những nguồn tốt nhất để:

+ Gia tăng thu nhập cho ngân hàng

+ Ổn định thu nhập cho ngân hàng

+ Phòng chống rủi ro

1.2.4 Phân loại huy động vốn của NHTM

Vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi ngân hàng nênnghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng thương mại Các hìnhthức huy động vốn ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng vốn huy động được vì vậy việcđưa ra các hình thức huy động phù hợp, linh hoạt là điều hết sức cần thiết đối với ngânhàng bởi như vậy họ mới khai thác được hết các nguồn vốn từ doanh nghiệp và cánhân trong mọi nền thành phần kinh tế

1.2.4.1 Phân loại theo đối tượng khách hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng trong hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên lạibao gồm nhiều đối tượng khác nhau, rất đa dạng Chính vì vậy trong hoạt động của

Trang 24

ngân hàng sẽ được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau tùy theo đối tượng sử dụng.Đối với hoạt động huy động vốn, dựa theo khách hàng thì hoạt động huy động vốn củangân hàng được chia thành các hình thức sau: Tiền gửi của cá nhân, tiền gửi của doanhnghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

Trang 25

- Tiền gửi của cá nhân

Khách hàng cá nhân chiếm phần lớn đa số trong đối tượng hoạt động của ngânhàng Chính vì vậy, các hoạt động dịch vụ của ngân hàng với đối tượng này cũng rất

đa dạng , đặc biệt đối với hoạt động huy động vốn Với mục đích gửi tiền chủ yếu làtiết kiệm, bảo quản, đem lại khả năng sinh lời cho mình thì khách hàng cá nhân đãđem lại một lượng vốn huy động đáng kể cho ngân hàng với số tiền nhàn rỗi của mình.Đồng thời lượng vốn huy động được thì rất ổn định góp phần làm cho ngân hàng cóthể dễ dàng sử dụng số lượng vốn này để thực hiện các hoạt động đầu tư của mình mộtcách hiệu quả nhất

- Tiền gửi của doanh nghiệp

Không chỉ khách hàng cá nhân mới đóng vai trò quan trọng trong hoạt động củangân hàng mà các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế khác cũng góp phần tạonên sự đa dạng trong hoạt động của ngân hàng

Trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng, lượng vốn huy động từ kháchhàng là doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác cũng chiếm phần lớn

Tuy nhiên mục đích gửi tiền của đối tượng này là khác so với khách hàng nênngân hàng chỉ sử dụng được một phần nhỏ trong lương vốn huy động được đó là số dưtrên tài khoản của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế Bởi vì mục đích gửitiền của đối tượng khách hàng này dùng để thanh toán cũng như tiến hành các giaodịch khác nên lượng vốn huy động sẽ không có thời gian cố định gây khó khăn chongân hàng trong việc đem vốn đi đầu tư sinh lời Tuy nhiên không phải lúc nào cácdoanh nghiệp gửi tiền với mục đích thanh toán, bởi với số tiền nhàn rỗi sẽ được hưởnglãi nếu doanh nghiệp gửi tiền gửi có kỳ hạn

Trên thực tế tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác là vốn vay của ngân hàngthương mại đối với các tổ chức đó nhằm tạo khả năng thanh toán cho ngân hàng Tuynhiên trong một số trường hợp, với những ngân hàng có một lượng vốn huy động lớn

có thể đem gửi tại các ngân hàng khác nhằm mục đích hưởng một phần lãi điều hòa từhội sở chính của các ngân hàng đó Điều này giúp ngân hàng thương mại giảm bớtđược một phần chi phí, đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng

Trang 26

1.2.4.2 Phân loại theo mục đích huy động

- Tiền gửi thanh toán

Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ

và thanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép, ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu thanhtoán cho khách hàng khi họ có nhu cầu Nhìn chung lãi suất của loại tiền này rất thấpnhưng thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng dịch vụ ngân hàng với mức chiphí thấp

- Tiền gửi có kỳ hạn

Nguồn vốn này thường có kỳ hạn xác định trước với một lãi suất cao hơn so vớilãi suất của tiền gửi thanh toán Có thể nói đây là nguồn vốn có chi phí cao nhất củangân hàng Đồng thời do tính ổn định cao trong kỳ hạn bởi mục đích gửi tiền củadoanh nghiệp hay cá nhân là để hưởng lãi, các khoản cho vay của ngân hàng chủ yếuđược tài trợ bằng nguồn vốn này

- Tiền gửi tiết kiệm

Các tầng lớp dân cư đều có khoản tiền nhàn rỗi, khoản thu nhập chưa sử dụngđến Trong điều kiện có thể tiếp cận ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thựchiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời Do lượng tiền nhàn rỗi này của dân cư được gửivới thời gian cố định nên đây là lượng vốn chủ yếu của ngân hàng sử dụng trong hoạtđộng kinh doanh của mình Chính vì vậy, nhằm thu hút ngày càng nhiều tiết kiệm, cácngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ tiền tại nhà bằngcách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động vốn đa dạng với lãisuất hấp dẫn Đây cũng là một dạng của tiền gửi có kỳ hạn nhưng tuy nghiên cũng cómột số điểm khác biệt theo quy định của văn bản pháp luật mà ngân hàng Nhà nướcquy định

- Phát hành giấy tờ có giá

Các giấy tờ có giá là công cụ Nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trênthị trường Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó.Lãi suất của loại này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy dộng vốn nên thường caohơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường

Các giấy tờ có giá do ngân hàng thương mại phát hành bao gồm kỳ phiếu, tráiphiếu, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá

1.2.4.3 Phân loại theo kỳ hạn

Trang 27

- Tiền gửi ngắn hạn

Đây là nguồn vốn ngân hàng huy động trong khoảng thời gian ngắn hạn vàthường xác định là từ 0 đến 12 tháng

- Tiền gửi trung và dài hạn

Là vốn mà ngân hàng huy động vốn trung và dài hạn với thời gian từ 12 tháng trởlên Đây là nguồn vốn ổn định được ngân hàng sử dụng với mục đích đầu tư mang lạilợi nhuận cho khách hàng

1.2.4.4 Phân loại theo loại tiền

- Vốn huy động bằng VNĐ

Ngân hàng huy động vốn bằng VNĐ thông qua tất cả các hình thức huy động vốnkhác nhau với các mục đích sử dụng khác nhau Trong nguồn vốn ngân hàng huy độngđược thì nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao, đáp ứng nhu cầu về sửdụng vốn cho khách hàng

- Vốn huy động bằng ngoại tệ

Ngoài huy động vốn bằng VNĐ, ngân hàng cũng tiến hành huy động vốn bằngngoại tệ Số vốn huy động bằng ngoại tệ quy ra VNĐ cũng chiếm tỷ lệ lớn trong hoạtđộng của ngân hàng Mục đích huy động vốn bằng ngoại tệ của ngân hàng nhằm đápứng nhu cầu thanh toán quốc tế cũng như các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của kháchhàng cũng như ngân hàng

1.3 Các nguồn hình thành nên huy động vốn của Ngân hàng thương mại

1.3.1 Vốn chủ sở hữu

Bất kì một ngân hàng nào bắt đầu hoạt động đều phải có một lượng vốn nhấtđịnh, gọi là vốn chủ sở hữu hay vốn tự có Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụnglâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng Nguồn vốn này tuy chỉchiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn nhưng được coi là đệm chống rủi ro, bảo đảm

an toàn cho sự hoạt động của tất cả các ngân hàng Đồng thời quy mô nguồn vốn chothấy thực lực của ngân hàng, là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khách Nguồn hìnhthành và nghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng, tuỳ theo tính chất sở hữu,năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường Vốn chủ

sở hữu bao gồm các thành phần sau:

- Nguồn vốn hình thành ban đầu

Trang 28

+ Nguồn vốn ban đầu hay vốn pháp định của mỗi ngân hàng được hình thành dotính chất sở hữu của ngân hàng quyết định.

+ Đối với các NHTM quốc doanh thì 100% vốn pháp định ban đầu là vốn do Nhànước cấp

+ Đối với các NHTM cổ phần thì vốn pháp định (vốn điều lệ) hình thành do sựđóng góp của các cổ đông dưới hình thức phát hành cổ phiếu

+ Đối với các NHTM liên doanh thì vốn pháp định là vốn đóng góp của các bênliên doanh Còn vốn của ngân hàng tư nhân lại chính là vốn thuộc sở hữu của chủ ngânhàng

- Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động

Gia tăng vốn chủ sở hữu là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗingân hàng Vốn chủ sở hữu càng lớn thì uy tín cũng như sức mạnh của ngân hàng trênthị trường càng lớn Để tăng vốn chủ sở hữu, các ngân hàng thường lấy từ các nguồnsau:

+ Nguồn từ lợi nhuận : Khi ngân hàng hoạt động có lợi nhuận thì lãnh đạo ngânhàng thường có xu hướng gia tăng vốn chủ sở hữu bằng cách chuyển một phần thunhập ròng thành vốn đầu tư Việc này có ý nghĩa tích cực với mọi ngân hàng vì nó gópphần tạo thêm sự an tâm với các khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng tích luỹ tiền đểđầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng nhằm tạo ra một hình ảnh ngân hàngđẹp hơn

+ Nguồn vốn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm để mởrộng quy mô hoạt động của Ngân hàng hoặc đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn chủ doNgân hàng nhà nước quy định Tuy nhiên nguồn vốn này không không phải lúc nàocũng có được Đối với các ngân hàng Nhà nước, việc được cấp thêm vốn tuỳ thuộc vàochính sách của nhà nước mỗi năm Còn đối với các ngân hàng cổ phần, việc tăng thêmvốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới đòi hỏi sự cân nhắc của hội đồngquản trị ngân hàng Không phải lúc nào một ngân hàng cũng có thể phát hành thêm cổphiếu mới vì việc này có thể gây ra nhiều tác động không tốt như: giá cổ phiếu ngânhàng trên thị trường giảm, cổ tức của cổ đông ít đi

1.3.2 Các quỹ

Trang 29

Các quỹ của ngân hàng được lập ra với nhiều mục đích, nhằm hỗ trợ cho các hoạtđộng khác nhau của ngân hàng Những quỹ này đều được hình thành từ thu nhập củangân hàng.

- Quỹ dự phòng tổn thất: được trích lập hàng năm và được tích lũy lại nhằm bùđắp những tổn thất đã và sẽ xảy ra

- Quỹ bảo toàn vốn : nhằm bù đắp hao mòn của vốn dưới tác động của lạm phát

- Quỹ thặng dư: là phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng và chênh lệch giữa thịgiá và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới

Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể có quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ giám đốc

1.3.3 Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần

Đây là thành phần khá đặc biệt trong nguồn vốn chủ sở hữu bởi nó được hìnhthành từ các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng Một số ngân hàng phát hànhcác trái phiếu có thời hạn lâu năm nhằm huy động vốn, người nắm giữ những tráiphiếu này đến một thời hạn nào đó sẽ chuyển thành cổ đông của ngân hàng và đượchưởng lợi tức thay vì tiền lãi Nguồn vốn này xuất hiện ở các ngân hàng sắp cổ phầnhoá có tác dụng làm tăng vốn lượng vốn dài hạn trong thời điểm hiện tại và tăng vốnchủ sở hưu trong tương lai Tại Việt Nam, trong quá trình cổ phần hoá Ngân hàngNgoại thương cũng đã phát hành những trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phần.Những trái phiếu này rất hấp dẫn các nhà đầu tư vì họ có cơ hội trở thành đồng sở hữumột ngân hàng rất mạnh trong tương lai

1.4 Lý luận chung về hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân của NHTM 1.4.1 Khái niệm về huy động vốn từ khách hàng cá nhân

Huy động vốn khác nhau trong xã hội là mục tiêu quan trọng nhất của cácNHTM, NHTM phải cạnh tranh với những ngân hàng khác, với các tổ chức tài chính,với nghiệp vụ thị trường mục tiêu trực tiếp để thu hút vốn phục vụ cho các hoạt độngcủa mình

Vốn của ngân hàng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản của NH đượchình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có thể là vốn tự có hoặc huy động được dùng đểcho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác

Huy động vốn từ KHCN là điều động tất cả các khoản tiền gửi mà dân cư gửivào Ngân hàng hoặc phát hành các loại giấy tờ có giá

1.4.2 Các phương thức huy động vốn từ khách hàng cá nhân

* Tiền gửi tiết kiệm

Trang 30

Đây là hình thức huy động vốn truyền thống của Ngân hàng Trong hình thứchuy động này, người gửi tiền được cấp một sổ tiết kiệm, sổ này được coi là một giấychứng nhận có gửi tiền vào quỹ tiết kiệm của Ngân hàng Tiền gửi tiết kiệm của dân

cư được chia làm 2 loại: tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: cũng giống như loại tiền gửi có kỳ hạn, có sự thỏathuận về thời hạn rút tiền, nhưng nguồn hình thành của tiền gửi tiết kiệm chủ yếu làtiền nhàn rỗi trong dân cư Về tính chất thì tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệmgiống nhau, hiện nay vẫn còn sự phân biệt này là do khi gửi tiết kiệm khách hàng đượccấp một sổ tiết kiệm để giao dịch với Ngân hàng

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng gửi tiền và rúttiền bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho NH Khi gửi tiền khách hàng đượchưởng lãi suất, góp phần tăng thêm lợi nhuận cho khách hàng Mặt khác, khi có nhucầu sử dụng thì khách hàng chủ động rút ra, nên vẫn thỏa mãn nhu cầu về vốn của họ.Ngoài ra, khách hàng còn được phép sử dụng tiền gửi để phục vụ cho công tác thanhtoán không dùng tiền mặt qua NH Mặc dù đối với loại tiền gửi này, người gửi tiền cóthể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào, song giữa việc gửi tiền và rút tiền có sự chênhlệch về thời gian và số lượng nên các loại tài khoản này luôn có số dư, NH có thể huyđộng số dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay

* Tiền gửi thanh toán

Đây là tiền của cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán

hộ Trong phạm vi số dư cho phép, ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán chokhách hàng khi họ có yêu cầu Nhìn chung lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp nhưngthay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng những dịch vụ ngân hàng với mức chiphí thấp

* Phát hành giấy tờ có giá

Các giấy tờ có giá là công cụ Nợ do NH phát hành để huy động vốn trên thịtrường Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó Lãisuất của loại này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn nên thường caohơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường

Các giấy tờ có giá do NHTM phát hành bao gồm kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉtiền gửi có mệnh giá

* Cung cấp dịch vụ ủy thác

Trang 31

Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã thực hiện quản lý tài sản và quản lý hoạtđộng tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp thương mại và thu phí trên cơ sở giá trị tàisản hay quy mô vốn họ quản lý Dịch vụ này được gọi là dịch vụ ủy thác Hiện nay,ngân hàng đang cung cấp hai loại dịch vụ ủy thác là : ủy thác thông thường cho cánhân, hộ gia đình và dịch vụ ủy thác thương mại cho các doanh nghiệp.

Dịch vụ ủy thác cá nhân giúp khách hàng thực hiện việc tiết kiệm các khoản tiềncho các mục đích riêng trong tương lai Khách hàng gửi tại NH một số tiền nhất định,

NH sẽ thay khách hàng quản lý và đầu tư khoản tiền đó cho đến khi khách hàng cần.Trong ủy thác thương mại, ngân hàng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và kếhoạch tiền lương cho các công ty kinh doanh Ngân hàng còn đóng vai trò đại lý chocác công ty này trong hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu Ở các nước phát triển,dịch vụ ủy thác là một dịch vụ đem lại nhiều lợi nhuận cho các NHTM

1.4.3 Tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân

1.4.3.1 Khái niệm

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụngkhác đang phải đối mặt với các cuộc cạnh tranh khốc liệt Bất kỳ biến động nào dù nhỏhay lớn đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vì vậy, tăng cườnghuy động vốn từ KHCN không chỉ đánh giá hoạt động huy động vốn nói riêng mà cònphản ánh khả năng thích nghi và khẳng định sự phát triển trên thị trường của ngânhàng

1.4.3.2 Tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân

Các chỉ tiêu đánh giá tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân:

- Tăng trưởng về số dư huy động vốn từ khách hàng cá nhân:

Chỉ tiêu này phản ảnh về số lượng khách hàng cá nhân có quan hệ gửi tiết kiệm,tiền gửi thanh toán với ngân hàng qua các năm

- Tốc độ tăng số dư huy động vốn đối với khách hàng cá nhân

Số dư huy động vốn của khách hàng cá nhân

năm sau Tốc độ tăng số dư huy động vốn =

Số dư huy động vốn của khách hàng cá nhân

năm trướcChỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng số dư huy động vốn đối với khách hàng cá nhân quacác năm

Trang 32

- Tỷ trọng huy động vốn từ khách hàng cá nhân

Số dư huy động vốn khách hàng cá nhân

Tỷ trọng huy động vốn từ khách hàng cá nhân =

Tổng số dư huy động vốn của NH

Số dư huy động vốn = số lượng khách hàng x số tiền gửi của mỗi khách hàngChỉ tiêu này phản ánh quy mô huy động vốn từ khách hàng cá nhân của ngânhàng So sánh chỉ tiêu này qua các năm cho thấy sự thay đổi cơ cấu huy động vốn đốivới khách hàng cá nhân trong tổng huy động vốn của NH

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân của NHTM:

Có nhiều yếu tố khác nhau làm tác động đến hiệu quả hoạt động huy động vốncủa NHTM, bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan

1.5.1 Các nhân tố chủ quan

a Các hình thức huy động vốn

Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hìnhthức huy động vốn Hình thức huy động vốn của ngân hàng ngày càng phong phú, linhhoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu Điều nàyxuất phát từ sự khác nhau trong tầng lớp dân cư Mức độ đa dạng các hình thức huyđộng càng cao thì dễ dàng đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của dân cư, vì họ đều tìmthấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn Do vậy các NHTMthường cân nhắc rất kĩ lưỡng trước khi đưa vào áp dụng một hình thức mới

b Chính sách lãi suất cạnh tranh

Việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau đã trở nêncực kỳ quan trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửi hiện có.Điều này đặc biệt đúng khi lãi suất thị trường đã ở vào mức tương đối cao Các NHcạnh tranh giành vốn không chỉ với các ngân hàng khác mà còn với các tổ chức tiếtkiệm khác, các thị trường tiền tệ và với những người phát hành các công cụ tài chínhkhác nhau trong thị trường tiền tê Khi lãi suất tối đa bị loại bỏ trong quá trình nới lỏngcác quy định, việc duy trì mức lãi suất cạnh tranh càng trở nên gay gắt Đặc biệt tronggiai đoạn khan hiếm tiền tệ, dù cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽthúc đẩy người gửi tiền tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ ngân hàng này sangngân hàng khác hay từ công cụ này sang công cụ khác

Trang 33

c Năng lực và trình độ cán bộ ngân hàng

- Về phương diện quản lí, nếu ngân hàng có trình độ quản lí tốt sẽ có khả năng tưvấn phù hợp cho khách hàng đem lại hiệu quả cao thì sẽ thu hút được khách hàng đếnvới mình Mặt khác, quản lí tố sẽ đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín tạo điều kiệntốt cho công tác huy động vốn của ngân hàng

- Về trình đồ nghiệp vụ: trình độ của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng lớn đối vớichất lượng phục vụ, chi phí, dịch vụ làm ảnh hưởng tới việc thu hút vốn của ngânhàng

Hiện nay, ở nhiều Ngân hàng Việt Nam, trình độ nghiệp vụ của cán bộ có nhiềubất cập Vì vậy, cần phải chú trọng vào việc nâng cao trình đồ cho cán bộ sao cho phùhợp với nhu cầu đòi hỏi của kinh tế thị trường

d Công nghệ ngân hàng

Trình độ công nghệ ngân hàng được thể hiện theo các yếu tố sau:

- Thứ nhất: các loại dịch vụ mà ngân hàng cung ứng

- Thứ hai: Trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên ngân hàng

- Thứ ba: Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàngTrình độ công nghệ ngân hàng ngày càng cao, khách hàng sẽ càng cảm thấy hàilòng về dịch vụ được ngân hàng cung ứng và yên tâm hơn khi gửi tiền tại các ngânhàng Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàng cạnh tranh phi lãi suất vì kháchhàng mà ngân hàng phục vụ, không quan tâm đến lãi suất mà quan tâm đến chất lượng

và loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung ứng Với cùng một lãi suất huy động nhưnhau, ngân hàng nào cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn, tạo sự thuận tiện hơn chokhách hàng thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn

e Các dịch vụ mà ngân hàng cung ứng

Một ngân hàng có dịch vụ tố, đa dạng hiển nhiên có lợi thế hơn so với các ngânhàng có dịch vụ hạn chế Trong điều kiện thành phố thiếu bãi đậu xe, ngân hàng có bãiđậu xe rộng rãi cũng là một lợi thế hoặc ngân hàng có giao dịch mặt đường trên cácphố chính, có hệ thống rút tiền tự động làm việc ngày đêm, có cán bộ giao dịch niềm

nở, có trách nhiệm, tạo được niềm tin cho khách hàng cũng là lợi thế đáng quan tâmcủa các NHTM Khác về cạnh tranh, về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàngkhông giới hạn, do vậy đây chính là điểm mạnh để các ngân hàng giành thắng lợi trongcạnh tranh

Trang 34

f Mức độ thâm niên của một Ngân hàng

Đối với các khách hàng khi cần giao dịch với một NH thì bao giờ họ cũng dànhphần ưu ái đối với một ngân hàng có thâm niên hơn là một ngân hàng mới thành lập.Bởi vì, theo họ thì một ngân hàng thâm niên là một ngân hàng có uy tín, vững vàngtrong nghiệp vụ, có nguồn vốn và có khả năng thanh toán cao Do vậy, mức độ thâmniên về một khía cạnh nào đó cũng tạo ra được lòng tin đối với khách hàng

g Chính sách quảng cáo

Không một ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của chính sách quảng cáo trongthời đại ngày nay Trong hoạt động ngân hàng hiện đại, quảng cáo luôn được đề cao vàcần phải có một chi phí nhất định cho công tác này Đồng thời ngân hàng cũng phải cóchiến lược quảng cáo đặc biệt không chỉ trên truyền hình mà nên dùng cả tờ rơi nhằmđẩy mạnh công tác huy động vốn

h Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn

Mạng lưới huy động vốn của các ngân hàng thường biểu hiện qua việc tổ chứccác quỹ tiết kiệm, Mạng lưới huy động không chỉ được mở rộng tạo điều kiện thuậnlợi cho người gửi tiền, mà cần được mở ra ở cả những nơi cách xa trung tâm kinh tếnhư nông thôn, vùng xa để từ đó nâng cao được hiệu quả huy động vốn

Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các hệ thốngNHTM Với mỗi NH trong những giai đoạn khác nhau, mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố trên đến hoạt động huy động vốn cũng khác nhau Tùy thuộc vào tình hình cụthể mà các ngân hàng có thể xây dựng cho mình một chiến lược huy động thích hợp

1.5.2 Các nhân tố khách quan

a Môi trường pháp lý

Nghiệp vụ huy đông vốn của các NHTM chịu sự điều chỉnh rất lớn của môitrường pháp lý Có những Bộ Luật tác động trực tiếp mà chúng ta thường thấy như:Luật các TCTD, Luật NHTM, Những Luật này qui định tỉ lệ huy động vốn của ngânhàng so với vốn tự có, qui định về việc gửi và sử dụng tài khoản tiền gửi Có những

Bộ Luật tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng như: Luật đầu tư nước ngoài hoặccác NHTM không được nhận tiền gửi hoặc cho vay bằng cách tăng giảm lãi suất, màphải dựa vào lãi suất do NHNN đưa ra và chỉ được xê dịch trong biên độ nhất định màNHNN cho phép Bên cạnh những bộ luật đó thì chính sách tài chính tiền tệ của một

Ngày đăng: 28/03/2024, 20:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w