Dịch vụ Logistics là khâu kết nối giữa nhà sản xuất, cung ứng với người tiêu dùng, từ vai trò cốt lõi thương mại .Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó doanh nghiệp tổ chức
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOGISTICS
1.1.1 Khái niệm về dịch vụ logistics
Logistics được hiểu là một nhánh của khoa học quân sự liên quan đến viêc tiến hành, duy trì và vận chuyển phương tiện thiết bị và nhân sự Logistics gồm có 3 mảng chính là kho bãi, giao nhận và vận chuyển công việc cụ thể là quản lý hàng tồn, giao nhận và nhận tiền theo đơn đặt hàng, phân phối hàng đến các đại lý Công việc đòi hỏi phải lập kế hoạch tốt, có sự linh hoạt, nhạy bén về kinh doanh và điều phối tốt. Theo từ điển Webters định nghĩa “ Logistics là quá trình thu mua, bảo quản, phân phối và thay thế con người và trang thiết bị” cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội , nhiều thập kỷ qua , logistics được nghiên cứu sâu và áp dụng sang các lĩnh vực khác nhau như sản xuất , kinh doanh Thuật ngữ Logistics ngày nay được hiểu với nghĩa quản lý ( Management ) hệ thống phân phối vật chất của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong xã hội Nhưng cho đến nay , trên thế giới chưa có một định nghĩa đủ về Logistics hay hệ thống Logistics.
Một số khái niệm chủ yếu sau :
Liên hợp quốc (khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý Logistics, Đại học ngoại thương tháng 10/2002) Logistics là hoạt động quản lý qua trình lưu chuyển vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng
Theo quan điểm của WTO, Logistics được định nghĩa là chuỗi cung ứng dịch vụ, bao gồm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự dịch chuyển và lưu kho hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng Dịch vụ logistics truyền thống bao gồm các dịch vụ vận tải, kho bãi, giao nhận, các dịch vụ giá trị gia tăng của bên thứ ba (như làm việc theo yêu cầu của khách hàng).
Theo giáo sư David Simchi-Levi (MIT-USA): Hệ thống Logistics (Logistics network) là một nhóm các cách tiếp cận được sử dụng để liên kết các nhà cung cấp,nhà sản xuất kho, cửa hàng, một cách hiệu quả để hàng hóa được sản xuất và phân phối đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm mục đích giảm chi phí trên toàn hệ thống đồng thời đáp ứng được yêu cầu ở mức độ phục vụ
Năm 2015, trong Luận án Tiến sĩ Quản lý nhà nước đối với dịch vụ Logistics ở Cảng Hải Phòng, tác giả Nguyễn Quốc Tuấn cho rằng: “Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện các hoạt động, bao gồm các công việc liên quan đến cung ứng, vận tải, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục phân phối, hải quan, Do đó, logistics là quá trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một tổ chức, từ xây dựng chiến lược cho đến các hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược”.
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa Luật quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao
Tóm lại, Logistics có thể được định nghĩa như sau: “Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu khách hàng”.
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ Logistics
Các chuyên gia nghiên cứu về dịch vụ logistics đã rút ra một số đặc điểm cơ bản của ngành dịch vụ này như sau:
- Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh chính, đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống
+ Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống : Đây là nền tảng cơ bản nhất của các hoạt động Logistics nói chung Theo đó, nền tảng này hướng đến việc hoạt động Logistics sẽ cung ứng các dịch vụ tương ứng với nhu cầu trong cuộc sống của con người Con người có thể nhận định được về nhu cầu như: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu,… Hiểu đơn giản thì Logistics sinh tồn chính là quá trình mà doanh nghiệp đưa, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nơi cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng Do đó, nó được coi là nền tảng cơ bản nhất của dịch vụ Logistics hiện nay.
+ Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu đầu vào vào trong, đi qua và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đi đến tay người tiêu dùng cuối cùng Logistics liên kết các nguyên liệu thô doanh nghiệp cần trong quá trình sản suất, các dụng cụ sử dụng nguyên liệu đó trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm có được từ sản xuất. Tiếp đó, Logistics hoạt động sẽ phân phối sản phẩm, hàng hóa đến các kênh tiêu thị như siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ,…
+ Logistics hệ thống liên kết các nguồn lực cần có trong việc giữ cho hệ thống hoạt động Đây là nền tảng quan trọng giúp một công ty Logistics có thể hoạt động được. Bởi Logistics hệ thống bao gồm nhà xưởng, nhân lực, phương tiện, máy móc thiết bị và công nghệ Các yếu tố của logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng nhà xưởng
Logistics sinh tồn, hoạt động và hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ, tạo cơ sở hình thành hệ thống logistics hoàn chỉnh từ đó tạo ra một chuỗi Logictis
1.1.3.1 Phân loại theo các hình thức Logistics
Hình 1 : Tích hợp 4 chuỗi cung ứng của Logistics 1PL: First Party Logistics hay Logistics tự cấp Ở nhóm đầu tiên này, đa phần
1PL được áp dụng ở các công ty tự tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics, là một trong những nguồn thu chính cũng như tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí.
Trong đó, hầu như mọi khâu liên quan đến vận chuyển và lưu trữ hàng hóa xuất nhập khẩu đều do công ty tự cung cấp: phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để hoàn thành chu kỳ Logistics.
2PL: Second Party Logistics hay Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai : 2PL là một hình thức thuê dịch vụ từ bên thứ 2 của công ty xuất nhập khẩu mà ở đó , các công ty bên thứ 2 này chỉ đảm nhận 1 khâu trong chuỗi Logistics Nói nôm na , 2PL là việc kiểm soát các hoạt động truyền thống như vận tải , kho vận thủ tục hải quan và thanh toán.
3PL : Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng Đây là một hình thức thay mặt cho doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện các dịch vụ logistics trong từng khâu nhỏ trong chuỗi Logistics như : thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu , cung cấp chứng từ giao nhận – vận tải và vận chuyển nội địa thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan hàng hoá và đưa hàng đến nơi đã quy ước
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ
Tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây
Tên doanh nghiệp, giám đốc hiện tại của doanh nghiệp :
Tên doanh nghiệp: CẢNG CHÂN MÂY
Giám đốc doanh nghiệp: Huỳnh Văn Toàn
Trụ sở chính Địa chỉ:Thôn Bình An, Xã Lộc Vĩnh, Huyện Phú lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: (84) 054.3876096 Fax: (84) 054.3891838
Website:www.chanmayport.com.vn
2.1.1 Giới thiệu sơ lược Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây
Văn phòng đại diện:
Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây có văn phòng đại diện tại thành phố Huế - thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, để thuận tiện trong việc tiếp nhận thông tin, giao dịch với các ngân hàng và các cơ quan chức năng của tỉnh Trong quá trình hoạt động, tùy theo yêu cầu thực tế, Công ty có thể thành lập thêm Chi nhánh và Văn phòng đại diện để thực hiện các nhiệm vụ của Công ty phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng quản trị và trong phạm vi pháp luật cho phép.
Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
Ngày 28/9/2007 Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có Quyết định số3128/QĐ-CNT-TCCB-LĐ về việc thành lập Công ty Cổ Phần Cảng Chân Mây Vốn điều lệ:211.370.000.000 đồng Vốn đầu tư thực tế đến thời điểm 25/6/2015:211.370.000.000 đồng.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Cảng Chân Mây bắt đầu khởi công xây dựng vào ngày 25/3/2001 Sau hơn 2 năm khẩn trương thi công, vào ngày 19/5/2003, công trình Bến số 1 - cảng Chân Mây được Cục Hàng hải Việt Nam công bố hoàn thành và cho phép đón tàu biển trong và ngoài nước có trọng tải lên đến 30.000DWT.
Trải qua 20 năm hình thành phát triển, mô hình công ty có những thay đổi từ mô hình hoạt động Ban quản lý dự án giai đoạn 2003; sau đó chuyển sang mô hình hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính giai đoạn 2006; tiếp theo sang mô hình hoạt động Công ty TNHH một thành viên giai đoạn 2007 và từ năm 2016 đến nay là mô hình hoạt động công ty cổ phần trực thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy.
Ngày 25/9/2015 Ủy ban chứng khoáng nhà nước đã có Công văn số 6097/UBCK- QLPH chấp thuận hố sơ đăng ký công ty đại chúng, Cảng Chân Mây chính thức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần với tên gọi đầy đủ là Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây có các chức năng sau :
1 Quản lý và vận hành cảng : Công ty có trách nhiệm quản lý và vận hành hoạt động tại cảng Chân Mây Điều này bao gồm sắp xếp và giám sát hoạt động của tàu thuyền , hàng hóa và các dịch vụ liên quán khác tại cảng
2 Cung cấp dịch vụ logistics : Công ty có thể cung cấp các dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp và cá nhân , bao gồm lưu trữ hàng hóa , vận chuyển , xếp dỡ và các dịch vụ khác liên quan đến logistics
3 Phát triển cơ sở hạ tầng : Công ty có thể đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng cảng , bao gồm cải thiện cơ sở vật chất , nâng cao công nghệ và cung cấp các dịch vụ tiện ích khác như bãi đậu xe , nhà kho , và cơ sở tiếp liệu
4 Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn an toàn : Công ty phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về an toàn hàng hải , bảo vệ môi trường , và các quy định pháp lý khác áp dụng cho hoạt động cảng
5 Xây dựng và duy trì mối quan hệ với các đối tác : Công ty cần thiết lập và duy trì mối quan hệ với các đối tác , bao gồm các công ty vận tải , nhà sản xuất , và các cơ quan chính phủ để đảm bảo hoạt động cảng diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả
6 Tối ưu hóa hiệu suất hoạt động : Công ty phải tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của cảng , bao gồm tăng cường năng suất , giảm thiểu thời gian xếp dỡ và tăng cường khả năng tiếp nhận hoàng hóa
7 Phát triển chiến lược kinh doanh : Công ty cần phát triển chiến lược kinh doanh dài hạn để đảm bảo sự phát triển bền vững và cạnh tranh trong ngành công nghiệp logistics và vận tải biển
Nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây: Kinh doanh đúng ngành nghề đăng kí; Chịu trách nhiệm trước nhà nước và cấp trên trực tiếp quản lí về kết quả kinh doanh của cảng; Xây dựng chiến lược phát triển, lập kế hoạch kinh doanh toàn diện phù hợp với mục tiêu đề ra; Mở rộng qui mô sản xuất tích lũy và phát triển vốn; Từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên,thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh công bằng và hiệu quả; Thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên; Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước; Đoàn kết phát huy sức mạnh của tổ chức đoàn thể trong Công ty; Xác định và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của cảng theo Pháp Luật của nhà nước hiện hành; Quản lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ chính sánh, đạt hiệu quả kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đảm bảo trang trải về tài chính, thực hiện với ngân sách nhà nước
Mô hình quản trị: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Ban Tổng Giám đốc;
- Về việc thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ: Chưa thực hiện.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG CHÂN MÂY :
Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Cảng Chân Mây a Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Tham gia các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa Cổ đông có thể ủy quyền cho thành viên Hội đồng quản trị làm đại diện cho mình tại Đại hội đồng cổ đông. b Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý khác. c Ban kiểm soát là cơ quan thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc; f Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi của ban quản lý công ty; d Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
2.1.4.1 Nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng
Tính đến hết năm 2023 , lực lượng lao động công ty có 315 người (bao gồm của người quản lý) trong đó có 52 lao động nữ và 263 lao động là nam , Lao động chủ yếu là nam giới chiếm đến 83,5% trong tống số lao động và có chiều hướng tăng qua các năm Điều này cho thấy sự phù hợp trong phân công lao động trong công việc của Công ty Đây là Công ty chuyên về hàng hải nên đòi hỏi lao động phải có sức khỏe, tuyển dụng lao động là nam giới sẽ phù hợp hơn nữ giới Tóm lại, ban lãnh đạo Công ty đã thực hiện tốt trong việc tuyển dụng lao động cũng như đánh giá, phân loại nguồn lao động để thực hiện tốt việc sản xuất kinh doanh 100% lao động đều có việc làm, cụ thể như sau :
Thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics của Công ty Cổ phần Chân Mây
2.2.1 Kết quả kinh doanh hoạt động Logistics của Công ty Cổ Phần Chân Mây 2.2.1.1 Dịch vụ giao nhận (Freight forwarding) a Quy trình giao nhận tại công ty cổ phần Cảng Chân Mây
Bộ phận lập và triển khai
B.phận tiếp nhận và thực hiện
Tài liệu, hồ sơ liên quan
Phòng Kinh doanh chuyển hợp đồng bốc xếp giao nhận hàng hóa đã ký kết với khách hàng.
Phòng Điều độ XN DVCU
-Hợp đồng bốc xếp, giao nhận hàng hóa
Khách hàng tiếp xúc làm việc các vấn đề về giao nhận, bảo quản hàng hóa.
- Giấy giới thiệu của chủ hàng
- Lược khai hàng hoá (Cargo Manifest)
- Bảng kê mô tả chi tiết hàng hóa (Packing List)
- Sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan)
3 Phòng Điều độ phát hành
- Gửi báo cáo thông tin tàu đến và danh sách phương tiện vào nhận trả hàng tại
Cảng cho Thanh tra Sở
XN DVCƯ Văn thư - Báo cáo Thanh tra Sở
Bố trí nhân viên giao nhận thực hiện kiểm đếm, giao nhận hàng hóa tại cầu tàu.
6 - Kiểm tra, rà soát thông tin về phương tiện vào nhận trả hàng do chủ hàng
- Danh sách phương tiện vào Cảng nhận, trả hàng.
SVTH: Bùi Nguyên Thảo Trang 43 cung cấp.
- Triển khai dịch vụ cân hàng và công tác kiểm soát tải trọng. Đội An ninh
- Tiến hành kiểm đếm, giao nhận hàng từ tàu vào kho/bãi cảng và ngược lại khi tàu mở máng (nếu HH lưu kho, bãi cảng).
- Xử lý hàng hóa tổn thất
- Giấy kiểm nhận hàng (tally report)
- Phiếu vận chuyển nội bộ
- Biên bản xác nhận hàng hóa hư hỏng bể vỡ do tàu gây nên (COR: Cargo outurn report)
- Biên bản xác nhận hàng hóa hư hỏng bể vỡ trong nội bộ cảng (nếu có).
- Biên bản xác nhận hàng xếp không theo vận đơn không đúng sơ đồ hầm hàng.
- Giấy khai gửi hàng khi nhập và giấy khai nhận hàng khi xuất (chủ hàng lập)
8 - Tiến hành giao nhận hàng từ tàu và xe đi thẳng.
- Xử lý hàng hóa tổn thất
- Giấy kiểm nhận hàng (tally report)
- Biên bản xác nhận hàng hóa hư hỏng bể vỡ do tàu gây nên(COR: Cargo outurn report)
- Biên bản xác nhận hàng xếp không theo vận đơn không đúng sơ đồ hầm hàng
SVTH: Bùi Nguyên Thảo Trang 44
- Biên bản xác nhận hàng hóa hư hỏng bể vỡ trong nội bộ cảng (nếu có)
Kết toán giao nhận hàng hóa và ký xác nhận với chủ hàng khi kết thúc làm hàng tại tàu.
NV kết toán hàng hóa-
- Giấy kiểm nhận hàng (tally report)
- Bảng Thống kê hàng qua cân
- Bảng Kết toán nhận hàng với tàu hoặc Bảng Tổng kết xếp hàng xuống tàu
- Biên bản Giám định hàng hóa hoặc Bảng Thống kê hàng qua cân
- Biên bản kê khai hàng thừa thiếu (nếu có)
Chuyển hồ sơ tàu đã hoàn tất cho Phòng Kinh doanh chậm nhất là 3 ngày kể từ thời điểm kết thức làm hàng
NV văn thư XN DVCƯ
- Bảng Kết toán nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo) hoặc Bảng Tổng kết xếp hàng xuống tàu (General report of Loading)
- Biên bản Giám định hàng hóa hoặc Bảng Thống kê hàng qua cân
Bảng 9 : Kết quả kinh doanh của dịch vụ giao nhận ĐVT : Tấn
SVTH: Bùi Nguyên Thảo Trang 45
Trong giai đoạn 2021- 2023 , Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây khai thác 2 bến , vừa tiếp nhận tàu hàng tổng hợp vừa tiếp nhận tàu khách Hàng hóa thông qua Cảng Chân Mây giao đoạn này có xu hướng tăng đều với tỷ trọng lớn nhất là hàng xuất khẩu , trong đó dăm gỗ là mặt hàng trọng yếu Hàng nội địa như clinker, than và các hàng khác có sản lượng ổn định
Năm 2023, tổng sản lượng giao nhận đạt 2.668.118 nghìn tấn , tăng 2.271 tấn so với năm 2022
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm hơn so với dự báo Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển cả nước chỉ tăng nhẹ do hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu tiếp tục chịu ảnh hưởng tình hình suy thoái kinh tế thế giới và từ các cuộc xung đột. Tình hình tăng giảm sản lượng có sự phân hóa giữa các vùng cảng khác nhau tùy thuộc vào thị trường trao đổi hàng hóa Thừa Thiên Huế là một trong những điểm sáng có lượng hàng hóa thông qua Cảng biển tăng trưởng khá tốt Kế hoạch hàng quá cảnh (hàng quặng sắt cục) từ Lào đã được thực hiện, hàng klinker của Nhà máy xi măng Đồng Lâm đặc biệt là Klinker xuất khẩu đã có kế hoạch qua cảng với khối lượng lớn. Dăm gỗ của Công ty Hào Hưng sẽ xuất cùng với các mặt hàng và khách hàng truyền thống cũng tăng ổn định.
SVTH: Bùi Nguyên Thảo Trang 46
Phòng kinh doanh điều hành vận tải xe container
Lái xe lấy hàng và vận chuyển tới địa điểm được chỉ định (3)
(1) Nhân viên phòng kinh doanh tới cảng, kho bãi để tiến hành làm thủ tục xuất container tại cảng hoặc kho bãi.
(2)Căn cứ vào khối lượng, kích thước, quãng đường, đặc thù hàng hóa mà người phụ trách điều hành xe sẽ lựa chọn cho mỗi xe một container hàng khác nhau Sau khi quyết định được xe, phòng kinh doanh sẽ viết phiếu tạm ứng cho lái xe để lái xe được cấp tiền ăn, tiền đi đường, tiền vé….
2.2.1.3 Dịch vụ kho bãi, bốc xếp và lưu kho. a Kết quả kinh doanh dịch vụ
Năm 2023, Công ty tổ chức xếp dỡ container chủ yếu cho 02 Hãng tàu là Hải An và Voyager Logistics SDN BHD, đạt sản lượng 7.385 TEUs với doanh thu đạt 8.507 triệu đồng Công tác triển khai làm hàng tàu container luôn được nghiêm túc thực hiện nhằm đảm bảo an toàn và năng suất tốt nhất có thể Tuy nhiên, năng suất làm hàng trung bình hiện nay đạt mức 07 - 10 move/giờ-cẩu, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của Hãng tàu nội địa, ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác các mặt hàng khác Song song với việc triển khai khai thác hàng container tại Cảng, Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm, làm việc với các hãng tàu để thuyết phục mở tuyến tàu container qua Cảng Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thương mại toàn cầu và trong nước đang sụt giảm nghiêm trọng, công tác thuyết phục hãng tàu mới mở tuyến qua Cảng không thể đạt được kết quả như kế hoạch
SVTH: Bùi Nguyên Thảo Trang 47
T Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2022
Thực hiện năm 2023 So sánh %
+ Hàng rời,DV liên quan Tấn 3.469.639 4.500.00
2.2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh Logistics của Công ty cổ phần Cảng Chân
Bảng 10: Chi tiết khai thác các mặt hàng chính:
SẢN LƯỢNG HÀNG HÓA THÔNG QUA
SVTH: Bùi Nguyên Thảo Trang 48
Hàng dăm gỗ: Mặt hàng dăm gỗ qua Cảng chủ yếu tập trung tại Khu kinh tế
Chân Mây, gồm có Công ty Liên doanh Nguyên liệu giấy Huế, Công ty cổ phần Chế biến và Xuất khẩu Gỗ Pisico, Công ty TNHH Shaiyo AA Việt Nam, Công ty CP chế biến và Xuất khẩu gỗ Phúc Thịnh, Công ty Nguyên liệu Giấy quảng Trị Sản lượng dăm gỗ thông qua năm 2022 đạt gần 1.5 triệu tấn và giảm còn 1 triệu tấn trong năm
2023 do nhu cầu thị trường giảm và lượng dăm gỗ của Công ty Hào Hưng chuyển sang tự xuất thông qua cầu cảng của khách hàng
Hàng than: Hàng than qua Cảng Chân Mây hiện gồm than nội địa và than nhập khẩu từ Lào, trong đó năm 2023 nguồn than từ Lào chiếm gần 60% tổng lượng than qua Cảng, phục vụ nhu cầu năng lượng quốc gia và tái xuất khẩu Dự báo nguồn hàng than sẽ tăng mạnh vào năm 2024 (khoảng hơn 1,7 triệu tấn) để phục vụ các dự án đang triển khai và giữ sản lượng tương đối lớn trong các năm tiếp theo Hàng than Lào xếp dỡ sẽ kéo theo nhu cầu lưu kho, lưu bãi tại Cảng tăng.
Hàng clinker: Clinker là nguyên liệu chính sản xuất xi măng, hàng clinker qua cảng Chân Mây là nguồn từ các nhà máy trên địa bàn Tỉnh
Hàng cát trắng: năm 2023 sản lượng hàng cát trắng đạt 755.780 tấn
Hàng lỏng (nhựa đường và dầu cọ): Mặc dù có sản lượng khá thấp nhưng các đơn vị nhựa đường và dầu cọ có tổng kho tại Chân Mây nên lượng hàng hóa qua Cảng khá đều đặn, mang lại nguồn doanh thu ổn định cho Cảng
Hàng quặng: sẽ là mặt hàng mới tạm nhập tái xuất qua cảng bắt đầu từ năm
2023 Hàng quặng gồm các loại quặng sắt, quặng nhôm khai thác từ các mỏ của Lào vận chuyển về Chân Mây lưu bãi để xuất khẩu đi các nước
Các hàng khác gồm thiết bị, vỏ bã điều, viên nén, cọc bê tông, đất nguyên liệu, nông sản,…
Ngoài ra, sán lắt là loại mặt hàng phát tán ra môi trường quá nhiều bụi mịn. Cảng có định hướng sẽ hạn chế xếp dỡ loại hàng này trong thời gian tới
Hàng container: Căn cứ các đợt khảo sát hàng container trên địa bàn 03 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, dự kiến sản lượng hàng container trong năm 2023 đạt 7.385 TEU.
SVTH: Bùi Nguyên Thảo Trang 49
2.2.2.1 Doanh thu dịch vụ Logistics trong 3 năm qua
VT: Tri u ĐVT: Tỷ ệ thống kho bãi đồngng
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Doanh thu từ DV giao nhận 1,560 1,735 1,978
Doanh thu từ hoạt động vận tải 3,114 2,550 303
Doanh thu từ hoạt động lưu kho, lưu bãi 3,682 4,075 9,166
Doanh thu từ các dịch vụ logistics 8,356 8,360 11,447
Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ vận tải có sự biến động từ năm 2022/2023 lợi nhuận là âm và giảm lợi nhuận nguyên nhân là do năm này chi phí vận tải thực sự ở mức cao,dịch vụ kinh doanh vận tải ở năm này hoạt động không có hiệu quả Doanh nghiệp cần xem xét đến các nguyên nhân, chủ yếu tập trung vào phương tiện vận tải và ý thức của lái xe trong việc tiết kiệm nhiên liệu Lúc này doanh nghiệp đã Công ty cần có nhiều biện pháp để cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải nhằm tăng doanh thu cho hoạt động này trong khi số phương tiện vẫn không thay đổi, bên cạnh đó, với việc kiểm soát chặt chẽ các phương tiện thuê ngoài, điều này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí do sự khai báo sai số dầu cấp của các chủ xe thuê ngoài, những yếu tố này giúp cho doanh thu cho hoạt động này đã tăng lên, kéo theo lợi nhuận tăng thêm.
+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh dich vụ lưu kho, lưu bãi: doanh thu từ dịch vụ này tăng mạnh vào năm 2023 điều này có nghĩa năm 2023 là năm hoạt động về dịch vụ lưu kho rất tốt, doanh nghiệp đã dùng nhiều biện pháp để nâng câp hệ thống lưu kho, kho bãi; năm 2022 lợi nhuận từ dịch vụ này cũng tăng nhưng không mạnh bằng năm 2023 Sở dĩ có điều này là do hoạt động của Công ty còn dựa nhiều vào thời tiết, thời tiết không thuận lợi khiến cho tốc độ chu chuyển hàng hóa chậm, dẫn đến lưu kho Công ty cần có có biện pháp khắc phục điều này để không xảy ra hiện tượng lãng phí thời gian và nguồn lực, gây khó chịu cho chủ hàng Nhìn chung trong giai đoạn 2021-2023 lợi nhuận của hoạt động Logistics đã có những chuyển biến rõ rệt Đây là một sự tăng trưởng mạnh mẽ sau những năm khó khăn về kinh tế trước đó Nguyên nhân chủ quan là do ngay từ những tháng đầu năm, Ban giám đốc Công ty đã đề ra các giải pháp nhằm tăng năng suất khai thác cầu bến, tập trung thu hút-khai thác các nguồn hàng, nâng cao hiệu quả quản lý Nguyên nhân khách quan là thị trường cảng biển năm
SVTH: Bùi Nguyên Thảo Trang 50
2023 đang tăng trưởng Cảng Chân Mây đã bắt kịp đà tăng trưởng của thị trường, cùng với đà tăng trưởng của hoạt động thương mại - xuất nhập khẩu.
Bảng 11 : Doanh thu d ch v Logistics trong n m 2023ịch vụ Logistics trong năm 2023 ụ Logistics trong năm 2023 ăm 2023
Năm 2023 DOANH THU TÁCH
Tuy tình hình thị trường vẫn tồn tại nhiều thách thức nhưng trong điều kiện thuận lợi khai thác 2 cầu cảng, sản lượng hàng hóa năm 2022 thông qua Cảng đạt tăng trưởng 11,2% so với năm 2021 Năm 2023, Công ty đã lên kế hoạch phấn đấu đạt chỉ tiêu sản lượng 4.500.000 tấn hàng rời và hàng khác, tăng khoảng 30% so với năm
SVTH: Bùi Nguyên Thảo Trang 51
2022, sản lượng hàng container đạt 7.3785 TEUs Ở mức sản lượng này cầu bến đã gần như khai thác hết công suất, vì vậy kế hoạch sản lượng hàng rời, hàng khác trong năm 2024 dự kiến đạt 4.300.000 và đạt 4.200.000 tấn vào năm 2025 và sản lượng hàng container dự kiến tăng đều.Doanh thu dịch vụ vận tải năm 2023 đang có xu hướng giảm và Cảng Chân Mây dự kiến dừng hoàn toàn dịch vụ này vào năm 2024 do không hiệu quả
Hoạt động khai thác Container là một lĩnh vực mới nhưng đã có bước tiến triển đáng kể, thu hút một số hãng tàu và khách hàng qua Cảng, dần tạo niềm tin và khẳng định vị thế về hàng container tại Cảng Chân Mây Công ty cũng đã phối hợp với Ban quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh tổ chức thành công Hội nghị kết nối hãng tàu với doanh nghiệp Qua đó, tăng cường công tác truyền thông về lĩnh vực khai thác hàng container tại Cảng Đồng thời tận dụng lợi thế về chính sách hỗ trợ của tỉnh để kết nối với các hãng tàu tiềm năng, đưa hàng container đến với Cảng Chân Mây Bên cạnh đó, công ty cũng đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ khai thác hàng container để đưa vào khai thác phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu khách hàng Tuy nhiên, nguồn tài chính Công ty hiện vẫn còn hạn chế để đầu tư thiết bị nhằm đảm bảo năng suất xếp dỡ; chuyên môn kỹ thuật của công nhân tham gia xếp dỡ vẫn còn chưa thật sự thuần thục do đây là mặt hàng mới; hệ thống kho bãi vẫn chưa đáp ứng nhu cầu; chưa có khu kiểm tra sửa chữa container Bên cạnh đó, thị trường hàng container nội địa 6 tháng cuối năm giảm sút rõ rệt do sự đóng băng của thị trường, hàng tồn kho các nhà máy trên địa bàn còn nhiều.
2.3 Phân tích nguyên nhân của các khó khăn, hạn chế trong hoạt động nâng cao hiệu quả hoạt động logistics tại Công ty cổ phần Cảng Chân Mây
2.3.1 Các nhân tố khách quan
2.3.1.1 Nhân tố thuộc môi trường kinh doanh quốc tế
Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm chạp, không đồng đều, lạm phát tăng, lãi suất cao
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics
3.1.1 Đầu tư trang thiết bị, nâng cao hiệu quả dịch vụ giao nhận bằng cách hạn chế những rủi ro do sự bất cẩn của công nhân xếp dỡ Đầu tư trang thiết bị, mua sắm các phương tiện vận tải nhằm nâng cao tăng tốc độ làm hàng, giảm số ngày chờ đợi của các chủ tàu khác Bên cạnh đó cũng góp phần vào việc tăng doanh thu và giảm bớt chi phí không cần thiết cho Công ty bằng cách giảm thiểu số lượng phương tiện vận tải phải thuê từ bên ngoài Giảm thiểu những hậu quả không đáng có do sự bất cẩn của nhân viên, với mong muốn đem lại sự hài lòng cho khách hàng về chất lượng dịch vụ của Công ty
Trang thiết bị xếp dỡ : 7 xe đầu kéo , 2 xe xúc lật , 2 xe nâng Hiện tại cảng chỉ có 1 xe xúc lật , 3 xe nâng và chưa có xe đầu kéo , phải thuê bên ngoài Nên thời gian làm hàng còn chậm
Nâng cấp được hiệu quả và năng suất làm việc của nhân viên các phòng ban. Khi sử dụng trang thiết bị xếp dỡ , để hoàn thành một lô hàng mỗi nhân viên mất khoảng 2 tiếng , thế nhưng nếu thiết bị được nâng cấp hoặc có thêm thiết bị mới, cùng một công việc như vậy thì mất 1 giờ 30 phút Tiết kiệm được thời gian làm hàng và tăng hiệu quả đúng thời gian cho khách hàng Số lượng tàu sẽ cập bến làm hàng sẽ tăng làm tăng năng năng suất lao động, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Thứ hai, giảm chi phí thuê ngoài các phương tiện vận tải, quản lý được các chi phí như chi phí xăng dầu, chi phí bốc xếp
Bên cạnh đó, hạn chế những rủi ro do sự bất cẩn của công nhân xếp dỡ bằng cách:
Thứ nhất, Công ty nên bố trí lượng công nhân xếp dỡ phù hợp với từng kho, vì gần đây tại các kho đã xảy ra hiện tượng là kho thì quá nhiều, kho lại quá ít công nhân dễ dẫn đến áp lực quá tải khi hàng nhiều nên chất lượng làm việc kém, dễ làm hư hỏng hàng hóa
SVTH: Bùi Nguyên Thảo Trang 58
Thứ hai, phân luồng xe phù hợp, cần có lối riêng đối với người đi bộ, xe chở hàng và xe tải container…như vậy sẽ giảm bớt tai nạn lao động, giảm tổn thất cho người và hàng hóa.
3.1.2 Hoàn thiện và đa dạng hóa các dịch vụ logistics
Hiện tại công ty chỉ cung cấp các sản phẩm dịch vụ đơn lẻ, chỉ dừng lại ở dịch vụ cho thuê thiết bị kho bãi và vận chuyện đường bộ Việc chỉ cung cấp một hoặc một vài dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logisitics thì không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng Nên để tăng tính cạnh tranh trên thị trường việc đa dạng hóa và hoàn thiện các loại hình dịch vụ logistics là hết sức cần thiết
1 Nâng cấp hoạt động giao nhận, đáp ứng được những yêu cầu đặc thù cơ bản của nghề nghiệp, đó là nhanh gọn, chính xác, an toàn với chi phí thấp nhất có thể
2 Sau đó, công ty cần có những chiến lược kinh doanh liên kết chặt chẽ giữa các kho bãi, hải quan, giao nhận, giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài Hướng đến dịch vụ logistics trọn gói 3PL (integrated third party logistics service) là chiến lược cạnh tranh để phát triển, phát triển logistics điện tử (e-logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuyền cung ứng an toàn và thân thiện là xu hướng thời đại.
3.1.3 Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên
Nhân viên kinh doanh sẽ được đào tạo về cả chuyên môn và kĩ năng bán hàng, lên kế hoạch định kì hàng tháng để bổ sung những kĩ năng cần thiết cho công việc của nhân viên kinh doanh
Về kiến thức chuyên môn đào tạo cho nhân viên về các chính sách công ty, hoạt động công ty, sản phẩm giá cả , đối thủ cạnh tranh cũng như quy trình nghiệp vụ công ty
Về kĩ năng bán hàng: Đào tạo các kĩ năng lằng nghe, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng thuyết phục khách hàng, kĩ năng dịch vụ khách hàng và những kĩ năng cần thiết khác
Nhân viên phải luôn giữ liên lạc với khách hàng hàng tuần hàng tháng Công ty nên tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng hằng năm Thông qua cuộc hội nghị khách hàng Đây là một hoạt động tri ân khách hàng, giao lưu giữa các doanh nghiệp cùng
SVTH: Bùi Nguyên Thảo Trang 59 ngành cũng như nâng cao uy tín trên thị trường Thông qua đó thu thập những được những ý kiến của họ về chất lượng dịch vụ cũng như sản phẩm mà Công ty cung cấp.
Từ đó Công ty phát huy những ưu điểm và hạn chế được những nhược điểm để nâng cao được chất lượng dịch vụ logistic của mình
Giải pháp sẽ đem lại những hiệu quả sau: Đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng trong chất lượng dịch vụ, tạo quá trình làm việc chuyên môn và rõ ràng hơn, tránh các áp lực công việc và tạo môi trường làm việc tốt hơn cho nhân viên các phòng ban, doanh thu tăng lên nhờ các dịch vụ hỗ trợ thu hút được các khách hàng tiềm năng
SVTH: Bùi Nguyên Thảo Trang 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kiến nghị với Công ty CP Cảng Chân Mây
Một số kiến nghị đối với Công ty cổ phần cảng Chân Mây:
Thứ nhất, Công ty cần nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty về nhiệm vụ của mình, bên cạnh đó, cần sự đào tạo bài bản cho các cán bộ chủ chốt về các công tác quản lí và thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Thứ hai , để nâng cao chất lượng Logistics thì doanh nghiệp cần phải quan tâm , làm tốt nhiều biện pháp như : ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kinh doanh , nghiên cứu thị trường để có những định hướng kinh doanh mới và đúng đắn
Thứ ba, Công ty nên thỏa thuận với khách hàng cách sắp xếp thời gian làm hàng, thời gian lưu kho, nghĩ dưỡng để Công ty có thể quản lí tốt lực lượng lao động, phân bổ đều quỹ thời gian làm việc cho công nhân, tránh tình trạng công nhân phải chờ việc hay nghĩ việc theo ca.
Cuối cùng, Công ty nên thường xuyên kiểm tra bảo trì hệ thống máy móc thiết bị hiện có để phục vụ tốt hơn cho công việc của Công ty Hiện đại hóa dần hệ thống máy
SVTH: Bùi Nguyên Thảo Trang 62 móc, nâng cao năng suất lao động cho các phương tiện, nhằm giúp quá trình thực hiện công việc được tốt hơn, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng
Kiến nghị đối với tỉnh TT Huế 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Một số kiến nghị đối với tỉnh Thừa Thiên Huế: Thường xuyên hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực quản lý, năng lực hoạt động kinh doanh, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận logistics; hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác quảng bá hình ảnh công thông qua các hội thảo xúc tiến thương mại, bàn thảo các vấn đề xây dựng quy hoạch gắn liền phát triển kinh tế và xã hội; xây dựng và duy trì thường xuyên các chương trình hoạt động xã hội, trong đó gắn kết tổ chức cùng với doanh nghiệp Ngoài ra, việc đầu tư nhiều hơn vào càng Chân Mây sẽ phát huy tối đa tiềm năng lợi thế về chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh nha
SVTH: Bùi Nguyên Thảo Trang 63
1 Bài viết “Kinh tế thế giới 5 năm sau khủng hoảng tài chính” theo CafeF http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/kinh-te-the-gioi-5-nam-sau-khung-hoangtai-chinh- 2013082914594033015ca32.chn
2 Logistics những vấn đề cơ bản - Chủ biên: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân của Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
3 Báo cáo tài chính công ty cổ phần Cảng Chân Mây năm 2021, 2022, 2023
4 Chính phủ (2007), Nghị định số 140/2007/ND-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
5 Đặng Đình Đào (2010,2011), Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế.
6 Đỗ Thị Ngọc Diệp (2012), logistics và cơ hội phát triển ở Việt Nam
7 Nguyễn Đình Thọ, 2011 Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh thiết kế và thực hiện Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
8 Peter Bolstorff và Robert Rosenbaum, 2009 Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Hoàn Hảo Dịch từ tiếng Anh Người dịch Ngọc Lý – Thúy Ngọc, 2011 Hà
Nội: Nhà xuất bản lao động - xã hội.
9.Khóa học Khai báo Hải quan & Báo Cáo Quyết toán Hải quan Chuyên sâu tại Lê Ánh.
10 "Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam" do Nguyễn Hán Khanh - Phạm Quang Long (Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một
11 Chuyển đổi số trong ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức , Bùi Thị Huyền Thương
NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP THỰC TẬP Sinh viên: Bùi Nguyên Thảo MSSV:26202734714
Đà Nẵng, ngày tháng năm
XÁC NHẬN CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2024 Xác nhận của giảng viên hướng dẫn
( Ký, ghi rõ họ tên SVTH: Bùi Nguyên Thảo
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN