VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN-ĐIỀU KIỆN TỐN TẠI VÀO PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1 1: Vốn và vai trò của vốn trong nền kinh tế thị trường :
Từ trước đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn, mỗi một quan điểm đều có cách tiếp cận riêng:
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố đầu vào nhằm phục vụ hoạt động sản xuất-kinh doanh dưới dạng hình thái vật chất khác như: tiền, lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…Theo quan điểm của Các Mác cho rằng: ”Vốn là giá trị mang lại giá trị thặng dư” Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế ủng hộ do phản ánh được đúng bản chất và tác dụng của vốn Định nghĩa về vốn có một mức đội khái quát lớn vì nó bao gồm đầy đủ về bản chất và vao trò của vốn Bản chất của vốn chính là giá trị cho dù nó có thể được biểu hiện dưới hình thức khác nhau như tài sản, nhà cửa, máy móc…Trong nền kinh tế thị trường, vốn được quan niệm là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và trong các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp
Nhưng có thể nói, thực chất :
” Vốn kinh doanh chính là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất -kinh doanh nhằm mục đích sinh lời ”
Vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Như vậy, vốn là yếu tố số một của hoạt động sản xuất kinh doanh
Vốn có các đặc trưng cơ bản là:
Thứ nhất: vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định, có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp Thứ hai: vốn phải vận động sinh lời, đạt được muc tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Thứ ba: vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, có như vật mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh Thứ tư: vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ và không ai quản lý Thứ năm: vốn được quan niệm như một hàng hóa đặc biệt, có thể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường
Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại vốn theo các giác độ tiếp cận khác nhau:
Theo nguồn hình thành có vốn chủ sở hữu(VCSH)và vốn huy động của doanh nghiệp Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hình thành từ vốn pháp định và vốn tự bổ sung từ nhiều nguồn như lợi nhuận giữ lại hoặc từ các quĩ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính…Ngoài ra, đối với doanh nghiệp nhà nước còn được để lại toàn bộ khấu hao cơ bản sử dụng tài sản cố định(TSCĐ) để đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, VCSH có vai trò quan trọng nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn Để đáp ứng như cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tăng cường huy động các nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ, liên doanh, liên kết, phát hành trái phiếu và các hình thức khác
Trên giác độ phương thức chu chuyển của vốn, người ta chia thành vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động(VLĐ)
VCĐ là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ Nó luân chuyển dần dần, từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cô định hết thời gian sử dụng Hiện nay nhà nước quy định VCĐ phải có thời gian sử dụng ít nhất là 1 năm và có giá trị trên 5 triệu đồng. VCĐ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là với các DNNN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Đặc điểm của VCĐ
VCĐ có ý nghĩa to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp VCĐ của doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh do đặc điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất
VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh
VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một vòng luân chuyển
Khi tham gia vào quá tình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành nên chi phí sản xuất sản phẩm dưới dạng chi phí khấu hao tương ứng với phần giá trị hao mồn của TSCĐ TSCĐ chịu hai quá trình hao mòn là: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình
Hao mòn hữu hình : là sự hao mòn về vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng Hao mòn hữu hình làm giảm bớt về chất lượng, tính năng kỹ thuật ban đầu trong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa Đề khắc phục hao mòn hữu hình, phải nâng cao trình độ sử dụng và làm tố công tác bảo dưỡng TSCĐ
Hao mòn vô hình : là sự hao mòn thuần túy về mặt giá trị cảu TSCĐ, biểu hiện sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kĩ thuật Để khắc phục hao mòn vô hình, doanh nghiệp phải đầu tư vàoTSCĐ cho phù hợp với thời đại và cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
VLĐ của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục Đặc điểm vốn lưu động
VLĐ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục không bị gián đoạn Có thể nói, VLĐ tạo ra thị trường doanh nghiệp, nó mang các đặc điểm sau:
VLĐ chuyển toàn bộ giá trị của nó một lần vào giá trị sản phẩm và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ
VLĐ của doanh nghiệp hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh
Trong một chu kì kinh doanh, VLĐ không ngừng vấn động và luôn thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình thái tiền tệ khi doanh nghiệp bán sản phẩm thu tiền về Đến đây, VLĐ kết thúc một vòng chu chuyển của nó
Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, dù bất kì qui mô nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định, nó là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hoá, do vậy bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào, dù bất cứ cấp độ nào, giai đoạn nào, doanh nghiệp nào, quốc gia nào luôn cần có một lượng vốn nhất định dưới dạng tiền tệ, tài nguyên đã được khai thác, của cải của các thế hệ trước, sở hữu về trí tuệ, bản quyền tác giả Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục
Vốn là yếu tố quan trọng quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường Điều này càng thể hiện rõ trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hóa công nghệ…tất cả những yếu tố này muốn đạt được đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI AN ĐÔ
2 1: Tổng quan về công ty CPSX&TM An Đô
2 1 1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của công ty CPSX&TM An Đô là công ty TNHH An Đô, được thành lập ngày 06 tháng 07 năm 2005 theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 01012027235 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp với số vốn điều lệ là 500 triệu đồng Khi đó trụ sở chính của công ty được đặt tại địa chỉ: lô 6 – X3 – tập thể Khoa học Xã hội và Nhân văn – Cầu Giấy – Hà Nội Hoạt động kinh tế của công ty thời điểm đó chủ yếu là hoạt động thương mại, với việc nhập các thanh gỗ nan đã được chế biến sẵn sau đó đóng thành pallet bán ra thị trường Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty cũng chính là các pallet dùng để kê đỡ hàng Đến năm 2008, để thích ứng với nhu cầu và sự biến động của thị trường, và do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, chuyên môn hóa sản xuất doanh nghiệp đã quyết định chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ phần với tên mới là công ty CPSX&TM An Đô theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103021162, với số vốn điều lệ đã tăng lên tới 2 tỉ 220 triệu đồng Cùng với việc này, doanh nghiệp còn đầu tư xây dựng thêm một xưởng sản xuất có diện tích 5300m 2 tại Yên Bình – Thạch Thất – Hà Nội, đồng thời chuyển văn phòng đại diện của công ty về địa chỉ: số 102 – C1 – tập thểPNTƯ đường Pháo Đài Láng – Đống Đa – Hà Nội Lúc này, doanh nghiệp không còn hoạt động thương mại nữa mà chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh: đưa máy móc, thiết bị bao gồm là những máy xẻ gỗ, cưa… và
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Phó giám đốc phụ trách sản xuất
Xưởng sản xuất Phòng marketing Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán công nhân lên xưởng sản xuất, nhập gỗ nguyên cây về kho của xưởng và tiến hành sản xuất: xẻ gỗ, xẻ nan phục vụ cho đóng pallet, đóng thùng gỗ cũng như để xuất bán và xuất khẩu ra nước ngoài gỗ nan, gỗ thanh Mặt hàng kinh doanh của công ty cũng đa dạng hơn với các loại pallet, thùng gỗ phong phú về chủng loại, mẫu mã, ván ép, gỗ thanh, gỗ nan… Đến nay, doanh nghiệp đã thực sự đi vào hoạt động trơn tru, có chỗ đứng trên thị trường Các sản phẩm của doanh nghiệp đã được sự quan tâm, tin dùng của rất nhiều khách hàng; uy tín của doanh nghiệp đã được khẳng định và đảm bảo Đây cũng chính là động lực to lớn giúp doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hợp đồng sản xuất kinh doanh của mình
2 1 2: Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty CPSX&TM An Đô
Sơ đồ bộ máy quản lí của công ty CPSX&TM An Đô
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Giám đốc: là người phụ trách chung, quản lí công ty về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của công ty Giám đốc không chỉ quản lí các phòng ban xưởng sản xuất thông qua phó giám đốc hoặc trưởng phòng, mà còn có thể trực tiếp xem xét chỉ đạo tận nơi khi cần thiết
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất: phụ trách quản lí các mặt, các hoạt động của xưởng sản xuất bao gồm các TSCĐ, máy móc sản xuất, hàng tồn kho trên xưởng, công nhân sản xuất trên xưởng…, công việc sản xuất hàng ngày trên xưởng
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: điều hành công việc kinh doanh của công ty, phụ trách các phòng: phòng thị trường, phòng kinh doanh, phòng tài chính kế toán
- Phòng marketing: chủ yếu làm nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm, cung cấp các thông tin về sản phẩm cho khách hàng, quảng bá thương hiệu của công ty ra thị trường
- Phòng kinh doanh : có nhiệm vụ nắm bắt tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, đồng thời đưa ra các dự báo về thị trường, về khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Qua đó, tìm kiếm các đơn đặt hàng và thực hiện kí kết hợp đồng khi có đơn đặt hàng
- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ theo dõi giám sát toàn bộ các mặt liên quan đến tình hình tài chính, kế toán trong và ngoài công ty như: thu chi ngân quỹ, lập báo cáo thuế, trả lương cán bộ công nhân viên…
2 2: Thực trạng sử dụng vốn của Công ty:
2 2 1: Thực trạng hoạt động sản xuất của Công ty từ năm 2008 đến 2010:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Mức tăng và tỷ lệ tăng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh mức tăng và tỷ lệ tăng trưởng các hoạt động của Công ty Doanh thu của doanh nghiệp tăng là xu hướng tốt, các doanh nghiệp muốn tăng hiệu quả kinh doanh trước hết cần phải mở rộng quy mô hoạt động Trong 2 năm gần đây, doanh thu thuần của Doanh nghiệp đều tăng với tỷ lệ khá lớn Năm 2009 tăng so với 2008 hơn 1, 3 tỷ đồng với tỷ lệ 34, 73%, năm 2010 so với 2009 tăng ít hơn với lượng tăng hơn 1 tỷ tương đương 19, 40% Doanh thu thuần tăng là do tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng tăng tương ứng Đây là dâu hiệu đáng mừng trong HĐKD của Công ty, không những tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận kinh doanh mà còn thể hiện việc sản xuất kinh doanh được mở rộng, uy tín của doanh nghiệp với các tối tác và trên thị trường tăng nên các hợp đồng bán hàng ngày càng tăng
Giá vốn hàng bán(GVHB)
Tổng GVHB của Công ty trong 2 năm đều tăng Việc tăng GVHB trong điều kiện kinh doanh mở rộng sản xuất nên cần thêm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị…một phần khác là do Doanh nghiệp chưa làm tốt công tác quản lý chi phí này đặc biệt là trong năm 2009 Tuy vậy, Công ty đã kịp thời tìm kiếm được những nguồn cung cấp nguyên liệu hợp lý đảm bảo lợi nhuận Năm 2009, GVHB tăng gần 1, 5 tỷ đồng với tỷ lệ 48, 85% nhưng sang năm 2010 tỷ lệ này chỉ còn 22, 37% tương đương với hơn 1 tỷ Tốc độ tăng DTT của doanh nghiệp nhỏ hơn tốc độ tăng GVHB thể hiện việc quản lý vốn chưa tốt của Công ty Điều này được lý giải bởi sự tăng vọt về mặt chi phí từ năm 2009 do ảnh hưởng của cơn bão giá cả Tuy tình hình quản lý GVHB của Doanh nghiệp không được tốt nhưng LN gộp năm 2010 vẫn tăng ở mức cao cũng thể hiện mặt tích cực trong tình hình kinh doanh của Chi nhánh
Chi phí quản lý doanh nghiệp(CP QLDN):
Năm 2009 giảm so với năm 2008 là gần 137 triệu đồng tương ứng với
21, 26%, năm 2010 giảm so với 2009 khoảng 25 triệu tương ứng 5% CPQLDN giảm là dấu hiệu rất tốt, doanh nghiệp quản lý CP tốt sẽ làm tăng lợi nhuận Việc giảm này càng có ý nghĩa trong điều kiện lạm phát tăng cao và cơn bão giá cả ảnh hưởng rất lớn đến thị trường ………
Bảng 2 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: đồng
(Nguồn BCKQKD CTCPSX & TM An Đô năm 2008-2010)
1 DT bán hàng và cung cấp DV 4,028,732,400 5,427,714,581 6,480,756,597 1,398,982,181 34.73 1,053,042,016 19.40
2 Các khoản giảm trừ doanh thu - -
6 DT hoạt động tài chính 3,948,983 3,217,745 4,847,395 (731,238) -18.52 1,629,650 50.65
- Trong đó : Chi phí lãi vay 9,458,573 62,987,213 30,443,819 53,528,640 565.93 (32,543,394) -51.67
8 Chi phí quản lý kinh doanh 646,444,321 509,006,505 483,531,325 (137,437,816) -21.26 (25,475,180) -5.00
13 Tổng LN kế toán tr ớc thuế 322,403,833 361,105,183 475,311,322 38,701,350 12.00 114,206,139 31.63
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Như vậy, trong hai năm vừa qua Công ty đã có những bước phát triển khả quan về doanh thu và lợi nhuận, hoạt động kinh doanh diễn ra tốt, lợi nhuận thu được lớn Qui mô sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng, uy tín của Công ty ngày một tăng Tuy nhiên, công tác quản lý vốn thực hiện chưa được tốt, một phần do chịu ảnh hưởng của cơn bão giá cả
2 2 2: Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty:
2 2 2 1: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là điều kiện cần thiết để hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra đồng thời cũng thể hiện vị thế của doanh nghiệp trên thương trường
Tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của Công ty trong năm 2009 giảm hơn
400 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng với 12, 5%, trong năm 2010 tăng hơn 125 triệu đồng ứng với 4, 49% so với năm 2009 Việc tăng nguồn vốn do tăng Vốn chủ sở hữu của Công ty là chủ yếu chứng tỏ Công ty có tính độc lập cao trong nguồn vốn Giúp Công ty không phụ thuộc vào các nguồn vốn từ bên ngoài
Biểu đồ 2 1: Cơ cấu nguồn vốn 2008-2010 Đơn vị : %
(Nguồn : BCĐKT Công ty CPSX & TM An Đô năm 2008-2010)
Qua biểu đồ 1 ta có thể thấy Công ty duy trì cơ cấu vốn không mạo hiểm, nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu ( VCSH) Việc duy trì cơ cấu hệ số nợ thấp sẽ giúp Công ty không phụ thuộc vào chủ nợ, không phải chịu áp lực về tài chính, tính độc lập cao nhưng chi phí sử dụng vốn cao và Công ty cần nghĩ đến phương án vay nợ để có thể giảm được chi phí tài chính nâng cao lợi nhuận cho Công ty mình