1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh mtv bình garden qua 3 năm 2021 2023 ”

67 2 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty TNHH MTV Bình Garden Qua 3 Năm 2021-2023
Tác giả Lê Thị Thuý Ngân
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 449,57 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ (7)
    • 1. Lý do chọn đề tài (7)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (7)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (8)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (8)
    • 5. Kết cấu đề tài (8)
  • PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (9)
    • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH (8)
      • 1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp (9)
        • 1.1.1. Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp (9)
        • 1.1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp (9)
        • 1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp (11)
      • 1.2. Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp (12)
        • 1.2.1. Bảng cân đối kế toán (12)
        • 1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (13)
        • 1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (14)
        • 1.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (14)
      • 1.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp (14)
        • 1.3.1. Phương pháp so sánh (14)
        • 1.3.2. Phương pháp tỉ số (15)
        • 1.3.3. Phương pháp Dupont (16)
        • 1.3.4. Phương pháp loại trừ (16)
      • 1.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp (17)
        • 1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp (17)
          • 1.4.1.1. Phân tích khái quát thông qua bảng cân đối kế toán (17)
          • 1.4.1.2. Phân tích khái quát thông qua báo cáo kết quả kinh doanh (18)
        • 1.4.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản (20)
          • 1.4.2.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán (20)
          • 1.4.2.2. Nhóm chỉ tiêu thông số hoạt động (21)
          • 1.4.2.3. Nhóm chỉ tiêu thông số đòn bẩy tài chính (23)
          • 1.4.2.4. Nhóm chỉ tiêu thông số khả năng sinh lời (24)
          • 1.4.2.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng chi phí (25)
          • 1.4.2.6. Phân tích Dupont (25)
          • 1.4.2.7. Phân tích cân bằng tài chính (26)
      • 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp. 21 1. Nhân tố chủ quan (27)
        • 1.5.2. Nhân tố khách quan (28)
    • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH (9)
      • 2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV Bình Garden (29)
        • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty (29)
        • 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh (30)
          • 2.1.2.1. Chức năng (30)
          • 2.1.2.2. Nhiệm vụ (30)
          • 2.1.2.3. Ngành nghề kinh doanh (30)
        • 2.1.3. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi (32)
          • 2.1.3.1. Sứ mệnh (32)
          • 2.1.3.2. Tầm nhìn (33)
          • 2.1.3.3. Giá trị cốt lõi (33)
        • 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty (33)
        • 2.1.5. Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban (34)
      • 2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH MTV Bình Garden (36)
        • 2.2.1. Phân tích tình hình tài sản (36)
        • 2.2.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (44)
        • 2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính (48)
          • 2.2.4.1. Thông số khả năng thanh toán (48)
          • 2.2.4.2. Thông số hoạt động (51)
          • 2.2.4.3. Thông số đòn bẩy tài chính (53)
          • 2.2.4.4. Thông số khả năng sinh lợi (54)
          • 2.2.4.5. Chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng chi phí (55)
          • 2.2.4.6. Phân tích Dupont (56)
          • 2.2.4.7. Phân tích cân bằng tài chính (57)
      • 2.3. Đánh giá hiệu quả tài chính tại Công ty TNHH MTV Bình Garden (59)
        • 2.3.1. Những kết quả đạt được (59)
        • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (60)
    • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV BÌNH GARDEN (9)
      • 3.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Bình Garden (60)
        • 3.1.1. Môi trường kinh doanh cơ hội, thách thức (60)
        • 3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Bình Garden (62)
      • 3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH (62)
        • 3.2.1. Cơ cấu lại tài chính của công ty (62)
        • 3.2.2. Quản lý các khoản phải thu (63)
        • 3.2.3. Quản trị tiền mặt (64)
        • 3.2.4. Quản trị tài sản cố định (64)
        • 3.2.5. Đầu tư, xây dựng hình ảnh Công ty (65)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (65)
    • 1. Kết luận (65)
    • 2. Kiến nghị (66)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (67)

Nội dung

Để trả lời những câu hỏi trên, phân tích tài chính tại doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị, các nhà đầu tư và các cơ quan quản lí nhà nước trả lời để có thể rút ra những kết luận và bi

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV BÌNH GARDEN

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

1.1 Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính là quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin và sử dụng một cách tổng thể các phương pháp để đánh giá hiện trạng tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại, từ đó tạo tiền đề để ra các quyết định tài chính trong tương lai.

Phân tích tài chính thông qua những con số để đánh giá những gì công ty đã làm được, dự kiến được những gì sẽ và có thể xảy ra, trên cơ sở đó để đưa ra các giải pháp tài chính khai thác triệt để các điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, giúp cho các nhà quản lý có những nhận định đúng hơn về tình hình tài chính của công ty để đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích của họ.

1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng liên quan đến tài chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, các nhà cho vay, nhà cung cấp, cơ quan thuế, người lao động và khách hàng Vì vậy, với mục đích khác nhau thì ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các đối tượng cũng sẽ không giống nhau. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp:

Những nhà quản lý doanh nghiệp là những người trực tiếp quản lý, điều hành vì vậy họ quan tâm đến tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Họ cũng là người hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp nhất để phục vụ cho việc phân tích Việc phân tích tài chính cũng giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp nắm được các tình hình kinh doanh và hoạt động tài chính của cả doanh nghiệp Giúp họ xác định được những thế mạnh và những biểu hiện tốt, không tốt trong vấn đề tài chính có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư:

Các nhà đầu tư là những cá nhân, các cổ đông, các đơn vị hay doanh nghiệp khác- là những người đầu tư vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý sử dụng, được hưởng lợi và cũng là người chịu rủi ro nhiều

Các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến những tính toán về giá trị của doanh nghiệp, thu nhập của họ là cổ tức được chia và thặng dư của vốn Hai yếu tố này chịu ảnh hưởng phần lớn bởi lợi nhuận của doanh nghiệp Họ thường đòi hỏi phải trả lời các câu hỏi chủ yếu phải làm rõ như:

- Mức sinh lợi bình quân vốn kinh doanh, mức sinh lời vốn cổ phần…của doanh nghiệp là bao nhiêu?

- Giá của cổ phiếu trên thị trường so với mệnh giá, so với giá trị ghi sổ như thế nào?

- Các dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp dựa trên cơ sở nào? Đối với các chủ nợ, nhà cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp:

Việc phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các chủ nợ, nhà cung cấp tín dụng, họ đặc biệt quan tâm đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp với các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn Vì vậy, điều mà họ đặc biệt chú ý đến là số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển hoá nhanh thành tiền, để so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp Còn đối với các khoản vay dài hạn, các chủ nợ phải đảm bảo được khả năng hoàn trả vốn và lãi, vì thế nên sức sinh lời của vốn vay, vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng như các rủi ro về thanh toán, rủi ro về tài chính của doanh nghiệp trong dài hạn cũng là những thông tin họ cần phải nắm bắt được khi quyết định cho doanh nghiệp vay. Đối với người lao động:

Với những người hưởng lương trong doanh nghiệp lợi ích của những người này là thu nhập và cơ hội được thăng tiến mà doanh nghiệp dành cho họ Trong một số doanh nghiệp, người lao động cũng được tham gia góp vốn mua cổ phiếu nhất định Điều đó cũng chứng minh được rằng họ cũng nên có những quyền lợi và trách nhiệm gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp Họ cũng nên biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp họ yên tâm hơn làm việc, gắn bó lâu dài và góp phần giúp doanh nghiệp phát triển và có triển vọng xa hơn. Đối với các cơ quan nhà nước:

Cơ quan thuế, cơ quan Nhà Nước thường quan tâm đến doanh nghiệp, bởi họ cần phải xác định được số thuế của doanh nghiệp phải nộp trong từng giai đoạn, đánh giá được tình trạng thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp Ngoài ra, họ cũng dựa vào tình hình tài chính để kiểm tra, rà soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ quy định chính sách, chế độ và luật pháp quy định hay không.

1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ quan trọng là cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, các chủ nợ, người quản lý để giúp họ có quyết định đúng đắn khi ra quyết định tài trợ vốn vay, hay đầu tư vào doanh nghiệp Hoặc cũng có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh, kết quả tài chính kinh doanh, tình hình thanh toán.

1.2 Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Để đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp, cần phải thu thập nhiều thông tin từ nhiều nhiều khác nhau như từ nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin về số lượng đến thông tin giá trị Tất cả thông tin đó đều giúp nhà phân tích có thể đánh giá, nhận xét, kết luận đúng đắn và thích đáng.

Tuy nhiên để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, thì thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp được xem là một nguồn thông tin quan trọng nhất Thông tin kế toán phản ánh khá đầy đủ trong báo cáo kế toán Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính-được hình thành qua việc xử lý các báo cáo kế toán chủ yếu như là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

1.2.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là BCTC chủ yếu, phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.(Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ, giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, 2009).

Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần là một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và chỉ tiêu cụ thể phù hợp với từng yêu cầu để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu Nguyên tắc của bảng cân đối kế toán là phương trình:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Hay: Tổng tài sản = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả Bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần gồm:

 Phần TÀI SẢN được trình bày theo trình tự tính thanh khoản của tài sản giảm dần.

Nó phản ánh được toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản và theo hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được chia làm hai mục nhỏ như sau:

- Tài sản ngắn hạn: là tài sản có thời gian luân chuyển ngắn, thường dưới một năm hay trong một chu kỳ kinh doanh

- Tài sản dài hạn: là tài sản có thời gian thu hồi trên một năm hay ngoài chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

 Phần NGUỒN VỐN phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp, bao gồm 2 loại là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Ngày đăng: 28/03/2024, 20:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w