Giới thiệu chung về công ty Coca – Cola Coca-Cola là 1 thương hiệu nước giải khát có gas nổi tiếng nhất thế giới lần đâu được phát minh bởi 1 dược sĩ tên là Johns Styth Pemberton ở Colce
Giới thiệu chung về công ty Coca – Cola
Coca-Cola là 1 thương hiệu nước giải khát có gas nổi tiếng nhất thế giới lần đâu được phát minh bởi 1 dược sĩ tên là Johns Styth Pemberton ở Colcembus, Atlant – người đã sáng chế ra công thức pha chế nước siro Coca-cola Tuy nhiên đến sau này, năm 1892 sau khi ông Asa Griggs Candler - chủ tịch đầu tiên của công ty nước giải khát Coca Cola, tìm đến và mua lại cổ phần công ty của Pemberton, sản phẩm Coca Cola đóng chai đầu tiên mới được ra đời năm 1894 Từ năm 1899, công ty của hai doanh nhân Benjamin Franklin Thomas và Joseph Brown Whitehead đã trở thành nhà phân phối Coca Cola đóng chai đầu tiên trên thế giới Từ đó, doanh số bán sản phẩm Coca-Cola đóng chai bùng nổ chóng mặt Trong vòng chỉ 10 năm, từ năm 1899 đến 1909, đã có
379 nhà máy Coca Cola ra đời nhằm cung cấp đủ sản phẩm cho thị trường, đặc biệt là thị trường đóng chai Từ đó, Coca-Cola dần trở thành thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, có mặt tại hơn 200 quốc gia với hơn 10.000 sản phẩm được tiêu thụ mỗi giây
Tại Việt Nam, Coca-cola có tên đầy đủ là Công ty TNHH Nước giải khát Coca- Cola Việt Nam, tên tiếng anh là Coca-cola Beverages Vietnam Ltd Coca-Cola lần đầu được giới thiệu vào năm 1960, tuy nhiên đến tháng 1/2001 Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam được chính thức thành lập sau khi sáp nhập 3 doanh nghiệp Coca-Cola tại 3 miền Bắc, Trung, Nam thành 1 công ty thống nhất
Công ty Coca-Cola, có trụ sở tại Atlanta, Georgia, được thành lập tại Wilmington, Delaware Địa chỉ: Phường Linh Trung-Quận Thủ Đức-Tp Hồ Chí Minh
Website: http://www.coca-cola.com/ Điện thoại: +84 896 000
➢ Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài
➢ Tổng vốn đầu tư: 358.611.000 USD
➢ Mục tiêu: Sản xuất các loại nước giải khát Coca-Cola, Fanta, Sprite
➢ Vốn đầu tư thực hiện: 399.058.438 USD
➢ Đại diện: Ông David Wiggleswort, Tổng giám đốc
➢ Nộp ngân sách nhà nước năm 2009: 7.752.552 USD
➢ Nộp ngân sách nhà nước năm 2010: 9.167.110 USD
Tầm nhìn & Sứ mệnh: Ba giá trị chính hỗ trợ lẫn nhau và hình thành nên sứ mệnh cùng tầm nhìn của Coca-Cola gồm: o Trở thành THƯƠNG HIỆU YÊU THÍCH, tạo ra các nhãn hiệu và loại đồ uống được mọi người lựa chọn, thổi sức sống mới trong cả 2 phương diện tinh thần và thể chất o PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG với tư cách là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực giải khát, Coca-Cola đặt mục tiêu tìm kiếm giải pháp hướng đến những thay đổi tích cực và xây dựng một tương lai bền vững o VÌ MỘT TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN, trong đó Coca-Cola sẽ tiếp tục đầu tư để cải thiện cuộc sống của mọi người - từ các nhân viên của hệ thống doanh nghiệp, đến các nhà đầu tư và cả cộng đồng
Coca-Cola Việt Nam hiện có các nhà máy đặt tại các thành phố thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội, giúp tạo điều kiện cho công ty dễ dàng phân phối và mở rộng mạng lưới phân phối ở cả 3 miền, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý cả 3 khu vực trên cả nước Công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam cũng tạo ra khoảng 4.000 công việc trực tiếp cũng như gián tiếp tạo số lượng việc làm gấp 6 đến 10 lần từ các hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình Qua quá trình nỗ lực phát triển không ngừng, Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam hiện đứng thứ 3 trong Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2020 - Nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…) theo đánh giá của Vietnam Report.
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1960: Coca-cola lần đầu tiên được giới thiệu ở Việt Nam
Tháng 2/1994: Coca-cola trở lại Việt Nam trong vòng 24 giờ sau khi Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam
Tháng 8/1995: Công ty TNHH Coca-cola Indochina Pte (CCIL) đã liên doanh với Vinafimex - một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hình thành nên Công ty thức uống có gas Coca-cola Ngọc Hồi ở Hà Nội
Tháng 9/1995: Công ty TNHH Coca-cola Indochina Pte (CCIL) liên doanh với Công ty nước giải khát Chương Dương, hình thành nên Công ty TNHH thức uống có gas Coca-cola Chương Dương ở TP HCM
Tháng 1/1998: Công ty TNHH Coca-cola Indochina Pte (CCIL) tiếp tục liên doanh với Công ty nước giải khát Đà Nẵng, hình thành nên Công ty TNHH thức uống có gas Coca-cola Non nước
Tháng 10/1998: Chính phủ Việt Nam cho phép các Công ty liên doanh tại miền Nam chuyển sang hình thức Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài
Tháng 3/1999: Chính phủ cho phép Coca-Cola Đông Dương mua lại toàn bộ cổ phần tại Liên doanh ở miền Trung
Tháng 8/1999: Chính Phủ cho phép chuyển liên doanh Coca Cola Ngọc Hồi sang hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với tên gọi Công ty nước giải khát Coca- cola Hà Nội
Tháng 1/2001: Chính phủ Việt Nam cho phép sát nhập 3 doanh nghiệp tại 3 miền Bắc, Trung, Nam thành 1 công ty thống nhất gọi là Công ty TNHH Nước giải khát Coca- Cola Việt Nam, có trụ sở chính tại Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và 2 chi nhánh tại
Hà Tây và Đà Nẵng
Ngày 1/3/2004: Coca-cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco – một trong những Tập đoàn đóng chai danh tiếng của Coca-cola trên thế giới
Năm 2004 - 2012: Sau khi trở thành công ty 100% vốn nước ngoài, Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam liên tục báo lỗ trong suốt nhiều năm liền dù doanh thu tăng đều hàng năm Cụ thể, năm 2004 doanh thu của Coca-Cola Việt Nam chỉ đạt
728 tỷ đồng thì đến năm 2010 con số này tăng lên 2.529 tỷ đồng, gần gấp 3,5 lần trong
Năm 2012: Coca Cola Việt Nam đã tiếp quản trở lại hoạt động đóng chai từ Sabco tại thị trường này
Năm 2013, 2014: Sau khi dư luận xôn xao về việc Coca Cola báo lỗ, cùng nghi vấn chuyển giá, trốn thuế thì đây là năm đầu tiên Coca-Cola báo lãi sau nhiều năm liền lỗ liên tiếp Cụ thể, lợi nhuận năm 2013 và 2014 là 150 và 357 tỷ đồng theo số liệu công bố của cục thuế TP HCM
Hình 1 Thống kê kinh doanh Coca-Cola 2004-2014
Năm 2015-2019: Công ty liên tiếp tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, do đó công ty bắt đầu đóng thuế
Năm 2019: Coca-Cola Việt Nam được công nhận là top 2 doanh nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam bởi VCCI và Top 1 nhà tuyển dụng được yêu thích nhất bởi Career Builder.
Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty đã và đang áp dụng mô hình quản lý theo khu vực Tại Việt Nam, CocaCola có ba văn phòng đại diện cho và ba nhà máy đóng chai đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng Tất cả các điểm này đều hoạt động theo một hệ thống thống nhất theo trụ sở chính ở Thủ Đức, TP HCM Hệ thống bao gồm bộ phận sau:
Hình 2 Cơ cấu công ty Coca-Cola Việt Nam
Bộ phận Tài chính kế toán có các chức năng chính: Phân tích tình hình tài chính của công ty; Nhận định và dự báo các cơ hội kinh doanh; Xây dựng phương án tiết kiệm chi phí; Đảm bảo các hoạt động tài chính theo đúng quy định của pháp luật
Văn phòng đại diện công ty Coca-Cola khu vực Đông Nam Á
Giám đốc công ty con tại
Chi nhánh công ty con tại
Chi nhánh công ty con tại
Hà Nội (William Micchart Doheny)
Phòng Maketing Phòng bán hàng
Phòng tài chính, kế toán Phòng sản xuất tác nghiệp
Phòng mua hàng Phòng pháp lý & truyển thông đối ngoại
Phòng nhân sự Phòng CNTT
Chi nhánh công ty con tại Đà Nẵng (Thati Venkata Vamsi
Bộ phận Sản xuất tác nghiệp có các chức năng chính: Lập kế hoạch sản xuất, bộ phận này sẽ lập kế hoạch khâu nhập nguyên vật liệu từ ban đầu cho đến khi hoàn sản phẩm; Mua sắm vật tư: bộ phận này trực tiếp làm việc với các cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, bao bì để bảo đảm cung cấp đúng, đủ và kịp thời; Kỹ thuật: lập kế hoạch, thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo trì toàn bộ máy móc, và dây chuyền sản xuất; Kho vận và điều phối: Nhận đơn hàng và xử lý các đơn hàng để phân phối đến các điểm giao hàng đúng thời gian chất lượng, số lượng và địa điểm; Quản lý chất lượng: Đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra đúng công thức tiêu chuẩn quốc tế; Sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất, đưa ra các sáng kiến để nâng cao hiệu quả sản xuất
Bộ phận Marketing: phòng này tại các chi nhánh thường trong bộ phận bán hàng Đưa ra chiến lược Marketing phù hợp với từng thị trường quảng cáo, khuyến mại, nghiên cứu thị trường, quảng cáo sản phẩm Trong hoạt động Marketing được phân làm 2 phần: Quản lý thương hiệu và Quản lý hoạt động Marketing
Bộ phận Bán hàng: thực hiện các chiến lược của công ty về tiếp thị và bán hàng, đồng thời đảm bảo về doanh số, giá cả, phân phối, trưng bày sản phẩm, thu thập thông tin phản hồi, truyền đạt thông tin, xử lý thông tin tiêu thụ và thu hồi vỏ chai
Bộ phận Nhân sự có các chức năng chính: Có trách nhiệm lên kế hoạch, chính sách nhân sự, trả lương thưởng, các khoản phúc lợi, đề bạt và sa thải; Phát triển nguồn lực; Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên; Ngoài ra, công ty CocaCola Việt Nam còn thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng tay nghề, trình độ chuyên môn và các cuộc thi nhằm phát huy năng lực có sẵn, đào tạo nguồn lực mới
Bộ phận Công nghệ thông tin: Bộ phận này quản lý mạng lưới thông tin của công ty và liên kết thông tin với các chi nhánh khác của Coca-Cola Là công ty lớn khi áp dụng mô hình quản lý này cũng có một số ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Nhà quản trị có thể dễ dàng hơn trong việc giám sát và kiểm soát một cách chặt chẽ hơn để có thể đưa ra những quyết định quản trị đúng đắn Với tầm quản trị hẹp, nhà quản trị có thể truyền đạt thông tin, những quyết định, kế hoạch của mình tới các cấp nhanh chóng và chính xác hơn Ngoài ra, khi nhà quản trị trao quyền cho nhân viên của mình thì sự chậm trễ khi đưa ra quyết định sẽ được loại bỏ Mô hình quản lý mang tính chuyên môn hóa cao, phát huy được tối đa nguồn lực cho công ty
Doanh nghiệp có thể chú ý được nhiều hơn tới thị trường và những vấn đề địa phương
Ví dụ như thuận lợi hơn về những chương trình quảng bá sản phẩm ở từng vùng miền với những văn hóa khác nhau và tránh những vấn đề nhạy cảm hay phản cảm đối với một số nền văn hóa nhất định Hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng hay những yêu cầu mà khách hàng hướng tới, như vậy cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo thêm nhiều khách hàng mới và phát triển những khách hàng tiềm năng Tính logic cao khiến việc quản trị trở nên chuyên nghiệp hơn
- Nhược điểm: Tăng số cấp quản trị dẫn đến việc chi phí quản trị sẽ tốn kém hơn
Vì phải qua nhiều cấp quản trị hơn nên cấp trên sẽ can thiệp sâu vào công việc của cấp dưới Cũng vì chia nhiều lớp quản trị, nên công ty sẽ thiếu nhất quán trong chiến lược và phương thức hoạt động Cần nhiều hơn những người có năng lực quản lý chung Tạo nên tình trạng trùng lặp trong tổ chức
Trong chiến lược hỗ trợ và phát triển yếu tố con người, môi trường làm việc của Coca-Cola được kiến tạo như một nơi mà nơi tài năng Việt có thể tạo ra giá trị toàn cầu thông qua Hệ thống Đãi ngộ toàn diện Cụ thể, hệ thống này hướng đến tạo ra cơ hội làm việc và đào tạo cho nhân viên có thể tối đa phát triển trong môi trường thoải mái, sáng tạo; bên cạnh đó, họ được đánh giá, khen thưởng và hưởng phúc lợi tương xứng với năng lực Những phúc lợi hấp dẫn và cơ hội trưởng thành từ kinh nghiệm đã tạo nên vị trí riêng cho Coca-Cola Việt Nam trong vai trò nhà tuyển dụng, môi trường làm việc được lựa chọn hàng đầu tại Việt Nam (Mai Thị Văn, 2023)
Các sản phẩm của công ty Coca-Cola tại thị trường Việt Nam
Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, Mỹ năm 1893, tập đoàn Coca Cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới Ít ai biết rằng đại gia Coca Cola có tới 500 nhãn hiệu nước ngọt tại hơn 200 quốc gia khác nhau và chiếm tới 4 trên 5 sản phẩm đồ uống bán chạy nhất thế giới
Ngày nay, tập đoàn Coca Cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác Tại thị trường Việt Nam, theo đánh giá Coca Cola và Pepsi đang gần như thống lĩnh thị trường đồ uống nội địa do thương hiệu sẵn có tiếng cùng truyền thống lâu đời
Riêng với Coca Cola, bên cạnh sản phẩm truyền thống là nước ngọt có gas, công ty đã phát triển thêm nhiều sản phẩm khác như nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái cây Sunfill, đồng thời bổ sung nhiều hương vị mới cho các sản phẩm truyền thống như Fanta Chanh, Fanta Dâu, Soda Chanh
Các sản phẩm Coca Cola Việt Nam bao gồm: o Coca Cola chai thủy tinh, lon, chai nhựa o Fanta cam, dâu, trái cây gồm chai thủy tinh, lon, và chai nhựa o Sprite chai thủy tinh, lon, và chai nhựa o Diet Coke loại lon o Schweppes Tonic o Soda Chanh chai thủy tinh, lon o Crush Sarsi chai thủy tinh, lon o Nước Aquarius o Nước uống tăng lực Samurai - chai thủy tinh, lon và bột o Nước trái cây Minute Maid, Splash o Nước khoáng Dasani o Sữa trái cây Nutriboost o Thức uống hoa quả và trà đóng chai Fuzetea+
Hình 3 Mặt hàng Coca-Cola Việt Nam
Mặt hàng Coca cola có một sốđặc điểm sau:
+ Là loại nước uống có gas, thường được dùng để giải khát
+ Là mặt hàng được người tiêu dùng yêu thích và sử dụng, theo thống kê có khoảng 98% dân số thế giới biết đến nhãn hiện Cocacola
+ Thành phần chính là Coca – cola là đường, quế, dầu cam quýt, vị xit, vanilla và các nguyên liệu phụ khác để tạo ra hương vị khác biệt cho mỗi nhãn hiệu Nguyên liệu phụđó có thể là oải hương, hạt nhục đậu khấu và các thành phần khác, tuy nhiên hương vị cơ bản khiến đa số người tiêu dùng nhân ra được hương vị của Coca – cola vân là quế và vanilla
+ Chất axit được sử dụng để sản xuất Coca – cola là axit photphoric, đôi khi kèm theo cam chanh và các axit cô lập khác
+ Chất làm ngọt trong Coca – cola là siro bắp có độ ngọt cao, bên cạnh đó còn có các thành phần khác cũng được sử dụng để làm ngọt như stevia, đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo tùy theo từng sản phẩm và phân phối ra thị trường khác nhau Với sản phẩm Coca không đường thì chỉ chứa chất làm ngọt nhân tạo
+ Vì là loại nước uống có gas, nên nếu sử dụng quá nhiều Coca – cola có thể gây ra một số tác hại không tốt đến sức khỏe như một số bệnh về thận, dạ dày, đường ruột và tim mạch…
Ngày nay sản phẩm Coca-Cola được bày bán trên thị trường Việt Nam với 3 loại đó là chai thủy tinh, chai nhựa và lon kim loại
Danh sách sản phẩm và mã SKU trong kho COCACOLA-HA001
Nhóm Thương hiệu Phân loại Tên sản phẩm SKU
Coca-Cola Vị Nguyên Bản
Coca-Cola Vị Nguyên Bản lon 220 ml HA-A11 67 Coca-Cola Vị Nguyên Bản lon 320 ml HA-A12 67
Coca-Cola Vị Nguyên Bản chai 390 ml HA-A13 67
Coca-Cola Vị Nguyên Bản chai 600 ml HA-A14 67
Coca-Cola Vị Nguyên Bản chai 1.5 l HA-A15 66 Coca-Cola Vị Nguyên Bản chai 2.25 l HA-A16 66
Coca-Cola Không Đường lon 320 ml HA-A21 80 Coca-Cola Không Đường chai 390 ml HA-A22 80 Coca-Cola Không Đường chai 600 ml HA-A23 80 Coca-Cola Không Đường chai 1 l HA-A24 80 Coca-Cola Không Đường chai 1.5 l HA-A25 80 Coca-Cola
Light Coca-Cola Light lon 320 ml HA-A31 400
Coca-Cola Plus Fiber Coca-Cola Plus Fiber lon 320 ml HA-A41 400
Fanta hương Cam lon 235 ml HA-B11 75 Fanta hương Cam lon 320 ml HA-B12 75 Fanta hương Cam chai 390 ml HA-B13 75 Fanta hương Cam chai 600 ml HA-B14 75
Fanta hương Soda kem lon 320 ml HA-B21 75 Fanta hương Soda kem chai 300 ml HA-B22 75 Fanta hương Soda kem lon 600 ml HA-B23 75 Fanta hương Soda kem lon 1.5 l HA-B24 75
Fanta hương Xá xị lon 320 ml HA-B31 75 Fanta hương Xá xị chai 300 ml HA-B32 75 Fanta hương Xá xị chai 390 ml HA-B33 75 Fanta hương Xá xị chai 1.5 l HA-B34 75
Fanta Hương nho lon 320 ml HA-B41 100 Fanta Hương nho chai 300 ml HA-B42 100 Fanta Hương nho chai 1.5 l HA-B43 100
Trà đào và hạt chia
Trà đào và hạt chia chai 450 ml HA-C11 100 Trà đào và hạt chia chai 1 l HA-C12 100
Trà chanh dây và hạt chia Trà chanh dây và hạt chia chai 450 ml HA-C21 200
Trà chanh sả lon 320 ml HA-C31 67 Trà chanh sả chai 450 ml HA-C32 67
Trà chanh sả chai 1 l HA-C33 66
Nutiboost Hương Cam chai 180 ml HA-D11 50 Nutiboost Hương Cam chai 297 ml HA-D12 50 Nutiboost Hương Cam chai 1 l HA-D13 50
Nutiboost Hương Dâu chai 180 ml HA-D21 50 Nutiboost Hương Dâu chai 297 ml HA-D22 50 Nutiboost Hương Dâu chai 1 l HA-D23 50 Bánh quy kem Nutiboost Bánh Quy Kem chai 297 ml HA-D31 150
Cam Hy Lạp Nutiboost Hương cam Hy Lạp chai
Bảng 1 Danh sách sản phẩm lưu kho
PHẦN 2 THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ KHO HÀNG
Theo ông Ngô Trọng Thanh, Giám đốc Công ty Tư vấn phát triển thị trường Mancom, quảng cáo cực kỳ quan trọng nhưng không phải là tất cả Vẫn có nhiều con đường phù hợp cho các doanh nghiệp không có đủ ngân sách tham gia cuộc chơi tốn kém Lấy dẫn chứng từ thành công của Coca Cola, ông Thanh cho rằng, một yếu tố tuyệt vời để xây dựng thương hiệu và gia tăng tính cạnh tranh là kênh phân phối Ai nắm kênh phân phối người đó khống chế thị trường Hiện nay trên thế giới, sản phẩm Coca Cola được phân phối qua hơn 14 triệu đại lý và cửa hàng, trong khi số dân toàn cầu ước tính là trên 7 tỉ người Do đó, trung bình cứ 430 người thì có một cửa hàng phân phối sản phẩm của Coca Cola Đủ có thể cho thấy mạng lưới phân phối của Coca Cola rộng và nhiều như thế nào.
Nội dung kênh phân phối của Công ty Coca-Cola Việt Nam
Các thành viên tham gia kênh phân phối
Là người tạo ra sản phẩm, giúp cho các yếu tố đầu vào tự nhiên trá thành những sản phẩm có thể đáp ứng được những nhu cầu và ước muốn của con người Công ty Coca-Cola nói chung được chia làm hai bộ phận, hai hoạt động riêng biệt:
- TCC (The Coca Cola Company): chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp nước cốt Coca-Cola cho các nhà máy mà chịu trách nhiệm khuếch trương và quản lý thương hiệu
- TCB (The Coca Cola Bottler): chịu trách nhiệm sản xuất, dự trữ kho bãi, phân phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca Cola Điều đó có nghĩa là TCB chịu trách nhiệm về chữ P thứ 3 (Place) còn TCC chịu trách nhiệm 3 chữ P còn lại (Price, Product, Promotion) và mô hình này được áp dụng như nhau trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam
Là tất cả các doanh nghiệp và tổ chức mua hàng hóa với số lượng lớn và bán cho những người bán lại hoặc sử dụng kinh doanh, còn bao gồm các công ty hoạt động như đại lý hoặc môi giới trong việc mua bán hàng hóa cho các khách hàng lớn Các nhà bán buôn sẽ thực hiện các chức năng phân phối vật chất, vận chuyển, bảo quản, dự trữ tồn kho với số lượng lớn, sắp xếp và phân loại hàng hóa, đặt và nhận các đơn đặt hàng, thông tin và bán hàng Nhà bán buôn thường phân phối cho tất cả các nhà bán lẻ, từ các cửa hàng nhỏ cho đến các bách hóa lớn Bên cạnh hoạt động mua bán, làm thủ tục xuất nhập kho, bố trí kho bãi, họ còn cung cấp những thông tin và hướng dẫn rất hữu ích cho các nhà sản xuất Vì vậy, việc gây dựng được mối quan hệ mật thiết với nhà bán buôn sẽ tạo cho Coca Cola rất nhiều thuận lợi như hỏi được họ những mẫu thiết kế phù hợp với thị trường hoặc thông tin về xu hướng, thị hiếu mới nhất của thị trường, các quy định về vật liệu và chất lượng Khi thị trường có những biến động các nhà bán buôn thường nắm rất rõ, do họ á cấp trung gian đứng giữa thu thập được tất cả thông tin truyền về từ nhà bán lẻ cấp dưới Để có thể trá thành nhà phân phối trực tiếp bán buôn của Coca Cola thì nhà bán buôn phải đảm bảo và thực hiện một số cam kết với công ty như: về doanh số bán hàng trong tháng đảm bảo thông tin sẽ được truyền tới các nhà bán lẻ và người tiêu dùng, cũng như sẽ cung cấp những thông tin phản hồi cho công ty Nếu làm tốt công việc thì các nhà bán buôn sẽđược hưáng hoa hồng tùy thuộc vào doanh số hoặc cống hiến, nếu không sẽ bị phạt hoặc cắt giảm tùy thuộc sự việc
Bao gồm các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa cho tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng của các hộ gia đình, nhà bán lẻ cũng tham gia vào tất cả các dòng chảy trong kênh và thực hiện các công việc phân phối cơ bản Mặc dù là trung gian kênh cấp 2 của công ty nhưng các nhà bán lẻ vẫn chịu sự giám sát từ công ty Các cam kết, thỏa thuận từ Coca Cola với các nhà bán lẻ có thể là trực tiếp hoặc thông qua các nhà bán buôn nhưng đều phải thực hiện chặt chẽ và tuân theo quy định có sẵn Những quy định này bớt khắt khe hơn nhiều so với nhà bán buôn, do số lượng nhà bán lẻ là rất nhiều, khó quản lý nên thường được giao hầu hết trách nhiệm cho nhà bán buôn, Coca Cola chỉ giám sát và thu thập thông tin cũng như kết quả
Nhà bán lẻ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng, vì vậy họ hiểu rõ hơn ai hết nhu cầu và ước muốn của khách hàng Nhà bán lẻ thường tập trung vào hành vi mua hàng của mọi người và đã tìm thấy những cách để hoàn thiện hơn kinh nghiệm về những người ghé thăm các cửa hàng của họ Gần đây Coca Cola đã hợp sức với các nhà bán lẻ nhằm tạo ra các chương trình tập trung vào người tiêu dùng trong vai trò đi mua hàng (như: các đợt khuyến mãi, giảm giá chỉ dành riêng cho một nhà bán lẻ nhất định, hình thức khuyến mãi cũng được xét tùy thuộc vào đặc điểm của khách hàng tại nơi đó, …) Đa số các nhà bán lẻ của Coca Cola có hệ thống phân phối rất phong phú và đa dạng, không chỉ phân phối hàng của Coca Cola mà nhiều khi còn là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Do mục đích của hai bên là khác nhau, khi mà công ty thì muốn giới thiệu sản phẩm của mình một cách hiệu quả nhất và có không gian trưng bày á vị trí đẹp nhất, dễ nhận biết nhất, thì nhà bán lẻ lại không quan tâm mấy tới vấn đề đó, họ chỉ cần biết làm thế nào để bán được nhiều hàng, thu được nhiều tiền, có nhiều không gian để giới thiệu những mặt hàng khác
2.1.1.4 Người tiêu dùng cuối cùng
Người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân, tổ chức tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho đời sống và chức năng tồn tại của mình Là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm của Coca Cola Họ tạo nên thị trường mục tiêu của công ty và nó được đáp ứng bởi các thành viên khác của kênh như nhà bán buôn, nhà bán lẻ, … và chính họ cũng là người ảnh hưáng trực tiếp tới doanh số của các thành viên kênh, của nhà sản xuất Một sự thay đổi nhỏ trong hành vi mua, trong nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng cũng đủ dưa doanh nghiệp tới bờ vực thẳm Dẫn chứng xác thực khi mà hiện nay thị hiếu của người tiêu dùng đối với nước giải khát có gas nói chung và đối với Coca Cola nói riêng đang dần thay đổi do nhiều tác động của môi trường Chính điều này đã làm doanh thu của Coca Cola sụt giảm đáng kể, gây không ít khó khăn cho công ty.
Chiến lược kênh phân phối Coca-Cola Việt Nam
2.1.2.1 Mô tả kênh phân phối
Hình 4 Mô hình kênh phân phối Coca-Cola Việt Nam
Hệ thống kênh phân phối của Coca-Cola tại Việt Nam được đánh giá cao về tính hiệu quả, đặc biệt là trong việc đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt đối với sự biến động của thị trường Sự hiện diện rộng rãi của sản phẩm tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhà hàng và khách sạn đã giúp tăng cường sự nhận biết thương hiệu và thuận lợi cho người tiêu dùng trong quá trình mua sắm hàng ngày
Mô hình kênh phân phối linh hoạt của Coca-Cola cũng cho phép họ tận dụng mọi cơ hội để mở rộng thịtrường và tạo ra các chiến lược tiếp cận khách hàng đa dạng Sự hợp tác chặt chẽ với đối tác phân phối cùng với sự tích hợp vào kênh thương mại điện tử đã giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển và giảm thiểu thời gian đưa sản phẩm từ nhà máy đến tay người tiêu dùng
Ngoài ra, sự đầu tư lớn vào chương trình quảng cáo và tiếp thị cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích nhu cầu tiêu dùng và duy trì sự hứng thú với sản phẩm Tất cả những yếu tố trên đều góp phần làm cho hệ thống kênh phân phối của Coca-Cola trở nên hiệu quả và mạnh mẽ trên thị trường Việt Nam
2.1.2.2 Kênh phân phối trực tiếp
Từ thời điểm bắt đầu hình thành và phát triển, kênh phân phối trực tiếp chính là kênh được Coca Cola áp dụng xuyên suốt Trong khoảng thời gian đầu, doanh nghiệp chưa được nhiều người biết đến nên đã sử dụng hình thức bán trực tiếp đến tận tay khách hàng
Phương pháp này giúp họ chủ động được nguồn hàng, khâu phân phối và nhận biết được nhu cầu cũng như phản ứng của khách hàng Từ đó có được biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời
Hiện nay, đây là hình thức không còn mang lại nhiều lợi nhuận như trước bởi đã có nhiều kênh phân phối hiệu quả hơn, dễ tiếp cận người dùng hơn Tuy nhiên Coca Cola vẫn giữ lại kênh trực tiếp Người dùng có thể dễ dàng tìm được sản phẩm thương hiệu trên các sàn giao dịch thương mại điện tử như Shopee, Lazada hay tại các máy bán hàng tự động
Hình 5 Kênh phân phối trực tiếp 2.1.2.3 Kênh phân phối gián tiếp
•Kênh gián tiếp cấp 1: Coca Cola phân phối thông qua kênh trực tiếp đến các điểm tiêu thụ lớn đó là siêu thị lớn như: Big C, Metro, và Key Accounts (Key Accounts là các địa điểm như quán ăn, quán uống, nhà hàng, khách sạn…có doanh số tiêu thụ lớn, mua thông qua kênh trực tiếp từ Coca Cola và bán cho người tiêu dùng cuối cùng Để trở thành một Key Accounts của Coca Cola, thì địa điểm đó phải đặt được mức doanh số nhất định và ổn định và mức doanh số này do Coca Cola quyết định, có sự thỏa thuận giữa hai bên) Theo số liệu thu thập được, đến tháng 2 năm 2009, Coca Cola có hơn 200 Key Accounts tại Việt Nam
Hình 6 Kênh gián tiếp cấp 1
•Kênh gián tiếp cấp 2: Gồm có nhà bán buôn và nhà bán lẻ à cấp nhà bán buôn của côngty có 2 hình thức: đó là các đại lý phân phối độc quyền và các Wholesale
Hình 7 Kênh gián giếp cấp 2
Có thể nói rằng hệ thống Đại lý phân phối độc quyền là bộ phận rất quan trọng trong kênh phân phối của Coca Cola, là công cụ để Coca Cola có thể cạnh tranh một cách ưu thế với Pepsi Do đó, hệ thống này đã được Coca Cola đầu tư rất nhiều
Wholesale là các nhà bán buôn kinh doanh nhiều loại hàng hóa, kể cả sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh với Coca Cola Tuy nhiên, với sự tiện lợi khi kết hợp với giỏ hàng hóa của họ và với số lượng rất lớn, họ giúp Coca Cola có nhiều cơ hội để tiếp cận với khách hàng mục tiêu hơn
Và quả thực, với hệ thống phân phối bảo đảm như vậy Coca Cola đã và đang giảm bớt hệ thống tồn kho, tránh được tình trạng thiếu hàng cung ứng, hệ thống sản xuất khụng bị đỡnh trệ và sản phẩm đến tay ngưòi tiờu dựng một cỏch tiện lợi và nhanh chóng.
Các quyết định trong kho hàng
Địa điểm đặt kho
Công ty Coca-Cola Việt Nam hiện sở hữu 3 nhà máy sản xuất lớn đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh với hàng nghìn lao động cung cấp một lượng lớn sản phẩm nước giải khát ra thị trường mỗi ngày
2.2.1.1 Giả định kế hoạch xây kho của doanh nghiệp
Công ty Coca-Cola Việt Nam nâng năng xuất nhà xưởng, đồng thời mở rộng quy mô phân phối tới cái đơn vị tiêu thụ Đề đảm bảo quá trình sản xuất và lữu trữ hàng hóa diễn ra ổn định, công ty đưa ra quyết định xây dựng thêm 1 nhà kho lưu trữ gần khu vực nhà máy sản xuất Thường Tín, Hà Nội sau khi cân nhắc những ưu điểm sau của kho riêng:
Kiểm soát lưu trữ và tổ chức hiệu quả: Coca-Cola có thể tự quản lý việc lưu trữ và tổ chức nước giải khát của mình tại kho hàng riêng, giúp họ duy trì sự chính xác và hiệu suất trong quản lý lượng tồn kho Điều này quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm luôn sẵn sàng và đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thị trường
An ninh và bảo mật: Công ty có thể áp dụng các biện pháp an ninh và bảo mật như kiểm soát truy cập, giám sát hệ thống, và bảo vệ tài sản để bảo vệ chất lượng và an toàn của sản phẩm nước giải khát
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Với mô hình chuỗi cung ứng phức tạp, việc xây dựng kho riêng giúp Coca-Cola tối ưu hóa quy trình vận chuyển và giảm thời gian vận chuyển nước giải khát đến các điểm phân phối và thị trường
Lợi thế về thuế: Việc sở hữu kho riêng cung cấp cơ hội để Coca-Cola tận dụng các lợi ích thuế liên quan đến việc quản lý tài sản và cơ sở hạ tầng
Kiểm soát chất lượng lao động và quy trình lao động: Có thể tuyển chọn và đào tạo lao động theo đúng yêu cầu của công ty, đồng thời tối ưu hóa quy trình làm việc để đảm bảo chất lượng và hiệu suất sản xuất
Tính dài hạn và ổn định: Xây dựng kho riêng là một đầu tư dài hạn, giúp Coca-
Cola tăng cường khảnăng mở rộng và đảm bảo ổn định trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là đối với một sản phẩm có nhu cầu ổn định như nước giải khát
2.2.1.2 Tiêu chí lựa chọn địa điểm xây kho:
Về cơ bản, việc đưa ra quyết định xây dựng kho phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vị trí kho hàng sẽ quyết định trực tiếp tới hoạt động tổng thể của công ty trong tương lai Những tiêu chí này là bước đầu cực kì trọng yếu trong quy trình chọn lựa vị trí kho Để lựa chọn các tiêu chí có tác động mạnh nhất, cần phải hiểu rõ bối cảnh xã hội, kinh tế và địa lý
Lựa chọn địa điểm xây dựng kho là một quyết định quan trọng và cần được thực hiện dựa trên nhiều tiêu chí để đảm bảo hiệu quả và linh hoạt trong quản lý chuỗi cung ứng Các tiêu chí được xây dựng: Đất đai có sẵn: Đất đai chưa đưa vào khai thác của các khu vực khác nhau, ngoài các tòa nhà văn phòng, không gian mở cũng cần thiết để lưu trữ vật liệu và thành phẩm, đồng thời được sử dụng làm chỗ đậu xe và những phương tiện nội bộ
Giá đất đai:Giá đất đai có sự khác biệt tuỳ thuộc theo vị trí địa lí và là yếu tố tài chính đáng kể
Chi phí dành cho vận chuyển: Chi phí được chi trả quá trình giao vận hàng hóa theo các phương thức khác nhau từ thượng nguồn chuỗi đến kho và đến khách hàng cuối cùng
Chi phí lao động: Tiền lương được đánh giá dựa trên chi phí lao động Chi phí nhân công là yếu tố thay đổi theo chất lượng cuộc sống của các địa điểm
Phương tiện vận chuyển: Phương thức quá trình hàng hóa được di chuyển từ nhà cung cấp đến địa điểm đích của chúng và được di chuyển qua các hình thức như đường hàng không, đường thuỷ, đường sắt, đường bộ, phụ thuộc vào mức độ thuận thiện giữa các địa điểm
Hạ tầng: Là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật thiết yếu cho sự phát triển kết nối giữa đường bộ đến nhà ga, sân bay hoặc cảng biển gần nhất
Khoảng cách từ mạng lưới nhà kho đến khách hàng: Tiêu chí này xác định khoảng cách của vịtrí kho đến khách hàng
Khoảng cách từ cảng/ khu công nghiệp đến kho: Khoảng cách từ kho hàng đến cửa hàng càng gần thì chi phí vận chuyển và nhân lực cần thiết càng được giảm bớt Tiêu chí này được xếp hạng trên cơ sở khoảng cách từ thấp nhất đến cao nhất đến các cửa hàng
Môi trường tự nhiên: Các điều kiện môi trường và hoàn cảnh môi trường xung quanh vịtrí được lựa chọn (Ngô Thị Minh Thư, 2023)
2.2.1.3 Quyết định vịtrí đặt kho
Quyết định về quy mô kho hàng
Đặc điểm kho hàng; o Môi trường Nhiệt đới: Sản phẩm của Coca-Cola yêu cầu điều kiện lưu trữ nhiệt đới, hãy đảm bảo có hệ thống làm mát đủ mạnh để duy trì nhiệt độ ổn định Đảm bảo rằng hệ thống làm mát có khả năng làm mát toàn bộ diện tích kho hàng o Hệ thống Làm mát và Quạt thông hơi: Xác định cách tiếp cận làm mát, có thể sử dụng hệ thống điều hòa không khí, quạt thông hơi, hoặc các giải pháp khác tùy thuộc vào đặc tính của sản phẩm và yêu cầu của kho o Kiểm soát Nhiệt độ và Độ ẩm: Đảm bảo có hệ thống kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm để bảo quản chất lượng của sản phẩm Lưu ý rằng một số sản phẩm có thể đòi hỏi điều kiện lưu trữ cụ thể để giữ vị và chất lượng o Quản lý Ánh sáng: Đối với sản phẩm nhạy cảm với ánh sáng, xem xét cách kiểm soát ánh sáng để ngăn chặn tác động của ánh sáng môi trường lên sản phẩm o Quản lý Khí: Xác định cách kiểm soát chất lượng không khí bên trong kho hàng, đặc biệt nếu có các yêu cầu về sạch và không có bụi o An toàn Lửa và Phòng cháy: Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn phòng cháy và có hệ thống báo cháy hiện đại Đảm bảo rằng không có vật liệu dễ cháy quá mức trong kho o Vị trí và Tiện ích Giao thông: Chọn một vị trí thuận tiện cho vận chuyển và giao nhận hàng hóa Đảm bảo rằng có đủ không gian để các phương tiện vận chuyển có thể dễ dàng tiếp cận và di chuyển trong khu vực o Kiểm soát Độ ồn: Xem xét cách giảm tiếng ồn từ các hoạt động trong kho, đặc biệt là nếu có văn phòng quản lý hoặc khu dành cho nhân viên o Quản lý Nước: Xem xét cách xử lý nước mưa và đảm bảo không có rủi ro ngập lụt trong khu vực kho o Tuân thủ Pháp luật Môi trường: Đảm bảo rằng mọi hoạt động tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường địa phương và quốc gia
2.2.3.1 Mô phỏng quy mô kho hàng:
Hình 11 Sơ đồ mô phỏng kho hàng
Quy mô gồm có nhà xưởng sản xuất, nhà kho chứa sản phẩm, khu hạng mục phụ trợ sản xuất Thiết kế bên ngoài mang hai màu sắc chủ đạo là trắng và đò - màu sắc đặc trưng của thương hiệu nước giải khát nổi tiếng này
+ Dây chuyền sản xuất với quy trình chuẩn được thiết kế hoàn toàn tự động sản xuất, hiệu suất ổn định, năng lực sản xuất cao, Các hoạt động bảo trì dễ dàng Tốc độ sản xuất tựđộng là hiệu suất cao nhất có thểđiều chỉnh năng lực sản xuất vô hạn và hòa hợp các tiêu chuẩn hợp lý
Height: 12M Sprinkler, lighting: 2M Clear height: 10M
+ Nhả kho: Hệ thống kệ drive- in được thiết kế, thi công và lắp đặt trong kho lạnh, kho bao bì và kho hóa chất của hệ thống kho chứa hàng của Coca-Cola Toàn bộ hệ thống kệ drive- in có sức chứa khoảng 4000 pallet Tải trọng là 1100kg/pallet Hệ số an toàn là 1,2
Tổng diện tích: 2644 m 2 (Diện tích Storage: 1719 m 2 )
Kiểu kho: kho hình chữ U
Mô tảhàng hóa lưu trữ:
Tổng sốlượng lưu trữ tối đa: 4000 pallet
Nhóm A: 40% - CocaCola (Coca‑Cola Vị Nguyên Bản, Coca‑Cola Không Đường, Coca‑Cola Light, Coca‑Cola Plus Fiber): 13 SKU
- Nhóm B: 30% – Fanta (Fanta hương Cam, Fanta hương Soda ke, Fanta hương
Xá xị, Fanta Hương nho): 15 SKU
- Nhóm C:15% - Fuze tea (Trà đào và hạt chia, Trà chanh dây và hạt chia, Trà chanh sả): 6 SKU
- Nhóm D: 15% – Nutiboost (Hương cam, Hương dâu, Bánh quy kem, Cam Hy Lạp): 8 SKU
Thông số vận hành nhà kho:
Số ngày làm việc trong tháng: 25; Số giờ làm việc trong ngày: 8
1 SKU/pallet; max 10 batch/pallet
1 SKU/pallet; max 10 batch/pallet
*Dự đoán sản lượng các tháng quý I:
Bảng 2 Dựđoán sản lượng các tháng quý I
Các thiết bị trong kho hàng
Hệ thống Lưu trữ và Phân loại
1 Kệ kho: Được sử dụng để lưu trữ hàng hóa và tối ưu hóa không gian
- Kệ đơn: Sử dụng tại kho thành phẩm, kệ đơn giúp dễ dàng tiếp cận hàng hóa mà không bị ảnh hưởng tới hàng bên cạnh Số lượng: 2 dãy kệ đôi , mỗi dãy gồm 2 dãy kệ đơn ghép lại Giá tham khảo: từ 2.000.000 VNĐ/bộ
- Kệ đôi: dùng khi số lượng hàng lưu kho tăng, thời hạn lưu kho dài, số lượng lớn Tuy nhiên, diện tích lối đi trong kho sẽ giảm Số lượng; 9 dãy kệ 4, mỗi dãy gồm 4 dãy đơn ghép lại Giá tham khảo: Từ 2.500.000 VNĐ/bộ
Hình 13 Hệ thống kệ đôi Điểm khác nhau duy nhất giữa chúng là ở sốlượng dãy kệ lẻđược ghép sát lại với nhau, chính vì vậy ở kệ đơn khả năng tiếp cận hàng hóa lên đến 100% trong khi ở kệ đôi là 50%
Thông số cơ bản của 1 beam: o Dài: 2.5m o Rộng: 1m o Cao: 1.5-1.6m
Số lượng trong kho: 4500 chiếc
+ Không bị thấm nước, không bị ẩm mục, mối mọt
+ Độ bền cao, tiết kiệm chi phí và hiệu quả về kinh tế
+ Không cần khử trùng, phù hợp với các mặt hàng nhẹ, quá trình tái chế nhanh, chịu lực tốt
+ Khó tiến hành sửa chữa
+ Sản xuất ra cao bản nhựa tốn kém về máy móc, trang thiết bị
+ Quy trình sản xuất ra cao bản độc hại hơn
3 Máy quét mã vạch: 4 chiếc
Là thiết bị đọc mã vạch 1 chiều, đọc được đa tia và có dây
Cấu trúc bền, một bo mạch: Máy quét Zebra LS2208 đáp ứng thử nghiệm nghiêm ngặt về chất lượng: Làm từ nhựa polyme cao cấp, mặt kính có khả năng chống trầy xước và va đập, chịu rơi được từ độ cao 5 ft/1.5 m
Chinh phục hiệu quả các mã vạch 1D: Thuộc dòng máy quét 1D cầm tay nên Zebra LS2208 cho thể thu nhận tín hiệu từ mã vạch và giải mã chúng một cách hữu hiệu rồi truyền đến hệ thống máy chủ ngay tức thời
Hình 15 Máy quét mã vạch
Thông số kỹ thuật của LS2208
Bảng 3 Thông số kỹ thuật của LS2208
Hệ thống Vận chuyển và Nâng hạ
Sử dụng xe nâng điện Linde R16HD có xuất xứ từ Đức
Thông số kỹ thuật xe nâng điện linder16hd
Năng lượng sử dụng: Điện Điện áp sử dụng: 48 VDC
Tải trọng nâng tối đa: 1600 kg
Nâng cao tối đa: Từ 10200 mm
6 in H x 2.5 in W x 3.34 in D 15.2 cm H x 6.3 cm W x 8.4 cm
Trọng lượng 5.29 oz/150 g Điện áp 5 volts +/- 10% at 130 mA typical, 175 mA max
Màu sắc Trắng và đen mờ Ưu điểm:
+ Di chuyển mất ít diện tích, có thể sử dụng trong lối đi chật hẹp
+ Điều khiển dễ dàng, tiện dụng, thoải mái
+ Chi phí vận hành thấp
+ Di chuyển linh hoạt, tốc độ nhanh trên mọi địa hình
2 Xe đẩy hàng mini: 10 chiếc – 450.000 VNĐ/ chiếc
Sử dụng cho các đơn hàng nhỏ nhẹ, di chuyển linh hoạt
Thiết kế nhỏ nhẹ, chỉ 18.6 kg và có thể gấp gọn giúp người sử dụng dễ dàng mang vác đến các vị trí khác
- Được trang bị miêng nhựa bảo vệ cho tay đẩy thêm mỹ thuật và chắc chắn hơn
- Mặt sàn xe được làm bằng chất liệu thép không gỉ có rãnh nhỏ đảm bảo hàng hóa không bị trơn trượt, rơi vỡ trong quá trình vận chuyển
- Bánh xe được làm bằng chất liệu cao su chống ồn, thích hợp sử dụng cho những nơi cần đảm bảo sự yên tĩnh cao
- 4 góc sàn xe được thiết kế cong, giữan toàn cho người dùng, giảm tiếng ồn và tránh trầy xe khi có va chạm
Hình 16 Xe đẩy hàng mini
Băng tải là một hệ thống di chuyển có thể tự động, được sử dụng để chuyển động hàng hóa hoặc vật liệu từ một vị trí đến vị trí khác trong một quy trình sản xuất, kho hàng, hoặc các ứng dụng vận chuyển khác Băng tải thường bao gồm một dải băng liên tục hoặc các móc, cuộn, lá băng có thể chuyển động, và nó có thể được thiết kế để chịu tải trọng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng
Hình 17 Hệ thống băng chuyền tải
Hệ thống Điện và Đèn chiếu sáng:
Chiếu sáng Khu vực làm việc: Đảm bảo rằng các khu vực làm việc được chiếu sáng đầy đủ để thực hiện các công việc an toàn Với diện tích nhà kho trên 2 nghìn mét vuông và chiều cao 12 mét, ta sử dụng đèn LED nhà xưởng (đèn LED High-bay) 100W
Hình 18 Đèn LED High-bay 100W
Tổng công suất: 106W Điện áp làm việc: DC30-36V Điện áp đầu vào: AC85-265V
Tần số làm việc: 50-60HZ Độ lệch ánh sáng: 91%
Chiều cao lắp đặt: 6M 8M 10M Tuổi thọ làm việc: >50000hrs Độ rọi trung bình: >55.4LUX >26.5LUX
- Đèn LED nhà xưởng được chế tạo từ hợp kim nhôm, mang lại khả năng bảo vệ đèn vượt trội, tăng tuổi thọ và độ bền cao Vật liệu này cũng giúp quá trình tản nhiệt diễn ra nhanh chóng, giữ cho đèn hoạt động hiệu quả
- Hiệu suất phát quang ổn định: Đèn LED nhà xưởng mang lại ánh sáng với màu sắc ổn định, được phân bố đồng đều trong không gian
- Thiết kế thấu kính cầu: Bề mặt trước của đèn được thiết kế với thấu kính cầu, không chỉ bảo vệ đèn chống cháy nổ mà còn giúp phân phối ánh sáng đồng đều, có thể sử dụng trong mọi điều kiện môi trường
- Tiết kiệm năng lượng: Mỗi bóng đèn LED nhà xưởng 100W có thể thay thế cho
1 bóng đèn truyền thống có công suất lên đến 400W Điều này giúp tiết kiệm chi phí năng lượng và chịu chi phí ban đầu của việc chuyển đổi
- Bố trí thông minh: Khi bố trí trong khu vực lưu trữ, mỗi bóng đèn được đặt cách nhau 4m, treo cách trần 1m, giúp đảm bảo ánh sáng phân phối đồng đều và hiệu quả trên toàn bộ không gian
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên: Ngoài sử dụng ánh sáng nhân tạo, kho cũng được thiết kế để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên Mica trong suốt và cửa kính trên tường được bố trí để chiếu sáng tự nhiên từ bên ngoài vào, giúp tiết kiệm năng lượng và tạo môi trường làm việc thoải mái
Hệ thống thông gió trong kho là một phần quan trọng giúp duy trì chất lượng không khí và làm mát môi trường làm việc Chi tiết hơn, hệ thống này có thể bao gồm:
Quạt Hút và Quạt Thổi: Sử dụng quạt hút để lấy không khí ô nhiễm và nóng ra khỏi kho Quạt thổi có thể được sử dụng để đưa không khí tươi vào, đảm bảo lưu thông không khí hiệu quả
Cổng Hút và Cổng Thổi:
Cổng hút và cổng thổi được đặt ở các vị trí chiến lược để tối ưu hóa luồng không khí trong kho Thiết kế cổng thông gió cần linh hoạt để có thể điều chỉnh dựa trên nhu cầu nhiệt độ và độ ẩm
Kiểm Soát Nhiệt Độ và Độ Ẩm: Sử dụng cảm biến để đo đạc nhiệt độ và độ ẩm trong kho, từ đó điều chỉnh hệ thống thông gió để duy trì điều kiện lưu trữ lý tưởng cho hàng hóa
Hệ Thống Lọc Không Khí:
Layout kho
Vẽ sơ đồ kho chứa hàng
Hình 19 Lay out kho Để thiết kế một kho hàng hiệu quả, trước hết, công ty cần tiến hành dự báo nhu cầu sản phẩm theo từng chủng loại hàng và thời kỳ (thường là 30 ngày) Dựa trên dự báo này, xác định lượng đặt hàng và mức tồn kho dự phòng cho mỗi sản phẩm Tiếp theo, chuyển từ đơn vị khối lượng sang đơn vị thể tích lưu trữ, bao gồm cả thể tích cao bản
Quá trình thiết kế kho cần tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện tại và tương lai Cần tối ưu hóa không gian lưu trữ để sử dụng hiệu quả và đảm bảo khả năng
HÀNG OFFICE KHU VỰC XẾP
KHU VỰC TIẾP NHẬN MÁY MÓC, TB VẬT TƯ
KHU VỰC LỐI ĐI, NHẶT HÀNG, GHÉP ĐƠN
Height: 12M Sprinkler, lighting: 2M Clear height: 10M
HÀNG LỖI mở rộng trong tương lai Thiết kế cần tối ưu hóa mặt bằng để hỗ trợ các hoạt động khai thác
Dựa theo kế hoạch tồn trữ của công ty khi tiến hành xây dựng, bố trí sẽ là kho hàng một tầng vì nó sẽ tạo ra nhiều không gian hơn, chi phí đầu tư ít tốn kém hơn khi thi công xây dựng, sức chứa không bị thừa thãi Kho được bố trí theo luồng dịch chuyển chữ U tức là cửa nhập và cửa xuất đều ở cùng một phía ở giữa cửa nhập và xuất là khu vực văn phòng đảm bảo các thử tục, văn kiện hoặc tiến trình vận hành kho cũng như điều tiết hàng hóa diễn ra chính xác
Kho có tổng diện tích là 2644 mét vuông, chiều dài là 66m, chiều rộng là 40m, chiều cao là 12m bao gồm các khu vực sau:
+ Khu vực nhập hàng và khu vực xuất hàng: Là 2 khu vực có liên quan trực tiếp đến vận tải, phần không gian của nó được thiết kế dựa vào tốc độ chuyển hàng vào kho, lượng hàng cần thực hiện cross-dock và các công việc có liên quan đến việc xử lý hàng bằng tay có nhiều hay không? Mặc dù 2 khu vực này có thể gộp lại trong cùng một khu vực, tuy nhiên để tăng hiệu quả hoạt động và tránh tắc nghẽn tại khu vực cửa kho nên sẽ chia ra làm 2 khu vực riêng rẽ Khu vực nhập và xuất diện tích bằng nhau 119 m 2 , mỗi khu đều có chiều dài là 19.8m và chiều rộng là 6m Tại 2 khu vực này được bố trí
2 cửa, mỗi cửa có chiều dài là 4m Trước 2 cửa sẽ sử dụng 2 cầu bến là bến nhập và bến xuất có sàn nâng hạ tự động – dock leveler để phục vụ cho hoạt động lưu chuyển hàng hóa từ phương tiện vận tải vào kho hoặc ngược lại Việc sử dụng sàn nâng hạ tự động này sẽ giúp đạt hiệu quả công việc cao hơn, tiết kiệm được chi phí và nhân công, làm việc nhanh chóng và chuyên nghiệp
+ Khu vực đóng gói và tiếp nhận được bố trí ngay sau khu vực gửi hàng và xuất hàng, điều này phù hợp với dùng điều tiết hàng hóa Đối với khu vực nhập hàng hoàn thiện thủ tục nhập kho, hàng hóa sẽ được đưa tới khu vực tiếp nhận để lưu trữ tạm thời và phân loại, giảm áp lực cho khu vực nhập hàng Đối với hàng hóa chuẩn bị giao đi sẽ đi qua khu vực đóng gói để phân luồng đơn hàng hiệu quả Cả hai khu vực này có diện tích bằng+ Khu vực lối đi rộng 4 mét thuận tiện cho việc di chuyển, phân luồng hàng hóa thuận lợi tránh bị tắc nghẽn
+ Khu vực Office với diện tích 134.7 mét vuông nằm giữa khu vực nhập và xuất đảm bảo quá trình xử lý giấy tờ diễn ra thuận lợi, tối thiểu hóa thời gian và tiết kiệm diện tích
+ Tối đa không gian bằng cách bố trí khu vực lưu trữ máy móc, xe nâng, trang thiết bị vật tư ngay cạnh khu Office, thuận tiện cho quá trình lấy và bảo quản
+ Khu vực lưu trữ hàng (Storage) là khu vực quan trọng nhất của kho, là khoảng không gian thực tế để lưu trữ, bảo quản hàng hóa và ta cần bố trí việc sắp xếp hàng hóa tại đây để có thể tận dụng tối đa phần thể tích này Khu vực lưu trữ có diện tích lớn nhất lên đến 1719 m 2
+ Các không gian khác trong kho như khu vực văn phòng, khu sửa chữa, khu vực phụ để dành cho căng – tin, tủ khóa đồ, nhà vệ sinh, khu chứa vỏ chai… có tổng diện tích là 4.2m 2
+ Ngoài ra, kho còn có 4 cửa thoát hiểm được bố trí tại các khu vực tập trung đông người để mau chóng thoát ra ngoài khi xảy ra sự cố
+ Kho được xây trên nền cao 1,5m so với mặt đất, chiều cao của kho là 12m tính từ nền kho Nền kho được đặt trên các đầu cọc bê tông dài từ 36m-42m dàn trải cách mỗi 2,5m/cọc đảm bảo chống lún, nứt và nền kho chịu lực được tới 5T/m 2
2.3.1.1 Layout hàng hóa theo khu vực:
Hình 20 Layout hàng hóa theo khu vực
Hàng hóa được chia làm 4 khu vực A, B,C,D được phân loại và xếp cạnh nhau, tận dụng tối đa không gian kho, giảm thiểu sat sót và thời gian pick hàng
Hàng hóa được xếp đảm bảo tối ưu không gian và khả năng tiếp cận của các loại mặt hàng là 100%, đối với phân loại có số lượng lớn, để tiết kiệm không gian ta ưu tiên xếp theo dạng double rack, đối với số lượng hàm hóa ít, linh hoạt kết hợp kệ single.
Giải thích các thông số trong kho hàng
Một số thông số cơ bản: chiều dài 1 pallet 1.2m chiều rộng 1 pallet 1m chiều cao 1 pallet 1.4m độ dày trụ 0.1m độ rộng trụ 0.1m chiều dài lòng beam 2.3m chiều dài 1 dãy kệ max 26m chiều cao khả dụng max 10m
Tổng số pallet 4000 độ rộng lối đi 1.7m độ rộng 2 cặp kệ 2.3m
Bảng 4 Một số thông số cơ bản của nhà kho
Chiều cao của kho là 12m trong đó có 2m chiều cao trên cùng được dùng để lắp đèn, các thiết bị chiếu sáng Vì vậy mà chiều cao tối đa của một cái kệ để pallet là 10m
*Chiều cao của một pallet là 1,4m Độ dày 1 tầng kệ là 0,1m Pallet cách trần beam tối thiểu 0.2m
→ Số tầng kệ tối đa của 1 kệ hàng là: 10/(1,4+0,1+0.2)=5,882
→ Vậy số tầng của một kệ hàng là 5 tầng
*Chiều dài tối đa cảu 1 dãy kệ là 26m, độ rộng lòng beam chưa tính trụ là 2.3m, độ dày trụ là 0.1m
→ Số beam 1 tầng 1 dãy kệ là: (26-0.1)/(2.3+0.1).79
→ Vậy beam 1 tầng 1 dãy kệ 10 beam
→ Vậy 1 ô hiển thị có sức chứa 5*2 pallet, 1 dãy kệ lẻ có sức chứa là
*Ta có: sức chứa tối đa của kho là 4000 pallet (2)
Từ (1) và (2) suy ra số kệ lẻ cần thiết để ghép lại với nhau là: 4000/100@ kệ lẻ
Từ đó ta có thể dễ dàng xếp hàng hợp lý với giới hạn 40 kệ lẻ và số liệu sau:
Bảng 5 Phân bổ hàng hóa
+ Chân kệ hàng cách tường tối thiểu 0.2 m( pallet thò ra 0.1m cộng thêm pallet cách tường 0.1m)
+ Pallet phải thò ra 0.1m so với mép kệ
+ Pallet ở 2 kệ cạch nhau phải cách nhau tối thiểu 0.1m -> 2 kệ cách nhau tối thiểu 0.3m
+lối đi tối thiểu1.5m tính từ chân 2 pallet thò ra, 1.7m tính từ chân kệ
→ 1 dãy double có chiều rộng là 1*4+0.3*0.3= 4.9m
→ 1 dãy single có chiều rộng là 1*1+0.3*0.1= 2.3m
Sau khi khéo léo sắp xếp xong layout hàng hóa, ta thấy có 9 bộ kệ double (gồm 4 kệ kẻ hợp lại) và 2 bộ kệ single (gồm 2 kệ lẻ hợp lại), 10 lối đi và 2 mép tường
Vậy chiều dài kho là: 9*4.9+2*2.3+2*0.2+10*1.7f.1 m
Chiều rộng cố định là 26m
Quản lý kho hàng
Quy trình quản lý nhập kho
- chuẩn bị thiết bị nâng hạ , xếp dỡ
- chuẩn bị mặt bằng cần thiết
- chuẩn bị tài liệu: ASN, lệnh giao hàng INV, …
Bước 1: ASN (Advance Shipping Notice)
Nhà cung cấp tạo và gửi Advance Shipping Notice (ASN) chứa thông tin chi tiết về đơn hàng dự kiến đến kho
Hoạt Động: Nhân viên tiếp nhận kiểm tra thông tin trên ASN để chuẩn bị cho quá trình nhận hàng
Mô Tả: Quá trình thực tế nhận hàng khi chúng đến kho từ nhà cung cấp
+ Nhân viên kiểm tra ASN và so sánh với hàng hóa thực tế
+ Kiểm Tra Chất Lượng: Kiểm tra chất lượng hàng và ghi chú bất kỳhư hại hoặc sự khác biệt nào
+ Xác Nhận Đơn Hàng: Xác nhận số lượng và chất lượng hàng hóa trên hệ thống
+ Tạo Phiếu Nhập Kho: Dựa trên thông tin từ ASN và kết quả kiểm tra, nhân viên gửi mẫu yêu cầu nhập kho cho kế toán, kế toán tạo Phiếu Nhập Kho
Mô Tả: Quá trình kiểm tra chính xác của thông tin bắt đầu sau khi hàng đã được tiếp nhận
+ Kiểm Tra Số Lượng: Kiểm tra lại số lượng hàng trên hệ thống và so sánh với thực tế
+ Kiểm Tra Chất Lượng: Tiếp tục kiểm tra chất lượng đểđảm bảo không có hư hại hoặc sự khác biệt nào bị bỏ qua
+ Xác Nhận Thông Tin: Xác nhận thông tin về hàng hóa như mô tả, mã sản phẩm và thông tin liên quan
Bước 4: Put Away (Lưu Trữ)
Mô Tả: Quá trình lưu trữ hàng vào khu vực lưu trữ chính thức của kho
+ Xác Định Vị Trí Lưu Trữ: Xác định vị trí lưu trữ dựa trên hệ thống và yêu cầu kho
+ Chuyển Hàng Đến Vị Trí Lưu Trữ: Sử dụng thiết bị nâng, chuyển hàng từ khu vực tiếp nhận đến vị trí lưu trữ đã xác định
+ Cập Nhật Hệ Thống: Cập nhật hệ thống kho với thông tin về vịtrí lưu trữ mới
2.4.4.2 Quy trình đối với kho chữ U Coca-Cola
Quy trình nhập hàng được tiến hành theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1 Quy trình nhập hàng
Bước 1: Nhận phiếu yêu cầu nhập kho
Căn cứ vào phiếu xuất kho của nhà máy có phần thực xuất giúp phòng kế toán có cơ sở lập phiếu nhập kho Phòng tài chính – kế toán sẽ gửi phiếu yêu cầu nhập kho cùng phiếu xuất kho của nhà cung cấp thông báo chi tiết về hàng hóa sẽ nhập về kho để sắp xếp định vị lại quầy kệ và chuẩn bị bãi chứa hàng
Thủ kho nhận phiếu yêu cầu nhập kho từ phòng tài chính – kế toán gửi cho để xác định thời gian, số lượng, loại hàng sẽ nhận Sau đó sẽ tiến hành kiểm tra lại các khu vực chứa hàng xem có đủ diện tích để lưu trữ lượng hàng mới nhập này không và lập bảng kế hoạch xếp hàng, lên sơ đồ sắp xếp hàng hóa
Nhận phiếu yêu cầu nhập kho Nhận hàng Dán nhãn
Thủ kho cho công nhân xếp hàng xuống khỏi xe ra khu vực cửa kho đồng thời thông báo cho nhân viên xếp dỡ những điều kiện xếp dỡ đối với loại hàng hóa dễ đổ vỡ Sau đó cho nhân viên kiểm đếm tiến hành kiểm mã hàng, số lượng hàng
+ Nếu hàng hóa đầy đủ, không bị hư hỏng đổ vỡ thì thủ kho và người giao hàng ký nhận sau phiếu xuất kho của nhà máy: ghi rõ họ tên, chức vụ và viết chữ “đã nhận đủ hàng”
+ Nếu hàng hóa gặp sự cố trong quá trình vận chuyển từ nhà máy về kho, bên giao là tài xế xe và bên nhận là kho thì sẽ lập biên bản Phòng kỹ thuật lập phiếu thẩm định chất lượng hoặc biên bản nhập kho Nếu hàng bị đổ bể nhiều thì trả lại luôn, kho để vào bìa hồsơ biên bản “hàng trả lại”
+ Scan mã hàng nhập từ dữ liệu vào máy tính, chuyền số liệu qua mạng (tên hàng, số lượng, địa chỉ, kệ hàng) cho bộ phận kế toán làm phiếu nhập kho Nhập số liệu mặt hàng vào phần mềm quản lý kho quầy kệ
+ Nhân viên khu vực nhập vào thẻ kho của mình từng mặt hàng mình quản lý Các bên liên quan: nhân viên phòng thương mại, thủ kho, nhân viên phụ trách khu vực, giám sát viên, TP Kho Vận ký xác nhận Phiếu nhập kho có chữ ký của TP Kho vận ký xác nhận, được lưu ở kho, phòng xuất nhập khẩu, phòng kế toán
Các công việc: in barcode, dán nhãn vào bao bì hàng hóa mỗi ngày
Các bên liên quan: bộ phận in barcode, nhân viên kho phụ trách khu vực tiến hành dãn barcode hoặc có một đội riêng chuyên trách
Chứng từ: báo cáo kết quả mỗi ngày tình hình dán barcode vào sổ Nhật ký kho để
TP Kho vận kiểm tra
2.4.1.3 Mối quan hệ về trách nhiệm giữa các bộ phận:
Quy trình quản lý xuất kho
Bước 1: Picking (Chọn Lựa Hàng)
Mô Tả: Quy trình chọn lựa hàng hóa từ khu vực lưu trữ để chuẩn bị cho quá trình đóng gói và vận chuyển
Xác Nhận Đơn Đặt Hàng:
+ Nhân viên kiểm tra đơn đặt hàng và xác nhận thông tin Gửi yêu cầu xuất kho cho kế toán
+ Kế toán kiểm tra hàng tồn, nếu đủ tạo phiếu xuất kho, nhân viên kho nhận và tạo piking list đưa cho picker
Xác Định Vị Trí Hàng:
+ Dựa trên thông tin đơn đặt hàng, xác định vị trí của hàng trong khu vực lưu trữ
Chọn Lựa Hàng: Nhân viên tiến hành chọn lựa và thu thập các sản phẩm từ vị trí lưu trữ
Bước 2: VAS (Value-Added Services)
Mô Tả : Quy trình thêm giá trị vào sản phẩm trước khi đóng gói, có thể bao gồm việc kiểm tra chất lượng, đóng gói lại, hoặc gắn thêm các dịch vụ khác
+ Thực hiện kiểm tra chất lượng cho hàng hóa
+ Đóng Gói Lại (Nếu Cần)
+ Nếu có yêu cầu, tiến hành đóng gói lại theo yêu cầu của khách hàng
+ Thêm Dịch Vụ: Thực hiện các dịch vụ bổ sung như đánh nhãn, in tem, hoặc bất kỳ dịch vụ nâng cao giá trị nào khác
Mô Tả: Quy trình đóng gói hàng hóa đã được chọn lựa và trải qua các dịch vụ bổ sung
+ Chuẩn Bị Vật Liệu Đóng Gói:
+ Chuẩn bị vật liệu đóng gói như thùng carton, bọc bong bóng, và băng dính + Đóng Gói Theo Tiêu Chuẩn:
+ Đóng gói hàng hóa theo tiêu chuẩn và yêu cầu của đơn đặt hàng
+ Kiểm Tra Lại Đóng Gói:
+ Kiểm tra lại quy trình đóng gói để đảm bảo an toàn và chắc chắn
Mô Tả: Quy trình chuẩn bị và vận chuyển hàng từ kho đến địa điểm đích
+ Chuẩn Bị Cho Vận Chuyển:
+ Chuẩn bị hàng hóa cho quá trình vận chuyển, kiểm tra lại thông tin đơn hàng + Giao Hàng cho Dịch Vụ Vận Chuyển:
+ Giao hàng cho đối tác vận chuyển hoặc sử dụng dịch vụ vận chuyển nội bộ + Cập Nhật Thông Tin:
+ Cập nhật hệ thống về trạng thái của đơn hàng và thông tin vận chuyển
2.4.2.2 Quy trình xuất hàng với kho chữ U Coca-Cola
Sơ đồ 3.2 Quy trình xuất hàng
Bước 1: Nhận phiếu đề nghị xuất kho
Kho nhận chứng từ để soạn hàng Căn cứ vào phiếu đặt hàng/ phiếu xuất kho/ hợp đồng của phòng kinh doanh hay phòng kế toán giao xuống kho
+ Các bên liên quan: phòng kinh doanh, phòng kế toán
+ Chứng từ liên quan: đơn đặt hàng, phiếu xuất kho, hợp đồng
+ Phân chứng từ ra từng khu vực cho nhân viên soạn hàng lẻ
+ Các nhân viên trong kho được phân công phụ trách một số mặt hàng - chịu trách nhiệm soạn lô hàng lẻ và đem hàng ra khu tập kết hàng
+ Thủ kho căn cứ vào chứng từ để kiểm tra hàng dưới sự chứng kiến của nhân viên giao hàng, nhân viên kho khu vực
Nhận phiếu đề nghị xuất hàng Nhặt hàng Kiểm tra và giao hàng
+ Đóng thùng hàng và dán thùng hàng, trên mỗi thùng hàng có dán tờ giấy “bảng chi tiết đóng gói”
Chứng từ: Phiếu giao hàng
Các bên tham gia: Thủ kho, nhân viên khu vực, nhân viên giao hàng
Bước 3: Kiểm tra và giao hàng
Trưởng phòng kho vận kiểm tra lần cuối và ký duyệt cho xuất kho và ký vào sổ nhật ký kho
+ Nếu không khớp thì cho nhân viên khu vực điều chỉnh lại nhân viên giao hàng, bảo vệ, tài xế chứng kiến chuyển lên xe vận chuyển
+ Nếu xuất hàng cho các điểm trên cùng một xe vận chuyển thì thủ kho từ các phiếu trên sắp xếp ra từng tuyến đường và số lượng mặt hàng cho từng xe chở hàng
+ Nếu xe chuyên chở cho nhiều khách hàng trên cùng một xe thì tài xế và trưởng kho sẽđiều tiết sắp xếp hàng trên xe, nơi xa nhất sẽđược xếp bên trong xe
+ Nhân viên giao hàng cuối ngày trả lại phiếu xuất kho có chữ ký của người mua hàng cho thủ kho, sau đó chuyển về phòng kế toán
+ Cuối ngày nhân viên khu vực hàng báo cáo tình hình tồn kho xuất trong ngày lô hàng mình phụ trách nên thủ kho
+ Thủ kho kết số hàng xuất trong ngày trên máy vi tính, sau đó so sánh với báo cáo tồn kho của các nhân viên kho khu vực, nếu khớp số liệu thì chuyển email lên trưởng kho tình hình tồn kho hàng xuất trong ngày
+ Các bên liên quan: nhân viên giao hàng, nhân viên khu vực, thủ kho, trưởng phòng kho vận
+ Các chứng từ liên quan: phiếu xuất kho, báo cáo tồn kho hàng xuất, phiếu giao hàng
2.4.2.3 Mối quan hệ về trách nhiệm giữa các bộ phận:
Trải qua quá trình nghiên cứu, học tập và tìm hiểu, em đã xây dựng một hiểu biết nhất định về quá trình thiết kế kho tổng phân phối của công ty Coca-Cola tại Việt Nam Điều này không chỉ mang lại cho em kiến thức chuyên sâu về cấu trúc và chức năng của kho mà còn giúp em tiếp cận một loạt các trang thiết bị tiện ích cũng như quy trình hoạt động trong môi trường kho
Kế hoạch thiết kế kho của em tập trung vào việc chia kho thành sáu khu vực quan trọng Từ khu vực nhập hàng, xuất hàng, đóng gói và tiếp nhận, đến khu vực lưu trữ và khu vực văn phòng, mỗi phần được tối ưu hóa để đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra suôn sẻ Mô hình luồng di chuyển chữ U được áp dụng, sử dụng giá hàng trượt tự động và xe nâng điện để tối ưu hóa không gian và tăng cường hiệu suất làm việc
Ngoài ra, hệ thống quản lý kho WMS sẽ đảm bảo rằng mọi quy trình được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả Điều này là kết quả của việc sử dụng công nghệ hiện đại để tối ưu hóa quản lý tồn kho và giảm thiểu sai sót
Với giả định nguồn lực tài chính không gặp rủi ro, em tin tưởng rằng dự án kho của công ty Coca-Cola sẽ được xây dựng và vận hành một cách thành công và hiệu quả Đây là một bước quan trọng trong sự phát triển của công ty, em hi vọng sẽ tiếp tục nỗ lực và sáng tạo để đảm bảo rằng nghiên cứu kho hàng này sẽ đáp ứng mọi yêu cầu và kỳ vọng cũng như củng cố kiến thức vững chắc hơn về kho vận
TRÍCH DẪN https://chuyengiamarketing.com/kenh-phan-phoi-cua-coca- cola/#CHIEN_LUOC_KENH_PHAN_PHOI_CUA_COCA_COLA https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/bai-4-quan-ly-chuoi-cung-cap-coca-cola-v7- 1146317.html
Mai Thị Văn, P T (2023) Phân tích thực trạng hoạt động quản trị kho hàng tại doanh nghiệp nước giải khát cocacola Đà Nẵng.
Ngô Thị Minh Thư, C N.–T (2023) Ra quyết định lựa chọn địa điểm nhà kho thông qua mô hình Fuzzy–Topsis Đà Nẵng
Nguyễn Thị Trà My (2023) KHO VÀ KÊNH PHÂN PHỐI Hà Nội