Ảnh hưởng của môi trường bên trong đến hoạt động quản trị của công ty Coca-Cola...7PHẦN 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tại công ty Coca-Cola[a2] dưới sự tác động của mô
Trang 1ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
PHẦN 1: Lý thuyết về môi trường quản trị 4
1.1 Khái niệm về môi trường quản trị và môi trường bên trong doanh nghiệp 4
1.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 4
PHẦN 2:Nghiên cứu môi trường quản trị bên trong của công ty Coca-Cola 7
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Coca-Cola 7
2.2 Ảnh hưởng của môi trường bên trong đến hoạt động quản trị của công ty Coca-Cola 7
PHẦN 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tại công ty Coca-Cola[a2] dưới sự tác động của môi trường quản trị bên trong tổ chức 15
3.1 Đánh giá chung về tác động của môi trường quản trị bên trong đến hoạt động quản trị của công ty Coca-Cola 15
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tại công ty Coca-Cola dưới sự tác động của môi trường quản trị bên trong 17
KẾT LUẬN 20
LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt và phức tạp, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần được tổ chức sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp và đạt được kết quả tối ưu Đối với công ty Coca Cola muốn khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế thị trường nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự tác động qua lại của ác quy luật kinh tế Để phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh khắc nghiệt để là sự lựa chọn tốt nhất đối với người dùng thì Coca Cola đã và đang nghiên cứu kỹ môi trường bên trong của doanh nghiệp Để có những kế hoạch chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn định hướng cho sự nghiệp phát triển của công ty.Qua bài thảo luận dưới đây, chúng em sẽ tìm hiểu và phân tích các yếu tố môi trường bên trong của Công ty Coca Cola.
Trang 4NỘI DUNGPHẦN 1: Lý thuyết về môi trường quản trị.
1.1 Khái niệm về môi trường quản trị và môi trường bên trong doanh nghiệp ❖ Môi trường quản trị
- Môi trường quản trị chỉ các định chế hay lực lượng bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị của tổ chức
- Theo Robbins, nhà quản trị chỉ có ảnh hưởng giới hạn đến kết quả hoạt động của tổ chức vì tổ chức có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của tổ chức mà nhà quản trị không thể kiểm soát, khống chế được nó Chúng là các yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức
- Các yếu tố của môi trường quản trị luôn luôn vận động, tương tác lẫn nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động quản trị 1 tổ chức.
❖ Môi trường bên trong doanh nghiệp
- Môi trường bên trong tổ chức (nội bộ) gồm các yếu tố và điều kiện bên trong tổ chức như: nguồn tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức
1.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 1.2.1 Nguồn tài chính.
Nguồn lực tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động quản trị Tất cả các hoạt động và quyết định quản trị đều phải có nguồn tài chính để thực hiện Nguồn tài chính đầy đủ, dồi dào sẽ tạo thuận lợi cho việc ra quyết định và triển khai các hoạt động của tổ chức, và ngược lại sẽ gặp khó khăn, nhất là đối với doanh nghiệp, nếu thiếu không có nguồn lực tài chính mạnh sẽ khó triển khai hiệu quả hoạt động kinh doanh, thậm chí thua lỗ, phá sản Nguồn tài chính có đầy đủ, dồi dào hay không phụ thuộc chủ yếu vào năng lực thao và duy trì nguồn cung cấp vốn, vào khả năng sử dụng hiệu quả đồng vốn.
1.2.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ.
Các quyết định quản trị và triển khai các hoạt động của nhà quản trị phải dựa trên cơ sở cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện có, phải đảm bảo nhận thức đầy đủ và khai thác tiềm năng của cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ hiện có và có thể huy động Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ yếu kém, lạc hậu sẽ khó khăn cho việc triển khai các hoạt động kinh doanh và quản trị Để thuận lợi cho các hoạt động quản trị, nhà quản trị cần có chiến lược và triển khai chiến lược phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ phù hợp với chiến lược kinh doanh phát triển của tổ chức.
Trang 51.2.3 Nguồn nhân lực.
Trong các nguồn lực của tổ chức thì quan trọng nhất là nguồn nhân lực và thực chất quản trị là quản trị con người Nhà quản trị cần nhận thức đầy đủ tiềm năng, thế mạnh của con người trong tổ chức, biệt tạo điều kiện, môi trường và động lực để khai thác triệt để và phát triển các tiềm năng, thế mạnh đó Khác với các nguồn lực khác, để thu hút và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, nhà quản trị coi trọng việc xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức, tạo những nét đặc trưng, thế mạnh cho tổ chức trong hoạt động và quản trị Lý luận và thực tiễn đã khẳng định nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự thành bại của một tổ chức Do đó, để quản trị tổ chức thành công, nhà quản trị phải biết cách tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức.
1.2.4 Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức do nhà quản trị xây dựng nên, song đến lượt nó, cơ cấu tổ chức lại tác động đến hoạt động quản trị tổ chức Cơ cấu tổ chức hay cấu trúc tổ chức của một tổ chức được thiết kế như một hệ thống có mục tiêu, nguyên tắc và có cơ chế vận hành nhất định Hoạt động quản trị tổ chức phải định hướng đến thực hiện mục tiêu và tuân thủ các nguyên tắc và cơ chế vận hành của hệ thống mới đảm bảo sự thành công Song cơ cấu tổ chức không phải là một hệ thống “đóng”, cố định, bất biến mà còn là hệ thống "mở" có thể thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với môi trường thường xuyên biến động, mà nhà quản trị chính là chủ thể của sự thay đổi, điều chỉnh này Cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ đảm bảo hệ thống quản trị vận hành thuận lợi , hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu của tổ chức và ngược lại.
1.2.5 Văn hóa tổ chức.
Văn hóa tổ chức được xem là nền tảng của hệ thống tổ chức thứ hai Văn hóa tổ chức quy định triết lý, các giá trị và chuẩn mực ứng xử mà mọi thành viên trong tổ chức phải tuân thủ Văn hóa tổ chức được xây dựng tốt, tạo được những nét đặc trưng, phát huy được các giá trị cốt lõi sẽ tạo nên sự cố kết vững chắc, tạo nên sức cạnh tranh đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động, nhà quản trị doanh nghiệp phải nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp thông qua các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp xây dựng mục tiêu, chiến lược, kế hoạch, chính sách của doanh nghiệp, đảm bảo khai thác và sử dụng hữu hiệu Mặt khác, nhà quản trị phải thường xuyên hoàn thiện, tạo dựng, duy trì và phát triển các yếu tố thuộc năng lực cốt lõi, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của nó và khắc phục những điểm yếu Trong các
Trang 6yếu tố đó, nguồn nhân lực không chỉ là yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh mà còn là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh, đến sự tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp .
Ngoài các yếu tố môi trường trên đây, vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu, có tác động mạnh mẽ đến tất cả các hoạt động, lĩnh vực của các quốc gia Các tổ chức, các doanh nghiệp do đó không chỉ chịu tác động của các yếu tố môi trường trong nước mà còn cả các yếu tố của môi trường toàn cầu, chẳng bao gồm các định chế của khu vực và toàn cầu, sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phát triển của các hình thức Tới về tổ chức và kinh doanh, môi trường đa văn hóa Môi trường toàn cầu có đặc điểm mà nhà quản trị cần lưu ý trong quá trình quản trị, đó là:
- Hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế thế giới có xu hướng ngày càng phổ biến, tăng nhanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu dẫn đến việc tăng nhanh các hoạt động thương mại, đầu tư và hợp tác.
- Xuất hiện các hiệp ước và liên minh kinh tế của các nước trong khu vực và toàn cầu với các định chế về thương mại và đầu tư có thể tạo thời cơ và những thách thức cho doanh nghiệp.
- Sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia với tiềm lực lớn, quy mô hoạt động rộng gây nên những áp lực cạnh tranh mạnh mẽ.
- Các tiến bộ khoa học công nghệ ngày càng tăng cùng với tiến độ chuyển giao và ứng dụng ngày càng nhanh nhờ sự bùng nổ của công nghệ thông tin cũng là những yếu tố tạo cơ hội và cả rủi ro cho các doanh nghiệp.
- Sự phát triển của các hình thức tổ chức mới, hình thức thương mại hiện đại, cùng với sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử đã làm thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm trong kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
- Kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập người dân ngày càng tăng đã dẫn đến sự thay đổi trong nhu cầu, cơ cấu nhu cầu và thị hiếu, hành vi mua sắm của người tiêu dùng toàn cầu, cùng với đó cũng thay đổi những nét văn hóa trong tiêu dùng, mua sắm Do đó trong xây dựng chiến lược, kế hoạch và tổ chức các hoạt động doanh nghiệp cần phải tính đến đầy đủ các yếu tố trên, phải coi sân chơi của doanh nghiệp là “toàn cầu”, phải tính toán, dự báo đầy đủ, chính xác, kịp thời những cơ hội và thách thức từ sân chơi này Hội nhập cũng dẫn đến nhà quản trị có thể phải làm việc trong môi trường đa văn hóa của những người lao động đến từ các vùng miền, quốc gia khác nhau Các nhà quản trị cần phải có những điều chỉnh thích hợp
Trang 7trong quản trị nhân lực, trong xây dựng văn hóa và bầu không khi làm việc, tinh thần doanh nghiệp trong môi trường đa văn hóa
PHẦN 2:Nghiên cứu môi trường quản trị bên trong của công ty Coca-Cola.
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Coca-Cola.
Khi nhắc đến thị trường kinh doanh thương mại nói chung và thị trường nước giải khát nói riêng, không ai là không biết đến thương hiệu nước giải khát số 1 Coca Cola và thành công xuất sắc của doanh nghiệp quốc tế này Ngày nay, Coca-Cola được biết đến như là tên thương hiệu nổi tiếng trên toàn quốc tế, xuất hiện tại hơn 200 vương quốc với trên 3500 thương hiệu khác nhau Với mạng lưới phủ khắp toàn thế giới, tập đoàn lớn nước giải khát này ngày càng xác định được chỗ đứng của mình trên toàn quốc tế, Không chỉ được biết đến về những mẫu sản phẩm, Coca-Cola còn là nhà hỗ trợ vốn cho những hoạt động giải trí hội đồng, cam kết mang lại những điều tốt nhất cho người mua trên những thị trường mà nó xuất hiện.
2.2 Ảnh hưởng của môi trường bên trong đến hoạt động quản trị của công ty Coca-Cola.
2.2.1 Nguồn tài chính
Xuất hiện tại Việt Nam dưới hình thức liên doanh nhưng Coca Cola lần lượt loại bỏ từng đối tác của mình để trở thành công ty 100% vốn nước ngoài.
Liên doanh để thâm nhập.
Liên doanh với nước ngoài là xu thế tất yếu Đó là nhận định của hầu hết các chuyên gia về xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam khi nước ta mở cửa thị trường Trong thời gian đầu mở cửa, các đối tác nước ngoài thường “dựa” vào doanh nghiệp trong nước để nhờ giải quyết thủ tục hành chính, giấy tờ Rất ít các trường hợp liên doanh thật sự mà đối tác tìm thấy “sức mạnh nội lực” của doanh nghiệp Việt Nam.
Coca Cola là một trong những trường hợp điển hình cho việc liên doanh với doanh nghiệp khi mới thâm nhập thị trường Việt Nam.
Coca Cola thành lập liên doanh
Trang 8Coca Cola bắt đầu biết đến tại Việt Nam từ năm 1960, tuy nhiên phải 30 năm sau, năm 1994 mới bắt đầu chính thức kinh doanh Coca Cola hiện được biết đến là công ty 100% vốn nước ngoài Tuy nhiên, trước đó, công ty này đã trải qua một thời kỳ dài liên doanh, liên kết với các đối tác Việt Nam.
Tháng 8/1995, liên doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và Công ty Nông nghiệp và Thực phẩm Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.
Chỉ 3 năm sau, vào tháng 1/1998, thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Coca-Cola Non Nước Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng.
Tháng 10/1998, Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các công ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài Các liên doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam Tháng 3 đến tháng 8/1999, liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình thức sở hữu tương tự.
Doanh nghiệp Việt Nam thoái vốn khỏi liên doanh
Số liệu của Cục Thuế TPHCM cho biết, Coca-Cola lỗ dài dài kể từ khi chính thức hoạt động tại Việt Nam đến nay Điều này khiến cho việc liên doanh nằm trong tình trạng không có lời suốt nhiều năm và bên đối tác Việt Nam đành trao quyền lại cho phía nước ngoài Với việc lỗ triền miên, Coca-Cola dần dần loại bỏ từng đối tác Việt Nam để trở thành công ty 100% vốn nước ngoài.
Đối tác đầu tiên phải rút lui là Vinafimex Nhiều thông tin cho thấy Vinafimex đã bán 30% cổ phần của mình tại Coca-Cola cho Coca-Cola với giá 2 triệu USD.
Năm 2001, Nhà máy Coca-cola Ngọc Hồi, Nhà máy Coca-cola Chương Dương (Hà Nội) và Nhà máy Coca-cola Non Nước (Đà Nẵng) đã được Bộ Công nghiệp cho phép sáp nhập Như vậy, một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nước ngọt lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 350 triệu USD đã ra mắt.
Vốn đầu tư hiện có của 3 nhà máy trên lần lượt là 151 triệu USD, 182,5 triệu USD và 25 triệu USD Sau khi mua hết phần vốn góp của liên doanh trong nước,
Trang 9tại thời điểm đó 3 nhà máy có tổng công suất gần 400 triệu lít Coca-cola/năm này đều là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Sau đó, theo Công văn 2129 của Bộ Công nghiệp, Bộ này đã đồng ý về nguyên tắc sáp nhập 3 doanh nghiệp của tập đoàn Coca-cola tại Việt Nam.
Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam nhìn nhận, trước đây Coca-Cola đã từng lập liên doanh nước giải khát với Chương Dương Thua lỗ kéo dài khiến đối tác Việt Nam phải nhượng lại phần vốn.
2.2.2 Cơ sở vật chất , kỹ thuật, công nghệ.
Cơ sở hạ tầng và hệ thống dây chuyền sản xuất mới tại 3 nhà máy Việt Nam giúp công ty tiết kiệm 10% mức tiêu thụ điện, 20% lượng nước tiêu thụ.
Theo ông Irial Finan - Phó chủ tịch Điều hành Tập đoàn Coca-Cola, việc tăng cường đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với tiêu chí tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đang trở thành xu thế chung trong định hướng phát triển bền vững của nhiều doanh nghiệp Không nằm ngoài định hướng đó, Coca-Cola cũng xem vấn đề môi trường là yếu tố tiên quyết khi đầu tư mở rộng hạ tầng sản xuất tại Việt Nam.
Chiến lược phát triển bền vững gắn liền với môi trường của Coca-Cola Việt Nam đã bắt đầu ngay từ những năm đầu thành lập, được đẩy mạnh khi tập đoàn cam kết tăng vốn thêm 300 triệu USD vào Việt Nam Với nguồn tiền này, công ty đã mạnh dạn đầu tư vào việc phát triển các cơ sở hạ tầng và hệ thống dây chuyền sản xuất mới cho ba nhà máy tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM
"Những dây chuyền này không chỉ ứng dụng công nghệ tân tiến nhất mà còn là công nghệ thân thiện môi trường nhất, giúp chúng tôi tiết kiệm 10% lượng tiêu thụ điện, 15% lượng hơi nước và 20% lượng nước tiêu thụ", ông Irial Finan chia sẻ
Sự đầu tư này là phù hợp với những cam kết của Coca-Cola về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, vốn là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của doanh nghiệp nhiều năm nay.
Trang 10Tại Coca-Cola VN, mỗi sự đầu tư cải tiến đều là một bước tính toán sâu cho môi trường Khi áp dụng công nghệ màng lọc sinh học mới MBR (Membrane Bio Reactor), Coca-Cola VN tính toán cho việc tăng hiệu quả xử lý và nâng cao chất lượng nước thải khi trả chúng về tự nhiên Nguồn nước này đang được tái sử dụng để tưới tiêu, trồng cây, nuôi cá tại các nhà máy.
Còn các dự án tối ưu hóa quy trình vệ sinh súc rửa thiết bị, súc rửa chai, tái sử dụng nước RO, hệ thống thu nước mưa Coca-Cola VN giúp giảm thiểu lượng nước ngầm khai thác hàng năm cho sản xuất Các cải tiến này giúp cả 3 nhà máy tiết kiệm từ 3-5% lượng nước sử dụng Riêng tại nhà máy Thủ Đức (TP HCM), lượng nước cần để sản xuất ra một lít nước giải khát đã giảm 6%, mức giảm đáng kể đối với doanh nghiệp kinh doanh 100% sản phẩm có nước là thành phần chủ yếu.
Việc dùng nguyên liệu sạch CNG (khí nén tự nhiên) và nguyên liệu Biomass (nguyên liệu tái tạo) để thay thế dầu nhiên liệu FO cũng là một bước đi thể hiện quyết tâm của doanh nghiệp trong việc thực hiện cam kết tăng trưởng hoạt động kinh doanh, không phải tăng lượng carbon Nhiều chuyên gia môi trường từng nhận định CNG là nguồn nhiên liệu của tương lai nhằm giảm thiểu khí thải nhà kính, các khí độc như NO2, CO…, hầu như không phát sinh bụi Công ty còn chú ý đến từng chi tiết nhỏ như các xe nâng và phương tiện vận chuyển của công ty luôn hạn chế vận chuyển giờ cao điểm, bảo dưỡng xe và bảo đảm thông số khói thải theo yêu cầu ở mức cao nhất để mang đến sự trong lành nhất có thể cho môi trường tự nhiên quanh nhà máy.
Những cung đường dẫn vào nhà máy Coca-Cola đều được phủ xanh, giảm thiểu mùi hôi, hạn chế tiếng ồn nhằm tạo nên môi trường sống tốt cho cư dân lân cận nhà máy Rác thải được thu gom vào các thùng chứa quy định để tránh mùi hôi và nước rỉ rác Công ty còn dành các kho có diện tích lớn để lưu trữ chất thải nguy hiểm và xử lý định kỳ hàng tháng.
Những khu vực có tiếng ồn lớn như máy thổi khí, máy phát điện, máy nén khí, nồi hơi… luôn có phòng cách âm và tường kín bao quanh Vào giờ cao điểm, những hàng xe tải tấp nập ra vào nhà máy, nhưng tuyệt nhiên không có một tiếng còi, thậm chí, còi hơi còn bị cấm tuyệt đối trong khu vực sản xuất nhằm giúp cư dân lân cận nhà máy có cuộc sống yên bình.
Trang 11Những nỗ lực trong tiết kiệm năng lượng và nước, giảm tiếng ồn, nước thải, khí thải… đã giúp Coca-Cola đạt chứng nhận LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) cho nhà máy tại TP HCM vào năm 2014 Hai nhà máy tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng đều đang được đầu tư nâng cấp thêm nữa về cơ sở hạ tầng để hướng đến tiêu chuẩn LEED
Mới đây người dân quận Thủ Đức (TP HCM) đã được uống nước sạch thoải mái từ hệ thống lọc nước hiện đại, vận hành bằng năng lượng mặt trời tại EkoCenter Mô hình này do Coca-Cola xây dựng như một trung tâm hỗ trợ cộng đồng, nơi người dân địa phương có thể tiếp cận nước uống tinh khiết, năng lượng mặt trời, Internet không dây.
Ngoài ra, còn có hơn 50.000 người dân trên 7 tỉnh thành trong cả nước đã có nguồn nước sạch để sử dụng hàng ngày nhờ chương trình "Nước sạch cho cộng đồng" do Coca-Cola phối hợp cùng chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ thực hiện trong suốt 10 năm qua Khu Tràm Chim đầy sức sống cũng là thành quả từ dự án "Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng" mà Coca-Cola theo đuổi 8 năm nay.
2.2.3 Nguồn nhân lực
Vốn con người hay vốn nhân lực là nguồn của các thói quen, kiến thức, thuộc tính xã hội và tính cách (bao gồm cả sự sáng tạo) thể hiện ở khả năng thực hiện lao động để tạo ra giá trị kinh tế Cocacola đã tiếp cận thị trường Việt đóng nhận và ủng hộ mạnh mẽ cuối năm 2018, Coca-Cola có 99% nhân viên là người Việt, trong tổng số khoảng 4.000 nhân viên tại Việt Nam Mỗi năm, doanh nghiệp đầu tư hơn 1,4 triệu USD (tương đương hơn 30 tỉ đồng) cho các hoạt động tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực trong nước Đây cũng chính là cam kết mà Coca-Cola thực hiện trong quá trình phát triển của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thành công trong mọi hoạt động, những năm qua, Coca-Cola luôn đẩy mạnh hoạt động thu hút nhân sự tài năng Để phát triển một đội ngũ quản trị viên quốc tế, công ty quản trị nguồn nhân lực phải giải quyết các vấn đề chủ chốt liên quan đến quản trị viên đa quốc gia( một quản trị viên đa quốc gia là công dân của một quốc gia này nhưng đang làm việc trong một chi nhánh của công ty nước ngoài) Công ty tập trung vào việc tuyển dụng những ứng viên có năng lực tốt nhất và nói rõ với họ rằng họ mong