Chợ giúp truyền bá văn hoá và du nhập những điều mới trong đời sống và đưa những người lao động trong xã hội phong kiến bước qua những bờ tre xanh bao phủ và làng xóm chật chội về mọi bề
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ THỊ THU HẰNG
MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN
MIỀN ĐÔNG CAO BẰNG TRƯỚC NĂM 1945
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ THỊ THU HẰNG
MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN
MIỀN ĐÔNG CAO BẰNG TRƯỚC NĂM 1945
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi hoàn toàn chắc chắn đây là công trình khoa học của cá nhân mình và các nội dung trong luận văn là của cá nhân mình làm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của PGS.TS Đàm Thị Uyên Tư liệu trong luận văn này là chính xác và có nguồn, xuất xứ cụ thể Các nội dung khoa học của luận văn không được xuất bản trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào Tôi xin chịu trách nhiệm đối với tính chính xác và nội dung của luận văn
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2023
Tác giả Ngô Thi Thu Hằng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã có được những giúp đỡ tận tình của các tổ chức và cá nhân Lời tiếp theo, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đối với quý thầy cô bộ môn Lịch sử và khoa Sau đại học của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã quan tâm giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình cả quá trình tôi học và thực hiện luận văn Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PSG.TS Đàm Thị Uyên, giảng viên tận tình chỉ dẫn và hỗ trợ học tập đã quan tâm giúp
đỡ tôi và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong cả quá trình tôi học tập và thực hiện luận văn này Nhân đây, tôi cũng xin tỏ lời cảm ơn tới những cá nhân; với lãnh đạo và các sở ngành tỉnh Cao Bằng và huyện Trùng Khánh, Quảng Hoà và Hạ Lạng của tỉnh Cao Bằng vì đã tạo thuận lợi và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn Cuối cùng, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đối với gia đình, bạn
bè cùng đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn Mặc dù đã rất nỗ lực suốt quá trình thực hiện song luận văn không tránh được những sai sót Tác giả mong muốn nhận được những góp ý của quý thầy cô cùng cộng sự
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2023
Tác giả
Ngô Thị Thu Hằng
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng iv
MỞ ĐẦU iv
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 9
5 Đóng góp của đề tài 10
6 Cấu trúc của luận văn 10
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ MIỀN ĐÔNG CAO BẰNG 11
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 11
1.1.1 Vị trí địa lý 11
1.1.2 Điều kiện tự nhiên 13
1.2 Khái quát lịch sử hành chính miền Đông Cao Bằng trước năm 1945 18
1.3 Các thành phần dân tộc 22
1.4 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của miền Đông Cao Bằng trước 1945 27
Tiểu kết chương 1 33
Chương 2: MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔNỞ MIỀN ĐÔNG CAO BẰNG TRƯỚC NĂM 1945 34
2.1 Những quan niệm về chợ và chợ nông thôn 34
2.1.1 Những quan niệm về chợ 34
2.1.2 Quan niệm về chợ nông thôn 35
2.2 Khái quát mạng lưới chợ miền Đông Cao Bằng 39
2.3 Địa điểm và thời gian họp chợ 45
Trang 62.4 Hoạt động mua bán ở chợ 47
2.4.1 Thành phần mua bán 47
2.4.2 Phương thức mua bán 49
2.4.3 Các loại mặt hàng trao đổi ở chợ 50
2.4.4 Giao lưu qua biên giới Việt -Trung 63
Tiểu kết chương 2 65
Chương 3: VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔNĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG 67
3.1 Vai trò của mạng lưới chợ nông thôn đối với kinh tế, xã hội 67
3.1.1 Chợ nông thôn - nhân tố thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa 67
3.1.2 Chợ nông thôn - nhân tố củng cố mối liên hệ giữa các dân tộc 68
3.2 Chợ nông thôn - Thể hiện văn hóa các dân tộc 71
3.2.1 Chợ đáp ứng nhu cầu giao tiếp, cập nhật thông tin và giải trí của người đi chợ 72
3.2.2 Chợ - nơi thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mỗi tộc người 73
3.2.3 Chợ - nơi văn hóa ẩm thực được thể hiện 75
3.2.4 Các hình thức sinh hoạt văn hóa ở chợ 76
3.2.5 Chợ nơi tuyên truyền, giác ngộ quần chúng 87
3.3 Những hạn chế trong hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn miền Đông Cao Bằng 88
Tiểu kết chương 3 92
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê dân số theo thành phần dân tộcmiền Đông Cao Bằng (2019) 23Bảng 2.1: Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Đông Cao Bằng trước năm 1945 45Bảng 2.2: Thời gian họp chợ trước 1945 (Theo lịch âm) 46
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chợ đối với văn hoá của người Việt là nơi sinh hoạt giao lưu không thể thiếu Ở đâu có người dân thì nơi ấy có chợ: chợ nông thôn, chợ miền núi, chợ đồng bằng và chợ thành phố Chợ hình thành không những giúp thúc đẩy thương mại còn là đầu mối, nơi giao lưu văn hoá của mỗi vùng miền và dân tộc Miền Đông Cao Bằng là một địa phương cổ có tài nguyên tự nhiên đa dạng, đặc biệt là tài nguyên rừng, nằm tại khu vực thuận tiện cho sự giao thương Việt - Trung cho nên chợ đã ra đời với tư cách là chợ nông thôn Chợ
cổ tại miền Đông là một phần cơ bản hình thành hệ thống lưu thông hàng hoá
và kích thích tăng trưởng kinh tế, đồng thời là hệ thống giao dịch buôn bán để đáp ứng nhu cầu của người dân và thúc đẩy giao lưu văn hoá bản địa Chợ là nơi tập trung của hàng hoá nông nghiệp - thực phẩm, để phục vụ người dân Cũng tương tự với những chợ quê tại Miền Đông Cao Bằng chợ không những
là nơi mua bán sản vật, hàng hoá mà còn là nơi giao tiếp xã hội và nơi trao đổi thông tin nhanh nhạy Chợ giúp truyền bá văn hoá và du nhập những điều mới trong đời sống và đưa những người lao động trong xã hội phong kiến bước qua những bờ tre xanh bao phủ và làng xóm chật chội về mọi bề và hướng về các miền nước khoáng đại mới
Chợ miền Đông Cao Băng không chỉ là nơi giao lưu, buôn bán, lưu thang hàng hóa Mà nơi đây còn nơi giao lưu ,gặp gỡ, trau dồi tình cảm của người dân miền núi Chính vị vậy, chợ không chỉ đóng vai trò là tâm kinh tế còn còn là trung tâm văn hóa, xã hội của Cao Bằng trường năm 1945
Đến nay việc nghiên cứu một cách có hệ thống cụ thể về các loại hình chợ
ở Phía Đông Cao Bằng trước năm 1945 vẫn còn là khoảng trống Với những lý
do trên, chúng tôi chọn đề tài “ Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Đông Cao Bằng trước năm 1945 ” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
Trang 92 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những nghiên cứu về chợ nói chung đã được các tác giả đề cập trong các bài viết và công trình nghiên cứu Có thể kể đến: Cuối thế kỷ XVII, trong bối cảnh mở rộng giao thương, rất nhiều thương nhân, giáo sỹ nước ngoài đã đến Việt Nam, cùng với đó họ cũng cho rất đời 1 số tác phẩm nghiên cứu về làng
xã, trong đó có một số nội dung nói đến chợ
Luận án tiến sĩ: “La Présence Financière et Economique Francaise en Indochine: Sự hiện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương từ năm 1858 đến năm 1939” của tác giả Jean - Pierre Aumiphin(1981) được GS Đinh Xuân Lâm biên dịch năm 1994 Đã trình bày về các vấn đề cơ bản của kinh tế Đông Dương dưới thời thuộc Pháp như sự lưu thông tiền tệ, vai trò của ngân hàng Đông Dương, sự đầu tư và phân bố tài chính của tư bản tư nhân Pháp và nhà nước tư bản Pháp, sự phát triển của kinh tế hiện đại ở Đông Dương và sự tác động của khu vực kinh tế hiện đại đó với kinh tế - xã hội trong thời gian trên Theo tác giả, hoạt động thương nghiệp tại Việt Nam chủ yếu tập trung trong tay người Hoa, người Việt Những đánh giá của Jean - Pierre Aumiphin về hoạt động thương nghiệp tại Việt Nam thông qua hoạt động của hệ thống chợ truyền thống là nguồn tài liệu có giá trị trong quá trình nghiên cứu đầy đủ về sự thành lập, mở rộng chợ ở Việt Nam về sau
John Barrow (2008), Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792-1793),
dịch giả Nguyễn Thừa Hỷ, Nxb Thế giới ấn hành Cuốn sách được chuyển ngữ thành ba chương riêng tại xứ Đàng Trong-Nam Hà thuộc bộ di ký-du khảo, do John Barrow viết nhân chuyến du hành sang Trung Hoa và có ghi tại biển Đà Nẵng xứ Nam Hà (Đàng Trong) vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX Ông
đã mô tả và ghi chép những điều ông nhìn thấy, bên cạnh đó ông cũng phân tích và tập hợp các tư liệu liên quan nhằm có các nghiên cứu của riêng mình về tài chính - thương mại - lịch sử - văn hoá tại khu vực này Trong chương cuối của cuốn sách, Barrow đã dành trọn vẹn dung lượng nhằm phân tích các ích lợi
Trang 10lớn lao từ giao thương mua bán với xứ Nam Hà, giúp làm gia tăng ảnh hưởng của Anh và cạnh tranh trực tiếp với người Pháp, theo đó chợ được đề cập qua tác phẩm này là mô tả một số hoạt động trao đổi hàng hóa Qua hoạt động trao đổi hàng hóa được nêu trong tác phẩm này, chứng tỏ chợ truyền thống lúc bấy giờ vẫn tiếp tục trao đổi mua bán, mặc dù tình hình chính trị, quân sự có nhiều phức tạp.Những hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa được nêu trong tác phẩm này là cơ sở quan trọng đối với nghiên cứu về chợ ở Việt Nam lúc bấy giờ và sau này
Litana (2014), Xứ đàng trong, lịch sử kinh tế-xã hội Việt Nam thế kỷ 17-
18, Nguyễn Nghị dịch, Nxb Trẻ phát hành Cuốn sách Xứ Đàng Trong Lịch Sử Kinh Tế Xã Hội Việt Nam Thế kỉ 17 - 18 là tác phẩm viết về lịch sử ra đời và phát triển cũng giống như thăng trầm của xứ Đàng Trong dưới triều các chúa Nguyễn Sách phản ánh những vấn đề kinh tế, thương mại, giáo dục, văn hoá của một khu vực mới đang dần chuyển mình trở thành một trung tâm buôn bán của vùng với chính sách thúc đẩy buôn bán của các chúa Nguyễn, tác giả đã mô
tả hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa của chính quyền chúa Nguyễn đối với các quốc gia Á, Âu ở thương cảng Hội An, Cù Lao Phố Tư liệu trong sách rất đa dạng, có giá trị to lớn và dài hạn, đặc biệt một số tư liệu có thể thay đổi nhận thức Ví dụ như ngày xưa, phần lớn người Việt sống vào thời kỳ phong kiến nhà vua rất "ức thương" và Việt Nam không có văn hoá kinh doanh nên không giỏi kinh doanh hoặc kinh doanh tồi Nhưng với cuốn sách trên thì bạn đọc sẽ có góc nhìn nhận ngược lại Chợ là một trong vài chi tiết ít thấy nói trong sách về chợ quê tại Quảng Nam, Huế, tuy nhiên đó là tư liệu có giá trị để tìm hiểu văn hoá chợ quê Việt Nam nói chung
Kirstenw Endres (2014), “Kinh doanh quy mô nhỏ, chuyển đổi đô thị và
Hồng Nhị và Nguyễn Thùy Trang dịch, Trần Hồng Hạnh hiệu đính, Tạp chí Dân tộc học số 3(186), tr.4-15 Bài viết này của tác giả Kirstenw.Endres đã
Trang 11khái quát tiến trình hình thành và phát triển chợ truyền thống ở Việt Nam qua nhiều nguồn tư liệu có giá trị Ngoài ra, tác giả còn so sánh nét tương đồng và khác biệt của chợ truyền thống của Việt Nam và một số quốc gia như Ấn Độ Tác giả đã đi sâu phân tích các loại hình chợ truyền thống của Việt Nam đương đại ở miền Bắc như chợ cóc, chợ quê, chợ xây dựng kiên cố hiện đại, Qua nghiên cứu, tác giả Kirstenw.Endres đã nêu lên vấn đề cơ cấu không gian mua sắm của chợ truyền thống với nhiều bất cập từ góc độ quản lý Nhà nước Đồng thời, tác giả Kirstenw.Endres phản ánh, đánh giá không gian quy hoạch đô thị với chợ truyền thống ẩn chứa nhiều bất cập cần khắc phục
Caroline Grillot (2014), Làm kinh doanh không dễ: “Những thay đổi thất thường của buôn bán ở vùng biên giới theo cách nhìn của người bán buôn Trung Quốc”, do Nguyễn Văn Thắng dịch, Trần Hồng Hạnh hiệu đính, Tạp chí Dân tộc học số 3, tr.16-25 Tác giả Caroline Grillot nghiên cứu hoạt động buôn bán không ngừng ngơi nghỉ và thu hút hàng nghìn doanh nghiệp kinh doanh qua cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc Trong đó, tác giả chú trọng vào kinh nghiệm hợp tác buôn bán của thương gia Trung Quốc đối với Việt Nam ở chợ cửa khẩu Móng Cái Qua bài viết này, tác giả đã điền dã nghiên cứu hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa giữa thương nhân người Trung Quốc và người Việt qua chợ cửa khẩu Móng Cái rất tỉ mỉ, chi tiết Đồng thời, tác giả Caroline Grillot đã phân tích các yếu tố cấu thành hoạt động trao đổi hàng hóa của chợ ở Móng Cái nói chung và chợ cửa khẩu nói riêng
Christine Bonnin (2014), trong bài “Những trao đổi địa phương và buôn bán trâu tại chợ ở vùng cao Việt Nam (tỉnh Lào Cai)”, dịch giả Nguyễn Văn Thắng, hiệu đính Trần Hồng Hạnh, Tạp chí Dân tộc học số 3, tr.72-83 đã nghiên cứu hoạt động buôn bán chuyên doanh của chợ truyền thống ở Việt Nam là chợ trâu tỉnh Lào Cai Bài viết này là một phần được trích từ luận án tiến sĩ của tác giả: Sự phát triển chợ và sinh kế buôn bán của người H’mông ở tỉnh Lào Cai Tác giả đã phân tích, trâu giữ vai trò và ý nghĩa đối với người dân
Trang 12H’mông trong sử dụng sức kéo sản xuất nông nghiệp, thực phẩm, lễ hội, Vì vậy, trâu trở thành hàng hóa trao đổi ở chợ nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh kế của người dân địa phương Trong đó, tác giả phân loại quy mô buôn bán trâu ở chợ khá cụ thể với cấp độ gia đình, các thương lái, thương lái đa chợ,
Ở trong nước, chợ nói chung, chợ nông thôn nói riêng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở những mức độ khác nhau
Những công trình văn hóa nghiên cứu về làng xã của các nhà nghiên cứu
có thể khai thác rất nhiều thông tin giúp cho tác giả luận văn tham khảo trong nghiên cứu về chợ và mạng lưới chợ miền Đông Cao Bằng Chẳng hạn như các tác phẩm “Kinh tế làng xã Việt Nam” của Vũ Quốc Thúc; “Cơ cấu tổ chức của
tranh kinh tế xã hội Việt Nam Hay cuốn“Một số vấn đề về làng xã Việt Nam” của
Nguyễn Quang Ngọc có phân tích kết cấu kinh tế của làng xã Việt, đặc biệt tác giả
có nói đến vấn đề hoạt động buôn bán tại các chợ khi phân tích vấn đề thương nghiệp Tiếp đến là cuốn“Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII -
như hoạt động buôn bán ở các chợ ở khu vực nông thôn đồng bằng Bắc Bộ
Ngoài ra phải nhắc tới tác giả Nguyễn Đức Nghinh, với nhiều bài viết về chợ như “Chợ Chùa ở thế kỉ XVII” (1979) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử,
đăng trên Tạp chí Dân tộc học, số 2-1981 Các tác phẩm trên được tác giả nghiên cứu một cách có hệ thống về những tên chợ, thời gian họp chợ, cấu trúc chợ làng, sự phân bố vị trí các loại hàng hóa trong chợ Từ đó làm rõ vai trò của chợ trong đời sống kinh tế xã hội
Nguyễn Thừa Hỷ trong cuốn “Mạng lưới chợ ở Thăng Long - Hà Nội
Trang 13chỉ các hoạt động buôn bán, các tuyến buôn bán liên vùng và buôn bán với nước ngoài Địa điểm họp chợ thường ở những vị trí thuận tiện cho việc đi lại ở Thăng Long - Kẻ Chợ là bãi đất rộng, cửa thành, cửa sông và hai bên sông Tô Lịch Mặc
dù, nội dung công trình không liên quan trực tiếp tời đề tài, nhưng đã giúp cho tác giả có thêm nhận thức trong quá trình thực hiện luận văn của mình
Tác giả Lê Thị Mai với sách "Chợ quê trong quá trình chuyển đổi" (2004)
đi sâu vào quá trình nghiên cứu cấu trúc xã hội ở chợ quê và bản chất xã hội của hoạt động kinh tế và hành vi ứng xử của chủ thể kinh tế ở chợ quê; nghiên cứu các dạng và kiểu hành vi kinh tế này khác nhau tác động của các nhân tố can thiệp (cấu trúc xã hội, quy chuẩn và thế chế, hành vi và tâm lí xã hội ) và quá trình hình thành, sự biến đổi của chợ quê và sự thay đổi hành vi của chủ thể kinh tế ở chợ có ảnh hưởng thế nào đến các cá thể và xã hội
Trần Gia Linh (2008), “Chợ quê Việt Nam”, Nxb Giáo dục ấn hành với
159 trang Trong đó, tác giả đã nghiên cứu hoạt động của chợ quê Việt Nam với các loại hình tiêu biểu chợ đồng bằng, chợ trung du, chợ miền núi và chợ ven biển Mỗi loại chợ theo phân bố địa lý, tác giả đều đưa ra nhận xét Trong tác phẩm này, tác giả nghiên cứu 42 chợ với phạm vi từ Bắc Giang đến Phú Yên Năm 2011, công trình “Chợ Việt” của tác giả Huỳnh Thị Dung do Nxb từ điển Bách khoa ấn hành Trong công trình này, tác giả đã nêu nhiều loại hình hoạt động của chợ Việt như: Chợ tình, chợ phiên, chợ hôm, chợ nổi, chợ tâm linh, Trên cơ sở ghi nhận, đánh giá chợ Việt Nam với bản sắc riêng của cư dân trồng lúa nước, tác giả cho rằng cách sống, cách tiêu thụ hàng hóa của các tầng lớp dân cư trong xã hội ít nhiều có sự khác biệt Hoạt động của chợ Việt không chỉ đơn thuần là trao đổi hàng hóa về vật chất mà còn là sinh hoạt văn hóa tinh thần, là nơi để giao lưu văn hóa
“Chợ truyền thống Việt Nam qua tư liệu văn bia” (2015) của Trịnh Khắc Mạnh do Nxb Khoa học xã hội ấn hànhvới độ dày 716 trang, được xem là công trình nghiên cứu khá toàn diện về chợ ở nước ta hiện nay Qua nguồn tư liệu
Trang 14văn bia mà tác giả tiếp cận, hệ thống chợ truyền thống ở miền Bắc được tác giả tái hiện một cách sinh động cho dù lịch sử hình thành, phát triển của các chợ ở nhiều địa phương khác nhau mà tác giả trình bày cách ngày nay nhiều thế kỷ, song, với nguồn tư liệu văn bia có giá trị, giúp cho tác giả luận văn có thêm tư liệu tham khảo trongnghiên cứu chợ ở miền Đông Cao Bằng
Nguyễn Quang Ngọc với sách: "Một số vấn đề về làng xã Việt Nam", Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2009 đã nói đến những vấn đề cơ bản trong cấu trúc kinh tế, đời sống và xã hội của làng xã truyền thống tại Việt Nam, trong
đó phần bàn về kinh tế làng xã ông đã nhấn mạnh về việc mua bán tại những chợ quê như các địa điểm và giờ đi chợ, phân tích hàng hoá trao đổi và buôn bán cùng cách thức kinh doanh tại những chợ ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ
Một số quyển sách khác về làng xã Việt Nam như "Có một vài làng buôn tại Đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII - XIX" (1993) của tác giả Nguyễn Quang Ngọc viết về các làng buôn bán, một dạng làng mới có quãng đời khoảng vài thế kỉ đa số người dân chọn nghề buôn làm nghiệp chủ yếu, cuốn sách đã khái quát đời sống kinh tế xã hội thông qua những giao dịch mua bán tại các chợ khu vực nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ; hay "Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hoá - xã hội" (2001) của tác giả Phan Đại Doãn đã xác định chợ chỉ là thành tố nhỏ trong cấu trúc kinh tế - xã hội nông thôn và chợ có sức sống bền dài đối với cộng đồng dân cư
Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu đã đăng trên những tạp chí khoa học lớn như "Mạng lưới chợ Thăng Long - Hà Nội qua các thế kỷ XVII, XVIII và
tuyến buôn bán cố định và cáctuyến buôn bán trong khu vực và buôn bán với nước ngoài tại Thăng Long từ thế kỉ XVII sang thế kỉ XIX Bài báo "Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Á giữa thế kỷ XIX và năm 1945", của tác giả Nguyễn Văn Khánh trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử xuất bản năm 2009, đã phác hoạ một vài nét cơ bản trong quan hệ thương mại của Việt Nam với các
Trang 15nước Châu Á, đặc biệt là nước Đông Nam Á và Trung Quốc, bao gồm cả trên
bộ và trên mặt biển
Vũ Thị Minh Hương, với bài báo "Chợ gia súc và hoạt động mua bán trâu
bò tại Bắc Kỳ giai đoạn 1919 - 1939", đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử Việt Nam số 1-2001, cũng đã chỉ rõ việc hình thành và tổ chức, hoạt động của các chợ gia súc và những tuyến mua bán gia súc lớn cùng những phương thức chuyên chở gia súc tại Bắc Kỳ dưới chế độ thuộc địa Pháp
Một số luận văn Thạc sĩ của các học viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học
sư phạm - Đại học Thái Nguyên trong những năm gần đây như: “Mạng lưới
Văn Quân (2013), Mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ năm 1954 đến năm 2010 của Phạm Thị Thanh Hảo (2011); “Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (1986 - 2010)” của Đào Minh Thảo (2012); “Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Đông tỉnh Hà Giang trước năm 1945” của Mai Sinh Tuyên; “Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2014)” của Ngô Thị Cẩm Thương; “Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái
quát về mạng lưới chợ nôngthôn ở các tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng cũng như vai trò của chợ trong đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa nơi đây
Như vậy, nghiên cứu “Mạng lưới chợ nông thôn miền Đông Cao Bằng
điều kiện thuận lợi sẵn có đó và mong muốn đóng góp thêm những kiến thức sâu sắc hơn cho chủ đề
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 16Tác giả chọn đề tài “mạng lưới chợ miền Đông Cao Bằng trước năm 1945”
với mong muốn khôi phục lại bức tranh buôn bán tại các chợ, qua đó thấy được bộ mặt kinh tế xã hội vùng Đồng thời đề xuất một số biên pháp nâng cao chất lượng hoạt động cuả hệ thống chợ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân
Từ việc tìm hiểu đặc trưng trong cách thức sinh hoạt của chợ nông thôn miền Đông Cao Bằng trước năm 1945, luận văn muốn chỉ ra những đặc điểm của chợ trong bối cảnh khu vực miền núi có nhiều đổi thay trước 1945, đồng thời chỉ ra được những tác động qua lại giữa hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội của cư dân miền Đông Cao Bằng
Đối tượng nghiên cứu gồm các hoạt động kinh tế, văn hoá, quá trình trao đổi buôn bán, hoạt động thương mại của cư dân miền Đông Cao Bằng trước 1945 Với mục đích trên, tác giả tập trung nghiên cứu mạng lưới chợ nông thôn
ở miền Đông Cao Bằng gồm các chợ huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Phục Hòa, Hạ Lang thuộc miền Đông Cao Bằng (nay là các huyện Trùng Khánh, Quảng Hòa, Hạ Lang)
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chung: Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dư địa chí; sách,
giáo trình: Giáo trình lịch sử Việt Nam, Tên làng xã và địa dư tỉnh Bắc Kỳ
Tư liệu hương ước: Các hương ước làng xã cổ
Tư liệu địa phương: Địa chí Cao Bằng, Cao Bằng thế và lực mới trong thế
kỷ XXI; Huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX; Tư liệu thống kê của tỉnh Cao Bằng
4.2 Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp lịch sử - giúp tác giả tái hiện nguyên nhân ra đời, hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn ở miền Đông Cao Bằng trước năm 1945, phương pháp logic - giúp tác giả xem xét, nghiên
Trang 17cứu, khái quát, lý giải các sự kiện lịch sử Từ phân tích, nhận định để đưa đến kết luận và chỉ rõ quy luật, xu hướng tất yếu và sự phát triển của lịch sử thì phương pháp phân tích lý luận là thu thập thông tin lịch sử trên cơ sở phân tích những thông tin, tư liệu đã có và sử dụng những phương pháp suy luận logic nhằm đưa đến kết luận lịch sử đúng đắn và phương pháp thu thập của ông là sử dụng thông tin đã từng có ở những thời điểm khác nhau cũng với thu thập số liệu qua phỏng vấn và đối chiếu thực tế với sự vật hiện tượng Với những bộ câu hỏi tự xây dựng để đưa ra cho mình những tóm lại có ảnh hưởng nhất
5 Đóng góp của đề tài
Luận văn đã trình bày khá chi tiết và đầy đủ đặc điểm mạng lưới chợ nông thôn tại miền Đông Cao Bằng trước năm 1945 Trên cơ sở đó đưa ra được những đặc điểm căn bản của chợ nông thôn tại vùng Cao Bằng, chợ không chỉ đơn giản là địa điểm xảy ra những giao dịch kinh tế còn chứa đựng trong nó các yếu tố văn hoá và tâm linh hết sức riêng biệt
Từ nội dung phân tích, luận văn bước đầu đưa ra ý nghĩa của mạng lưới chợ nông thôn trong kinh tế, thương mại và văn hoá miền Đông Cao Bằng Nội dung của luận văn cũng là tư liệu tham khảo quan trọng phục vụ cho công tác học và giảng dạy lịch sử dân tộc ở các cấp trung học phổ thông tại Cao Bằng
6 Cấu trúc của luận văn
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung được chia ra thành
3 chương:
Chương 1: Khái quát về miền Đông Cao Bằng
Chương 2: Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Đông Cao Bằng trước năm 1945 Chương 3: Vai trò của mạng lưới chợ nông thôn đối với kinh tế, xã hội và
văn hóa ở miền Đông Cao Bằng
Trang 18Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ MIỀN ĐÔNG CAO BẰNG
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Cao Bằng là một tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp biên giới với Quảng Tây (Trung Quốc) trên đoạn đường dài hơn 333 km Tỉnh này cũng giáp với hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang phía tây, cùng hai tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn phía nam Về diện tích, Cao Bằng có tổng diện tích khoảng 6.703,42 km2
và được xác định trong tọa độ từ vĩ độ 22021'21' đến 23007'12''B và kinh độ từ 105016'15''Đ Theo chiều Bắc - Nam, tỉnh này có chiều dài khoảng 80 km (từ
xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm tới xã Quang Trọng, huyện Thạch An) Theo chiều Đông - Tây thì có chiều dài khoảng 170 km (từ xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang tới xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm)
Phía Bắc và miền Đông giáp tỉnh Quảng Tây nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài hơn 333 km; Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn
và tỉnh Lạng Sơn; Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang Trung tâm tỉnh là Thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường Quốc
lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 130 km theo đường Quốc lộ 4A
“Đại Nam nhất thống chí” chép, tỉnh Cao Bằng: “Đông tây cách nhau 165 dặm, nam bắc cách nhau 115 dặm; phía đông giáp Long Châu phủ Thái Bình nước Thanh 133 dặm, phía tây giáp huyện Cảm Hóa tỉnh Thái Nguyên 32 dặm, phía nam giáp huyện Cảm Hóa và huyện Thất Khê tỉnh Lạng Sơn 60 dặm, phía bắc giáp châu Qui Thuận phủ Trấn Yên nước Thanh 55 dặm, phía đông nam giáp huyện Thất Khê tỉnh Lạng Sơn và châu Hạ Đống nước Thanh 45 dặm, phía tây nam giáp huyện Cảm Hóa tỉnh Thái Nguyên 45 dặm, phía đông bắc giáp châu An Bình thuộc phủ Thái Bình nước Thanh 152 dặm ” [47; tr.465] Cao Bằng là địa phương có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên khoáng sản, danh thắng, nhiều cửa ngõ thông thương với Trung Quốc
Trang 19Khu vực miền Đông Cao Bằng bao gồm các huyện: Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang Phía Đông và Phía Bắc giáp Trung Quốc, Phía Nam giáp Lạng Sơn Mỗi huyện đều có vị trí địa lý khác nhau, tạo ra cho vùng những ưu thế riêng Đây là vùng núi cao có địa hình tương đối hiểm trở, lại nằm xa trung tâm của tỉnh, nhưng nơi đây được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên khoáng sản,
có nhiều danh lam thắng cảnh phát triển du lịch, có đường biên giới dài tiếp giáp với Trung Quốc và nhiều đường mòn dân sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai bên biên giới thường xuyên qua lại giao lưu kinh tế, văn hóa
Theo sách Đại Nam nhất thống chí: “Huyện Quảng Uyên cách phủ 69 dặm về phía Đông, Đông Tây cách nhau 88 dặm, Nam Bắc cách nhau 115 dặm, phía đông đến địa giới Long Châu nước Thanh 74 dặm, phía tây đến địa giới 2 huyện Thạch Lâm và Thạch An 14 dặm, phía nam đến địa giới huyện Thạch
An 51 dặm, phía bắc đến địa giới các huyện Thượng Lang, Hạ Lang và châu Qui Thuận nước Thanh 64 dặm Đời Lý gọi là châu Quảng Nguyên Đời Lê Quang Thuận gọi là châu Lộng Nguyên Cuối đời Hồng Đức mới đổi là Quảng Uyên, phiên thần họ Bế thế tập; đầu đời Gia Long vẫn theo như thế Năm Minh Mệnh thứ 12 đổi đặt thổ tri châu; năm thứ 15 đổi làm huyện; năm thứ 16 đổi đặt lưu quan.Lãnh 5 tổng, 48 xã thôn” [47; tr.467] Năm 1893, tổng Cách Linh được tách ra để thành lập huyện Phục Hòa (cùng với tổng Phục Hòa thuộc châu Thạch An) Huyện Phục Hòa Phía đông giáp huyện Hạ Lang và giáp Quảng Tây, Trung Quốc, Phía tây giáp huyện Hòa An, Phía nam giáp huyện Thạch An, Phía bắc giáp huyện Quảng Uyên
“Huyện Thượng Lang cách phủ Trùng Khánh 81 dặm về phía Đông Bắc, Đông - Tây cách nhau 109 dặm, Nam - Bắc cách nhau 76 dặm; phía Đông đến địa giới huyện Hạ Lang 79 dặm, phía Tây đến địa giới huyện Quảng Uyên 30 dặm, phía Nam đến địa giới huyện Hạ Lang 33 dặm, phía Bắc đến địa giới châu
An Bình nước Thanh 43 dặm” [47; tr.468] Huyện có 4 tổng, 37 xã, thôn Châu Thượng Lang tồn tại đến năm 1948 thì được chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đổi thành huyện Trùng Khánh
Trang 20Cũng theo Đại Nam nhất thống chí “Huyện Hạ Lang: cách phủ 203 dặm
về phía đông bắc; đông tây cách nhau 126 dặm, nam bắc cách nhau 168 dặm, phía đông đến địa giới châu Hạ Lôi nước Thanh 83 dặm, phía tây đến địa giới huyện Quảng Yên 43 dặm, phía nam đến địa giới châu An Bình nước Thanh
105 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Thượng Lang 63 dặm Từ đời Lý về trước là đất châu Tư Lang Thời thuộc Minh là châu Hạ Tư Lang Cuối đời Hồng Đức là châu Hạ Lang, phiên thần họ Bế thế tập; đầu đời Gia Long vẫn theo như thế Năm Minh Mệnh thứ 12 đổi đặt thổ tri châu; năm thứ 15 đổi làm huyện; năm thứ 16 đổi đặt lưu quan do phủ kiêm lý Lãnh 4 tổng, 36 xã thôn.Năm Tự Đức thứ 4, dời phủ lỵ đến huyện Thạch Lâm, huyện Hạ Lang kiêm biện Huyện lỵ ở xã Lệnh Cấm, nay bỏ” [47; tr.468]
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Về địa hình, miền Đông Cao Bằng có độ cao trung bình từ 600-800 m so với mặt nước biển; có cấu trúc địa hình đa dạng, phức tạp, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Các thung lũng bằng phẳng nằm giữa những dãy núi đá đã được tạo ra bởi sự kết hợp của thiên nhiên và sự khai thác của con người qua nhiều thế hệ Những vùng đất này, chẳng hạn như Ngọc Khê, Đình Phong, Chí Viễn, Trung Phúc, Đàm Thủy, Phong Nặm, Lăng Hiếu, Phong Châu, Đức Hồng và Cao Thăng
đã trở thành những cánh đồng và ruộng rau màu mỡ Sự phát triển của các vùng này là kết quả của tuệ trí và công sức khai phá từ các dân tộc trong suốt hàng chục năm qua.Vùng địa hình sát biên giới có độ cao từ 600-1300m so với mặt nước biển Nét đặc trưng của địa hình miền Đông Cao Bằng là:
Thứ nhất, địa hình núi đá vôi, có đặc trưng địa hình karst (Địa hình Karst
là sự vận chuyển của nước trong đá, tạo ra phản ứng hóa học), xen kẽ giữa các dãy núi là thung lũng hẹp
Thứ hai, địa hình núi thấp, thung lũng Giữa các thung lũng bằng phẳng có những ngọn núi đá, núi đất sừng sững, nhấp nhô với nhiều hình dạng, tiêu biểu
là vùng Ngọc Khê (thuộc xã Ngọc Khê) dọc sông Quây Sơn, được dân gian ca ngợi là vùng “Hà lục sơn thủy hữu tình”
Trang 21Đặc điểm địa hình chia cắt hiểm trở, gây khó khăn trong giao thông đi lại Những dãy núi kéo dài theo hướng tây - bắc đông - nam có tác dụng làm chuyển hướng gió trên địa phận Cao Bằng Miền Đông Cao Bằng nổi danh với các ngọn núi đá vôi cao hùng vĩ trải dài theo ranh giới Việt - Trung từ phía Bắc
và Đông Bắc Những ngọn núi đá được mô tả như một lớp tường thành bao bọc,
mở ra một sự tĩnh lặng và hoang dã “Trong phủ đại thế núi liền núi, kể dãy lớn thì có 7 dãy: Ba dãy núi từ châu Quy Thuận nước Thanh chạy đến Tổng Yên Lãng huyện Thượng Lạng một dãy núi từ châu Quy Thuận chạy đến địa giới hai tổng Đăng Châu, Nga Ổ huyện Thượng Lang rồi chạy vào châu Hạ Lôi Một dãy núi từ huyện Thạch Lâm chạy đến tổng Ngưỡng Đồng huyện Quảng Uyên Một dãy núi chạy từ Thạch Lâm đến tổng Vũ Lăng Một dãy núi từ huyện Thạch An chạy đến tổng Lực Nông” [48; tr.671] Trong những dãy núi đó cao nhất là ngọn Giang Mũ, thuộc xã Ngọc Khê, với độ cao trên 873 m Núi miền đông Cao Bằng có hình dáng khác nhau, nhiều ngọn núi được sách “Đại Nam nhất thống chí” miên tả:
- Núi Hoàng: Núi to mà tròn, trên ngọn toả làm đôi, sườn núi có nhiều thứ hoa rừng Tương truyền dưới chân núi ấy có đá ngọc Núi này nổi lên ở địa phận xã Phi Hải huyện Quảng Uyên chạy đến địa phận huyện Trà Lĩnh
- Núi Nội Đàn(Quảng Uyên): Cách huyện Thạch An 2 dặm về phía tây, núi mở bốn mặt, bên trong có một tầng hình như đàn tràng, nên gọi tên là Nội Đàn
- Núi Hoàng Trà (Quảng Uyên): Cách huyện Thạch An 30 dặm về phía đông nam, núi đất, người Thổ trồng chè hắp núi
- Núi Chiêu Sơn: đi về hứng đông nam, ở đây địa hình núi đá, cây cối mọc xum xuê, cách huyện Thượng Lang 2 dặm
- Núi Mô Sơn: Cách huyện Thượng Lang 11 dặm về phía nam, dưới núi
có suối và các khe đổ ra đồng ruộng, nông dân cũng thuận
- Núi Quảng Đô: Cách huyện Thượng Lang 3 dặm về phía bắc, núi khá cao
Trang 22- Núi Thiên Lâm: Cách huyện Hạ Lang 5 dặm về phía đông, thế núi cao vót, rừng rậm mê man, không mấy người đi đến, nên gọi tên là Thiên Lâm (rừng trời)
- Núi Cản: Cách huyện Hạ Lang 17 dặm về phía tây, sản nhiều trúc hoa [47; tr.479]
Ngoài ra còn có núi Bác Cả (Quảng Uyên), Bác Thang (Quảng Uyên) Miền đông Cao Bằng có nhiều hnag động, thác nước nổi tiếng như: động Ngườm Ngao, thác Nặm Khao cao 5 thước (Quảng Uyên), thác Bản Giốc (Trung Khánh)
Tài nguyên rừng vô cùng phong phú Ở trùng Khánh trong rừng có nhiều loại cây quí như: nghiến, ngân giác, lim gồm những loại cây sau: hổ, khỉ, voọc, voi, bò tót, lợn rừng, gấu, bò tót, voọc, gấu các loại chim sáo và chim núi Đặc biệt còn có chim tư lư (có thể là chim cuốc), phượng núi, theo sách
Đại Nam nhất thống chí, chim tư lư: các huyện, những thổ dân ở gần sông hay
nuôi thứ chim này để bắt cá Đời Minh Mệnh tỉnh Cao Bằng đã đem thứ này dâng vào Kinh Các loại lâm thổ sản: nấm, mộc nhĩ, hạt tiêu Cây ăn quả có các loại như cam, quýt, táo, bưởi, quýt “Quả nhãn, quả vải, thạch lựu, phật thủ: huyện nào cũng có” [47; tr.498] Đặc biệt, hạt dẻ là một thứ sản vật vùng Trùng Khánh, nổi tiếng thơm ngon và đã thành loại sản phẩm có uy tín trên thị trường
cả nước và thế giới Bên cạnh đó còn có tuyết lê: “sản ở huyện Quảng Uyên, Thượng Lạng, Hạ Lạng, vị rất thơm mát, có lệ tiến” [47; tr.498]
Trong hệ thống sông suối, miền Đông Cao Bằng có hai con sông chính: sông Bắc Vọng và sông Quây Sơn
Sông Bắc Vọng là một con sông khởi nguồn ở Trung Quốc đã chảy qua tỉnh Cao Bằng với độ dài 77 km Sông tiếp tục chảy ra phía Đông qua huyện Trà Lĩnh rồi đến Trùng Khánh tại các xã Trung Phúc, Thông Huề, Đoài Côn, Thân Giáp rồi chảy qua huyện Hạ Lang trước khi ra huyện Quảng Uyên và Phục Hoà để sau cùng hợp với sông Bằng Giang và chảy qua Trung Quốc Do
Trang 23sông chảy trong khu vực đá vôi của cao nguyên miền Đông cho nên khi nước chảy đã xảy ra tình trạng đá mòn bị sạt lở mạnh do các đợt mưa lớn Những nguyên nhân trên đã tạo thành các ruộng đồng nhỏ nằm sát sông suối và mặt của các ruộng đồng hoặc rẫy đều có các tảng đá lớn hoặc đá chìm gây trở ngại khi làm đất hay trồng trọt lương thực
Sông Quây Sơn có hai nhánh lớn khởi nguồn ở Trung Quốc và có độ dài vào khoảng 76 km Nhánh thứ nhất chảy ở xã Ngọc Khê, và nhánh thứ hai hay còn gọi là sông Tà Pè thì chảy theo hướng Đông Nam đi từ xã Phong Nậm đến Ngọc Khê rồi hợp với nhánh lớn ở Khả Mong thuộc xã Ngọc Khê vòng qua huyện Hạ Lang rồi đổ sang Trung Quốc Sống Quây Sơn không rộng lớn nhưng rất cao với nước chảy mạnh và nhiều thác nước hùng vĩ gồm thác Khoang (Thoong Khoang) cao 10m ở xã Ngọc Khê, thác Gót (Thoong Gót) cao trên 20m ở xã Chí Viễn và cuối cùng là thác Bản Giốc ở xã Đàm Thuỷ có độ cao trên 50m Thác Bản Giốc có hai nhánh: một đầu nguồn nước chảy xiết xuống dưới trong khi đầu kia nguồn nước hạ xuống làm ba nhánh và nối làm một dòng Do độ dốc cao của những thác nước đã làm cho dòng xoáy từ dưới vực đưa bọt trắng lên đỉnh thác và hơi nước bốc lên tạo ra làn sương mờ ảo như các tấm lụa trắng bay qua vách đá, tạo thành khung cảnh huyền ảo và nên thơ Sông Quây Sơn không chỉ là nguồn nước tưới cho các ruộng bậc thang mà còn được biết đến nhiều vì dòng chảy của sông có một thác nước đẹp là thác Bản Giốc - được đánh giá là thác nước đẹp nhất Việt Nam
Do điều kiện địa hình thấp hơn từ Tây Bắc đến Đông Nam, nên hầu hết những con sông và con suối khởi nguồn ở phía Tây Bắc đổ theo hướng Đông Nam lên những dãy núi cao, nhất là những con sông (Bắc Vọng, Quây Sơn, )
có nhiều thác ghềnh và nước rất đục Lợi dụng sức nước, người dân đã đắp các
tiêu cho vài trăm ha lúa nước cùng các cây hoa màu khác và có thể sử dụng giã lúa gạo,
Trang 24Cũng với địa hỉnh hiểm trở đó, mà các con sông còn có giá trị thủy điện, Việt Nam đã cho xây dựng đập thủy điện Bản Rạ trên sông Quây Sơn thuộc xã Đàm Thủy Hay trên sông Bắc Vọng là nhà máy thủy điện Nà Lòa thuộc xã Triệu Ẩu - được coi như sơ sở công nghiệp lớn nhất tỉnh Cao Bằng
Các con sông lớn ở Quây Sơn và Bắc Vọng cùng hệ thống sông suối và ao, đầm là nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú Diện tích tự nhiên của huyện là 56,9 ha, bằng 1,87% diện tích tự nhiên Nơi đây có nhiều giống cá quý hiếm và
có giá trị kinh tế cao gồm cá nghệ (có con lên tới chục kilôgam), cá chép, cá trầm xanh, cá chuối, cua, Đặc biệt là cá trầm (tại vực Lũng Đính; nay là xã Đình Phong) thịt tươi ngon nức tiếng nhất miền Cá to cỡ 1-2 kilôgam, da trắng
và ở mình có một dải vẩy nhỏ màu xanh cửu long Đây là giống cá đặc hữu của huyện Trùng Khánh
Hàng năm, nhân dân trong vùng dọc các con sông Bắc Vọng, Quây Sơn và những suối lớn nhỏ đã đánh bắt hàng chục tấn tôm, cá các loại, phục vụ sinh hoạt của nhân dân địa phương
Huyện Trùng Khánh chủ yếu là cửa khẩu và có hai trục đường lớn là tỉnh
lộ lên cửa khẩu Pò Peo khoảng trên 20km và đường Trùng Khánh - Bằng Ca (Hạ Lang) khoảng 38 km và cũng có đường Trùng Khánh - Trà Lĩnh khoảng 26km Tuy nhiên, trước năm 1930, mạng lưới vận tải của Trùng Khánh còn chưa phát triển với phương tiện đi lại phần lớn là xe đạp hoặc ngựa thồ
Về khí hậu, với đặc điểm địa lý cùng khí hậu của miền Đông Cao Bằng và Trùng Khánh phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng bởi khí hậu El Nino Mùa Đông đem tới cảm giác lạnh giá và ẩm ướt trong khi mùa Hè thì khá nóng bức và ấm
áp vào đêm Sự chênh lệch giữa hai mùa khá rõ rệt với mùa lạnh bắt đầu vào khoảng tháng 10 kéo dài sang tháng 5 của năm tiếp theo Nửa đầu của mùa lạnh
là khoảng thời điểm ẩm ướt khi ngày có nhiệt độ cao còn đêm thì khá lạnh với mức chênh khoảng 5-10 độ C Trong mùa lạnh hay có sương muối khi khí trời
u ám và độ ẩm cao với chênh nhiệt độ giữa ban ngày và tối khoảng 4-5 độ C
Trang 25Tháng 12 đến tháng giêng mỗi năm là thời kỳ có gió mùa thổi về và khiến cả hai thời điểm này thành các tháng lạnh nhất trong năm với sương mù cùng nhiệt độ có khi ở dưới 0 °C Sương muối diễn ra khoảng một đến hai ngày hoặc
có thể tới bốn - năm ngày
Mùa đông bắt đầu vào khoảng tháng 4 cho tới tháng 9, lúc đấy có nhiệt độ cao nhất từ giữa tháng 5 đến tháng 6 với trung bình là trên 36 °C Sau khi qua khỏi thời kỳ trên thì nhiệt độ sẽ hạ nhanh về khoảng từ 20-25 °C Trong khoảnh khắc chuyển giao giữa mùa lạnh và mùa hè (giữa các tháng Tư - Năm) thì khí hậu của Trùng Khánh cũng không thuận lợi khi xảy ra tình trạng gió lớn mang theo tia sét hay thậm chí mưa đá Sử cũ có ghi chép lại “Mùa xuân còn rét, mùa
hè mưa nhiều, mùa thu rất nóng, mùa đông rất lạnh 5 huyện đều có lam hướng
mà Quảng Uyên lại nặng hơn Ruộng đất khô rắn, chỉ cấy được vụ mùa, không
có vụ chiêm Tháng 4 cấy, tháng 8, tháng 9 thu hoạch, nếu cấy hơi muộn đến cuối mùa thu khí hậu giá lạnh, lúa không trổ bông được mà bị chết khô Người bản thổ theo tục, thường xem lá cây hoặc mưa sấm để nghiệm được mùa hay mất mùa (Tục cho rằng, trên núi đất, lá cây đỏ, thì không nên cấy lúa Trên núi
đá, lá cây đỏ là triệu chứng được mùa Lại nói mồng 3 tháng 3 có mưa, thì mất mùa bông đậu, mồng 6 tháng 6 có mưa, thì mất mùa lúa Lại nói tháng 10 mưa
lũ, thì năm sau không có gạo ăn)” [47; tr.471]
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500mm-1900mm Có những năm mưa nhiều, thường gây lũ lụt cục bộ; ở các vùng thượng nguồn, đất ruộng và rẫy dễ bị rửa trôi bạc màu, gây hư hại cho cây cối, mùa màng, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của nhân dân
Đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản:
Dọc theo sông Quây Sơn là các cánh đồng trải dài và phì nhiêu, gồm các cánh đồng xã Ngọc Khê, những gần 10 km, sâu 2 km và đặc biệt là cánh đồng
xã Đình Phong được phù sa của sông Quây Sơn bồi lắng nên vô cùng phì nhiêu Bên cạnh đó cũng có những cánh đồng Chí Viễn và Đàm Thuỷ Dọc theo sông
Trang 26Bắc Vọng là các cánh đồng xã Trung Phúc, Thông Huề, Thân Giáp v.v Ngoài
ra, cũng có những cánh đồng ngô nhờ có nguồn nước tưới tiêu dồi dào là những con sông suối có dòng chảy tốt, gồm: Lăng Hiếu, Lăng Yên, Phong Châu, Bồng Sơn, Cao Thăng, Đức Hồng và Đoài Côn Những cánh đồng nói trên là nơi sản xuất lúa gạo chính cho người dân huyện Trùng Khánh
Dưới lòng đất có vô số các quặng, trung bình mỗi 14,5 km2 có một loại quặng, trong đó có nhiều chất khoáng sản quý hiếm có giá trị chiến lược trong nông nghiệp và quân sự như măng gan, bô xít, titan, Nguyên liệu phân bón và vật liệu làm gốm, sành và sứ cùng có mặt tại Trùng Khánh, Quảng Uyên và Phục Hoà
1.2 Khái quát lịch sử hành chính miền Đông Cao Bằng trước năm 1945
Thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất Cao Bằng thuộc Tượng Quận, sau đó là quận Giao Chỉ Đến khi Đại Cồ Việt độc lập, vào nửa thế kỷ XI, vùng đất Cao Bằng lần lượt mang những tên khác nhau: nước Trường Sinh (Trường Sinh quốc), rồi nước Đại Lịch (Đại Lịch quốc), nước Nam Thiên (Nam Thiên quốc), nước Đại Nam (Đại Nam quốc), với những người đứng đầu là Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao
Thời thuộc Minh, địa bàn tỉnh Cao Bằng ngày nay “Là đất các huyện Long Thạch, Thái Nguyên, thuộc phủ Thái Nguyên và các châu Thượng Tư, Hạ Tư, Quảng Nguyên, phủ Lạng Sơn” [47; tr.465]
Danh xưng Cao Bằng (Cao Bình) lần đầu tiên được ghi trong sách Dư địa
tên sông Cao Bằng xưa là ngoại địa của bộ Vũ Định; Đông Bắc tiếp giáp lưỡng Quảng; Tây Nam tiếp giáp Thái Nguyên, Lạng Sơn Có 1 lộ phủ, 4 châu, 273 làng xã Đấy là nơi phên dậu thứ tư về phương bắc vậy” [73]
Đời vua Lê Thánh Tông (Quang Thuận 1460 - 1469, Hồng Đức 1470 - 1497), năm Hồng Đức thứ 3 (1472) đặt các thừa tuyên, phủ, huyện, châu Phủ Cao Bằng có 4 châu, trực thuộc Thừa tuyên Ninh Sóc Thừa tuyên Ninh Sóc đã
Trang 27đổi thành Thừa tuyên Thái Nguyên vào năm Hồng Đức thứ 4 (1473), phủ Bắc Bình thuộc Thừa tuyên Thái Nguyên đã đổi thành phủ Cao Bình (Cao Bằng) Theo bản đồ Hồng Đức (1490) thì phủ Cao Bằng có 4 châu, 172 xã, 4 thôn, 22 trang
Đến đời vua Lê Hiến Tông (1497 - 1504), nhận thấy vị trí đặc biệt quan trọng của miền đất Cao Bằng, năm Cảnh Thống thứ hai (1499), nhà vua đã tách phủ Cao Bằng ra khỏi Thừa tuyên Thái Nguyên để thành lập trấn Cao Bằng,
trong Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu ghi rõ: “Năm Cảnh Thống thứ hai mới đặt riêng làm trấn Cao Bằng đến năm Vĩnh Trị thứ hai (1677) nhà Mạc mất, nhà Lê lại đặt lại trấn Cao Bằng” [55] Dưới triều đại Tây Sơn vào năm 1789, sau khi đánh bại 29 vạn giặc Minh, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đã sắp xếp lại bộ máy chính quyền và đổi tên gọi Để tránh tên huý của vua Tây Sơn là Nguyễn Quang Bình nên những địa danh có chữ là Bình buộc phải thay đổi tên và sau đó trấn Cao Bình chuyển thành Cao Bằng Vào đầu thời Tây Sơn lấy nguyên tên cũ là Cao Bình, tuy nhiên vì thói kiêng
mà sử cùng nhân dân cho đến ngày nay đều gọi là Cao Bằng
Thời nhà Nguyễn, theo sách Tên làng xã Việt Nam đến đầu thế kỷ XIX:
“Thời Gia Long (1802 - 1820), trấn Cao Bằng gồm 4 châu (Thạch Lâm, Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang), 27 tổng, 233 xã, thôn, phường, phố, trại, động” [59]
Năm 1831, vua Minh Mệnh tiến hành cải cách hành chính, đổi trấn làm tỉnh
“Chia địa hạt các tỉnh Cao Bằng thống trị một phủ là Trùng Khánh; 4 châu là Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang và Thạch Lâm” Đến tháng 3/1834, nhà Nguyễn đổi các châu Thạch Lâm, Thượng Lang, Quảng Uyên thuộc Cao Bằng làm huyện tháng 5 năm 1834 lại đổi tiếp châu Hạ Lang thành huyện
Tháng 6 nhuận năm 1835, triều đình nhà Nguyễn cho rằng Cao Bằng chỉ
có một phủ và 5 huyện, đất đai khá rộng, nên quyết định đặt thêm phủ để chia
sẻ bớt công việc Vì vậy, năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) lập thêm phủ Hòa An;
Trang 28chia huyện Thạch Lâm thành hai huyện Thạch Lâm và Thạch An, thuộc phủ Hòa An Tri phủ Hòa An kiêm lý huyện Thạch Lâm và thống hạt huyện Thạch
An Còn ba huyện: Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên vẫn là phủ Trùng Khánh Tri phủ Trùng Khánh kiêm lý Hạ Lang, thống hạt Thượng Lang và Quảng Uyên Bỏ chế độ thổ quan, đặt chế độ lưu quan
“Từ cuối Tự Đức đến Đồng Khánh, tỉnh Cao Bằng gồm 2 phủ, 6 huyện (phủ Hoà An, 3 huyện: Thạch Lâm, Thạch An, Nguyên Bình; phủ Trùng Khánh, 3 huyện: Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên) Nay là đất tỉnh Cao Bằng, trừ phần huyện Bảo Lạc từ đời Đông Khánh về trước thuộc về Tuyên Quang” [48; tr.671] Năm 1926, Cao Bằng là "Đạo quan binh thứ nhì" gồm 1 phủ (Hòa An), 7 châu: Hà Quảng, Thạch An, Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang gồm 31 tổng và 222 xã Theo cuốn "Danh mục các làng xã Bắc
An, các châu Bảo Lạc, Hà Quảng, Hạ Lang, Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An, Thượng Lang “Đến đầu thế kỉ xx, tỉnh ấy chia ra làm:
Trang 29huyện và đổi tên đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2020) Theo đó: Miền Đông Cao Bằng gồm 3 huyện: Trùng Khánh, Quảng Hòa, Hạ Lạng
“Huyện Thượng Lang, thời thuộc hán là đất châu Tư Lang Cho đến đời Lý-Trần vẫn gọi là châu Tư Lang Thời thuộc Minh đổi là châu Thượng Tư Lang thuộc phủ Cao Bình Đời Lê Thánh Tông khi định bản đồ toàn quốc (1469) đổi là châu Thượng Lang Năm Minh Mệnh 15 (1838) đổi thành huyện Thượng Lang Nay là huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng
Huyện Quảng Uyên đời lý là châu Quảng Uyên Thời thuộc Minh là huyện Lộng Thạch 1 trong 11 huyện thuộc châu Thái Nguyên Thời Lê Thánh Tông định bản đồ toàn quốc (1469) gọi là châu Lộng Nguyên phủ Cao Bình, khoảng trước thời Hồng Đức (1470-1497) đổi là châu Quảng Uyên, cho đến đầu thời Nguyễn vẫn thế Năm Minh Mệnh 15 (1834) đổi thành huyện Quảng Uyên Nay là vùng thị trấn Quảng Uyên và huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Bằng Huyện Hạ Lạng thời thuộc Hán là đất châu Tư Lang, cho đến thời Lý-Trần vẫn gọi là châu Tư Lang Thời thuộc Minh đổi thành châu Hạ Tư Lang thuộc phủ Cao Bình Thời Lê Thánh Tông định bản đồ toàn quốc (1469) đổi là châu
Hạ Lạng Năm Minh Mệnh 15 (1834) đổi thành huyện Hạ Lạng Nay là huyện
hạ Lạng tỉnh Cao Bằng” [48; tr.670]
1.3 Các thành phần dân tộc
Miền Đông Cao Bằng là một vùng đất cổ, nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày, Nùng, Kinh Dân tộc Tày có số lượng đông nhất, tiếp đó là dân tộc Nùng, dân tộc Kinh, Dao, Mông, Mường
Trước đây, “ba huyện Thượng Lạng, Hạ Lạng, Quảng Uyên phủ Trùng Khánh thì người Nùng, người Thổ (Tày) ở đan xen nhau, mà không có người Mán” [48; tr.552]
Càng về sau, các thành phần dân tộc ở khu vực miền Đông được mở rộng thêm các dân tộc khác như: Kinh, Dao, Mông, Mường
Trang 30Theo Cục thống kê tỉnh Cao Bằng, năm 2019 tổng dân số Cao Bằng là 530.341 người, với khoảng 50 dân tộc khác nhau, trong đó người Tày là dân tộc có số lượng đông đảo nhất với 216.577 người, tiếp theo là người Nùng với
số lượng 158.114 người, lần lượt là các dân tộc: Kinh 27.170 người, Mông 61.759 người, Dao 54.947 người
Ở miền Đông Cao Bằng năm 2019,tại huyện Trùng Khánh dân số là
48955 người, Hạ Lang là 25439 người, Quảng Hòa 60930 người
Bảng 1.1: Thống kê dân số theo thành phần dân tộc
miền Đông Cao Bằng (2019)
Dân tộc Tày sinh sống theo các làng (bản) ven các con sông Quây Sơn
và sông Bắc Vọng, là các khu vực đồi núi cao và có truyền thống trồng lúa rất lâu và có những đất đai màu mỡ Họ đã làm đập và đào kênh dẫn nước vào ruộng “Người Thổ (Tày), làm nhà sàn để ở (nuôi gia súc ở dưới sàn), mặc quần áo nhuộn chàm, lấy ruộng làm nghề cày, trên ruộng nương rải rác
có những nơi dùng máng tre bương gác nối tiếp để hứng nước suối dẫn vào ruộng hoặc dùng xe guồng để lấy nước tưới ruộng, ít tốn sức mà thường được nhiều hiệu quả” [48; tr.552]
Dân tộc Tày còn có tên gọi khác là “Tày Đeng” hoặc “Thổ” gồm 4 nhóm nhỏ được chia ra như: Tày Thổ trước, Tày Phụ đạo, Tày Thổ ty, người biến Thổ
Trang 31Dân tộc Nùng sống theo xóm (bản) như dân tộc Nùng và trên những thung lũng nhỏ hoặc trong những vùng núi đá vôi và núi đất đỏ trong những vùng đồng bằng và dọc biên giới Việt - Trung Họ cũng đốt rừng làm rẫy và khai khẩn những vùng đất ven sông, ven núi và có truyền thống làm lúa nước, cây bắp cùng những giống hoa màu, rau xanh bên canh đấy, nhằm cải thiện đời sống dân tộc Tày cũng làm thêm các ngành nghề thủ công truyền thống như làm rèn, mộc, làm nhang trầm và giấy, làm gốm, nhuộm màu và làm rượu Người Nùng ở Cao Bằng được chia làm 13 nhóm nhỏ “Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín ” [19], nhưng đa phần đều di cư từ Quảng Tây sang nước ta khoảng hai, ba trăm năm nay Chỉ có Nùng Mấn, Nùng Phiảng là người bản địa Dân tộc Kinh sinh sống chủ yếu tại thị trấn, nơi có chợ phiên và hoạt động buôn bán của người dân chủ yếu là buôn bán các loại hàng, nông sản và tiểu thủ công nghiệp cùng một số ít những nghề truyền thống như làm dụng cụ búa, liềm, làm xoong, nồi đáp ứng yêu cầu sản xuất và cuộc sống người dân Người Kinh vốn không phải là dân bản địa tại Cao Bằng, nhưng trong quá trình phát triển của lịch sử, người Kinh đã di cư từ miền xuôi lên Cao Bằng bằng những cách thức khác nhau Có bộ phận là dân nghèo tha phương cầu thực, có bộ phận là quan quân triều đình phong kiến Có bộ phận là hậu duệ của quan quân nhà Mạc Về sau còn có 2 luồng di cư người Kinh theo chính sách
di cư người Kinh của thực Dân Pháp, và chính sách xây dựng sau cách mạng tháng tám của Đảng
Người Mông có các nhóm khác nhau Mông Đơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Sí (Mông Đỏ), Mông Đú (Mông Đen)
Nguồn sống chính của đồng bào Mông là làm nương rẫy du canh, trồng ngô, trồng lúa, ở một vài nơi có ruộng bậc thang Cây lương thực chính là ngô
và lúa nương, lúa mạch Ngoài ra đồng bào còn trồng lanh để lấy sợi dệt vải và trồng cây dược liệu Chăn nuôi của gia đình người Mông có trâu, bò, ngựa, chó,
Trang 32gà Xưa kia người Mông quan niệm: Chăn nuôi là việc của phụ nữ, kiếm thịt trong rừng là việc của đàn ông
Dân tộc Dao ở Cao Bằng có hai ngành là Dao Đỏ và Dao Tiền, cả hai ngành đều có di sản văn hóa phi vật thể lễ cấp sắc rất độc đáo Tuy nghi thức và nội dung tổ chức lễ của mỗi ngành Dao có một số đặc điểm khác nhau nhưng đều ẩn chứa chung những giá trị nhân văn sâu sắc về quan niệm thế giới tâm linh, mang tính giáo dục cao và các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của cộng đồng
Người Dao sinh sống chủ yếu ở các huyện: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông, Bảo Lâm, Thạch An, Hòa An, Hà Quảng, trong đó, huyện Nguyên Bình
có tỷ lệ dân tộc Dao cư trú đông nhất
Các dân tộc có truyền thống đoàn kết gắn bó với nhau từ lâu đời Dân tộc Tày, Nùng sống thành từng bản làng trong cộng đồng, có các hình thức kết bạn đồng canh, đồng niên, đồng tộc Thậm chí, đến thời cận đại, một số làng xã vẫn sống hòa đồng, không có sự phân chia ngôi thứ.Nhiều làng xã ở Cao Bằng đến đầu thế kỷ XX không quy định về ngôi thứ như người Kinh Theo nội dung hương ước xã Hoành Phong [21], xã Thân Dương [26], xã Bồng Sơn [20], xã Nga Ổ [23], xã Thượng Cống [27] phủ Trùng Khánh, xã Quỳnh Lâu, tổng Phong Châu, phủ Trùng Khánh [25], Tục lệ xã Quan Chữ, tổng Nga Ổ, phủ Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng năm 1942 chép: “Dân hàng xã không có xếp đặt ngôi thứ gì cả Chỉ có những người có chức dịch và người được phẩm hàm thì sang trọng hơn cả” [70]
Nền văn hoá của dân tộc có từ lâu đời và căn bản vẫn giữ được truyền thống dân tộc qua những trang phục của các dân tộc
Họ biết trồng lúa, nhuộm màu và nấu chàm, chăn tằm, se tơ làm vải và thêu đan phù hợp với tập quán dân tộc của mình Đồng thời, các dân tộc tỉnh Lào Cai cũng thường xuyên mở rộng những hoạt động giao lưu trao đổi và tiếp nhận các giá trị văn hoá của đồng bào các dân tộc Việt Nam ở cả đồng bằng và miền núi cũng như với các dân tộc phía Bắc
Trang 33Dân tộc Tày có lượn then và phong slư Lượn then bằng tiếng Kinh để miêu tả tình yêu và hát đối bằng tiếng Dao nhằm thử sức và độ nhạy cảm, thông minh trong đôi lứa Dân tộc Nùng có lượn "si giang", "dả hai" v.v Trong dịp lễ hội, nhiều loại hình văn hoá của từng dân tộc được bảo tồn và phát triển Dân tộc Nùng trong những ngày lễ hội thường xuyên biểu diễn múa
sư tử cùng binh khí thể hiện tinh thần thượng võ Những loại hình sinh hoạt văn hoá của các dân tộc đã làm cho những ngày lễ hội trở nên sinh động
Trong nền văn hoá đậm chất dân tộc ấy đã xuất hiện những con người tài hoa Tiêu biểu là ông Nông Quỳnh Vân, quê tại Nga Ổ, là nhân vật có tài năng thơ và nhạc được ví là "vua ca đáng" và được nhà Mạc đưa ra làm tể tướng Nông Quỳnh Vân làm bạn với Quan tri thiền Bế Văn Phụng quê tại Hoà An Từ nền văn hoá âm nhạc truyền thống địa phương, hai ông đã lập ra hai đội hát là hát then (nam nữ hát) chơi nhạc với chiếc đàn ba dây và hát giao duyên (nam
nữ hát) chơi nhạc với chiếc đàn hai dây kết hợp với các nhạc cụ bằng đồng, tiếng hát hoà quyện với nhạc cụ trầm bổng du dương và giọng hát mượt mà Nông Quỳnh Vân ngoài việc lập đàn hát giao duyên kết hợp cùng các loại nhạc
cụ dân tộc ông đã sáng tác ra những ca khúc bất hủ làm phong phú thêm nền văn hoá dân tộc Việt Nam có tính chất tổng kết những sự kiện có tính chất lịch
sử về thời tiết, nhiệt độ và trồng trọt của từng mùa trong một năm, được diễn tả bằng tiếng dân tộc Tày (Nôm Tày) Hai tập thơ mà ông để lại được đời sau sưu tầm rồi biên cảo đề là: "Lượn Tứ quý", hay còn gọi là "Tứ quý slíp nhỉ bươn"
(12 tháng) và tập thứ hai là "Lượn hồng nhan" hay còn gọi là "Tứ quý hồng
mùa thu hoạch thắng lợi, hoặc trong những ngày lẽ hội, trong đêm tổ chức tiệc cưới các đôi trai gái hát lượn với các lời ca tình tứ, đồng thời cũng nhắc nhở nhau chớ quên làm chuyện nhà nông Tiếp đến là quyển từ điển "Ba chu" Đó là các giá trị văn hoá phi vật thể và dân gian đã được truyền từ thế hệ nọ qua đời kia và lưu truyền đến ngày nay
Trang 34Cùng với nền văn hoá dân tộc độc đáo, đồng bào các dân tộc huyện Trùng Khánh có tinh thần yêu nước đánh đuổi kẻ xâm lược và bảo vệ vững vàng một vùng phên mạc phía Bắc của Đất nước
Năm 1073, trước lúc giặc Tống kéo đến xâm lược Đại Việt, ông Hoàng Lục quê tại vùng đất Lũng Đính đã phát động người dân đào hào, xây thành luỹ vững chắc và chỉ huy quân đánh nhiều trận đánh tan những đợt tấn công của giặc Xâm lược, góp phần bảo vệ biên giới phía Bắc của Đất nước
Do có công đánh địch, bảo vệ quê hương và dẹp yên bờ cõi nên ông được Nhà Lý thăng làm An biên tướng quân và sắc phong Hoàng Lục vương
Cư dân miền đông Cao Bằng cũng tôn thờ những người có công với dân, với nước “ Miếu Lũng Định, ở xã Lũng Định huyện Thượng Lang Đời Lý, Hoàng Lục người này giận quân Tống xâm lược, đốc suất dân trong châu đnahs lui quân Tống, địa phương được thoát khỏi nạn binh lửa , sau dân nhớ công đức, lập đền thờ” [47, tr.491]
1.4 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của miền Đông Cao Bằng trước 1945
Khu vực miền Đông Cao Bằng là vùng đất có diện tích đất tự nhiên rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt, mật độ dân số trung bình thấp Kinh tế toàn miền kém phát triển, chủ yếu là nông - lâm nghiệp, phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên Nguồn sống chính của cư dân là trồng trọt kết hợp với chăn nuôi nhằm
bổ sung cho bữa ăn gia đình Các nghề tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, thu nhập
và đời sống của nhân dân còn thấp kém
Kinh tế tự nhiên: Đây là loại hình kinh tế phát triển ở trình độ thấp, có từ lâu đời, thể hiện việc con người đi kiếm những thức ăn, rau quả có sẵn trong
tự nhiên Miền Đông Cao Bằng là khu vực miền núi cao biên giới, địa hình hiểm trở, phần lớn là các khu rừng rậm rạp, thảm thực vật và quần thể động vật phong phú nên càng tạo điều kiện cho loại hình kinh tế tự nhiên tồn tại Đây là điều kiện thuận lợi để đồng bào khai thác các sản vật tự nhiên phục vụ đời sống như hái lượm các loại rau, củ, các loại quả trám, sa nhân, hà thủ ô, nấm, mật
Trang 35ong cho đến các loại gỗ, nứa, mây Trong những ngày tháng đói kém, đồng bào còn vào rừng đào củ mài, chặt thân cây Báng, cây Đao, thậm chí lấy cả củ nâu để chế biến trong bữa ăn
Đồng bào sống ven các con sông Bắc Vọng và sông Quây Sơn sử dụng chài, lưới, vó hoặc dùng tre đan những chiếc “lờ” (li) đặt trên những khúc sông
để bắt cá Trên các dòng sông nơi đây nổi tiếng có cá chiên, cá chày, cá sộp ăn rất ngon Người Mông, Dao, Lô Lô sống trên những miền núi cao thường đi lượm những loại rau rừng đem về ăn hoặc mang ra chợ bán Như vậy, có thể thấy kinh tế tự nhiên đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào khu vực miền Đông Cao Bằng
Sản xuất nông nghiệp: là loại hình kinh tế giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc khu vực miền Đông Cao Bằng Sản xuất nông nghiệp của đồng bào tồn tại dưới hai loại hình canh tác là canh tác nương rẫy và canh tác ruộng nước
Loại hình canh tác nương rẫy: Với đặc trưng địa hình chủ yếu là rừng núi nên phần lớn diện tích đất canh tác là nương rẫy Với sự cần cù, chăm chỉ đồng bào đã kiến tạo thành các thửa ruộng bậc thang và những khu rẫy trải dài men theo những triền núi Loại hình canh tác ruộng nước: Bị ảnh hưởng từ đặc điểm địa lý mà phương thức canh tác ruộng nước nơi đây khá hiếm Ruộng nước tập trung chủ yếu trên vùng đất thấp là nơi cư trú của đồng bào Tày và Tày, chủ yếu là gần những con sông, ngòi Lúa là cây trồng chủ yếu nên đồng bào sử dụng máy cày và bừa trong gieo trồng, việc làm đất ngay cả dịp Tết Nguyên đán, ra đồng từ tháng hai đến tháng ba bắt đầu gieo mạ, đến tháng tư và tháng năm gieo mạ để cấy và bốn tháng tiếp theo mới được thu hoạch: Làm nơi sớm nơi trễ khác nhau (như châu huyện Để Định, Vĩnh Điện vào tháng 2 đến tháng 3 gieo mạ, tháng 4 đến tháng 5 cấy rồi thu hoạch vào khoảng tháng 8 và tháng 9) Việc trồng lúa tại khu vực miền Tây chủ yếu cấy một mùa: Chỉ có lúa mùa thu
Trang 36Ngoài lúa và bắp là cây trồng chủ yếu thì đồng bào ở khu vực miền Đông Cao Bằng cũng có các loại cây trồng: đậu, khoai, sắn, ngô, chuối ở châu nào cũng có Hay đồng bào Nùng sau khi cấy về thường trồng cây lúa mạch dưới sườn núi Người Mèo và Mán thường chọn nơi khá cao trên chân núi hoặc triền núi gieo cây trồng khoai và lúa mạch, đôi khi cũng gieo được ngô (thóc dẻo) Trong sản xuất nông nghiệp, đồng bào các dân tộc thiểu số tại khu vực miền Đông Cao Bằng cũng đúc kết được những bài học kinh nghiệm ứng dụng cho thực tế sản xuất như Mùng 8 tháng 4 không mưa thì ruộng thấp không cấy, phải làm ruộng cao Hoặc nhìn lá cây và mưa giông mà biết năm ấy được mùa hay mất mùa: trên núi đất có lá cây đỏ thì không được cấy lúa, trên núi đất có lá cây đỏ là triệu trứng được mùa Lại bảo ngày 3 tháng 3 có mưa sấm sẽ mất mùa hạt ngô, ngày 6 tháng 6 có mưa sấm sẽ mất mùa lúa tháng 10 mưa lũ thì năm sau không có lúa nữa
Hệ thống tưới tiêu rất đơn giản, chủ yếu phụ thuộc vào lượng nước các con sông Bắc Vọng và sông Quây Sơn cùng với những con đập Đồng bào Nùng, Tày phải biết dùng sức nước trong phục vụ cho cuộc sống thường ngày cũng như phục vụ sản xuất nông nghiệp: chày giã lúa phải bằng lực nước và việc làm bừa để đưa nước vô ruộng
Chăn nuôi truyền thống: Đối với khu vực miền Đông Cao Bằng chăn nuôi gia súc là một thế mạnh Các con vật nuôi phổ biến là bò, ngựa; người dân dùng ngựa làm phương tiện đi lại, chở, thồ hàng ra chợ trong những buổi chợ phiên hoặc nuôi ngựa phục vụ việc quân: “Cao Bình sản nhiều ngựa hay, khách buôn thường cưỡi ngựa hoặc dùng ngựa thồ hàng hóa Cao Bằng nuôi nhiều ngựa có thể sung vào việc quân dụng đầy đủ” [47; tr.470]
Cùng với chăn nuôi đại gia súc, đồng bào nơi đây còn nuôi lợn, gà, vịt Việc chăn nuôi của đồng bào chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu bữa ăn hàng ngày, ít khi đem ra chợ để trao đổi mua bán
Ở miền Đông Cao Bằng, các nghề truyền thống và làng nghề đã có từ rất lâu đời và ngày càng phổ biến do sản phẩm truyền thống có những đặc thù
Trang 37riêng biệt và được sản xuất, chế biến theo phong tục truyền thống của người dân Đến nay, tỉnh Cao Bằng có 5 làng nghề đã được chứng nhận, bao gồm: Làng nghề rèn Phúc Sen, Làng nghề mộc Phia Thắp, Làng nghề giấy bản Quốc Dân, và Làng nghề sản xuất đường phên Bó Tờ và Làng nghề sản xuất hương thảo mộc xóm Nà Kéo thuộc xã Trường Hà (huyện Hà Quảng), tất cả 4/5 làng nghề nói trên đã có mặt ở miền Đông Cao Bằng
Làng nghề làm đường phên: Xóm Bó Tờ được biết đến là cái nôi của làng
nghề truyền thống mía đường, làng nghề có từ những năm 50 của thế kỷ trước Hàng năm vào thời điểm tháng 11 bà con nhân dân ở đây sau mỗi vụ mùa thu hoạch lại tiến hành làm những mẻ đường phên ngọt lành mang tinh túy của những cây mía tươi tốt Sản phẩm được bán tại chợ phiên và các huyện lân cận
Nghề rèn: Nghề rèn sắt của người dân Nùng An ở xã Phúc Sen (Quảng
Uyên) Sản phẩm rèn của Phúc Sen phần lớn để sản xuất và một bộ phận dùng trao đổi hàng hoá thiết yếu khác, tuy nhiên nhờ chất lượng sản phẩm cao nên danh tiếng làng nghề ngày càng vang xa và nhân dân nhiều xã xung quanh đã đến mua lẻ Từ năm 1960, Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp rèn sắt Phia Chang
và sau này là Hợp tác xã rèn thủ công Phúc Sen hình thành Từ đấy, nghề rèn ngày càng phát triển và sản phẩm rèn như búa, liềm của Phúc Sen đã xuất khẩu sang các vùng khác ở Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Trung Quốc Mặc dù các sản phẩm tại Việt Nam không đẹp bằng nhưng có giá bán cao hơn
3 lần sản phẩm cùng chủng loại của Trung Quốc, song sản phẩm làm ra tới đâu
là bán hết tới đấy Hiện nay, xã Phúc Sen có 6/10 xóm theo nghề rèn đúc với hơn 160 lao động và tạo công ăn việc làm cho khoảng 300 người và đem lại lợi nhuận cao cho bà con
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề rèn đã được bà con Nùng An tại Phúc Sen giữ gìn và phát huy Nghề rèn đã giúp đem lại đời sống no ấm cho nhân dân Phúc Sen và tạo nguồn xây dựng nông thôn mới cho địa phương này Đồng thời, sự gìn giữ và phát triển bản sắc của dân tộc thông qua nghề rèn cổ
Trang 38truyền tại nơi đây cũng tạo được sự thu hút với du khách thập phương về tham quan Cao Bằng
Nghề làm hương: Sản phẩm hương của đồng bào Nùng An tại xã Phúc
Sen, huyện Quảng Uyên không những chỉ được riêng người Nùng An và rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số khác ưa thích mà còn thành sản phẩm xuất hiện trên khắp các chợ và thị trường trên toàn tỉnh thành với hương thơm độc đáo,
dễ chịu và bảo đảm vệ sinh nhờ được làm từ loại các nguyên liệu trong thiên nhiên Làm hương có nhiều công đoạn phức tạp Nguyên liệu chính để chế làm hương là cây tre, thân cây nứa, mùn cưa và đặc biệt là lá cây bầu cốp - một thứ
lá cây trong rừng chuyên dùng để chế làm chất keo gắn kết những nguyên liệu với nhau
Nghề làm giấy bản: Nguyên liệu để làm giấy bản của đồng bào Dao chủ
yếu làm từ loại vỏ cây mạy sla Mỗi mẻ giấy bản dùng 2 kg vỏ mạy sla sẽ làm
từ 40 - 50 kg giấy bản thương phẩm Việc làm giấy bản không bị ô nhiễm môi trường sinh thái, vì người dân Nùng An đốn cây để cạo vỏ sẽ đốt thân cây thành củi và vỏ cây sử dụng làm nuôi trâu và ngựa Nghề làm giấy bản đang được người dân Địa phương duy trì và phát triển mang lại thu nhập cao
Ngoài ra còn một số nghề thủ công có thể kể tới như:
Nghề đan lát mây tre: Đan lát không những là nghề thủ công truyền thống
của đồng bào Tày, Nùng tại Cao Bằng mà từ lâu đời đã thành một mặt hàng được ưa chuộng vì tính tinh xảo và bền đẹp đáp ứng các yêu cầu của nhà nông Những sản phẩm mây tre đan được bán ở hầu khắp các chợ trong tỉnh Sản phẩm đan lát bằng mây ở Bắc Kạn rất đa dạng và phong phú, bao gồm: chuồng
gà và lợn; sọt thồ và bồ chứa lúa Nghề đan lát không chỉ góp phần mang lại sinh kế cho bà con vừa lưu giữ nét văn hoá của địa phương như một truyền thống và tập tục sản xuất nông nghiệp cổ xưa Đặc biệt là đồng bào Tày tại xã Phong Châu (Trùng Khánh) giữ gìn và phát triển nghề đan lát truyền thống
Trang 39Nghề dệt thổ cẩm: Không ai biết làng nghề dệt thổ cẩm của người Tày
Cao Bằng có từ đời nào, họ chỉ có các mảnh vải thổ cẩm được dệt thủ công từ
xa xưa đã nức tiếng với hoa văn đẹp và mang đậm nét bản sắc dân tộc thiểu số Nguyên liệu chính để dệt thổ cẩm là sợi vải màu chàm và tơ nhuộm nâu Tuy nhiên, vì giá thành quá cao cho nên hiện nay người dân dệt thổ cẩm sử dụng sợi có giá thấp hơn để thay Quy trình dệt thổ cẩm hoàn toàn thủ công và nhờ đôi bàn tay tài hoa cùng sự kiên nhẫn của mỗi người Phụ nữ mà những tấm thổ cẩm lên thành hình nên dạng hết sức đặc sắc Từ những mảnh thổ cẩm tự tạo của những người Tày may mặc nên mặt giường, chiếc chiếu, tấm trải sàn và
cả các loại quần áo đặc trưng của Tày
Nghề chạm khắc bạc: Từ lâu, người Dao tại Cao Bằng đã có làng nghề
chạm khắc bạc thủ công và trang sức từ bạc là các món trang sức đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ của người Dao, chủ yếu là phụ nữ Ngoài nhu cầu làm đẹp thì trang sức bạc của phụ nữ Dao cũng được xem như là vật khẳng định địa vị và sức mạnh tài chính của chủ nhà và bạc cũng bảo vệ phụ nữ khỏi những căn bệnh khi bị ho, sốt v.v Với phụ nữ Dao, trang sức bạc là vật dụng không thể nào thiếu đối với cuộc sống của phụ nữ
Bạc để sử dụng trang điểm như phụ nữ Kinh vì trên quần áo phụ nữ Dao
đa phần có đính bạc gồm: Cúc quần áo, đai cổ, thắt lưng, dây chuyền, nhẫn cưới và hoa tai bạc; Bạc để trao của hồi môn tặng con dâu lúc về nhà chồng Trong lễ cưới hỏi, mỗi gia đình cần có tối thiểu một đồ trang sức bạc Thương nghiệp: do có địa hình bằng phẳng hơn so với khu vực miền Tây và đường biên giới dài giáp Trung Quốc, nên hoạt động buôn bán ở đây được hình thành khá sớm Các chợ hoạt động khiến cho giao thương phát triển mở rộng hơn Các chợ trong khu vực thường luân phiên nhau họp Chợ là nơi trao đổi hàng hóa, các sản phẩm tiêu dùng trong khu vực mà ở Chợ còn xuất hiện hoạt động buôn bán với bên ngoài, cụ thể là với vùng biên giới Trung Quốc Chợ còn là nơi chia sẻ các nền văn hoá giữa các dân tộc
Trang 40Tiểu kết chương 1
Miền Đông Cao Bằng nằm ở vùng biên giới giao thoa với Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia Tuy nhiên, miền này cũng đối mặt với những khó khăn khi ruộng đồng hiếm ít và người dân phải tùy hoàn cảnh để làm ăn Điều này khiến cho sự dồi dào của hàng hóa khi tham gia hoạt động chợ bị hạn chế
Sản xuất nông nghiệp là hoạt động chính của miền Đông Cao Bằng, kết hợp với các ngành công nghiệp như ngư nghiệp và thủ công truyền thống để cung ứng các sản phẩm ra chợ Nhờ vào tiềm năng tài nguyên phong phú và đa dạng, miền Đông Cao Bằng có thể phát triển kinh tế một cách bứt phá và mở rộng thị trường trao đổi buôn bán trong khu vực
Vì vậy, việc xây dựng môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, nhất là sự trao đổi hàng hóa tại các chợ, là rất cần thiết để giúp cho kinh tế
miền Đông Cao Bằng phát triển và bứt phá