Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ TÂM MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC NĂM 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Trang 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn:“Mạng lưới chợ nông thôn tỉnh Thái
Nguyên trước năm 1945” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đàm Thị Uyên Các số liệu và kết quả nghiên cứu ở luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng ở trong bất cứ công trình nghiên cứu nào Các tài liệu tham khảo có trích dẫn
và chú thích nguồn gốc
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2023
Tác giả
Nguyễn Thị Tâm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đàm Thị Uyên - giảng viên hướng dẫn nghiên cứu khoa học của tác giả Cô đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Tác giả chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian học tập tại trường Tôi cũng xin được gửi lời tri ân đến Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử cùng với các giảng viên trong khoa đã động viên tác giả trong quá trình học tập và sinh hoạt chuyên môn ở khoa
Xin gửi lời cảm ơn đến Sở Văn hóa thể thao và du lịch Thái Nguyên, thư viện tỉnh Thái Nguyên, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên, UBND các thành phố, huyện trong tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ tác giả trong quá trình điền dã, khai thác tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài
Cuối cùng, tác giả chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tổ bộ môn, các đồng nghiệp nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập
Tác giả cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè luôn là chỗ dựa tinh thần của tác giả, động viên tác giả bước vững trên con đường sự nghiệp của mình
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2023
Tác giả Nguyễn Thị Tâm
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU iv
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Nguồn tư liệu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Đóng góp của luận văn 10
7 Cấu trúc của luận văn 11
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC NĂM 1945 12
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 12
1.1.1 Vị trí địa lý 12
1.1.2 Điều kiện tự nhiên 15
1.2 Lịch sử hành chính 19
1.3 Thành phần các dân tộc 23
1.4 Tình hình kinh tế, xã hội 26
1.4.1 Tình hình kinh tế 26
1.4.2 Tình hình xã hội 40
Tiểu kết chương 1 43
Chương 2: CHỢ NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC NĂM 1945 44
2.1 Những quan niệm về chợ và chợ nông thôn 44
2.1.1 Những quan niệm về chợ 44
2.1.2 Những quan niệm về chợ nông thôn 45
Trang 62.2 Mạng lưới chợ nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên 49
2.3 Địa điểm và thời gian họp chợ 60
2.3.1 Địa điểm họp chợ 60
2.3.2 Thời gian họp chợ 61
2.4 Hoạt động mua bán ở chợ 64
2.4.1 Thành phần mua bán 64
2.4.3 Tổ chức quản lí chợ 71
2.4.4 Các loại hàng hóa trao đổi ở chợ 73
Tiểu kết chương 2 86
Chương 3: VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA 87
3.1 Vai trò của chợ nông thôn đối với kinh tế, xã hội 87
3.1.1 Hoạt động của mạng lưới chợ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển 87
3.1.2 Mạng lưới chợ nông thôn góp phần củng cố mối liên hệ giữa các tộc người 89
3.2 Chợ nông thôn - thể hiện văn hóa các tộc người 91
3.2.1 Nhu cầu giao tiếp, thông tin và giải trí của người đi chợ 91
3.2.2 Chợ - nơi thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mỗi tộc người 94
3.2.3 Chợ - nơi trai gái hẹn hò, nơi gặp gỡ của tình yêu 99
3.2.4 Chợ - nơi văn hóa ẩm thực được thể hiện 102
3.2.5 Chợ - nơi tuyên truyền, giác ngộ quần chúng 105
3.3 Những hạn chế trong hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn Thái Nguyên trước năm 1945 106
Tiểu kết chương 3 110
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 Thành phần các dân tộc tỉnh Thái Nguyên (năm 2010) 24 Bảng 2.1: Mạng lưới chợ nông thôn tỉnh Thái Nguyên thế kỉ XIX 57 Bảng 2.2 Đơn vị đo lường và tiền tệ thời Nguyễn 70
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong đời sống cộng đồng của con người, kinh tế và văn hóa được xem
là hai lĩnh vực hoạt động thiết yếu, phổ quát, tạo nên hệ thống những giá trị mang bản sắc của cộng đồng cư dân trên các vùng miền khác nhau Trong đó, chợ là nhân tố đặc biệt khi phản ánh được một cách sinh động bức tranh kinh
tế, văn hóa của con người trong phạm vi không gian, thời gian nhất định “Chợ không chỉ là nơi trao đổi vật phẩm, hàng hóa mà còn là nơi tiếp xúc xã hội, nơi thông đạt tin tức nhạy bén” [37, tr.26] Trong xã hội phong kiến, chợ đóng vai
trò vô cùng quan trọng Ngay từ thế kỉ XV, vua Lê Thánh Tông trong Hồng
Đức thiện chính thư, điều 317, Lệ về việc mở chợ đã quy định: “Ở các dân gian,
đã có dân thì có chợ, chợ là để giao thông hàng hóa trong thiên hạ, phát triển
đạo mậu dịch để thỏa lòng người” Bên cạnh đó, điều 187 chương Vi chế trong
Quốc triều hình luật cũng quy định: “Trong các chợ tại kinh thành và thôn quê,
những người mua bán không đúng cân, thước, thăng, đấu của Nhà nước mà làm riêng của mình để mua bán thì xử tội biếm hoặc đồ” hay “Những người coi chợ trong kinh thành mà sách nhiễu tiền lều chợ thì xử tội xung” Đến thời nhà Tây
Sơn, vua Quang Trung đã ban hành Chiếu lập chợ để khuyến khích thương
nghiệp, nhờ vậy mà “chợ phố đông đúc, hàng đầy của ắp, mái chèo đi lại tấp nập ngoài bờ sông một bãi dài” Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến việc phát triển hệ thống chợ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP đã chỉ rõ: “Chợ
là một bộ phận quan trọng trong tổng thể kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội… quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương phải bao gồm quy hoạch phát triển chợ” Như vậy, chợ đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, là nơi chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng nên mạng lưới chợ nông thôn có nhiều điểm độc đáo, khác biệt so với chợ ở những địa phương khác Chợ đã góp phần
Trang 9phá vỡ nền kinh tế khép kín, tự cấp, tự túc của đồng bào; là nơi diễn ra những sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc con người Thái Nguyên Đặc biệt, Thái Nguyên nổi tiếng là mảnh đất giàu ý chí đấu tranh nên chợ cũng trở thành nơi tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, góp phần vào thắng lợi của các phong trào đấu tranh, đặc biệt là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
Có thể thấy mạng lưới chợ nông thôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thái Nguyên nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, cụ thể về cấu trúc, hoạt động, vai trò của chợ nông thôn Thái Nguyên trước năm 1945
Do đó, nghiên cứu về mạng lưới chợ nông thôn của tỉnh trước năm 1945 là một việc làm cần thiết, góp phần làm sáng tỏ bức tranh kinh tế, văn hóa của Thái Nguyên thời kì phong kiến và thuộc địa nửa phong kiến
Chọn “Mạng lưới chợ nông thôn tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945”
làm luận văn thạc sĩ, tác giả hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội Thái Nguyên trong suốt chiều dài lịch sử gắn với bao biến động, thăng trầm của lịch sử dân tộc
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đối tượng mà luận văn nghiên cứu là mạng lưới chợ nông thôn tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945, từ trước đến nay chưa được thực hiện Tuy nhiên, ở từng lĩnh vực và khía cạnh khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến trong những công trình được xuất bản chính thức
Các công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam trước năm 1945
Từ năm 1975 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về
làng xã Việt Nam Có thể kể đến bài viết Mấy vấn đề về làng xã cổ truyền của Phan Đại Doãn in trên tạp chí Dân tộc học, xuất bản năm 1981 Tác giả Nguyễn Quang Ngọc với công trình Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ
XVIII - XIX được nghiên cứu công phu, xuất bản năm 1993 Bên cạnh đó, tác
giả còn có cuốn sách Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong lịch sử, xuất bản
năm 1998 Các tác giả Vũ Thị Minh Hương, Nguyễn Văn Huyên, Philippe
Trang 10Papin năm 1999 đã xuất bản cuốn sách Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã
Bắc Kỳ Tiếp đến là Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội
của Phan Đại Doãn, xuất bản năm 2001 Cuốn sách Nông thôn và đô thị Việt
Nam lịch sử, thực trạng, khuynh hướng biến đổi của Lê Thị Mai xuất bản năm
2002 Đến năm 2005, công trình Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh được tái bản Năm 2006, Vũ Duy Mền xuất bản cuốn Tìm về làng Việt
xưa, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội Năm 2009, Nguyễn Quang Ngọc cho ra
mắt cuốn sách Một số vấn đề về làng xã Việt Nam Cuốn sách đã dựng lại một
cách khá toàn diện về làng xã Việt Nam như kết cấu kinh tế - xã hội và đặc
điểm văn hóa làng của người Việt Đặc biệt, bộ Lịch sử Việt Nam (15 tập) của
Viện Sử học, xuất bản năm 2014 là công trình nghiên cứu quy mô, có thể coi
đó là bộ chính sử lớn nhất nước ta được viết vào thế kỉ XXI Bộ sách đã tái hiện lại toàn cảnh bức tranh lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thập niên đầu
của thế kỉ XXI, trong đó có nhiều đoạn nói về làng xã
Các công trình nghiên cứu về chợ nông thôn Việt Nam trước năm 1945
Một số bài viết trên các tạp chí Dân tộc học, Dân tộc và thời đại, Khoa học và Công nghệ có nội dung về chợ nông thôn Việt Nam của các tác giả như Nguyễn Đức Nghinh, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Hằng Nga,
Bước sang thế kỉ XXI, tác giả Lê Thị Mai công bố công trình Chợ nông
thôn châu thổ sông Hồng trong quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội thời kì đổi
Trang 11mới, xuất bản năm 2002 Cuốn sách đã đề cập đến mạng lưới chợ ở các tỉnh
đồng bằng sông Hồng Tác giả Vũ Thị Minh Hương đã có nhiều bài viết đăng
trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử như Chợ gia súc và việc buôn bán trâu bò ở
Bắc Kỳ thời kì 1919 - 1939 (năm 2001) Bài viết đã nêu bật sự ra đời của các
chợ gia súc ở Bắc Kỳ thời kỳ 1919 - 1939, số lượng các chợ, thời gian họp chợ,
số lượng gia súc trao đổi, giá cả và cách thức mua bán gia súc,… Đặc biệt, bài viết đã thống kê được mạng lưới các chợ gia súc ở Bắc Kỳ, trong đó Thái
Nguyên có hai chợ Đến năm 2017, tác giả tiếp tục công bố công trình Nông
thôn và đô thị Việt Nam lịch sử, thực trạng, khuynh hướng biến đổi Đây là
cuốn sách nghiên cứu một cách hệ thống và khá toàn diện về làng xã Việt Nam, trong đó có đề cập đến chợ nông thôn vùng trung du miền núi Bắc Bộ
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thừa Hỷ cũng công bố một số tác phẩm Quá trình
hình thành, biến chuyển và những nét đặc trưng của kinh tế hàng hóa Thăng Long
- Hà Nội trước cận đại, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6, Hà Nội,
(2006) Bài viết đã nghiên cứu các hoạt động buôn bán ở Thăng Long - Hà Nội từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX trên các mặt: địa điểm và thời gian họp chợ; các mặt hàng buôn bán; phương thức trao đổi, mua bán; chợ và nhà nước phong kiến;… Những nghiên cứu này đã giúp chúng ta phục dựng lại chợ Hà Nội xưa, qua đây giúp tác giả luận văn có sự so sánh, đối chiếu với chợ Thái Nguyên
Năm 2017, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc đã công bố công trình Nông
thôn và đô thị Việt Nam lịch sử, thực trạng, khuynh hướng biến đổi Đây là
công trình có quy mô lớn nghiên cứu về nông thôn Việt Nam, đặc biệt là nông thôn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Công trình cũng đã đề cập đến hiện tượng mở rộng hệ thống chợ làng trong các thế kỉ XVIII - XIX, trong đó đi sâu vào một số chợ lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và vai trò của thương nhân Hoa kiều, người Việt gốc Hoa trong các hoạt động buôn bán ở nông thôn,…
Ngoài ra, một số công trình khác cũng nghiên cứu về chợ như Huỳnh Thị
Dung với Chợ Việt (NXB Từ điển Bách khoa, năm 2011) Tác phẩm đã thống
Trang 12kê hầu hết các chợ và hoạt động của chợ trên cả nước Tuy nhiên, chợ Thái Nguyên lại chưa được đề cập đến nhưng thông qua các chợ ở Bắc Cạn, Lạng
Sơn,… cũng giúp chúng ta có thêm tư liệu về chợ Thái Nguyên Cuốn sách Tìm
hiểu làng Việt của Diệp Đình Hoa (NXB Khoa học xã hội, năm 1990) đã đề cập
đến mối liên kết cơ cấu của một làng, đặc biệt là kết cấu cổ truyền qua thực tế chợ làng ở một số làng điển hình như Đào Xá, Chợ Dầu,…
Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu của các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của các trường đại học như trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong những năm gần đây có đề
cập đến mạng lưới chợ nông thôn như Hệ thống chợ ở Bắc Hà - tỉnh Lào Cai
trong quá khứ và hiện tại của Nguyễn Thị Lan Phương (2006), Mạng lưới chợ
ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn (1986 - 2010) của Đào Minh Thảo (2012) Mạng lưới chợ nông thôn ở miền đông tỉnh Hà Giang trước năm 1945 của Mai
Sinh Tuyên (2016)
Các công trình nghiên cứu về mạng lưới chợ nông thôn tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945 và giai đoạn 1954 - 2010
Năm 2002, sinh viên Nguyễn Thị Hà, trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên đã công bố khóa luận tốt nghiệp Chợ và hoạt động buôn bán nhỏ ở
Thái Nguyên qua Đại Nam nhất thống chí Bản khóa luận đã bước đầu thống kê
được một số chợ ở Thái Nguyên và hoạt động buôn bán của chợ (chủ yếu là các sản phẩm trao đổi, mua bán) của Thái Nguyên vào thế kỉ XIX Các luận văn thạc sĩ Lịch sử có đề cập đến tên một số chợ, thời gian họp chợ, các mặt hàng
trao đổi, mua bán ở chợ như Làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở huyện Võ
Nhai Thái Nguyên của Trần Văn Quyền (2010); Hoạt động giao thương ven sông Cầu trước năm 1945 của Nguyễn Trung Dũng (2010); Mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ năm 1954 đến năm 2010 của Phạm Thị Thanh Hảo
(2011); Châu Định Hóa (Thái Nguyên) thế kỉ XIX của Nguyễn Thị Dân (2011) Đặc biệt, luận án tiến sĩ Lịch sử Việt Nam Kinh tế, văn hóa huyện Phổ Yên
(tỉnh Thái Nguyên) thế kỉ XIX của Đỗ Hằng Nga, bảo vệ tại trường ĐHSP Hà
Trang 13Nội đã đề cập đến kinh tế, văn hóa huyện Phổ Yên một cách khá toàn diện và
hệ thống Đỗ Hằng Nga còn dày công nghiên cứu về huyện Phú Bình, đặc biệt
là có đề cập đến chợ Phú Bình như: Thương nghiệp nông thôn trung du Bắc Bộ
qua trường hợp chợ làng ở huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên; Kinh tế - văn hóa - xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỉ XIX Các tác
phẩm này đã được đăng trên Tạp chí Khoa học và công nghệ từ năm 2012 đến
2013 Bên cạnh đó, luận văn Chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam
đối với tỉnh Thái Nguyên (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX) của tác giả
Nguyễn Trung Diệu, năm 2010 có nhắc đến các chợ ở đầu thế kỷ XIX trên địa
bàn huyện Phổ Yên như chợ Lợi Xá, chợ Hoàng Đàm, chợ Đắc Hiền Cuốn Địa
chí Thái Nguyên xuất bản năm 2009; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (3 tập)
xuất bản năm 2021 đã ghi chép về tất cả các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của các huyện, thành phố và thị xã trong tỉnh
Như vậy, các công trình trên đã phần nào đề cập đến mạng lưới chợ nông thôn Thái Nguyên trong lịch sử Do đó, nội dung những nghiên cứu trong các công trình trên đều trở thành tư liệu để tác giả luận văn phục dựng lại bức tranh mạng lưới chợ tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục đích phục dựng lại một
cách chân thực về mạng lưới chợ nông thôn tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945,
để từ đó thấy được vai trò của mạng lưới chợ nông thôn đối với đời sống kinh
tế, xã hội, văn hóa của người dân trên địa bàn Do vậy, nhiệm vụ cụ thể của
luận văn được đặt ra là:
Nghiên cứu, trình bày khái quát vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên; lịch sử hành chính, dân cư và phân bố dân cư, mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên; tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945
Làm rõ hơn về mạng lưới chợ nông thôn tỉnh Thái Nguyên trước năm
1945 như: Số lượng chợ; địa điểm và thời gian họp chợ; hoạt động mua bán ở chợ; thành phần và phương thức mua bán; các loại hàng hóa trao đổi ở chợ
Trang 14Phân tích vai trò của mạng lưới chợ nông thôn đối với đời sống kinh tế,
xã hội, văn hóa của nhân dân tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở khái quát chung về tỉnh
Thái Nguyên, luận văn tập trung nghiên cứu về mạng lưới chợ nông thôn tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945 qua hệ thống chợ; đặc điểm của chợ nông thôn và vai trò của chợ đối với đồng bào Thái Nguyên Đối tượng nghiên cứu được tập
trung trình bày, làm rõ ở chương 2 và chương 3 của luận văn Phạm vi nghiên cứu của luận văn trên 3 lĩnh vực: nội dung, không gian và thời gian:
Phạm vi nội dung: Trong chương 2: “Mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên trước năm 1945”, bức tranh về chợ nông thôn ở Thái Nguyên đã được phục dựng lại một cách khái quát nhất Tuy nhiên, do nguồn tư liệu còn hạn chế nên luận văn không nghiên cứu dàn trải mà tập trung vào một số khía cạnh như
số lượng chợ; địa điểm, thời gian họp chợ; thành phần mua bán; hoạt động mua bán ở chợ Trong chương 3: “Vai trò của mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên đối với kinh tế, xã hội, văn hóa”, luận văn đặt trọng tâm nghiên cứu về vai trò của chợ nông thôn trên các lĩnh vực (kinh tế, xã hội, văn hóa) Thái Nguyên trước năm 1945 Cụ thể chợ nông thôn là nhân tố thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, củng cố mối liên hệ giữa các dân tộc trong tỉnh, nơi thể hiện văn hóa các tộc người, nơi đáp ứng nhu cầu giao tiếp, thông tin và giải trí của người đi chợ, nơi tuyên truyền cách mạng,…
Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo địa giới hành chính trước năm 1945, trong đó tập trung vào hoạt động của các chợ ở một số nơi vùng cao như huyện Vũ Nhai, châu Định Hóa Đây là những địa bàn tập trung đông các dân tộc ít người nên có nét đặc trưng của chợ miền núi Bên cạnh đó, luận văn cũng khái quát những nét cơ bản của chợ Thái Nguyên ở khu vực đồng bằng như huyện Tư Nông, huyện Động Hỷ, huyện Phổ Yên Qua đây, các đặc điểm chung và riêng của chợ Thái Nguyên trước năm 1945 so với các tỉnh khác được thể hiện khái quát nhất
Trang 15Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu về mạng lưới chợ nông thôn tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945
4 Nguồn tư liệu
Để phục vụ cho quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã khai thác, sử dụng những nguồn tư liệu sau:
- Một số công trình trên lĩnh vực lịch sử và địa lí được biên soạn dưới
thời quân chủ đã được dịch ra tiếng Việt như: Đại Việt sử kí toàn thư; Khâm
định Việt sử thông giám cương mục; Đại Nam thực lục; Đại Nam nhất thống chí; Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ; Lịch triều hiến chương loại chí; Đồng Khánh dư địa chí;… Đại Nam thực lục là bộ chính sử lớn của triều Nguyễn do
Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn từ năm 1821 đến năm 1909 Bộ sử ghi chép về toàn bộ lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XIX dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn và hơn 200 năm lịch sử Đàng Trong của các chúa Nguyễn Bên cạnh
đó, Quốc sử quán triều Nguyễn còn biên soạn Đồng Khánh dư địa chí, bộ địa
chí gồm 25 tỉnh từ Cao Bằng đến Bình Thuận theo quy định của Hiệp ước
Pa-tơ-nốt (năm 1884) Đặc biệt, Đại Nam nhất thống chí được biên soạn từ năm
1865 đến năm 1910 đã khái quát đầy đủ địa chí các tỉnh và đơn vị hành chính
tương đương của nước Đại Nam nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
- Các công trình, sách chuyên khảo về làng xã và chợ nông thôn Việt Nam như Đất nước Việt Nam qua các đời (Đào Duy Anh), Lịch sử Việt Nam (15 tập) (Viện Sử học), Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội (Phan Đại Doãn), Mấy vấn đề về làng xã cổ truyền (Phan Đại Doãn), Về một số làng
buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII - XIX) (Nguyễn Quang Ngọc), Biến đổi
cơ cấu xã hội Việt Nam trong lịch sử (Nguyễn Quang Ngọc), Nông thôn và đô thị Việt Nam lịch sử, thực trạng, khuynh hướng biến đổi; Chợ nông thôn châu thổ sông Hồng trong quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội thời kì đổi mới (Lê Thị
Mai), Tìm về làng Việt xưa (Vũ Duy Mền), Nông thôn và đô thị Việt Nam lịch
sử, thực trạng, khuynh hướng biến đổi (Nguyễn Quang Ngọc),…
Trang 16- Một số bài viết trên các tạp chí Dân tộc học, Dân tộc và thời đại, Khoa học và Công nghệ có nội dung về làng xã và chợ của Việt Nam của các tác giả như Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Thừa Hỷ, Nguyễn Đức Nghinh, Đỗ Hằng
Nga,…Nguyễn Quang Ngọc và Nguyễn Thừa Hỷ với tác phẩm Quá trình hình
thành, biến chuyển và những nét đặc trưng của kinh tế hàng hóa Thăng Long -
Hà Nội trước cận đại Nguyễn Đức Nghinh với Mấy nét phác thảo về chợ làng (qua những tư liệu thế kỉ XVII - XVIII); Chợ làng, một nhân tố củng cố mối liên
hệ dân tộc; Chợ làng trước Cách mạng tháng Tám Đỗ Hằng Nga với Thương nghiệp nông thôn trung du Bắc Bộ qua trường hợp chợ làng ở huyện Phú Bình
- tỉnh Thái Nguyên; Kinh tế - văn hóa - xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỉ XIX;…
- Sách, bài viết, công trình nghiên cứu của cá nhân, đoàn thể trong tỉnh
Thái Nguyên có liên quan đến mạng lưới chợ Thái Nguyên như Địa chí Thái
Nguyên, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (3 tập), Kinh tế - văn hóa - xã hội huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỉ XIX,…
- Các tư liệu khảo sát điền dã: Tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế tại nhiều xã, huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để tìm kiếm thông tin về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của nhân dân địa phương, đặc biệt là về hoạt động trao đổi, mua bán ở các chợ tỉnh Thái Nguyên xưa và nay để
có cái nhìn tổng thể về sự phát triển của chợ nông thôn qua các thời kì lịch sử
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin Tác giả đã đặt vấn đề nghiên cứu mạng lưới chợ nông thôn Thái Nguyên trong bối cảnh lịch sử cụ thể của dân tộc và lịch sử tỉnh Thái Nguyên từ thế kỉ X đến năm 1945 Để từ đó có cái nhìn tổng thể, toàn diện về mạng lưới chợ Thái Nguyên trước năm 1945 và vai trò của chợ đối với kinh tế, xã hội, văn hóa của cư dân trên địa bàn tỉnh
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và logic Phương pháp lịch sử giúp tác giả phục dựng lại một cách khái
Trang 17quát nhất bức tranh mạng lưới chợ nông thôn Thái Nguyên trước năm 1945 theo trình tự thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu Phương pháp logic giúp tác giả tìm ra những đặc điểm chung và riêng của chợ Thái Nguyên so với các chợ ở khu vực khác, đồng thời có những đánh giá, nhận định ban đầu về vai trò của mạng lưới chợ nông thôn đối với kinh tế, xã hội, văn hóa Thái Nguyên trước năm 1945
Bên cạnh đó, đề tài còn kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp nghiên cứu liên ngành,…Để nghiên cứu đề tài, luận văn đã sử dụng một số khái niệm, phạm trù, lý thuyết, phương pháp nghiên cứu của những ngành trên Hướng tiếp cận liên ngành cũng giúp tác giả tích hợp được những kết quả của các nghiên cứu chuyên ngành để có cái nhìn tổng thể, đa chiều về đối tượng nghiên cứu Phương pháp liên ngành cũng giúp tác giả khai thác và xử lý hiệu quả các nguồn tư liệu khác nhau trong vấn đề nghiên cứu của đề tài Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn đã tiếp xúc với nguồn tài liệu phong phú nên tác giả phải so sánh, phân tích, đối chiếu để vẽ được bản đồ mạng lưới chợ Thái Nguyên đầu thế kỉ XX
Trong sưu tầm tư liệu và khảo sát thực địa, tác giả sử dụng phương pháp dân tộc học thông qua phỏng vấn Công tác điền dã sưu tầm tư liệu văn học dân gian, khảo sát các chợ,…được thực hiện trên hầu khắp các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Thái Nguyên Khối lượng tư liệu đã sưu tầm được tác giả phân loại theo vấn đề nghiên cứu (khái quát mạng lưới chợ nông thôn, vai trò của chợ nông thôn Thái Nguyên trước năm 1945,…) và theo loại hình tư liệu (truyền miệng, hiện vật, chữ viết,…) để có sự lựa chọn phù hợp
6 Đóng góp của luận văn
Về mặt nhận thức: Trên cơ sở khai thác tối đa nguồn tư liệu lịch sử dân
tộc và lịch sử địa phương, luận văn đã khôi phục một cách hệ thống và cụ thể
về mạng lưới chợ nông thôn tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945 Trên cơ sở đó
Trang 18làm nổi bật những nét đặc trưng cơ bản của chợ nông thôn nơi đây Thái Nguyên là cửa ngõ vùng Đông Bắc, nơi hội tụ của nhiều tộc người, lại là vùng
“đệm” giữa miền núi và châu thổ Ngoài chức năng chính là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, chợ Thái Nguyên còn mang trong nó những giá trị văn hóa, tinh thần riêng biệt, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Dưới góc độ nghiên cứu làng xã, luận văn góp thêm một công trình nghiên cứu về mạng lưới chợ nông thôn ở một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ
Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu đề tài cho phép chúng ta rút ra một số
bài học kinh nghiệm, có ý nghĩa tham khảo trong việc cung cấp thêm luận cứ khoa học và gợi mở thêm một số suy nghĩ để các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên hoạch định chủ trương, kế hoạch trong việc quy hoạch, xây dựng chợ ở địa phương
Về mặt tư liệu: Luận văn là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và
giảng dạy lịch sử tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là về thương mại thông qua tìm hiểu về chợ
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được bố cục làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tỉnh Thái Nguyên
Chương 2: Mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên trước năm 1945 Chương 3: Vai trò của mạng lưới chợ nông thôn đối với kinh tế, xã hội
và văn hóa của tỉnh Thái Nguyên
Ngoài ra, luận văn còn có 02 bản đồ và 60 ảnh minh họa
Trang 19Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC NĂM 1945
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, có bề dày lịch sử - văn hóa gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Từ xa xưa, Thái Nguyên được coi là “nơi phên giậu thứ hai về
phương Bắc” che chở cho bờ cõi biên thùy Đại Việt Sách Đại Nam nhất thống
chí ghi chép về tỉnh như sau: “Đông tây cách nhau 294 dặm, nam bắc cách nhau
241 dặm, phía đông đến địa giới các huyện Yên Thế và Hữu Lũng tỉnh Bắc Ninh
32 dặm, phía tây đến địa giới các châu huyện Chiêm Hóa, Vĩnh Điện tỉnh Tuyên Quang và địa giới huyện Sơn Tây 263 dặm, phía nam đến địa giới huyện Yên Lãng tỉnh Sơn Tây và địa giới các huyện Hiệp Hòa, Kim Anh, Thiên Phúc tỉnh Bắc Ninh 62 dặm, phía bắc đến địa giới các huyện Văn Quan, Thất Khê tỉnh Lạng Sơn và địa giới các huyện Thạch An, Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng 179 dặm, phía đông nam đến địa giới tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Sơn Tây 81 dặm, phía tây nam đến địa giới tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Sơn Tây 118 dặm, phía đông bắc đến địa giới tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Lạng Sơn 134 dặm, phía tây bắc đến địa giới tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Cao Bằng 296 dặm Từ tỉnh lỵ đi về phía nam đến Kinh thành 1 542 dặm” [47; tr.176] Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là địa phương có tiềm năng về đất đai, tài nguyên, lâm thổ sản, khoáng sản, danh thắng, được xem như là trung tâm của miền Bắc và đông bắc Bắc Bộ
Về các đơn vị hành chính, sách Đại Nam nhất thống chí ghi chép tỉnh
Thái Nguyên vào thế kỉ XV như sau: “Thái Nguyên thừa tuyên có 3 phủ: phủ Phú Bình lãnh 6 huyện là Bình Tuyền, Đại Từ, Tư Nông, Động Hỷ, Phú Lương,
Vũ Nhai và một châu là Tuyên Hóa Phủ Cao Bằng (đời Quang Thuận gọi là Bắc Ninh) lãnh 4 châu là Thượng Lang, Hạ Lang, Thạch Lâm và Quảng Uyên Phủ Thông Hóa lãnh 1 huyện là Cảm Hóa và 1 châu là Bạch Thông” [47; tr.178]
Trang 20Vào thế kỉ XIX, địa giới Thái Nguyên có sự thay đổi: “Năm Minh Mệnh thứ 12 chia tỉnh hạt, gọi là tỉnh Thái Nguyên đặt các chức Bố chánh và Án sát, dưới quyền Tổng đốc Ninh-Thái Năm thứ 16 trích lấy 4 châu huyện là Định Châu, Văn Lãng, Đại Từ và Phú Lương đặt thêm phủ Tòng Hóa Các phủ huyện đều đổi đặt thành lưu quan Nay lãnh 3 phủ, 9 huyện và 2 châu” [47; tr.178] Đó là: phủ Phú Bình (thống hạt 5 huyện: Tư Nông, Bình Xuyên, Vũ Nhai, Động Hỷ, Phổ Yên); phủ Tòng Hóa thống đạt 1 châu 3 huyện: Định Châu, Văn Lãng, Phú Lương, Đại Từ); phủ Thông Hóa (thống hạt 1 châu 1 huyện: Bạch Thông, Cảm Hóa) Trong đó, phủ Phú Bình rộng nhất, phủ “ở cách tỉnh thành 2 dặm về phía đông nam; đông tây cách nhau 65 dặm, nam bắc cách nhau 186 dặm; phía đông đến địa giới các huyện Yên Thế và Hữu Lũng tỉnh Bắc Ninh 32 dặm; phía tây đến địa giới hai huyện Đại Từ, Phú Lương phủ Tòng Hóa và địa giới huyện Yên Lãng tỉnh Sơn Tây 33 dặm; phía nam đến địa giới huyện Kim Anh, Thiên Phúc và Hiệp Hòa tỉnh Bắc Ninh 52 dặm; phía bắc đến địa giới châu Bạch Thông phủ Thông Hóa và địa giới huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn 134 dặm” [47; tr.179]
Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lý từ 21020’ đến 22003’ vĩ độ Bắc và từ 105029’ đến 106015’ kinh độ Đông Cực bắc Thái Nguyên là thượng nguồn suối Khuổi Tát, thuộc xã Linh Thông huyện Định Hóa Cực nam là cầu
Đa Phúc thuộc thành phố Phổ Yên Cực tây là vùng núi phía bắc Đèo Khế thuộc xã Yên Lãng huyện Đại Từ Cực đông là vùng núi đá vôi xã Phượng Giao huyện Võ Nhai Thái Nguyên rộng 3521,96 km2 (năm 2020), phía bắc giáp Bắc Kạn, phía tây giáp Tuyên Quang, tây nam giáp Vĩnh Phúc, phía nam giáp Hà Nội Như vậy, từ bắc đến nam Thái Nguyên chỉ dài 43 phút vĩ độ (80 km), từ tây sang đông rộng 46 phút kinh độ (85 km) Thái Nguyên có hình dáng cân đối, lãnh thổ không có chỗ nào quá co hẹp hoặc phình rộng so với lộ trục Thái Nguyên là tỉnh có diện tích nhỏ nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
và đứng thứ 39 cả nước (chiếm 1,1% diện tích tự nhiên cả nước)
Trang 21(Nguồn: Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 6 - tỉnh Thái Nguyên, trang 61)
Vị trí địa lý lãnh thổ trên của Thái Nguyên có ý nghĩa quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Về mặt tự nhiên: Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Tuy nhiên, do gần chí tuyến bắc hơn xích
Trang 22đạo nên ở đây hai mùa (mùa đông và mùa hạ) khá rõ rệt so với các tỉnh Nam
Bộ Thái Nguyên ở trung tâm của miền Bắc và đông bắc Bắc Bộ, nơi hội tụ phần phía nam của các cánh cung núi đông bắc nên chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, nhất là cái lạnh về mùa đông, đồng thời vẫn chịu ảnh hưởng mạnh của biển Đông và vịnh Bắc Bộ qua gió mùa mùa hạ và bão Về kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng: Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh
tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ Nằm ở vị trí trung tâm vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Thái Nguyên dễ dàng thông thương với các tỉnh miền núi khác Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía bắc nhưng lại khá gần thủ đô, lợi thế này có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cả hiện tại và tương lai Thái Nguyên cũng là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, diện tích đồi núi cao trên 100 m chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh, còn lại là vùng có độ cao dưới 100 m
Đặc điểm địa hình này đã được ghi chép trong Đại Nam nhất thống chí: “Tỉnh
thành đất bằng phẳng rộng rãi, đường thủy, đường bộ giao thông đều thuận tiện” [47; tr.186] Phía nam tỉnh, địa hình thấp hơn nhiều, có một số núi thấp nhô lên khỏi các vùng đồi thấp Phía đông tỉnh, địa hình cao khoảng 500 m -
600 m, phần nhiều là các khối núi đá vôi với độ cao sàn sàn như nhau Vùng trung du ở phía nam và vùng đồng bằng phù sa các con sông đều cao dưới 100
m Hướng chủ yếu của địa hình là hướng bắc - nam 27 ngọn núi của Thái
Nguyên được ghi lại trong Đại Nam nhất thống chí như sau: núi Khâu Hoắc,
núi Ngọc Sơn, núi Hanh Sơn, núi Đột Sơn, núi Độc Tôn, núi Triện, núi Voi, núi Lịch Sơn, núi đá Hóa Trung, núi Ngọc Quang, núi Đăng Cao, núi Ngọc Liễn, núi Ngọc Bội, núi Tam Canh, núi Vũ Lễ, Điểm Sơn, đèo Trúc, núi Yên Sơn, núi Linh Quang, núi Bầu, núi Cổ Lân Đâu, núi Yến Đĩnh, núi Yên Hân, núi Phương Viên, đèo Đá, đèo Hán, núi Tam Đảo Núi cao thì núi Khâu Hoắc và
Trang 23núi Độc Tôn, còn lại là các núi thấp Đặc biệt có núi Điểm Sơn gắn liền với nhân vật Dương Tự Minh: “Ở cách huyện Phú Lương 30 dặm về phía tây bắc, phía trước núi có phiến đá chỗ lên chỗ xuống như con rồng ngóc đầu, phía dưới
có 2 phiến đá lớn, như hình 2 con voi chầu vào Đỉnh núi và sườn núi đều có đền Tương truyền Dương Tự Minh đời Lý dời đến ở đây, sau người địa phương lập đền thờ, nay vẫn còn” [47; tr.194] Địa hình chủ yếu là đồi núi, tuy gây khó khăn cho việc đi lại và canh tác nhưng rừng trên núi có nhiều lâm - thổ sản, thuận lợi cho việc sắn bắt, hái lượm và phát triển kinh tế tự nhiên khi nền kinh tế của đồng bào còn mang tính tự cung tự cấp
Rừng ở Thái Nguyên được chia làm hai loại: rừng trên núi đất, đồi đất và rừng trên núi đá Trong đó rừng trên núi đất, đồi đất chiếm số lượng lớn do địa hình Thái Nguyên có nhiều đồi núi thấp Rừng ở đây cung cấp cho cư dân địa
phương khá nhiều sản vật Sách Đồng Khánh địa dư chí chép: “Trên núi có tre,
gỗ; dưới suối có cá, tôm đều không phải sản vật quý lạ Gỗ thì có đủ 4 loại gỗ tốt: lim, đinh, sến, táu rải rác có ở các huyện Động Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương Chim trĩ, gà lôi rải rác có ở các huyện Bạch Thông, Cảm Hóa Phượng hoàng đất
có ở Định Châu, Văn Lãng Chim công có ở Vũ Nhai, Phú Lương” [56; tr.789]
Thái Nguyên có một số loại khoáng sản như vàng bạc, kẽm, sắt, Sách
Đại Nam nhất thống chí ghi chép rằng: “Vàng: châu Bạch Thông có mỏ Bằng
Thành, mỗi năm nộp thuế 15 lạng Huyện Vũ Nhai có mỏ Kim Hỉ, mỗi năm nộp thuế 20 lạng Mỏ Thuần Mang mỗi năm nộp thuế 9 lạng Mỏ Bảo Nang mỗi năm nộp thuế 6 lạng Bạc: huyện Cảm Hóa có mỏ Ngân Sơn, mỗi năm nộp thuế 307 lạng Châu Bạch Thông có mỏ Tống Tinh, mỗi năm nộp thuế 160 lạng… Thiếc trắng: huyện Cảm Hóa có mỏ Vụ Nông, mỗi năm nộp thuế 100 cân Kẽm đen: huyện Vũ Nhai có mỏ làng Nho, mỗi năm nộp thuế 600 cân Sắt: ở các huyện Phổ Yên, Động Hỷ và Phú Lương Mỏ Bảo Nang mỗi năm nộp thuế 2500 cân Mỏ Na Khôn 2000 cân Mỏ Linh Thạch 1200 cân Mỏ Thượng Kết 1000 cân Mỏ Vân Đồn 600 cân Mỏ Quảng Khê 500 cân Mỏ Cù
Trang 24Vân 300 cân Mỏ Na Hóa 300 cân Mỏ Phấn Mễ 1300 cân Mỏ Quan Hòa 300
cân” [47; tr.208-209] Sách Đồng Khánh địa dư chí cũng ghi rõ: “Trong tỉnh có
4 mỏ vàng… 5 mỏ bạc, chì, sắt…10 mỏ sắt… 2 mỏ chì…1 mỏ diêm tiêu” [56; tr.788] Sở dĩ Thái Nguyên phong phú về khoáng sản là do nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương Hiện nay, Thái Nguyên có khoảng hơn 30 loại khoáng sản, chia thành
bốn nhóm: Nhóm nhiên liệu bao gồm than mỡ, than đá, phân bố tập trung ở
huyện Phú Lương, Đại Từ Nhóm khoáng sản kim loại như kim loại đen (quặng sắt, titan,…) và kim loại màu (thiếc, vonfram,…) Trong đó mỏ Núi Pháo có trữ lượng vonfram khoảng 21 triệu tấn, lớn thứ hai trên thế giới sau một mỏ tại Trung Quốc Ngoài ra trên địa bàn tỉnh ở nhiều nơi còn có vàng, đồng, niken, thuỷ ngân,… trữ lượng các loại này tuy không lớn nhưng rất có ý nghĩa về mặt
kinh tế Nhóm khoáng sản phi kim loại bao gồm pirit, barit, phôtphorit,
graphit,… Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng: Nguồn đá cacbonat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi làm xi măng có ở nhiều nơi Ngoài ra còn có sét làm gạch
ngói; cát dùng để sản xuất thuỷ tinh thông thường; cát, sỏi dùng cho xây dựng
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên khá phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong vùng và với cả nước như: sắt, than (đặc biệt là than mỡ) Điều này tạo nên lợi thế trong việc phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp luyện kim, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp luyện kim lớn sau này
Về đất đai, sách Đại Nam nhất thống chí ghi chép rằng: “Ở vùng đất ấy (Thái Nguyên), đất thì đỏ, dính màu mỡ, ruộng thì vào hạng hạ hạ”[47; tr.48]
Có thể thấy, đất Thái Nguyên không phải là phù sa mà là đất đồi núi Sách
Đồng Khánh địa dư chí có ghi: “Ruộng đất công tư có nộp thuế: 52 869 mẫu 4
sào 14 thước 1 tấc” [56; tr.787] Hiện nay, Thái Nguyên có tổng diện tích đất là
352 664 ha, trong đó đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, đất núi thích hợp với việc phát triển lâm nghiệp, trồng cây đặc sản, cây ăn quả Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên, rất phù hợp với cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè
Trang 25và một số cây ăn quả lâu năm khác Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu để trồng cây lương thực Đất chưa sử dụng hiện còn 7,8% diện tích tự nhiên, phần lớn trong số này có khả năng sử dụng cho lâm nghiệp Thái Nguyên có 172,6 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng tự nhiên có 73,4 nghìn ha và rừng trồng hơn 49 nghìn ha
Khí hậu Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng: “Hằng năm, cuối mùa xuân mới hơi
nóng, đến mùa hè nóng lắm, đầu mùa thu lạnh dần, đến mùa đông thì rét lắm
Vì địa thế có nhiều núi cao nên rát nhiều, nóng ít Làm ruộng, thì có hai vụ, cũng giống tỉnh Bắc Ninh, duy các châu huyện Định Châu, Văn Lãng, Đại Từ
và Phú Lương có cấy lúa bốn mùa, cứ ba tháng một lần thu hoạch, đấy là một điều hơi khác Các huyện Tư Nông, Động Hỷ, Phú Lương và Bình Xuyên, khí lam chướng hơi nhẹ, còn các huyện khác thì nặng mà huyện Đại Từ và Vũ Nhai lại nặng hơn cả” [47; tr.188] Ngày nay, với các thiết bị đo hiện đại, ta có thể biết chính xác nhiệt độ trung bình năm của Thái Nguyên là khoảng 25°C; biên
độ nhiệt năm khoảng 13,7°C Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1 300 - 1
750 giờ Khí hậu Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1 500 đến 2 500 mm Thái Nguyên có độ ẩm khá cao, trừ tháng 1, các tháng còn lại, độ ẩm ở mức trên 80% Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp
Thái Nguyên không giáp biển nhưng có khá nhiều sông, hồ như: hồ Ba
Bể, sông Đồng Mỗ, sông Mão, sông Tràng Xá, sông Tiên, hồ Tiên, sông Nam Viêm, sông Công Bật Trong đó sông Đồng Mỗ là con sông quan trọng Sông
“ở cách huyện Động Hỷ hơn 10 dặm về phía nam, có 2 nguồn nước: một từ các sơn phận Phương Viên và Yến Đĩnh thuộc châu Bạch Thông chảy về phía Bắc Một nguồn từ sơn phận hai xã Phương Linh và vi Hương thuộc huyện Cảm Hóa chảy về phía đông nam, hợp nhau ở phía đông nam, hợp nhau ở phía đông
Trang 26huyện Cảm Hóa Lại chảy về phía đông nam qua địa phận châu Định và huyện Phú Lương đến huyện Động Hỉ Chảy quanh phía tây bắc tỉnh thành, qua huyện
Tư Nông, rồi chảy vào địa phận huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Ninh, làm thành sông Nguyệt Đức” [47; tr.199] Những con sông, hồ này cung cấp nguồn lợi thủy sản cho đồng bào và là hệ thống đường thủy để cư dân mua bán, trao đổi hàng hóa trong vùng và các tỉnh lân cận Tuy nhiên, “cả nước có 29 xứ nước độc, mà nước ở Đại Từ và Vũ Nhai thuộc châu Thái Nguyên là 2 xứ Ngô (Thì)
Sĩ nói: Vũ Nhai và Đại Từ nước rất độc, dầu người địa phương cũng không chịu nổi, phần nhiều mắc bệnh sốt rét” [47; tr.191-200] Hiện nay, Thái Nguyên
có hai sông chính chảy qua là sông Cầu và sông Công Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy theo hướng tây bắc - đông nam Trên sông Cầu có đập Thác Huống giữ nước tưới cho 24 000 ha lúa 2 vụ của các huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hoà, Tân Yên (Bắc Giang) Sông Công dài 96 km, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá, chảy dọc theo chân dãy núi Tam Đảo Lượng nước sông Công khá dồi dào do chảy qua khu vực có lượng mưa nhiều nhất tỉnh Ngoài sông ngòi, Thái Nguyên có nhiều hồ nước, trong đó lớn nhất là Hồ Núi Cốc Đây là hồ nhân tạo được hình thành do việc chặn dòng sông Công Hồ chứa khoảng 210 triệu m3 nước, đáp ứng tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và một phần cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công Ngoài hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên còn có 850 ha hồ thuỷ lợi, 2 400 ha
ao hồ nhỏ, trong đó có một số hồ tương đối lớn như hồ Khe Lạnh (Phổ Yên),
hồ Bảo Linh (Định Hoá), hồ Gềnh Chè (Sông Công), hồ Trại Gạo (Phú Bình),…Tóm lại, bên cạnh những khó khăn do sông ngòi mang lại, sông ngòi Thái Nguyên có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
1.2 Lịch sử hành chính
Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều lần thay đổi về tên gọi và địa giới hành chính Thời Văn Lang, Thái Nguyên thuộc bộ Vũ Định (1 trong số 15 bộ của
Trang 27nước Văn Lang) Điều này đã được Nguyễn Trãi ghi chép trong Dư địa chí:
“Thái Nguyên xưa là đất bộ Vũ Định; đông và bắc giáp Cao, Lạng, tây và nam giáp Kinh Bắc Có 2 lộ phủ, 9 huyện, 2 châu, 336 làng xã Đấy là nơi phên giậu thứ hai về phương bắc vậy” [53; tr.48] Năm 257 TCN, Thục Phán (thủ lĩnh của một bộ lạc người Âu Việt) đã đánh chiếm nước Văn Lang, dựng lên nước Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, Thái Nguyên thuộc nước Âu Lạc
Thời Bắc thuộc (Năm 179 TCN - 938), Thái Nguyên thuộc về nước Nam Việt của nhà Triệu (179 TCN - 111 TCN) Thời thuộc nhà Hán (111 TCN - 220), Thái Nguyên thuộc huyện Long Biên, quận Giao Chỉ Thời nhà Tiền Lý (544 - 602), qua ba đời vua Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương và Hậu Lý Nam Đế, Thái Nguyên thuộc về nước Vạn Xuân Thời Đường (thế kỉ VII - đến thế kỉ IX), Thái Nguyên thuộc châu Vũ Nga
Thời Lý (1009 - 1225), cả nước được chia thành 24 lộ, các vùng xa xôi hẻo lánh gọi là châu Châu Thái Nguyên lúc này thuộc phủ Phú Lương, sau đổi thành châu Vũ Lặc Cuối thời Trần và thời nhà Hồ (thế kỉ XIV), địa danh châu
Thái Nguyên đổi thành trấn Thái Nguyên Theo Đào Duy Anh: “Đại để trấn Thái Nguyên là tương đương với tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Kạn và nửa tỉnh
Cao Bằng hiện nay” [1; tr.150] Phan Huy Chú cũng viết: “Thái Nguyên phía
nam giáp Sơn Tây, bắc giáp Kinh Bắc, tây liền với Tuyên Quang, đông giáp Lạng Sơn Các ngọn núi về dãy Tam Đảo la liệt kéo liền suốt cả xứ Các dòng nước ở hồ Ba Bể chảy ra vây bọc vòng quanh Tuy những chỗ khe núi phần nhiều có khí độc, nhưng nguồn lợi về sản vật cũng được khá nhiều; thực là nơi hiểm yếu về miền thượng du, mà là chỗ danh thắng về miền Tây” [7; tr.172]
Thời thuộc Minh (1407 - 1427), “Trấn Thái Nguyên đổi thành châu Thái Nguyên gồm 11 huyện; đến năm 1412, đổi là phủ Thái Nguyên Năm 1416, phủ Thái Nguyên đổi thành Thái Nguyên thừa chính ty, gồm 3 phủ: Thái
Nguyên, Phú Bình, Thông Hóa” [56; tr.153]
Thời Lê sơ (1428 - 1527), cả nước được chia thành 5 đạo (Đông đạo, Tây đạo, Nam đạo, Bắc đạo và Hải Tây đạo) Thái Nguyên thuộc Bắc đạo
Trang 28Năm 1466, vua Lê Thánh Tông chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, trong đó
có thừa tuyên Thái Nguyên Năm 1469, thừa tuyên Thái Nguyên đổi tên thành
thừa tuyên Ninh Sóc, gồm 3 phủ: Phú Bình, Thông Hóa, Cao Bằng Năm 1490, thừa tuyên Ninh Sóc được đổi thành xứ Thái Nguyên Năm 1533, xứ Thái
Nguyên đổi thành trấn Thái Nguyên
Trong thời kì chiến tranh Lê - Mạc (1553 - 1627), địa bàn Thái Nguyên thuộc quyền quản lí của nhà Mạc cho đến trước năm 1559 và ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh Từ sau năm 1677, Cao Bằng được đặt riêng thành một trấn Trấn Thái Nguyên thời Lê trung hưng chỉ gồm hai phủ Phú Bình (gồm huyện Phổ Yên, Đại Từ, Tư Nông, Bình Tuyền, Động Hỷ, Văn Lãng, Vũ Nhai và châu Định Hoá) và Thông Hoá (gồm huyện Cảm Hoá và châu Bạch Thông - nay thuộc Bắc Kạn)
Thời nhà Nguyễn (1802 - 1945), trấn Thái Nguyên thuộc Bắc thành Năm 1813, nhà Nguyễn điều chỉnh lại địa giới hành chính, cắt huyện Thiên Phúc (vùng đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội ngày nay) về Trấn Kinh Bắc Thủ phủ của trấn Thái Nguyên được chuyển từ xã Bình Kì, huyện Thiên Phúc
về xã Đồng Mỗ, thuộc huyện Đồng Hỷ (nay là một phần đất thuộc các phường
Trưng Vương và Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên) Theo sách Đại Nam
nhất thống chí: “Tỉnh thành đất bằng phẳng, rộng rãi, đường thủy, đường bộ
giao thông đều thuận tiện Chu vi tỉnh thành dài 345 trượng (khoảng 1145,4 mét), cao 9 thước (khoảng 2,88 mét), mở 4 cửa, hào rộng 3 trượng (khoảng 9,96 mét), sâu 5 thước (khoảng 1,66 mét) Tường thành đắp bằng đất, đến năm
Tự Đức thứ 2 (1849) được xây bằng gạch” [47; tr.186]
Năm 1831, vua Minh Mệnh tiến hành cải cách hành chính địa phương, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên Tỉnh Thái Nguyên lúc này gồm 3 phủ, 9 huyện và 2 châu
- Phủ Phú Bình có 5 huyện, gồm 39 tổng:
Huyện Tư Nông có 9 tổng: Nhã Lộng, Lý Nhân, Bảo Nang, Nghĩa Hương, Tiên La, Thượng Đình, La Đình, Phao Thanh, Đức Lân
Trang 29Huyện Phổ Yên có 6 tổng: Hoàng Đàm, Thượng Kết, Vạn Phái, Thượng
- Phủ Tòng Hóa có 1 châu, 3 huyện, gồm 27 tổng:
Định Châu gồm 9 tổng: Binh Thượng, Định Biên Trung, Định Biên Hạ, Phượng Vĩ Thượng, Phượng Vĩ Trung, Phượng Vĩ Hạ, Thanh Điểu, Khuynh Quỳ, An Trạch
Huyện Văn Lãng gồm 5 tổng: Thượng Lãm, Hạ Lãm, Vị Xuyên, Văn Xiển, Thượng Lương
Huyện Đại Từ gồm 7 tổng: Yên Đổ, Tiên Sơn, Phú Minh Thượng, Ký Phú, Hùng Sơn, Yên Thuận, Trường Lang
Huyện Phú Lương gồm 6 tổng: Tức Tranh, Động Đạt, Cù Vân, Cổ Lũng, Sơn Cẩm, Y Na
- Phủ Thông Hóa có 1 châu 1 huyện, gồm 13 tổng:
Châu Bạch Thông có 9 tổng: Nông Thượng, Nông Hạ, Côn Minh, Đông Viên, Nhu Viễn, Quảng Khê, Hà Vị, Thượng Giáo, Hạ Hiệu
Huyện Cảm Hóa có 4 tổng: Phương Linh, Lương Thượng, Lương Hạ, Hạ Quan Ngoài ra còn có 2 tổng Thượng Quan và Kim Mã đã đổi thuộc tỉnh Cao Bằng
Năm 1891, thực dân Pháp xóa bỏ tỉnh Thái Nguyên Đến ngày 15/10/1892, Toàn quyền Đông Dương kí các nghị định tái lập tỉnh Thái Nguyên, gồm 3 phủ: Phú Bình, Tòng Hóa và Thông Hóa Ngày 11/4/1900, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở toàn bộ phủ Thông Hóa của Thái Nguyên Năm 1933, thực dân Pháp ra quyết định thành lập thành phố Thái Nguyên; đến năm 1938 quyết định thành lập thị xã Thái Nguyên
Trang 30Trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám (1939 - 1945), Thái Nguyên là tỉnh thuộc địa bàn Khu Giải phóng Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), các huyện Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) cùng với các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) và Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) trở thành An toàn khu (ATK) trung ương Trong đó các huyện Định Hóa, Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa, Chợ Đồn là trung tâm ATK - Thủ đô kháng chiến của cả nước
Thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-TVQH ngày 21/4/1965 của Ủy ban Thường vụ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ ngày 1/7/1965, tỉnh Thái Nguyên hợp nhất với tỉnh Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái với diện tích 6 500
km2 Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Thái tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3 541,1 km2 gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện, với 177 xã, phường, thị trấn Trải qua nhiều lần điều chỉnh mở rộng địa giới, đến nay, tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3 521, 96 km2, gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc (thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thành phố Phổ Yên và 6 huyện: Định Hóa, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình, Đại
Từ) với 178 xã, phường, thị trấn
1.3 Thành phần các dân tộc
Tỉnh Thái Nguyên là khu vực đất rộng, người thưa, dân cư sống phân tán Thái Nguyên xưa có số dân tương đối ít: “Năm Gia Long thứ 18, số đinh 6700
người hơn, nay 9461 người” [47; tr.191] Theo sách Đồng Khánh địa dư chí thì
phủ Phú Bình có 3969 nhân đinh, phủ Tòng Hóa có 2007 nhân đinh, phủ Thông Hóa có 3045 nhân đinh [56; tr.791-820] Về thành phần các dân tộc, sử cũ chép:
“Trong tỉnh có: Người Mán Thất Tộc ngụ cư, theo sổ cũ là 226 người… người Mán Sơn Miêu ngụ cư, theo sổ cũ là 143 người… người Thanh ngụ cư, theo sổ cũ
là 15 người… người Minh Hương ngụ cư, theo sổ cũ là 163 người…” [56; tr.788]
Theo số liệu thống kê năm 2010, tỉnh Thái Nguyên hiện có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc sinh sống tại Việt Nam, trong đó 8 dân tộc đông dân nhất là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa
Trang 31Bảng 1.1 Thành phần các dân tộc tỉnh Thái Nguyên (năm 2010)
STT Dân tộc Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
(Nguồn: Trang thông tin điện tử Ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên)
Bảng thống kê trên cho thấy, người Kinh (Việt) chiếm tỉ lệ cao nhất, sau
đó là người Tày và người Nùng Cộng đồng các dân tộc sống xen kẽ, hòa hợp với nhau: “Người Kinh, người Thổ ở lẫn nhau… Có những giống người Mán ở linh tinh các nơi” [47; tr.188] Dân tộc Kinh chủ yếu sống ở vùng thấp, quy tụ thành từng làng, có truyền thống đoàn kết gắn bó với nhau, có tập quán trồng lúa nước, mang tính định cư lâu dài Các tộc người Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao,… sống ở vùng cao, sườn đồi, núi; nhà cửa có phần đơn sơ, về sau có làm nhà sàn; một bộ phận cư dân sống còn du canh du cư, phát nương làm rẫy Lịch
sử phát triển của mỗi tộc người ở vùng đất này đều mang những nét khác biệt,
có phong tục tập quán riêng: “Người Kinh, người Thổ ở lẫn nhau, các huyện Động Hỷ, Tư Nông, Bình Xuyên, Phổ Yên và Văn Lãng có người biết chút ít văn học, còn các địa phương khác thì ít lắm Tập tục cần kiệm, không xa hoa… Mán Sơn Man hằng năm thu hoạch được bao nhiêu lúa thì tính nhân khẩu chỉ
để đủ ăn, còn thừa đem đổi lấy bạc… Mán Cao Lang cứ ba năm một lần đổi chỗ ở, không ở chỗ nào nhất định… Mán Đeo Tiền, trong nhà thờ thần gọi là
Trang 32Bàn Cổ thánh vương… Người Bạch Miêu (Mèo trắng) thì con trai cắt tóc để bím, con gái đội khăn vải trắng thêu hoa” [47; tr.189]
Qua cách miêu tả trên về phong tục, tập quán các tộc người, ta thấy phần lớn họ sống lạc hậu, ở trên núi, do sự chia cắt về không gian nên họ ít giao tiếp với nhau Chỉ khi đến chợ, mọi người mới có sự giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội Trên cơ sở tư liệu lịch sử đã chép, chúng ta có thể khái quát về nguồn gốc các tộc người ở Thái Nguyên như sau:
Người Việt (Kinh): Chiếm 75,47 % số dân trong tỉnh Thành phần cư dân
này gồm nhiều bộ phận hợp thành: Một bộ phận vốn là dân bản địa, có mặt từ lâu đời, sinh sống cùng các dân tộc khác; một bộ phận di cư từ các vùng đồng bằng Bắc Bộ lên kiếm sống Vốn cư trú ở vùng thấp, người Việt quen với nghề trồng lúa nước, hoạt động nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với nghề thủ công truyền thống Người Kinh không chỉ giàu tập quán, kinh nghiệm sản xuất mà còn có khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học - kĩ thuật và áp dụng chúng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể của mình Tổ chức xã hội và hình thái quần cư của người Kinh rất chặt chẽ từ thành thị đến nông thôn, làng
xã cổ truyền là rất tiêu biểu cho làng xã Việt Nam
Người Tày: Có tỉ trọng xếp thứ 2 sau người Việt, tập trung đông ở Định Hóa,
Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ Người Tày có một nền nông nghiệp khá phát triển, ngoài trồng lúa, đồng bào còn trồng khô, khoai, sắn và các loại cây thực phẩm khác Cũng như người Việt, kĩ thuật canh tác và nông cụ của người Tày tương đối cao và hoàn chỉnh, bên cạnh nghề trồng trọt và chăn nuôi, người Tày còn có truyền thống
về một số nghề thủ công nghiệp Họ tiếp thu nhanh nền văn hóa của người Kinh và đạt trình độ kinh tế, văn hóa, đời sống cao trong các tộc người
Người Nùng: Người Nùng sinh sống chủ yếu ở Đại Từ, Đồng Hỷ, Võ
Nhai Người Nùng có nhiều chi tộc (Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Ing,…) Họ có khả năng làm ruộng giỏi Người Nùng thường cư trú thành từng dải ven đường, ở các thung lũng Họ có vốn văn hóa dân gian phong phú
Trang 33Người Dao: Người Dao sinh sống chủ yếu ở Đại Từ, Đồng Hỷ, Võ Nhai,
Phú Lương Ở Thái Nguyên có 4 nhóm Dao chính là: Dao Đỏ (Tồm pến Miền), Dao Tiền (Dụ ton miền), Dao lô gang (ồ gang Miền), Dao quần chẹt (hầu hầu chiệt miền) Văn hóa Dao có nét độc đáo là hát lượn “Pả dzung” trong những ngày Tết nguyên đán, lễ hội, đám cưới,… Người Dao có nhiều kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp ở vùng đồi núi
Người Sán Dìu: Tập trung đông nhất ở huyện Đồng Hỷ rồi đến Phú
Lương, Đại Từ, Phú Bình, thành phố Thái Nguyên,… có truyền thống làm nghề ruộng nước Do vậy, họ giàu kinh nghiệm và có những tri thức dân gian rất phong phú về trồng trọt
Người Hoa: Những người Hoa đầu tiên đã có mặt ở Thái Nguyên khoảng
trên dưới 150 năm Họ là lưu dân có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây tại Trung Quốc Tổ tiên của một bộ phận trong số họ vốn là những nông dân nghèo đói phải phiêu bạt mưu sinh, một số ít khác có thể là hậu duệ những chiến binh của phong trào Thái Bình Thiên Quốc chống lại nhà Thanh,
bị đàn áp nên trốn sang Việt Nam Khoảng những năm 60-70 của thế kỷ trước, một bộ phận người Hoa cũng chuyển từ Hà Cối (Quảng Ninh) về Thái Nguyên lập nghiệp
Vùng đất Thái Nguyên khi xưa có nhiều thung lũng núi đá vôi, hang động, khe suối và thảm thực vật phong phú đó là môi sinh lí tưởng cho người nguyên thuỷ sinh sống Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày nay đã phát hiện được 31 di chỉ khảo cổ, tập trung chủ yếu ở Võ Nhai Tại di chỉ Mái đá Ngườm
Trang 34đã phát hiện tàn tích thức ăn từ động vật, thực vật bản địa và 2 ngôi mộ, 3 bộ xương người nằm trong tầng văn hoá Hòa Bình với cách chôn cất đặc trưng Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện xương, răng động vật (hươu, nai, hoẵng, tê giác, rùa, gấu, lợn và cá), vỏ ốc, hạt quả thực vật và công cụ bằng xương động vật ở di chỉ Hang Ốc (xã Bình Long, huyện Võ Nhai), có niên đại cách ngày nay khoảng 6 000 - 7 000 năm Những cứ liệu thu được đã phản ánh đời sống của người nguyên thuỷ Thái Nguyên chủ yếu là săn bắt, hái lượm
Thái Nguyên có sản vật phong phú Theo Đồng Khánh địa dư chí: “Rừng Thái
Nguyên nhiều, miền nào cũng có, cho nên lắm lâm sản như gỗ, tre, nứa, lá gồi, nâu, vỏ dó,…”; “Trên núi có tre, gỗ; dưới suối có cá, tôm, đều không phải sản vật quý lạ Gỗ thì có đủ 4 loại gỗ tốt lim, đinh, sến, táu rải rác có ở các huyện Động Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương Chim trĩ, gà lôi rải rác ở các huyện Bạch Thông, Cảm Hóa Phượng hoàng đất có ở Định Châu, Văn Lãng Chim công có
vượn trắng Huyện Động Hỷ có cá, ngọc châu và nhiều thứ” [53; tr.48] Theo
Phan Huy Chú: “Thái Nguyên phía nam giáp Sơn Tây, bắc giáp Kinh Bắc, tây liền với Tuyên Quang, đông giáp Lạng Sơn Các ngọn núi về dãy Tam Đảo la liệt kéo liền suốt cả xứ Các dòng nước ở hồ Ba Bể chảy ra vây bọc vòng quanh Tuy những chỗ khe núi phần nhiều có khí độc, nhưng nguồn lợi về sản vật cũng được khá nhiều; Thực là nơi hiểm yếu về miền thượng du, mà là chỗ danh thắng về miền tây” [7; tr.171] Suốt hàng ngàn năm, từ thời nguyên thủy cho đến trước năm 1945, kinh tế tự nhiên vẫn là ngành kinh tế quan trọng của
cư dân Thái Nguyên Họ thường vào rừng hoặc lên nương rẫy hái quả, măng, nấm, mộc nhĩ, rau rừng, tre nứa, gỗ quý, thảo dược để phục vụ nhu cầu của gia
Trang 35đình hoặc đem bán Trong những ngày tháng đói kém, nhân dân lên rừng đào
củ mài, củ nâu, chặt thân cây báng, lấy mật ong, lấy măng,… để chế biến trong bữa ăn Nhiều loại rau rừng như rau dớn, rau sam, rau má, lá khoai môn, lá
lốt,… đã được nhắc tới trong ca dao:
“Bao giờ cho đến tháng tư Lên đất Đại Từ ăn bát canh mon
Ra đi nhớ vợ cùng con
Về nhà nhớ bát canh mon Đại Từ”
Có thể thấy hái lượm đã trở thành nguồn thu hỗ trợ cho cuộc sống của cư
dân Cư dân châu Văn Lãng: “thích săn bắt, ít học hành” [56; tr.809] Người dân
thích săn bắt muông thú để bảo vệ mùa màng và tăng thêm nguồn thực phẩm cho gia đình Họ thường săn hươu, nai, cầy, cáo, hổ,… hoặc đặt bẫy bắt chim, gà rừng Bên cạnh đó, họ men theo các sông, suối để đánh bắt cá Sông Công, sông Chợ Chu xưa kia có nhiều loại cá, cua, tôm Công cụ đánh bắt cá là lờ, vó, đó hoặc chài lưới Cá, cua,… thu được đem về cải thiện bữa ăn, nếu dư thừa thì đem bán ở chợ làng Tuy nhiên, do công cụ và kĩ thuật đánh bắt còn thủ công nên năng suất không cao, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của gia đình Theo thời gian, cùng với
sự phát triển của xã hội, nền kinh tế tự nhiên bị thu hẹp dần nhưng không thể phủ nhận kinh tế tự nhiên vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân Thái Nguyên suốt từ thời nguyên thủy đến năm 1945
1.4.1.2 Sản xuất nông nghiệp
Sách Đại Nam nhất thống chí viết về hoạt động kinh tế của cư dân Thái
Nguyên như sau: “Về nghề nghiệp thì làm ruộng, buôn bán, chài lưới, đẵn cây
tùy tiện sinh nhai, không có chuyên nghiệp” [47; tr.188] Lịch triều hiến
chương loại chí cũng ghi chép: “Chỗ khe nước chảy đặt cối giã gạo, lấy thừng
xỏ mũi lợn, lấy ống bương đựng rượu Thói quen của người Thổ, người Nùng, khác với các trấn khác” [7; tr.176] Như vậy, sản xuất nông nghiệp là loại hình kinh tế giữ vai trò chủ yếu của cư dân Thái Nguyên Loại hình sản xuất nông nghiệp của cư dân nơi đây khá phong phú: trồng trọt, chăn nuôi, làm vườn
Trang 36Do địa hình Thái Nguyên bị chia cắt, nhiều đồi núi nên cư dân nơi đây luôn cố gắng khai khẩn diện tích đất canh tác Theo Ngô Thì Sĩ, đỗ Hoàng giáp năm 1776, từng có thời kì làm quan Đốc đồng trấn Thái Nguyên, đã sáng tác bài thơ “Thái Nguyên tức cảnh”, trong đó cho biết, ruộng đất đều được khai khẩn, nhiều năm được mùa:
“Nhân đi việc công, được xem phong tục ở chốn này Nhân vật, đường đi thấy rõ như trong lòng bàn tay Phần nhiều đất không ruộng, toàn là núi và khe Nhân dân quá nửa là người Thổ và người Nùng Nhà là tre, gỗ gác làm sàn theo hướng đông tây Chỗ nước chảy, đặt cối giã gạo suốt đêm ngày Đến đâu cũng đều thấy ruộng đất được khai khẩn Nghe nói xưa nay năm nào cũng được mùa” [7; tr.176]
Tuy nhiên việc khai khẩn không phải lúc nào cũng thuận lợi Cư dân ngoài việc khai thác ruộng ở khu vực bằng phẳng, ven các con sông, con suối thì còn khai phá thêm những đám ruộng bậc thang ở các thung lũng giữa hai dãy núi (ruộng chờ mưa) Do đó, diện tích đất ở nương rẫy chiếm tỉ lệ lớn Với bàn tay cần cù, sáng tạo, họ đã trồng ngô, khoai, sắn, lúa nếp, lúa tẻ,… Lúa nếp, tẻ còn gọi là lúa nương chính là đặc sản của Thái Nguyên, trong đó lúa nếp nương Định Hóa nổi tiếng dẻo, thơm, hạt to mọng, được nhân dân trong và ngoài tỉnh ưa chuộng Kĩ thuật canh tác trên nương rẫy khá đơn giản, mang tính
cổ truyền, được ghi chép trong Đại Nam nhất thống chí như sau: “đốt nương rồi dùng dao moi đất để tra hạt giống” [47; tr.164] Đồng Khánh địa dư chí
chép: “Mán Sơn Miêu quần cộc ở nơi đất bằng, lợp lều lá, phát nương làm rẫy trong rừng, thu hoạch được thóc ước tính để lại đủ ăn, còn thừa thì mang đổi lấy bạc”; “Mán Cao Lang… tìm chọn chỗ đất thích nghi mà gieo trồng thóc ngô, sau 2 - 3 năm thì bảo là đất hết chất màu mỡ, lại dời đi khai khẩn nơi
khác” [56; tr.789] Quy trình canh tác nương rẫy là một chu trình khép kín
Trang 37gồm các khâu: Tìm chọn đất, phát, đốt, dọn, làm đất, gieo trồng, chăm sóc và cất trữ sản phẩm Đồng bào thường làm 2 loại nương: nương bằng và nương dốc Khi làm được 2 - 3 năm lại bỏ đi tìm nơi khác để canh tác nên năng suất lao động không cao, đời sống khổ cực Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng tới chính sách xóa đói giảm nghèo cho đồng bào miền núi
Đối với những ruộng nước phân bố ở vùng thấp, ven các con sông, suối nhỏ, kĩ thuật canh tác có nhiều điểm khác biệt so với loại hình canh tác nương rẫy Cư dân trồng lúa nước nên một năm thường cấy 2 vụ, “nhiều lúa thu, ít lúa
hè” Trong 2 vụ lúa, thì lúa thu nhiều hơn lúa hè, thời gian canh tác như sau:
“Làm ruộng nơi sớm nơi muộn khác nhau… cứ tháng 2, tháng 3 gieo mạ, tháng
4, tháng 5 cấy và gặt vào tháng 8, tháng 9” [56; tr.789] Tuy vậy, cũng có
những khu vực như huyện Vũ Nhai thì “Trong huyện chỉ có lúa thu, không có lúa hè” [56; tr.804] do nơi đây là vùng núi cao, mùa khô kéo dài, không có nước cấy, do vậy năng suất lúa cũng khá bấp bênh Đặc biệt, ở huyện Định Châu, Văn Lãng, Đại Từ và Phú Lương “có cấy lúa 4 mùa, cứ 3 tháng một lần thu hoạch, đấy là một điều hơi khác” [47; tr.188] Theo tư liệu địa bạ thì những nơi đây đất đai không phải đều là đất tốt, điều kiện tự nhiên, đặc biệt là khí hậu cũng tương đối khắc nghiệt nhưng năng suất lúa lại khá cao “Làm ăn thì dùng sức nước để giã gạo, làm cái cọn để dẫn nước vào ruộng” [56; tr.189] Cọn nước dùng để đưa nước vào những thửa ruộng cao hơn sông, suối Chiếc cọn nước làm bằng tre, bương, nứa, gỗ, được thiết kế như chiếc bánh xe, có đường kính khoảng 7 - 10 mét Ở trong vòng tròn có các cánh quạt cản nước vào các ống bương đựng nước buộc chếch ở ngoài vòng bánh xe, nước chảy đẩy bánh
xe quay, đưa nước vào ống bương, khi ống bương quay lên phía trên tự động
đổ nước vào máng dẫn nước đặt ngang và nước theo máng dẫn vào ruộng Việc tạo ra cọn nước đã chứng tỏ sự sáng tạo của cư dân Thái Nguyên trong kĩ thuật trồng lúa nước, giúp tăng năng suất và tạo nên một nét văn hóa đặc sắc của người dân vùng núi Vào những năm đầu của thế kỷ XV, những cuộc khởi
Trang 38nghĩa chống Minh liên tục diễn ra trên đất Thái Nguyên Cũng chính Thái Nguyên đã cung cấp lương thực, hậu cần cho lực lượng nghĩa quân của các cuộc khởi nghĩa Những cánh đồng trồng lúa màu mỡ tại Vân Yên, Ký Phú là vựa lúa nuôi dưỡng mấy trăm nghĩa binh do cha con Lưu Trung, Lưu Nhân Chú luyện tập chuẩn bị tham gia khởi nghĩa Lam Sơn vào đầu thế kỷ XV
Ngoài lúa, cư dân Thái Nguyên còn trồng nhiều loại cây lương thực như ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ,…“Ngô, đậu, rau, dưa, quả thì ở đâu cũng có” [56; tr.789] Ở những khu vực nhiều đồi núi như Vũ Nhai thì “Ngô, dưa, đậu nhiều hơn thóc lúa” [56; tr.789]
Các cây công nghiệp như thuốc lá, mía,… cũng được người dân Thái Nguyên trồng nhiều ở Vũ Nhai, Phú Lương, Động Hỷ Tuy nhiên, theo thời gian diện tích của các loại cây này có xu hướng giảm
Trong các nghề trồng trọt, nghề sản xuất chè là nghề có thế mạnh và cũng là nghề phổ biến nhất ở Thái Nguyên Nơi đây có điều kiện khí hậu, đất
đai rất phù hợp với cây chè Sách Đại Nam nhất thống chí ghi chép về cây chè
như sau: “Chè nam: sản ở các huyện Phú Lương, Động Hỷ, Đại Từ, Phổ Yên
Vị ngon hơn chè các nơi khác” [47; tr.210] Nhiệm vụ chính của nghề sản xuất chè, bao gồm: Nhân giống chè bằng cách giâm cành; trồng cây con; chăm sóc cây chè (Làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón phân, tỉa cây, cắt cành tạo hình tán); phòng trừ sâu bệnh cho cây chè; thu hái chè; bảo quản, chế biến sản phẩm Nghề sản xuất chè đòi hỏi người lao động phải có kiến thức cơ bản về kĩ thuật trồng chè; có kĩ năng chọn, nhân giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến; có sức khoẻ, dẻo dai, chịu đựng được những thay đổi của khí hậu, thời tiết Thái Nguyên có nhiều vùng chè ngon nhưng nổi tiếng nhất là vùng chè Tân Cương (thuộc thành phố Thái Nguyên hiện nay) Chè xanh Tân Cương đã mang lại thương hiệu văn hoá ẩm thực cho người Thái Nguyên Nước chè trong xanh pha ánh vàng mật ong, có vị chát nhẹ, dễ chịu, uống xong vẫn cảm nhận thấy vị ngọt đọng lại nơi cổ họng, hương thơm dịu nhẹ, là đặc trưng nổi bật của
Trang 39chè búp nõn tôm Tân Cương Cây chè Tân Cương sinh trưởng trên vùng đất giàu dưỡng chất và được tưới mát bởi nguồn nước ngầm từ con sông Công Nhưng để làm nên thương hiệu trà Tân Cương nổi tiếng trong và ngoài nước, không chỉ nhờ thiên nhiên ưu đãi, mà còn là thành quả từ sự tài hoa, khéo léo, tâm huyết và tri thức kết tinh tròn một thế kỉ của con người nơi đây
Thái Nguyên còn có nghề trồng cây ăn quả (vải, nhãn, cam, quýt, mơ, mận, chuối, dứa, na…) Các loại cây này thường được trồng nhiều ở những nơi
có nhiều đồi, đất Feralit, nóng ẩm, mưa nhiều, ít sương muối Châu Định Hóa nổi tiếng với vải thiều và mơ; huyện Tư Nông nổi tiếng với cam vàng, quýt đỏ; huyện Vũ Nhai nổi tiếng với na,… Tuy nhiên, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán,
kĩ thuật canh tác còn lạc hậu, chưa được thâm canh nên năng suất còn thấp, chưa tạo được thương hiệu trên thị trường toàn quốc và thế giới
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du, đồi núi chiếm diện tích lớn
nên nghề trồng và bảo vệ rừng khá phát triển Theo Đại Nam nhất thống chí, ở
Thái Nguyên: “Cỏ tranh, lá cọ, các loại mây, hậu phác, sa nhân, tre nứa, tre gai, tre hoa (tức ban trúc, có vằn tròn như hình trôn ốc, chất cứng rắn, người ta thường dùng làm đòn cáng), gỗ lim, gỗ sến, gỗ đinh, gỗ táu, gỗ soan: các thứ kể trên đều sản ở các huyện châu Động Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương và Bạch Thông” [47; tr.209] Như vậy, nguồn lâm sản ở Thái Nguyên khá dồi dào, phục vụ cho
việc săn bắt, hái lượm của đồng bào Gỗ đem lại khối lượng củi đun phục vụ
sinh hoạt, đồng thời để làm nhà cửa, đặc biệt là nhà sàn - loại hình nhà ở đặc
trưng của cư dân Thái Nguyên Trong rừng còn có cây giang, một loại cây
thuộc họ nhà tre, dùng làm lạt buộc rất tốt Từ xưa, những nam thanh nữ tú khi
tỏ tình, đã nhắc tới loại cây này:
“- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
- Đại Từ em thiếu gì giang Sao anh lại hỏi đan sàng bằng tre?” [66; tr.281]
Trang 40Nghề làm vườn ở Thái Nguyên khá phát triển Mật độ dân số của Thái Nguyên ở mức trung bình so với cả nước, diện tích đất mỗi gia đình sử dụng thường có đất ở, đất làm vườn, đất ruộng Thống kê địa bạ tỉnh Thái Nguyên thời Gia Long và Minh Mệnh cho thấy diện tích đất vườn (thổ trạch viên trì) chiếm khoảng 3% tổng diện tích ruộng đất Khi nên kinh tế còn mang tính tự cung tự cấp thì làm vườn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thức ăn thường xuyên cho gia đình Cư dân Thái Nguyên thường sử dụng mảnh đất xung quanh nhà để làm vườn để tận dụng rác rưởi mục làm phân bón và tiện coi sóc Nếu không có đất gần nhà thì sẽ phải làm ở khu vực xa hơn, lúc đó vườn sẽ được rào chắn cẩn thận để tránh thú dữ, chim chóc,… Trong vườn, loại cây được ưu tiên trồng nhiều là các loại rau theo mùa, cây ăn quả, bầu, bí, rau lang,… để ăn và chăn nuôi gia súc, gia cầm Các loại cây gia vị (gừng, nghệ, hành, tỏi); cây thuốc bắc cũng được trồng xen kẽ hoặc đôi khi trồng thành từng đám Đặc biệt cây trám cũng được trồng trong vườn hoặc rừng để lấy quả Nham trám là loại quả đặc sản của huyện Phú Bình Dụng cụ làm vườn khá thô
sơ (cuốc, xẻng, dao,…), kĩ thuật canh tác còn lạc hậu, chủ yếu là trồng theo hình thức quảng canh, chưa phát triển hình thức thâm canh nên năng suất thấp, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu gia đình Trong những năm gần đây, do tác động của nền kinh tế thị trường nên mốt số nơi đã xuất hiện nhiều mô hình chuyên canh nghề trồng rau, cây ăn quả theo mô hình Việt Gap đem lại hiệu quả kinh
tế cao cho gia đình và địa phương
Để công việc trồng trọt đạt hiệu quả, người nông dân đã thực hiện nhiều nghi lễ, lễ hội để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống no
đủ, hạnh phúc Đồng Khánh địa dư chí đã ghi rõ: “Hàng năm đầu mùa xuân mở
hội tế thần Các tết nguyên đán, đoan ngọ, trung thu, trừ tịch, trung nguyên, đông chí cùng là việc cưới xin, tang ma thì dân ở vùng thượng du chỉ làm qua loa, đơn giản Ở hạ du cũng theo tục lệ miền xuôi” [56; tr.759] Có thể kể đến
lễ đón mùa hoa màu mới (mồng 3 tháng 3 âm lịch), lễ diệt sâu bọ (mồng 5