1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954

27 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá Trình Xây Dựng Tổ Chức Và Hoạt Động Của Xứ Ủy Nam Bộ Và Trung Ương Cục Miền Nam Từ Năm 1945 Đến Năm 1954
Tác giả Đoàn Thị Hương
Người hướng dẫn GS, TS Trịnh Nhu
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 229,22 KB

Nội dung

Mục đíchNghiên cứu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy NamBộ và Trung ương Cục miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 để làm sáng rõquá trình xây dựng, đặc điểm tổ chức, hoạt độ

Trang 1

ĐOÀN THỊ HƯƠNG

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA XỨ ỦY NAM BỘ VÀ TRUNNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954

Chuyên ngành :Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số : 62 22 56 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: GS, TS Trịnh Nhu

Ph ản biện 1:

Ph ản biện 2:

Ph ản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện

họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia

và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 V ề khoa học

Xứ uỷ Nam Bộ (1945-1951) là cấp uỷ Đảng cao nhất của Đảng bộ Nam

Bộ, trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Trung ương Cục miền Nam(1951-1954) là một bộ phận của Ban Chấp hành Trung ương tại Nam Bộ-cónhiệm vụ lãnh đạo kháng chiến kiến quốc ở Nam Bộ, góp phần vào thắng lợichung của dân tộc

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, vai trò của Xứ ủy Nam Bộ,Trung ương Cục miền Nam rất to lớn; có nhiều sáng tạo độc đáo về xây dựng

tổ chức và hoạt động lãnh đạo kháng chiến Tuy nhiên, đến nay, chưa có côngtrình nào nghiên cứu toàn diện hai cơ quan lãnh đạo này

1.2 V ề thực tiễn

Xây dựng đảng về tổ chức gắn kết hữu cơ với hai mặt chính trị và tưtưởng là điều kiện không thể thiếu, bảo đảm cho Đảng thống nhất ý chí, hànhđộng; giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tiễn cách mạng Cần phảinghiên cứu, đúc kết, vận dụng những kinh nghiệm lịch sử về xây dựng đảng,trong đó có những kinh nghiệm xây dựng cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảnggiai đoạn 1954-1954 để góp phần nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1 M ục đích

Nghiên cứu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam

Bộ và Trung ương Cục miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 để làm sáng rõ

quá trình xây dựng, đặc điểm tổ chức, hoạt động và vai trò của cơ quan lãnhđạo của Đảng ở Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,góp phần phát triển công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam, cung cấp thêm một số luận cứ khoa học cho công tác xây dựngĐảng hiện nay

2.2 Nhi ệm vụ

Trang 4

Sưu tầm, hệ thống hoá sử liệu thuộc quan điểm và thực tiễn xây dựngĐảng liên quan đến Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam; làm rõ quátrình xây dựng tổ chức và hoạt động, vai trò của hai cơ quan cao cấp của Đảngtrong cuộc kháng chiến, kiến quốc, trên địa bàn được phân công phụ trách;đưa ra những nhận xét về đặc điểm, thành tựu và hạn chế của quá trình xâydựng tổ chức và hoạt động Xứ uỷ Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam (1945-1954); đúc kết một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu sự chỉ đạo của Trung ương Đảng về xây dựng Xứ

uỷ Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam; cơ cấu tổ chức, bộ máy và hoạt độngcủa Xứ uỷ Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam trong quá trình lãnh đạokháng chiến, kiến quốc ở Nam Bộ và thực hiện nhiệm vụ quốc tế đối với cáchmạng Campuchia

3.2 Ph ạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình xác lập, biến

đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự chủ chốt; hoạt động lãnh đạo của Xứ

ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam trên các phương diện chính yếu: phátđộng và điều hành kháng chiến, lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang, mặttrận dân tộc thống nhất, chính quyền, tổ chức nền kinh tế, văn hóa khángchiến, chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng Đảng, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giúp đỡphong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia

Thời gian:Luận án nghiên cứu trong thời gian từ năm 1945 đến 1954 Không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn Nam Bộ và các khu vực

thuộc phạm vi phụ trách của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Namtheo sự phân công của Trung ương Đảng, gồm các tỉnh Nam Bộ vàCampuchia

4 Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Từ năm 1948, hai tỉnh cực Nam Trung Bộ là Bình Thuận và Ninh Thuận thuộc về Liên Khu 5

Trang 5

Luận án được thực hiện trên cơ sơ vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử vàphép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, các nguyên tắc xây dựng tổ chứcĐảng kiểu mới của Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm củaĐảng về xây dựng đảng.

4.2 Ngu ồn tài liệu

Luận án được nghiên cứu trên cơ sở những nguồn tư liệu chủ yếu, đángtin cậy, gồm: nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Trung ương, của Xứ uỷ Nam

Bộ, Trung ương Cục miền Nam đã được công bố trong Văn kiện Đảng Toàn tập, hoặc được lưu trữ tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phòng Tư liệu Viện

Lịch sử Đảng và một số cơ quan lưu trữ khác; sách Lịch sử Đảng bộ của các địaphương ở miền Nam đã xuất bản; tư liệu, tài liệu, hồi ký của lãnh đạo, nhânchứng lịch sử; chuyên khảo của tác giả trong và ngoài nước; kỷ yếu hội thảokhoa học; bài viết, đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành và các tạp chí khác

4.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp lịch sử, lôgíc, thống kê, so sánh; chútrọng phương pháp phê phán sử liệu và phương pháp nghiên cứu đặc thù củakhoa học Lịch sử Đảng

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận án gồm 3 chương, 6 tiết

Trang 6

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1 Các công trình có liên quan đến đề tài

Vấn đề xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trungương Cục miền Nam từ 1945 đến 1954 đã được nghiên cứu ở những mức độ,phạm vi, góc độ khác nhau trong một số công trình lịch sử Đảng, lịch sử dântộc, lịch sử quân sự, lịch sử các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và lịch sử địaphương

1.1 M ột số công trình nghiên cứu cơ bản

Đơn cử một số công trình cơ bản như: Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng

Trung ương, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, sơ thảo, Tập 1 (1920 - 1954),

Nxb Sự thật, H 1981 (tái bản năm 1984); Học viện Chính trị-hành chính quốc

gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III: Đảng lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc (1945 -1954), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội 2009; Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ

Chí Minh-Viện Lịch sử Đảng, GS,TS Trịnh Nhu chủ biên, Lịch sử biên niên

Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975), Nxb Chính trị quốc

gia, H 2002 (tái bản có sửa chữa, bổ sung năm 2008); Ban Chỉ đạo tổng kết

chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và Bài học, Nxb Chính trị quốc gia H 1996 v.v Trong các

cuốn sách đó có trình bày một số sự kiện về tổ chức và hoạt động của Xứ ủyNam Bộ, Trung ương Cục miền thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâmlược; phản ánh một số khía cạnh công tác xây dựng Đảng ở Nam Bộ

1.2 Sách chuyên kh ảo, lịch sử Đảng bộ và lịch sử chiến tranh cách

m ạng các khu, tỉnh miền Nam

Một số sách chuyên khảo tiêu biểu như: Quân khu 9 - 30 năm kháng chiến (1945-1975), Nxb QĐND, H.1996; Quân khu 9 Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975), Nxb QĐND, H.1998; Tây Nam Bộ 30 kháng chiến (1945- 1975), Ban chỉ đạo và biên sọan truyền thống Tây Nam Bộ, 2000; Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1954), Nxb CTQG, H.2003…, đã thể hiện một số chủ trương

của Xứ ủy Nam Bộ và Trung Cục miền Nam, chủ yếu là về quân sự Sách lịch

sử Đảng bộ các tỉnh, thành phố, huyện, quận phía Nam viết về giai đoạn lịch sửĐảng 1945-1954 cũng có phản ánh ít nhiều về sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ

và Trung ương Cục miền Nam trong thời gian đó

Trang 7

1.3 M ột số sách lịch sử đoàn thể, ban,ngành liên quan đề tài luận án

Loại này không nhiều, một số cuốn như: Trung tâm nghiên cứu tổ chức

-Ban Tổ chức Trung ương xuất bản cuốn Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Lịch

sử biên niên công tác tư tưởng- văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam 1954), Nxb Chính trị quốc gia xuất bản 2005 , trong đó có phản ánh sơ lược tổ

(1925-chức Đảng tại Nam Bộ thời kỳ 1945-1954 Các ban, ngành, đoàn thể ở một sốtỉnh miền Nam biên soạn lịch sử tổ chức và hoạt động trong giai đoạn 1945-

1954, có viết về vai trò lãnh đạo của cấp ủy, nhưng đây không phải là côngtrình chuyên về Lịch sử Đảng, những nội dung liên quan đến Xứ ủy Nam Bộ vàTrung ương Cục miền Nam thường tản mạn

1.4 Các tác ph ẩm hồi ký của cán bộ lão thành cách mạng, nhân chứng

l ịch sử thời kỳ 1945-1954

Có thể kể đến các cuốn: Nhớ về Anh Lê Đức Thọ, Nxb Chính trị quốc gia, H 2000; Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam, Hồi ký, Nxb Chính trị quốc gia, H 2002, v.v có nêu một

số khía cạnh về tổ chức, nhân sự trong công tác xây dựng cấp ủy Đảng và hoạtđộng lãnh đạo của các Đảng bộ ở Nam Bộ Bên cạnh đó, các kỷ yếu, hoặc tậphợp hồi ký của các nhân chứng lịch sử của các ban, ngành Nam Bộ (1945-1954) cũng là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu đề tài

1.5 Các bài vi ết trên tạp chí chuyên ngành; công trình nghiên cứu chuyên sâu v ề công tác xây dựng Đảng ở Nam Bộ giai đoạn 1945-1954; một

s ố sách của tác giả nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án

Yves Gra, L’histoire de la Guerre d’Indochine (Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương), Nxb Plon, Paris, 1978; Philippe Devillers, Paris - Saigon- Hanoi, Tài liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944-1947, 2 tập, Nxb Thành phố

Hồ Chí Minh, 1993 Lucien Bodard, Cuộc chiến tranh Đông Dương (La

Guerre d’Indochine), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004 đề cập ít nhiềuđến sự lãnh đạo của cơ quan lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ

Nhìn chung, công tác xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ

và Trung ương Cục miền nam mới chỉ được nghiên cứu một cách hạn chế,thường chìm vào bối cảnh kháng chiến

2 Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu

Đến nay, chưa có công trình lịch sử nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàndiện, hệ thống về cơ cấu tổ chức, bộ máy, vai trò lãnh đạo, những sáng tạo trong

Trang 8

hoạt động của hai cơ quan lãnh đạo cao cấp, đặc thù của Đảng ở Nam Bộ trongkháng chiến chống thực dân Pháp Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền

Nam thời kỳ 1945-1954 chưa bao giờ được coi là một đối tượng nghiên cứu độc lập Sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể của Đảng đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ ra

sao? Hệ thống các cấp ủy Đảng, nhất là cơ quan đứng đầu ở Nam Bộ được tổchức như thế nào, có những đặc điểm gì? Sự lãnh đạo kháng chiến có nhữngsáng tạo gì để đưa cuộc kháng chiến “đi trước về sau” của nhân dân Nam Bộ điđến thắng lợi? Cơ quan lãnh đạo Đảng ở Nam Bộ thực hiện nhiệm vụ quốc tế,giúp đỡ cách mạng của nhân dân Campuchia như thế nào? Chừng nào nhữngvấn đề trên chưa được làm sáng tỏ và luận giải thấu đáo thì những đánh giá, kiếngiải về quá trình xây dựng Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ khángchiến chống thực dân Pháp xâm lược vẫn chưa đầy đủ, sâu sắc và toàn diện

3 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết

- Phân tích toàn diện những chuyển biến của phong trào kháng chiến ởNam Bộ tác động đến công tác xây dựng cơ quan lãnh đạo của Đảng ở NamBộ; lý giải những nguyên nhân Trung ương Đảng quyết định củng cố Xứ ủyNam Bộ (trong khi giải thể Xứ ủy Bắc Bộ, Xứ ủy Trung Bộ) ngay trong nămđầu toàn quốc kháng chiến; rồi lại quyết định giải thể Xứ ủy Nam Bộ, lậpTrung ương Cục miền Nam (1951), thiết lập sự lãnh đạo trực tiếp của Trungương đối với các Đảng bộ Nam Bộ

- Trình bày quan điểm, chủ trương, sự chỉ đạo cụ thể của Trung ươngĐảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với xây dựng Xứ ủy Nam Bộ, Trung ươngCục miền Nam từ 1945 đến 1954

- Tái hiện quá trình củng cố, kiện toàn Xứ ủy Nam Bộ trong những năm1945-1951, sự thành lập Trung ương Cục miền Nam năm 1951 và sự giải thểcuối năm 1954 Luận án trình bày cơ cấu tổ chức, bộ máy, các chức danh nhân

sự, nguyên tắc sinh hoạt của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam vàcác cơ quan giúp việc, tham mưu thời kỳ này

- Làm sáng tỏ những hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Xứ ủy Nam

Bộ, Trung ương Cục miền Nam đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ và thực hiệnnghĩa vụ quốc tế giúp phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia

- Đánh giá một cách xác đáng vị trí, vai trò của Xứ ủy Nam Bộ, Trungương Cục miền Nam đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ và phong trào khángchiến ở Campuchia

- Đúc kết một số kinh nghiệm từ việc nghiên cứu tổ chức và hoạt độngcủa Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam

Trang 9

Chương 1

XỨ ỦY NAM BỘ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, BỘ MÁY

VÀ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN KHÁNG CHIẾN (1945 - 1951)

1.1 Thống nhất hai Xứ ủy thành Xứ ủy Nam Bộ, bước đầu củng cố

tổ chức, bộ máy và lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng (1945-1946)

1.1.1 Th ống nhất hai Xứ ủy thành Xứ ủy Nam Bộ, bước đầu củng cố

t ổ chức, bộ máy đáp ứng yêu cầu kháng chiến

1.1.1.1 Khái quát quá trình hình thành cơ quan lãnh đạo cấp xứ ở Nam

Bộ trước Cách mạng tháng Tám 1945

Xứ ủy Nam Bộ (trước Cách mạng tháng Tám 1945 là Xứ ủy Nam Kỳ)thành lập tháng 12-1930 Xứ ủy Nam Kỳ đã trải qua quá trình xây dựng về tổchức, bộ máy và phát huy vai trò lãnh đạo phong trào đấu tranh hướng tới mụctiêu khởi nghĩa giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân

Trong hoàn cảnh chính quyền thuộc địa liên tục khủng bố, Đảng bộ Nam

Kỳ có một hạn chế lớn là không thống nhất về tổ chức Sự tồn tại của 2 cơ quan

lãnh đạo trong cùng một Đảng bộ là đặc điểm ảnh hưởng đến công tác xâydựng Đảng và lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ

Nhận thức rõ tác hại đó, dưới sự chỉ đạo của Trung ương, 2 thống nhất cơquan lãnh đạo, nhưng do mâu thuẫn khá sâu sắc nên việc thống nhất cơ quanlãnh đạo của Đảng bộ Nam Kỳ không mang lại kết quả Xứ ủy chưa kịp củng

cố thì cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đã bắt đầu

1.1.1.2 Nhân dân Nam Bộ đi đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và những yêu cầu củng cố Xứ ủy Nam Bộ

Công cuộc kháng chiến khởi đầu từ Nam Bộ, trong hoàn cảnh xa Trungương (đóng ngoài Bắc), giao thông, liên lạc gặp nhiều khó khăn Lãnh đạokháng chiến trong bối cảnh rất cam go, nhưng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam

Bộ, nhất là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ còn chia rẽ về mặt tổ chức, gây nêntình trạng “Việt Minh cũ”, “Việt Minh mới” “dẫm chân nhau” Thực trạng đó lànguy cơ rất lớn làm tổn hại thanh danh, vai trò lãnh đạo của Đảng, và nguy hạiđối với phong trào kháng chiến của quân và dân Nam Bộ

Nguyên tắc tổ chức của chính Đảng vô sản theo chủ nghĩa Lênin, yêu cầucủa thực tiễn kháng chiến đòi hỏi Đảng bộ Nam Bộ phải nhanh chóng chấn

chỉnh lại hàng ngũ, kiện toàn một cơ quan lãnh đạo tập trung, thống nhất về tổ

Trang 10

chức, ý chí và hành động, đảm bảo sứ mệnh lãnh đạo công cuộc kháng chiến

“Tiền Phong” và Xứ ủy “Giải phóng”, thành lập một Xứ uỷ thống nhất lấy tên

là Xứ uỷ Nam Bộ lâm thời Xứ ủy lâm thời đã nỗ lực củng cố Đảng nhằm xây

dựng một tổ chức Đảng thống nhất, đảm đương vai trò lãnh đạo kháng chiến,nhưng do chiến tranh ác liệt, các xứ uỷ viên phân tán, mâu thuẫn nội bộ chưađược giải quyết nên từ tháng 3- 1946, Xứ ủy Nam Bộ không thực hiện được vaitrò lãnh đạo đối với phong trào kháng chiến

Vấn đề lớn đặt ra cho Đảng bộ Nam Bộ là chấn chỉnh lại tổ chức, nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên đủ sức để tổ chức lãnh đạo nhân dânkháng chiến Trung ương Đảng quyết định cải tổ Đảng bộ Nam Bô, lập "Uỷban cải tổ Đảng Nam Bộ", do Lê Duẩn phụ trách

Quyết định cải tổ Đảng bộ Nam Bộ của Trung ương Đảng đã kịp thời đápứng được yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất cuộc kháng chiến ngàycàng quyết liệt ở một vùng trọng điểm của đất nước

1.1.2 X ứ ủy Nam Bộ lãnh đạo nhân dân khởi đầu công cuộc kháng chi ến liến quốc

Mặc dù gặp gặp khó khăn trong công tác tổ chức bộ máy và nhân sự,thậm chí có thời gian hoạt động bị đình trệ, Xứ ủy Nam Bộ và những xứ ủyviên đã nêu cao tinh thần chủ động phát động, lãnh đạo nhân dân Nam Bộ khởiđầu phong trào kháng chiến kiến quốc

1.1.2.1 Xứ ủy Nam Bộ phát động và lãnh đạo nhân dân đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược

Ngay sau khi quân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, sáng ngày 23-9-1945, Xứ ủythành lập Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, cử Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu làmChủ tịch; phát động nhân dân quyết tâm kháng chiến Chủ trương của Xứ ủyNam Bộ đã nhận được sự chấp thuận của Chính phủ lâm thời, của Chủ tịch HồChí Minh Quân dân Sài Gòn Chợ Lớn-Gia Định đã kìm chân quân đội Pháptrong thành phố 1 tháng, bước đầu ngăn cản kế hoạch “đánh nhanh thắng

Xứ ủy “Tiền Phong” Lúc này Nam Bộ có 2 Xứ ủy như đã trình bày.

Trang 11

nhanh” của chúng, tạo điều kiện cho các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ cóthêm thời gian chuẩn bị kháng chiến.

Sau một thời gian gián đoạn, cuối năm 1946, Xứ ủy lâm thời được tổchức lại, quyết định củng cố các khu kháng chiến, xây dựng căn cứ địa trongcác vùng nông thôn, căn cứ ven đô, những nơi chính quyền cách mạng kiểmsoát; lãnh đạo các Đảng bộ địa phương xây dựng lực lượng, kiên cường bámtrụ, chống địch đánh chiếm, càn quét, bảo vệ cơ quan lãnh đạo kháng chiến, bảo

vệ nhân dân, mở rộng căn cứ

1.1.2.2 Xây dựng và chấn chỉnh lực lượng vũ trang Nam Bộ

Trước thực trạng lực lượng vũ trang Nam Bộ phức tạp, hoạt động quân sựtách rời khỏi sự lãnh đạo của Đảng, thiếu lãnh đạo, chỉ huy, trang bị Xứ ủylãnh đạo chấn chỉnh bộ đội, chú trọng chất lượng bộ đội với tinh thần chiến đấucao, trung thành, hăng hái kháng chiến, đào tạo cán bộ, huấn luyện chiến sĩ

nhằm thống nhất lãnh đạo, thống nhất chỉ huy trong lượng vũ trang, đặt lực lượng vũ trang Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng Đồng thời cử cán bộ sang

Campuchia công tác, xây dựng hành lang đưa vũ khí và lực lượng trong Việtkiều từ Thái Lan về Nam Bộ; phát triển dân quân du kích, tự vệ; xây dựng lựclượng công an cách mạng

1.1.2.3 Lãnh đạo xây dựng, củng cố chính quyền, chỉ đạo công tác Đảng

ở địa phương và giúp cách mạng Campuchia

Xứ ủy lãnh đạo củng cố chính quyền theo đúng tinh thần đại đoàn kết củaChủ tịch Hồ Chí Minh Sau nhiều lần điều chỉnh, Uỷ ban Hành chính Nam Bộbao gồm các ủy viên thuộc nhiều thành phần đảng phái, tôn giáo, giai cấp Từtháng 3-1946, do chiến tranh, Xứ ủy không thể lãnh đạo tập trung, công tác xâydựng chính quyền ở Nam Bộ đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ươngĐảng và Chính phủ, phạm vi điều hành của Uỷ ban nhân dân Nam Bộ chỉ bóhẹp trong một số tỉnh giữa Khu 7 và Khu 8 Năm 1947, Xứ ủy thực hiện chủtrương của Trung ương, chia Nam Bộ thành 3 khu: Khu 7, Khu 8 và Khu 9

Xứ ủy đã tiến hành chỉ đạo công tác Đảng ở một số địa phương Từ giữanăm 1946, công tác chỉnh đốn Đảng ở Nam Bộ đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp củaTrung ương thông qua Uỷ ban cải tổ Nam bộ do đồng chí Lê Duẩn phụ trách

Thực thi nhiệm vụ do Trung ương Đảng giao, Xứ ủy Nam Bộ đã tiếnhành giúp đỡ phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia, bước đầu xâydựng, tập hợp lực lượng kháng chiến

Trang 12

Nhìn chung, trong những năm 1945-1946, Xứ ủy Nam Bộ đã bước đầuphát huy được vai trò lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Bộ,thực hiện nghĩa vụ quốc tế Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan vàkhách quan, chủ yếu tập trung vào việc củng cố kiện toàn về tổ chức, bộ máy,một thời gian hoạt động bị gián đoạn, nên vai trò lãnh đạo phong trào khángchiến của Xứ ủy chưa được thực hiện và phát huy đầy đủ.

1.2 Thành lập Xứ ủy chính thức, lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng chiến kiến quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế (1947- 1951)

1.2.1 Thành l ập Xứ ủy chính thức và kiện toàn tổ chức, bộ máy

Từ đầu năm 1947, Xứ ủy lâm thời đẩy mạnh chỉ đạo chấn chỉnh và củng

cố lại tổ chức Đảng trong các khu Các Khu uỷ 7, 8, 9 và Khu uỷ Sài Gòn đượcthành lập Mỗi Khu ủy hoạt động như một “phân cục của Xứ ủy”, thay mặt Xứ

ủy chỉ huy các tỉnh ủy trực thuộc

Tháng 12-1947, tại kênh Năm Ngàn, xã Nhơn Minh, huyện Mộc Hoá,

tỉnh Đồng Tháp, căn cứ kháng chiến của Khu 8, Đảng bộ Nam Bộ tiến hành Hội nghị đại biểu toàn xứ Hội nghị thống nhất phương hướng, biện pháp thực

hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh của

Đảng ở Nam Bộ Hội nghị bầu Ban Chấp hành Xứ Đảng bộ, gồm 15 uỷ viên

chính thức và 3 ủy viên dự khuyết Ban Thường vụ gồm 5 ủy viên, đồng chí LêDuẩn làm Bí thư

Về phạm vi, địa bàn lãnh đạo, theo sự phân công của Trung ương Đảng:địa bàn phụ trách chính là Nam Bộ, phụ trách chỉ huy Cao Miên và Nam phầnTrung Bộ Xứ ủy Nam Bộ định rõ cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc, cách thứchoạt động của các cấp uỷ tại Nam Bộ theo 5 cấp

Xứ ủy từng bước thành lập bộ máy tham mưu, giúp việc, thống nhất tổ

chức một số ban chuyên môn của Đảng, chính quyền và quân sự; qui định lề lối làm việc và hội họp quân dân chính Cơ quan Xứ uỷ cùng bộ máy giúp việc

ngày càng được kiện toàn theo hướng đáp ứng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo khángchiến trên địa bàn Nam Bộ

1.2.2 X ứ ủy Nam Bộ lãnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện trên địa bàn Nam Bộ

1.2.2.1 Phát triển phong trào chiến tranh du kích gắn kết với xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân

Gắn liền với lãnh đạo phong trào kháng chiến, Xứ ủy Nam Bộ đẩy mạnhlãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân

Trang 13

đánh giặc Xứ ủy Nam Bộ tập trung xây dựng các chi đội chủ lực, phát triển lêntới trung đoàn, khắc phục tình trạng phân tán trong chỉ huy Đồng thời, đẩymạnh xây dựng dân quân du kích và bộ đội địa phương; tăng cường xây dựngcác căn cứ làm nơi đứng chân cơ quan lãnh đạo các cấp và xây dựng thực lựckháng chiến; đẩy mạnh phong trào đô thị, nhất là khu vực nội thành Sài Gòn-Chợ Lớn; tăng cường đánh địch trên mặt trận địch vận.

1.2.2.2 Lãnh đạo xây dựng Đảng bộ và Mặt trận, các đoàn thể nhân dân Nam Bộ thống nhất và mạnh mẽ

Về xây dựng Đảng, Xứ ủy chủ trương xây dựng Đảng bộ Nam Bộ thống nhất ý chí và hành động; chú trọng công tác xây dựng, củng cố các cấp bộ

Đảng, tăng cường công tác rèn luyện, giáo dục, nâng cao trình độ cho cán bộđảng viên, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến đang diễn ra ngày càng quyết

liệt Năm 1949, Xứ ủy ra Nghị quyết về công tác Đảng, nhấn mạnh nhiệm vụ

phát triển đảng viên Phát triển Đảng trong bộ đội được đẩy mạnh Cuối năm

1950 toàn Nam Bộ phát triển lên 110.387 đảng viên; có 2.500 chi bộ Cuối năm

1948, thực hiện tổ chức hệ thống Đảng trong quân đội quốc gia, thực hiệnnguyên tắc: Đảng chỉ có một hệ thống tổ chức

Đối với Mặt trận, đoàn thể, Xứ ủy lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò

của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng vào sự nghiệp kháng chiến nhằm đoànkết, thống nhất rộng rãi, tập trung mọi lực lượng để “giữ vững nền độc lập củanước nhà”; “đòi quyền độc lập tự do của dân tộc”; xây dựng khối đoàn kếtkháng chiến không thể tách rời vai trò của công tác dân vận Trong lãnh đạo,Thường vụ Xứ ủy phải mật thiết liên lạc và chỉ huy các đoàn thể phụ nữ, nôngdân, công nhân trong Mặt trận Việt Minh

1.2.2.3 Lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng gắn với xây dựng kinh tế kháng chiến

Thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng, Chính phủ, Xứ ủy Nam Bộvận động nhân dân thực hiện giảm tô 25%, vận động địa chủ hiến điền; tiếnhành tạm cấp ruộng đất quản thu, ruộng đất vắng chủ, ruộng đất có chủ nhưng

bỏ hoang cho nông dân dân nghèo Vận động hiến điền là một sáng tạo tronglãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Xứ ủy Nam Bộ Từ năm 1950, Xứ

ủy nhấn mạnh việc thực hiện chính sách ruộng đất gắn chặt với đẩy mạnh tăng

gia sản xuất tự cấp trong vùng căn cứ, thực hiện chính sách kinh tế mới Việc

lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất mang tính chủ động cao gắn với xâydựng kinh tế kháng chiến của Xứ ủy Nam Bộ đã phát huy tinh thần kháng chiếntoàn dân, toàn diện, tự lực, tự cường của nhân dân Nam Bộ

Ngày đăng: 12/02/2024, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w