Chương 2: MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔNỞ MIỀN ĐÔNG CAO BẰNG TRƯỚC NĂM 1945
2.1. Những quan niệm về chợ và chợ nông thôn
2.1.2. Quan niệm về chợ nông thôn
Khi nhắc tới chợ đây là một từ rất quen thuộc đã ăn sâu vào văn hóa của con người Việt Nam đã từ rất lâu đời, đây là nơi trao đổi mua bán hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người và là nơi để giao dịch mua bán thúc đẩy kinh tế nông thôn.
Chợ nông thôn là gì? Trước hết chúng ta cần tìm hiểu nông thôn nghĩa là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt, nông thôn là “khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông” [69; tr.740].
Theo Từ điển Xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên, tác giả đã đưa ra định nghĩa “theo cách hiểu thông thường, nông thôn là những vùng dân cư sinh sống bằng nông nghiệp” [76; tr.79].
Trong cuốn Xã hội học đại cương của Nguyễn Sinh Huy, tác giả quan niệm nông thôn “là đơn vị kinh tế - xã hội, có những nét đặc thù về cơ cấu dân cư, sự phát triển văn hóa - xã hội, về phát triển dân số, các tập quán, lối sống và các truyền thống của cộng đồng dân cư” [17; tr.65].
Trên cơ sở những định nghĩa khác nhau về nông thôn, chợ nông thôn, một số nhà nghiên cứu và đưa ra các quan niệm về: chợ nông thôn (hay chợ làng, chợ quê) “là nơi người mua, người bán gặp gỡ, trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng nông thôn vào những ngày, buổi nhất định. Có các ngành, hàng hoạt động ở từng khu vực riêng trong chợ” [38; tr.24].
Nguyễn Đức Nghinh viết về chợ nông thôn “là những dãy lều tranh dựng tạm bợ một vài tấm rạ nhỏ úp trên mấy cọc tre già hay vài thân cây khẳng khiu không đủ che mưa nắng cho người và hàng hóa” [42; tr. 26-27].
Trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, tác giả Đào Duy Anh đã đưa ra quan niệm về chợ quê: “các chợ là nơi dân vùng xung quanh họp mỗi ngày hay mỗi phiên để đổi chác những đồ thổ sản... cần dùng cho sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài những người nhà quê đến chợ để bán thổ sản, còn ít nhiều người lái buôn chuyên môn như hàng vải, hàng xén, hàng cau, hàng thuốc, hàng thịt, hàng bánh, cứ gánh hàng đi chợ này chợ khác để bán rong” [2; tr.77].
Theo tác giả Phan Đại Doãn, chợ nông thôn là “nơi người tiểu nông bán những sản phẩm chưa dùng đến; là nơi họ mua những sản phẩm thiếu” [4; tr.5].
Chợ nông thôn nếu nhìn dưới khía cạnh kinh tế thì chợ nông thôn là nơi xảy ra giao dịch buôn bán, lưu thông hàng hoá và giao dịch của người mua và người bán những thứ hàng hoá cần thiết phục vụ đời sống của con người tại địa phương. Chợ nông thôn là nơi để người sản xuất trực tiếp đem hàng hoá ra chợ bán và thực hiện những thoả thuận cuối cùng với người tiêu thụ nhằm thu lợi sau cùng cho người phân phối, đây cũng là nơi để người sản xuất trực tiếp trao đổi để mua các sản phẩm và nguyên vật liệu phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp... Chợ nông thôn dù với qui mô nhỏ bé song cũng sẽ đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển sản xuất cũng như cung cấp hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên các địa phương đó.
Những quan điểm trên có thể hiểu rằng chợ nông thôn là địa điểm xảy ra những giao dịch buôn bán và trao đổi hàng hoá của nhân dân tại một địa điểm cụ thể. Chợ nông thôn thông thường có qui mô nhỏ, đôi khi chỉ là các căn nhà được xây dựng tạm hoặc lụp xụp nhằm tránh nắng, trú sương. Chợ thường nhóm họp ở những vị trí thuận tiện như các bãi đất hoang ngay trước cổng nhà hay trên các trục đường chính. Hàng hoá buôn bán, trao đổi ở chợ thường là những mặt hàng nông nghiệp như lương thực, thực phẩm và tư liệu sản xuất như dụng cụ làm việc, đồ dùng sinh hoạt gia đình,... Tất cả đều là các sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày mà người dân nông thôn làm ra. Các chủng loại hàng hoá tại chợ nông thôn nhìn chung không khác nhau và chủ yếu là các mặt hàng của kinh tế nông nghiệp và hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp.
Thành phần tham gia buôn bán, trao đổi ở những chợ nông thôn cũng đa dạng gồm có một số người kinh doanh không có lều quán cố định như hàng quần áo, hàng khô, quán ăn, một số người là công nhân như thợ thuyền, thợ rèn,... có người là lao động tận dụng thời gian nhàn rỗi nhằm có được chút thu nhập cho đời sống và công việc hàng ngày của gia đình.
Thông thường các chợ nông thôn có nơi họp theo định kỳ theo phiên hàng ngày hoặc hàng tháng và các phiên thường được họp trong ngày, tuy nhiên cũng có nơi chợ chỉ họp từ sáng và chiều, hay thậm chí có chợ còn tổ chức họp từ chiều hôm trước kéo dài liên tục cho hết ngày hôm sau hoặc chợ họp vào hầu hết những ngày trong tháng. Hình thức mua bán và trao đổi ở các chợ nông thôn xét cho cùng là hình thức trao đổi từ vật này với vật kia, bán thứ này để đổi lấy thứ khác phục vụ cuộc sống của nhân dân.
Một điểm cần chú ý là, chợ nông thôn không những là nơi buôn bán và trao đổi hàng hoá đơn thuần mà trong chợ cũng xảy ra những hoạt động ngành nghề khác nữa như làm tóc, may vá áo quần, mài mòn lưỡi bừa, lưỡi cày... Bên cạnh đó chợ nông thôn cũng là nơi xảy ra những hoạt động thể thao và nghệ
thuật của người dân địa phương, nơi để người dân có thể gặp mặt giao lưu và trao đổi tâm tư, nguyện vọng của mình.
Xuất phát trên các đánh giá và phân tích trên thì trong phạm vi phân tích của chúng tôi cũng cần dùng khái niệm chợ nông thôn Việt Nam với vai trò là một hoạt động văn hoá - thương mại là nơi người mua và người bán gặp gỡ giao lưu trao đổi hàng hoá và sinh hoạt để đáp ứng các yêu cầu công việc và đời sống của một cộng đồng người cho những giờ và ngày nhất định, tuỳ theo từng địa phương và khu vực.
Đặc điểm chợ nông thôn: Việc ra đời của chợ từ nhu cầu thực tiễn của mua bán và trao đổi hàng hoá. Các giao dịch mua, bán các hàng hoá và dịch vụ trong chợ nông thôn xảy ra theo một nguyên tắc và khung giờ cố định có thể theo ngày, hoặc tháng. Chợ nông thôn ghi đậm nét dấu ấn lịch sử được phản ánh qua hoạt động và trong kiến trúc của chợ.
Vai trò của chợ nông thôn: Trong sản xuất, chợ là trung gian giữa sản xuất và người tiêu thụ. Chợ biểu thị nhu cầu mua bán và trao đổi hàng hoá của mỗi người dân. Đối với hoạt động kinh tế, chợ đã góp phần gia tăng hoạt động kinh tế trên địa phương như tăng thu, đóng vai trò tích cực đối với việc góp phần điều tiết giá cả. Đối với quản lý lao động và tạo công ăn việc làm thì chợ là trung tâm tạo công ăn việc làm cho đông đảo người lao động chủ yếu là nhóm người lao động tự do không yêu cầu bằng cấp.
2.2. Mạng lưới chợ miền Đông Cao Bằng
Chợ là hoạt động văn hoá - thương mại có tính chất lịch sử, xã hội và có sự tham gia của nhiều yếu tố kinh tế như buôn bán và dịch vụ. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của chợ tuỳ thuộc rất nhiều yếu tố như con người, điều kiện kinh tế và hạ tầng, hoạt động kinh doanh buôn bán và công tác tổ chức quản lý.
Một trong các yếu tố then chốt đối với sự tồn tại và hình thành chợ chính là con người. Số lượng cũng như mật độ dân cư ngày càng tăng thì yêu cầu diện tích và qui mô chợ cũng cần tăng tỷ lệ thuận. Điều này đã khẳng định: “Trong
dân gian, hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hóa của thiên hạ, mở đường giao dịch cho dân” (Lệ lập chợ - thời Hồng Đức). Hoặc “sự tập hợp người thường xuyên trên một địa điểm cố định, là nhân tố thắng lợi cho sự phát triển quan hệ trao đổi vật phẩm, hàng hóa, hình thành những chợ” [40; tr.53].
Sự phát triển của sản phẩm nông và thủ công nghiệp trong mỗi gia đình và làng xóm cần sự trao đổi vật phẩm. Dù lượng sản phẩm thừa của mỗi gia đình là không đủ để chế tạo nên lượng sản phẩm mới, song nhu cầu bán các sản phẩm nông và thủ công nghiệp gia đình lắm khi rất bức thiết. Không chỉ bán các sản phẩm dư thừa ra nông dân cũng cần bán thêm các sản phẩm thiết yếu nuôi sống gia đình để duy trì sản xuất. Mặt khác, sự phát triển của công nghiệp, thương mại và thủ công nghiệp đô thị cũng liên quan với khu vực nông thôn rộng. Hoạt động công nghiệp đáp ứng các yêu cầu tiêu dùng của người thành thị, chủ yếu mua một số hàng hoá để phục vụ xuất khẩu và phân phối sản phẩm công nghiệp từ đô thị đến từng làng xóm, gia đình nông thôn và phải đi qua nhiều trung gian và các đầu mối khác nhau. Những yếu tố trên đã dẫn đến sự phát triển của thị trường hàng hoá nông thôn như một ngành sản xuất chính trong thời kỳ lịch sử cận đại Việt Nam.
Bao quanh những thành phố và thị xã là các vùng thôn quê rộng lớn. Hoạt động sản xuất của những cộng đồng dân cư vẫn in đậm dấu vết của nền kinh tế thị trường độc lập và tự túc. Mỗi cá nhân và trong từng gia đình phấn đấu ở mức độ có thể chủ động đáp ứng các yêu cầu về ăn, mặc và các yêu cầu khác trong lao động và sản xuất mỗi ngày. Tuy vậy, hoạt động mua bán tại thôn quê cũng đa dạng và thay đổi theo các mùa nông sản và chợ búa cũng có vai trò lớn trong việc tiêu thụ nông sản.
Mặt khác, chợ búa còn là nơi giao dịch và buôn bán nông sản mà còn là sự trao đổi hàng hoá của chính cư dân trong thôn với các làng lân cận và của vùng nọ với vùng kia mà. Để rồi, sau lại sinh thêm những biến đổi diện mạo thôn quê: “Sự phát triển của kinh tế hàng hóa, mà biểu hiện tập trung nhất là sự
phát triển các chợ, đã tác động đến sự cô lập, khép kín của các làng xã Việt Nam dưới thời phong kiến, không những về mặt kinh tế mà còn cả về mặt hành chính, chính trị nữa” [41; tr.58]. Tại một số nơi, chợ còn giúp đem lại nguồn thu nhập. Chính vì thế, “chợ của làng, của nhiều làng, là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu và sinh hoạt kinh tế của làng xã” [41; tr.59].
Như vậy, sự có mặt của chợ đã làm thành sự biến đổi diện mạo của các vùng thôn quê. Trong khi ấy cũng có một số chợ hình thành và hoạt động từ thời phong kiến đến thời Pháp thuộc cũng đang thể hiện tầm ảnh hưởng của chợ đối với việc giao dịch và trao đổi buôn bán giữa những thời kỳ sau.
Chính vì vậy, vào khoảng thế kỉ XI đến thế kỉ XV, tại vùng miền núi việc buôn bán đã xảy ra rất sôi động ở các chợ làng, chợ nội làng, chợ bản và qua đó thể hiện quan hệ mua bán của các dân tộc. Đến thế kỉ XV, việc mua bán càng được mở rộng thêm trên nền tảng luật thành lập chợ mới của nhà nước: “Các huyện, châu, xã ở các xứ trong nước, nhân dân ngày một nhiều hơn, nơi nào muốn chia mở chợ mới để tiện mua bán thì quan phủ, huyện, châu khám xét quả thực tiện lợi cho dân thì làm bản tâu lên, cho theo tiện lợi mà họp chợ” [54; tr.329].
Chợ Pò Tấu và Chợ Pò Peo là hai chợ phiên truyền thống của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Chợ Pò Tấu nằm tại xã Chí Viễn, cách trung tâm huyện khoảng 50km về phía đông bắc. Chợ chỉ hoạt động 6 phiên một tháng vào các ngày 1 và 6 âm lịch. Các mặt hàng được buôn bán, trao đổi rất phong phú, bao gồm nông sản, lâm sản, hải sản và thủ công nghiệp.
Cũng giống như Chợ Pò Tấu, Chợ Pò Peo tọa lạc tại xã Ngọc Côn - vùng đất bản Nà Han của Trùng Khánh. Do kinh tế tự cấp không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày cho dân trong vùng, chợ đã ra đời để giao lưu hàng hóa. Với quy mô hoạt động là 6 phiên một tháng vào các ngày 4 và 9 âm lịch.
Chính sự xuất hiện của hai chợ này đã mang lại những tiện ích to lớn cho cuộc sống của nhân dân trong khu vực này. Nhờ có sự giao lưu hàng hóa
trong vùng, đời sống của nhân dân đã được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, Chợ Pò Peo còn trở thành nơi giao lưu hàng hóa giữa các vùng và Trung Quốc.
Chợ Cô Sầu nằm ở Trùng Khánh, là chợ họp theo phiên, ngày 8 âm lịch.
“Dưới chế độ phong kiến chợ từng là nơi diễn ra hoạt động giao thương sầm uất, có nhiều chủ thầu, sòng bạc, trâu bò hàng trăm con” [8; tr.22], ngoài ra còn các mặt hàng như đồ thổ cẩm, mây tre đan:
“Chợ Cô-sầu Chẳng có ai sầu
Khăn thêu, thổ cẩm, vải khoe mầu.
Người đi trẩy hội hay đi chợ Anh đợi em hoài em ở đâu?
Chợ Cô-sầu Chẳng có ai sầu.
Gà vịt nhiều hơn khoai với nâu.
Nón tre, túi vải, người như nước
Anh đợi lâu rồi em đứng đâu?” - (chợ Cô Sầu - Hoàng Trung Thông)
Chợ Đống Đa thuộc địa phận xã Ngọc Động huyện Quảng Uyên. Chợ họp theo phiên ngày 5 và 10 âm lịch hàng tháng. Chợ Đống Đa được xây dựng từ thời Pháp thuộc và là chợ lớn nhất ở Quảng Uyên lúc bấy giờ. Trong chợ, người ta cất thêm vài căn lều. Nhân dân những vùng xung quanh xưa kia mỗi sáng vẫn đến Chợ Đống Đa mua bán nông sản. Ngày nay ở chợ Đống Đa những hàng hoá bán tại chợ rất phong phú và đa dạng nhằm thoả mãn thị hiếu mua sắm của nhân dân quanh khu vực và thoả mãn nhu cầu của khách du lịch lúc đến thăm và mua sắm.
Chợ Cách Linh: còn gọi là chợ Háng Riềng, “ra đời cách đây 200 năm, từ thời phong kiến chợ đã được xây dựng” [8; tr.21]. Ngày trước chợ chỉ nhóm họp trên một khu đất nhỏ và phẳng với một vài căn nhà thô sơ và chợ họp theo
phiên vào mùng 4 và ngày 9 âm lịch. Vào ngày họp chợ đồng bào các dân tộc như Dao, Tày, Kinh, Nùng... từ khắp trong huyện và những nơi phụ cận đến đây họp.
Hàng hoá họ đem đến chợ bán chủ yếu là những mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản và hàng tiêu dùng mà người dân trực tiếp trồng hoặc đánh bắt từ thiên nhiên như ngô, khoai, rau quả, thuốc thảo dược và thuỷ đặc sản, hàng lưu niệm,...
Chợ Bản Ngắn: Nằm ở thôn Bản Ngắn - Quang Trung. Theo lời truyền của những cụ già chợ chỉ họp theo phiên. Vào các ngày phiên chợ, những người Tày, Mông, Nùng, Sán chỉ,... lại mang những mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản và tiểu thủ công nghiệp về chợ để giao dịch mua bán. Chợ chỉ nhóm họp 6 phiên mỗi tháng vào các ngày 3 và 8 (Âm lịch).
Chợ Bằng Ca: “Ngay từ lúc mới mở (thời phong kiến) có tên gọi là Củng Xương thuộc châu Hạ Lạng” [8; tr.22]. Theo lời kể của những cụ cao tuổi chợ được nhóm họp tại một khu đất rộng, trên bến dưới thuyền. Chợ nhóm họp một tháng 6 lần (vào 3 ngày 8, 13, 18, 23, 28 âm lịch). Các sản vật được mang ra trao đổi và bày bán tại chợ khá phong phú đó là các mặt hàng truyền thống của bà con dân tộc miền núi.
Trước đó, chợ họp ở bản Mjao (Đồng Loan), khi thực dân Pháp sang thống trị di chuyển chợ đến Bằng Ca, nhân dân đều đến đây họp chợ [66; tr.79].
Chợ Hạ Lang, có từ thời nhà Nguyễn, được thể hiện trong câu ca dao của dân tộc Tày: Phửa Tại Hoàng đặt mà khây háng, hử thiên hạ lồng thâng rự khia tức là: thời vua Tại Hoàng bắt đầu đặt và họp chợ để thiên hạ đi lại mua bán.
“Thời kỳ đó còn có các loại tiền xu (gọi là sèn sính) trong đồng tiền có ghi các đời vua như Minh Mạng, Đồng Khánh” [8; tr.23]. Đây là chợ phiên diễn ra vào các ngày 5, 10, 15, 20 âm lịch hàng tháng. Chợ bán chủ yếu các mặt hàng nông nghiện, thủ công nghiệp, sản vật rừng do đông bào nơi đây làm ra.
Chợ Pác Cà (Quảng Uyên) “được xây dựng từ thời Pháp thuộc” [8; tr.23].
thực dân Pháp cho xây dựng chợ để làm nới giao thương trong khu vực. Chợ