Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ MIỀN ĐÔNG CAO BẰNG
1.4. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của miền Đông Cao Bằng trước 1945
Kinh tế tự nhiên: Đây là loại hình kinh tế phát triển ở trình độ thấp, có từ lâu đời, thể hiện việc con người đi kiếm những thức ăn, rau quả... có sẵn trong tự nhiên. Miền Đông Cao Bằng là khu vực miền núi cao biên giới, địa hình hiểm trở, phần lớn là các khu rừng rậm rạp, thảm thực vật và quần thể động vật phong phú nên càng tạo điều kiện cho loại hình kinh tế tự nhiên tồn tại. Đây là điều kiện thuận lợi để đồng bào khai thác các sản vật tự nhiên phục vụ đời sống như hái lượm các loại rau, củ, các loại quả trám, sa nhân, hà thủ ô, nấm, mật
ong cho đến các loại gỗ, nứa, mây... Trong những ngày tháng đói kém, đồng bào còn vào rừng đào củ mài, chặt thân cây Báng, cây Đao, thậm chí lấy cả củ nâu để chế biến trong bữa ăn.
Đồng bào sống ven các con sông Bắc Vọng và sông Quây Sơn sử dụng chài, lưới, vó hoặc dùng tre đan những chiếc “lờ” (li) đặt trên những khúc sông để bắt cá. Trên các dòng sông nơi đây nổi tiếng có cá chiên, cá chày, cá sộp ăn rất ngon. Người Mông, Dao, Lô Lô... sống trên những miền núi cao thường đi lượm những loại rau rừng đem về ăn hoặc mang ra chợ bán. Như vậy, có thể thấy kinh tế tự nhiên đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào khu vực miền Đông Cao Bằng.
Sản xuất nông nghiệp: là loại hình kinh tế giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc khu vực miền Đông Cao Bằng. Sản xuất nông nghiệp của đồng bào tồn tại dưới hai loại hình canh tác là canh tác nương rẫy và canh tác ruộng nước.
Loại hình canh tác nương rẫy: Với đặc trưng địa hình chủ yếu là rừng núi nên phần lớn diện tích đất canh tác là nương rẫy. Với sự cần cù, chăm chỉ đồng bào đã kiến tạo thành các thửa ruộng bậc thang và những khu rẫy trải dài men theo những triền núi. Loại hình canh tác ruộng nước: Bị ảnh hưởng từ đặc điểm địa lý mà phương thức canh tác ruộng nước nơi đây khá hiếm. Ruộng nước tập trung chủ yếu trên vùng đất thấp là nơi cư trú của đồng bào Tày và Tày, chủ yếu là gần những con sông, ngòi. Lúa là cây trồng chủ yếu nên đồng bào sử dụng máy cày và bừa trong gieo trồng, việc làm đất ngay cả dịp Tết Nguyên đán, ra đồng từ tháng hai đến tháng ba bắt đầu gieo mạ, đến tháng tư và tháng năm gieo mạ để cấy và bốn tháng tiếp theo mới được thu hoạch: Làm nơi sớm nơi trễ khác nhau (như châu huyện Để Định, Vĩnh Điện... vào tháng 2 đến tháng 3 gieo mạ, tháng 4 đến tháng 5 cấy rồi thu hoạch vào khoảng tháng 8 và tháng 9). Việc trồng lúa tại khu vực miền Tây chủ yếu cấy một mùa: Chỉ có lúa mùa thu.
Ngoài lúa và bắp là cây trồng chủ yếu thì đồng bào ở khu vực miền Đông Cao Bằng cũng có các loại cây trồng: đậu, khoai, sắn, ngô, chuối... ở châu nào cũng có. Hay đồng bào Nùng sau khi cấy về thường trồng cây lúa mạch dưới sườn núi. Người Mèo và Mán thường chọn nơi khá cao trên chân núi hoặc triền núi gieo cây trồng khoai và lúa mạch, đôi khi cũng gieo được ngô (thóc dẻo).
Trong sản xuất nông nghiệp, đồng bào các dân tộc thiểu số tại khu vực miền Đông Cao Bằng cũng đúc kết được những bài học kinh nghiệm ứng dụng cho thực tế sản xuất như Mùng 8 tháng 4 không mưa thì ruộng thấp không cấy, phải làm ruộng cao. Hoặc nhìn lá cây và mưa giông mà biết năm ấy được mùa hay mất mùa: trên núi đất có lá cây đỏ thì không được cấy lúa, trên núi đất có lá cây đỏ là triệu trứng được mùa. Lại bảo ngày 3 tháng 3 có mưa sấm sẽ mất mùa hạt ngô, ngày 6 tháng 6 có mưa sấm sẽ mất mùa lúa... tháng 10 mưa lũ thì năm sau không có lúa nữa.
Hệ thống tưới tiêu rất đơn giản, chủ yếu phụ thuộc vào lượng nước các con sông Bắc Vọng và sông Quây Sơn cùng với những con đập. Đồng bào Nùng, Tày phải biết dùng sức nước trong phục vụ cho cuộc sống thường ngày cũng như phục vụ sản xuất nông nghiệp: chày giã lúa phải bằng lực nước và việc làm bừa để đưa nước vô ruộng.
Chăn nuôi truyền thống: Đối với khu vực miền Đông Cao Bằng chăn nuôi gia súc là một thế mạnh. Các con vật nuôi phổ biến là bò, ngựa; người dân dùng ngựa làm phương tiện đi lại, chở, thồ hàng ra chợ trong những buổi chợ phiên hoặc nuôi ngựa phục vụ việc quân: “Cao Bình sản nhiều ngựa hay, khách buôn thường cưỡi ngựa hoặc dùng ngựa thồ hàng hóa. Cao Bằng nuôi nhiều ngựa có thể sung vào việc quân dụng đầy đủ” [47; tr.470].
Cùng với chăn nuôi đại gia súc, đồng bào nơi đây còn nuôi lợn, gà, vịt....
Việc chăn nuôi của đồng bào chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu bữa ăn hàng ngày, ít khi đem ra chợ để trao đổi mua bán.
Ở miền Đông Cao Bằng, các nghề truyền thống và làng nghề đã có từ rất lâu đời và ngày càng phổ biến do sản phẩm truyền thống có những đặc thù
riêng biệt và được sản xuất, chế biến theo phong tục truyền thống của người dân. Đến nay, tỉnh Cao Bằng có 5 làng nghề đã được chứng nhận, bao gồm:
Làng nghề rèn Phúc Sen, Làng nghề mộc Phia Thắp, Làng nghề giấy bản Quốc Dân, và Làng nghề sản xuất đường phên Bó Tờ và Làng nghề sản xuất hương thảo mộc xóm Nà Kéo thuộc xã Trường Hà (huyện Hà Quảng), tất cả 4/5 làng nghề nói trên đã có mặt ở miền Đông Cao Bằng.
Làng nghề làm đường phên: Xóm Bó Tờ được biết đến là cái nôi của làng nghề truyền thống mía đường, làng nghề có từ những năm 50 của thế kỷ trước.
Hàng năm vào thời điểm tháng 11 bà con nhân dân ở đây sau mỗi vụ mùa thu hoạch lại tiến hành làm những mẻ đường phên ngọt lành mang tinh túy của những cây mía tươi tốt. Sản phẩm được bán tại chợ phiên và các huyện lân cận.
Nghề rèn: Nghề rèn sắt của người dân Nùng An ở xã Phúc Sen (Quảng Uyên). Sản phẩm rèn của Phúc Sen phần lớn để sản xuất và một bộ phận dùng trao đổi hàng hoá thiết yếu khác, tuy nhiên nhờ chất lượng sản phẩm cao nên danh tiếng làng nghề ngày càng vang xa và nhân dân nhiều xã xung quanh đã đến mua lẻ. Từ năm 1960, Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp rèn sắt Phia Chang và sau này là Hợp tác xã rèn thủ công Phúc Sen hình thành. Từ đấy, nghề rèn ngày càng phát triển và sản phẩm rèn như búa, liềm... của Phúc Sen đã xuất khẩu sang các vùng khác ở Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Trung Quốc.
Mặc dù các sản phẩm tại Việt Nam không đẹp bằng nhưng có giá bán cao hơn 3 lần sản phẩm cùng chủng loại của Trung Quốc, song sản phẩm làm ra tới đâu là bán hết tới đấy. Hiện nay, xã Phúc Sen có 6/10 xóm theo nghề rèn đúc với hơn 160 lao động và tạo công ăn việc làm cho khoảng 300 người và đem lại lợi nhuận cao cho bà con.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề rèn đã được bà con Nùng An tại Phúc Sen giữ gìn và phát huy. Nghề rèn đã giúp đem lại đời sống no ấm cho nhân dân Phúc Sen và tạo nguồn xây dựng nông thôn mới cho địa phương này.
Đồng thời, sự gìn giữ và phát triển bản sắc của dân tộc thông qua nghề rèn cổ
truyền tại nơi đây cũng tạo được sự thu hút với du khách thập phương về tham quan Cao Bằng.
Nghề làm hương: Sản phẩm hương của đồng bào Nùng An tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên không những chỉ được riêng người Nùng An và rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số khác ưa thích mà còn thành sản phẩm xuất hiện trên khắp các chợ và thị trường trên toàn tỉnh thành với hương thơm độc đáo, dễ chịu và bảo đảm vệ sinh nhờ được làm từ loại các nguyên liệu trong thiên nhiên. Làm hương có nhiều công đoạn phức tạp. Nguyên liệu chính để chế làm hương là cây tre, thân cây nứa, mùn cưa và đặc biệt là lá cây bầu cốp - một thứ lá cây trong rừng chuyên dùng để chế làm chất keo gắn kết những nguyên liệu với nhau.
Nghề làm giấy bản: Nguyên liệu để làm giấy bản của đồng bào Dao chủ yếu làm từ loại vỏ cây mạy sla. Mỗi mẻ giấy bản dùng 2 kg vỏ mạy sla sẽ làm từ 40 - 50 kg giấy bản thương phẩm. Việc làm giấy bản không bị ô nhiễm môi trường sinh thái, vì người dân Nùng An đốn cây để cạo vỏ sẽ đốt thân cây thành củi và vỏ cây sử dụng làm nuôi trâu và ngựa. Nghề làm giấy bản đang được người dân Địa phương duy trì và phát triển mang lại thu nhập cao.
Ngoài ra còn một số nghề thủ công có thể kể tới như:
Nghề đan lát mây tre: Đan lát không những là nghề thủ công truyền thống của đồng bào Tày, Nùng tại Cao Bằng mà từ lâu đời đã thành một mặt hàng được ưa chuộng vì tính tinh xảo và bền đẹp đáp ứng các yêu cầu của nhà nông.
Những sản phẩm mây tre đan được bán ở hầu khắp các chợ trong tỉnh. Sản phẩm đan lát bằng mây ở Bắc Kạn rất đa dạng và phong phú, bao gồm: chuồng gà và lợn; sọt thồ và bồ chứa lúa... Nghề đan lát không chỉ góp phần mang lại sinh kế cho bà con vừa lưu giữ nét văn hoá của địa phương như một truyền thống và tập tục sản xuất nông nghiệp cổ xưa. Đặc biệt là đồng bào Tày tại xã Phong Châu (Trùng Khánh) giữ gìn và phát triển nghề đan lát truyền thống.
Nghề dệt thổ cẩm: Không ai biết làng nghề dệt thổ cẩm của người Tày Cao Bằng có từ đời nào, họ chỉ có các mảnh vải thổ cẩm được dệt thủ công từ xa xưa đã nức tiếng với hoa văn đẹp và mang đậm nét bản sắc dân tộc thiểu số.
Nguyên liệu chính để dệt thổ cẩm là sợi vải màu chàm và tơ nhuộm nâu.
Tuy nhiên, vì giá thành quá cao cho nên hiện nay người dân dệt thổ cẩm sử dụng sợi có giá thấp hơn để thay. Quy trình dệt thổ cẩm hoàn toàn thủ công và nhờ đôi bàn tay tài hoa cùng sự kiên nhẫn của mỗi người Phụ nữ mà những tấm thổ cẩm lên thành hình nên dạng hết sức đặc sắc. Từ những mảnh thổ cẩm tự tạo của những người Tày may mặc nên mặt giường, chiếc chiếu, tấm trải sàn và cả các loại quần áo đặc trưng của Tày.
Nghề chạm khắc bạc: Từ lâu, người Dao tại Cao Bằng đã có làng nghề chạm khắc bạc thủ công và trang sức từ bạc là các món trang sức đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ của người Dao, chủ yếu là phụ nữ. Ngoài nhu cầu làm đẹp thì trang sức bạc của phụ nữ Dao cũng được xem như là vật khẳng định địa vị và sức mạnh tài chính của chủ nhà và bạc cũng bảo vệ phụ nữ khỏi những căn bệnh khi bị ho, sốt v.v. Với phụ nữ Dao, trang sức bạc là vật dụng không thể nào thiếu đối với cuộc sống của phụ nữ.
Bạc để sử dụng trang điểm như phụ nữ Kinh vì trên quần áo phụ nữ Dao đa phần có đính bạc gồm: Cúc quần áo, đai cổ, thắt lưng, dây chuyền, nhẫn cưới và hoa tai bạc; Bạc để trao của hồi môn tặng con dâu lúc về nhà chồng.
Trong lễ cưới hỏi, mỗi gia đình cần có tối thiểu một đồ trang sức bạc. Thương nghiệp: do có địa hình bằng phẳng hơn so với khu vực miền Tây và đường biên giới dài giáp Trung Quốc, nên hoạt động buôn bán ở đây được hình thành khá sớm. Các chợ hoạt động khiến cho giao thương phát triển mở rộng hơn. Các chợ trong khu vực thường luân phiên nhau họp. Chợ là nơi trao đổi hàng hóa, các sản phẩm tiêu dùng trong khu vực mà ở Chợ còn xuất hiện hoạt động buôn bán với bên ngoài, cụ thể là với vùng biên giới Trung Quốc. Chợ còn là nơi chia sẻ các nền văn hoá giữa các dân tộc.
Tiểu kết chương 1
Miền Đông Cao Bằng nằm ở vùng biên giới giao thoa với Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, miền này cũng đối mặt với những khó khăn khi ruộng đồng hiếm ít và người dân phải tùy hoàn cảnh để làm ăn. Điều này khiến cho sự dồi dào của hàng hóa khi tham gia hoạt động chợ bị hạn chế.
Sản xuất nông nghiệp là hoạt động chính của miền Đông Cao Bằng, kết hợp với các ngành công nghiệp như ngư nghiệp và thủ công truyền thống để cung ứng các sản phẩm ra chợ. Nhờ vào tiềm năng tài nguyên phong phú và đa dạng, miền Đông Cao Bằng có thể phát triển kinh tế một cách bứt phá và mở rộng thị trường trao đổi buôn bán trong khu vực.
Vì vậy, việc xây dựng môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, nhất là sự trao đổi hàng hóa tại các chợ, là rất cần thiết để giúp cho kinh tế miền Đông Cao Bằng phát triển và bứt phá.