Chương 3: VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔNĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG
3.2. Chợ nông thôn - Thể hiện văn hóa các dân tộc
3.2.4. Các hình thức sinh hoạt văn hóa ở chợ
Chợ là địa điểm phản ánh sống động các nét đẹp văn hoá của người Tày và các dân tộc khác.
Vào các ngày họp chợ, lúc màn sương chưa bao phủ núi rừng thì trên những triền đồi đã bắt gặp hình ảnh những cô gái và cậu trai mặc quần áo rực rỡ màu sắc rủ nhau cùng xuống chợ.
Chợ phiên tại Cao Bằng ngoài việc giao thương trao đổi buôn bán hàng hoá cũng là địa điểm thể hiện nét đẹp văn hoá và bảo tồn các giá trị di sản văn hoá truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc. Ở mỗi phiên chợ người dân có thể gặp gỡ chuyện trò và giao lưu văn hoá của từng dân tộc với nhau. Một trong các nét đặc sắc của chợ phiên tỉnh Cao Bằng là việc trình diễn quần áo của từng dân tộc. Đến chợ, người dân dễ nhìn ra nét văn hoá phong phú và đặc sắc trong các ngôi nhà sàn qua từng chiếc váy áo và vành khăn.
Ở chợ, chúng ta có thể thấy màu sắc rực rỡ và xoè bông của những cô gái người Mông, Dao... Cô gái Mông bước uyển chuyển trong bộ váy màu sắc sặc sỡ đưa xe đi chợ Những cô gái Dao dịu dàng, má ửng hồng tận hưởng những sản vật cổ truyền mỗi ngày giỗ, Tết và hội hè. Chàng trai Dao, Tày, Nùng mặt mũi đỏ rực cùng uống cạn bát rượu ngô thơm men nồng để rồi ôm hôn nhau
"lày cỏ". Cô gái Mông vai đeo túi xách vải sặc sỡ xoè ném trái vải xanh và đỏ trên ngọn cây đầu chợ.
Điểm khác biệt giữa chợ phiên vùng cao và chợ phiên miền xuôi chính là giờ họp chợ phiên. Chợ phiên vùng cao thường mở ra lúc đầu giờ sáng. Hoạt động buôn bán và giao dịch diễn ra nhanh chóng lẹ. Ở miền núi thì 5 ngày mới đi chợ một lần nên chợ phiên sôi động là do kết hợp giữa hoạt động buôn bán với hoạt động vui chơi có đậm chất văn hoá, nghệ thuật. Vì thế, chợ phiên vùng cao cũng có thêm các vòng xoè vui tươi.
Chợ phiên là nơi để ngoài và trong ngày sau khi mua, bán hàng hoá người qua lại gặp mặt và trò chuyện. Thanh niên trao nhau ánh nhìn và nụ cười duyên ý. Vãn chợ, người rời bản theo nhịp bước chân và nụ cười khuất dần theo từng ngõ xóm với bao lưu luyến. Vãn chợ là ở lại cũng để đem theo niềm vui, cái buồn và chờ mong để đón đợi cho buổi chợ tiếp theo.
Những câu ca dao, tục ngữ được cất lên giữa những buổi chợ phiên bởi những chàng trai, cô gái:
Câu hát: “Noọng ơi, háng Quang hả vằn khay/Noọng bấu pây, nọi cần loẩy hang”1.
(Dịch: Em ơi, chợ Quang năm ngày một phiên/Em không đi thiếu người chơi chợ)
Hay câu hát: Hết rừ au đảy cần Pác Măn/Sle chắc slư, chắc cằm, chắc lượn…(Dịch: Mong sao lấy được người Pác Măn/Để biết chữ, hiểu lời, biết lượn…)2
Hay:
“Nàng về giã gạo ba trăng
Để anh gánh nước Cao Bằng về ngâm Nước Cao Bằng ngâm thì trắng gạo Anh biết em liệu có được chăng Trần trần như Cuội cung trăng
Biết rằng cha mẹ có bằng lòng không?
Để anh chờ đợi luống công
Trước sau anh vẫn một lòng yêu em Hay:
Cao Bằng, Cao Bẳng, Cao Băng Cao lên tỉnh Lạng, cao bằng ngọn tre Hay:
Gái chính chuyên lấy được chín chồng Ba chồng thành Lạng, ba chồng thành Cao Ba chồng để ngọn sông Đào
Trở về đỏng đảnh làm cao chưa chồng Hay:
Lên Cao Bằng với em không?
Xứ nghèo gạo trắng nước trong bốn mùa Anh ơi đừng sợ nắng mưa
Tới rồi rượu ngấm còn chưa muốn về Ngả nghiêng nghiêng ngả phê phê Ra bờ suối ngắm cảnh quê mượt mà Mọi người sống thật thật là
Đến đi chớ có ngại xa em buồn..!
Hoặc câu:
Chân đi đá lại dùng dằng
Nửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con Đi thì nhớ vợ cùng con
Khi về nhớ củ khoai non trên rừng.”
Những câu ca dao, tục ngữ đã hình thành, được cư dân sử dụng thường xuyên, tạo nên nét độc đáo của người dân: Câu “Ngần sèn tảng tôm nhả, tha nả tẩy sliên kim” được hiểu là tiền bạc coi như đất, cỏ; tình cảm con người còn quý hơn nghìn vàng. Để răn dạy con cháu, không chỉ những câu tục ngữ khen
ngợi mà còn có sự chê bai, so sánh ví von về sự lười biếng như “Nộc quất pây khằn nà doái doái, me nhình bấu chắc hết pjải pjền hên”, nghĩa là: bìm bịp đi qua bờ ruộng thong thả, con gái không biết dệt vải thành cầy, cáo. Ý nói phụ nữ phải biết dệt vải để vun vén gia đình.
Chợ còn là nơi giao lưu văn nghệ, thể thao: Ngày chợ phiên còn là nơi để các dân tộc nơi đây giao lưu văn hóa, thể thao. Với sự đa dạng về văn hóa, người dân thể hiện bản sắc dân tộc mình đầy đủ nhất. Cũng như nhiều vùng miền khác, miền Đông Cao Bằng bước vào mùa xuân với nhiều lẽ hội đặc sắc.
Trong các lễ hội được tổ chức vào dịp sau tết Nguyên Đán, có nhiều lễ hội được tổ chức chung với chợ phiên,nhân dân địa phương gọi các phiên chợ này là Háng Toán (Chợ hội) - chỉ được tổ chức vào một dịt duy nhất trong năm. Bởi tính đặc sắc đó mà những phiên chợ hội này thu hút rất nhiều du khách tham quan trong và ngoài nước - những người muốn được trải nghiệm những nét đẹp trong văn hóa vùng cao, bên cạnh đồng bào các dân tộc nơi đây.
Có được đắm mình vào không khí của các phiên chợ hội mới cảm nhận hết được những mảng màu văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây. Trong các phiên hội chợ đó có thể kể tới một số hội nổi bật như:
Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên
Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên là lễ hội truyền thống độc đáo với màn tranh pháo hoa đầu xuân của các xã tại thị trấn Quảng Uyên để cầu mong cho một năm mới may mắn, phát tài, phát lộc. Hàng năm, cứ vào ngày 2/2 âm lịch, nhân dân và du khách thập phương lại nô nức về Quảng Uyên trảy hội.
Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên là lễ hội lớn nhất trong năm, gắn với các yếu tố về lịch sử, tâm linh của miếu Bách Linh. Miếu được xây từ thời Lý dưới chân núi Cốc Bó, đến thời nhà Nguyễn được xây dựng lại hoàn toàn theo kiến trúc thời Nguyễn. Trước cổng có tam quan, sân tiền đường, hậu đường và hậu
cung, hoành phi, câu đối. Trên cổng khắc 3 chữ “Bách Linh miếu”, có đắp nổi con rồng uốn khúc, xây bằng gạch vồ (gạch thời Mạc), có bức trạm rồng ngậm ngọc, bên cạnh có chim phượng cùng long ly tụ hội.
Lễ hội Lồng Tồng
Lễ hội Lồng Tồng (thường gọi là lễ hội xuống đồng) là lễ hội quan trọng bậc nhất mỗi dịp đón năm mới và gắn liền với đời sống lao động sản xuất và thường tổ chức tại mỗi bản làng nhằm cúng thần nông - ông thần của cánh đồng, cây cối và gia súc để dân bản có thêm cây cỏ tốt tươi, mùa vụ bội thu, gia súc khoẻ mạnh và mọi người ấm no, bản làng bình yên. Lễ hội Lồng đồng đã có lịch sử từ lâu và được lưu truyền từ đời này qua đời kia thuộc nhóm người dân tộc Tày - Nùng tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn cùng một số tỉnh Tây Bắc. Lễ hội của dân tộc Tày - Nùng tại Cao Bằng diễn ra từ mùng 2 đến 30 tháng chạp âm để mở vụ sản xuất mới (tuỳ thuộc theo từng địa phương).
Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày
Hội thường tổ chức vào tháng giêng và kéo dài đến giữa tháng ba. Theo truyền thuyết của người Việt thì trên trời có Mẹ Trăng cùng mười hai nàng tiên là con dâu của mẹ. Mẹ và mười hai nàng hằng năm chăm sóc bảo vệ hoa màu giúp nhân dân. Hội Nàng Hai cũng hoạt động với nội dung biểu tượng các mẹ các nàng từ dưới trần gian bay đến giời chào đón Mẹ Trăng cùng những nàng tiên về với trần gian và giúp đỡ trần gian trong quá trình làm việc để sống.
Thời gian tổ chức hội Nàng Hai phụ thuộc vào thời gian đã quy định ở từng xóm từ thời xa xưa truyền lại; như ở Bản Guống đón trăng vào ngày mùng 6 tháng hai và đưa tiễn trăng vào ngày 24 tháng 3. Bản Nưa Khau đón trăng vào ngày 11 tháng 2 và đưa tiễn trăng vào ngày 22 tháng 3. Bản Ngườm Cuông đón trăng vào ngày 15 tháng 2 và đưa tiễn trăng vào ngày 21 tháng 3.
Lễ hội Co Sầu huyện Trùng Khánh
Hội Co Sầu là một trong những hội mang nét đặc sắc về văn hóa của đồng bào các dân tộc tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Lễ hội phố Co Sầu có lịch sử từ xa xưa, thường được tổ chức vào ngày 8/1 âm lịch hàng năm:
“Mồng tám tháng giêng chợ Co-sầu.
Không rượu nhưng lòng vẫn cứ say”. (Ca dao Tày).
Là nơi hội tụ văn hóa tâm linh cùng những giá trị lịch sử, góp phần tạo nên giá trị đặc sắc riêng về văn hóa của huyện Trùng Khánh.
Tương truyền rằng Co Sầu xưa (Trùng Khánh nay) là một vùng đất tập trung đông người, nền kinh tế phát triển “Co Sầu Thượng Lang, đa hào phong phú”, văn hóa đa dạng.Đây cũng là nơi hội tụ các vùng miền qua lại trao đổi hàng hóa, hơi hẹn hò của tình yêu lứa đôi:
“Chợ Cô-sầu Lất phất mưa bay
Đừng sợ đường trơn anh dắt tay Áo chàm ai nhuộm mà xanh thế Không rượu nhưng lòng vẫn cứ say” (chợ Co Sầu - Hoàng Trung Thông).
Hội Phố Co Sầu mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, mang đậm sắc màu văn hóa riêng biệt của nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Lễ hội mặc dù còn mang tính địa phương, nhỏ lẻ nhưng hội tụ các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, tín ngưỡng, được coi là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thu hút mọi tầng lớp tham gia.
Phố “Co Sầu” ở Trung tâm Thị trấn Trùng Khánh, nằm dưới chân ngọn núi Phia Phủ (núi võ), tại đây có rất nhiều hang động, tương truyền là nơi luyện võ của thanh niên, trai tráng huyện Trùng Khánh.
Giặc “Cờ Vàng” do Ngô Côn, Hoàng Sùng Anh, Diệp Tài cầm đầu bất ngờ nổi lên cướp phá ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang... Năm 1868, Ngô Côn cho quân đánh chiếm thành Cao Bằng, trong đó có khu vực Trùng Khánh.
Các võ sĩ Phia Phủ anh dũng chống lại giặc cướp “cờ vàng” trả lại thanh bình cho phố chợ và vùng thượng lang. Để ca ngợi công lao của các anh hùng hảo hán một thời, nhân dân đã lập nên miếu thờ thần núi Phia Phủ có tên gọi Miếu Phú Sơn. Trên thành miếu có khắc chữ: “Quan sơn vệ dân” ca ngợi các anh hùng hảo hán ngày xưa.
Vào một đêm nọ, có một quả cầu lửa to bay qua phố “Co Sầu”, rơi xuống trước cửa miếu Phú Sơn đúng vào dịp các võ sĩ đi dẹp giặc cướp chiến thắng trở về, dân chúng cho rằng miếu linh thiêng nên mọi người góp công, góp của và nâng cấp miếu Phú Sơn thành đền Phú Sơn. Sau đó, đưa quan Vân Trường, Bách Linh, Phật bà Quan Âm vào thờ từ đó. Nhân dân Thị trấn một số vẫn gọi là đền Phú Sơn, một số gọi là Đền Quan Thánh cho đến ngày nay.
Trong các lễ hội, người dân thường tổ chức các trò chơi dân gian, góp phần tạo ra không khí vui tươi, cởi mở. Đó là các trò chơi đánh quay, đánh yến, đánh đáo, tung còn, thi đi cà kheo... cho đến các loại hình nghệ thuật múa như múa sư tử, múa khèn, thổi sáo... Đây là những trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện tinh thần thượng võ, tạo ra không khí đầm ấm, đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc.
Đánh quay: còn gọi là đánh cù, đánh gụ, hay theo tiếng của người Mông là đánh tu lu. Trò chơi chủ yếu dành cho các bé trai, đôi khi còn thu hút cả thanh niên và người già. Khi chơi, người chơi bổ quay trên một sân bãi trống sao cho con quay của mình quay lâu nhất có thể, cuộc thi không ban tổ chức, không trọng tài nhưng vẫn rõ thắng thua. Những con quay quay tròn nhưng những chiếc váy của đồng bào Mông trong điệu mua truyền thống. Mọi người ở ngoài kề vai, hò reo cổ vũ. Trong phút chốc mội vất vả, lo toan trong cuộc sống tan biến hết, chỉ thấy niềm vui và tình đoàn kết đang được vun lên trong mỗi tiếng cười râm ran cả một góc chợ.
Đánh yến: Tương truyền rằng, “đánh yến” hay còn gọi là “Tức Mác Lẹ” có nguồn gốc từ câu chuyện về một chàng trai ở “Mường Trời”. Trong một chuyến du Xuân dưới hạ giới, chàng đã phải lòng một cô gái. Sau khi uống rượu say, chàng trai đã làm một quả yến để cùng cô gái giã rượu. Trải qua thời gian đánh yến trở thành một trò chơi dân gian phổ biến trong đồng bào các dân tộc nơi đây.
Cách thức của trò chơi này cũng tương tự như bộ môn cầu lông của miền xuôi, nơi chơi yến là một bãi đất trống đã được chọn sẵn. Chỉ khác là Con yến được làm từ lá dứa dại, lá cây đao hoặc một đốt của cây trúc và lông gà, gồm 12 chiếc lông được buộc chặt gốc để ngọn xòe ra, gốc lông đặt vào giữa một cái đế hình tròn to bằng miệng chén. Cuộc chơi thường diễn ra giữa một bên nam với một bên nữ, dùng lòng bàn tay đánh vào để con yến bay cao hướng về phía đối phương, rồi đối phương lại đánh con yến bay trở lại, việc đánh này cứ lặp lại như vậy đến bên nào để con yến rơi xuống đất là thua. Đây là phương thức gắn kết, gia tăng tinh thần cộng đồng cùng tình hữu nghị giữa người dân. Vào các dịp lễ tết hay mừng Xuân thì trò dân gian đánh yến thường thu hút được sự ủng hộ của đông đảo mọi người. Đây là cơ hội giúp mọi người dân xích tới gần nhau hơn nữa với tinh thần thể thao vui tươi và lành mạnh. Bên cạnh đấy nó cũng có là một trò chơi giao lưu hiểu biết của nam nữ. Bởi người đánh yến sẽ đánh theo kiểu vòng tròn và yến sẽ lên cao trông như các con yến đang bay lượn. Quan niệm khá lâu về trò trên là nếu đánh yến 10 phút yến không rớt thì chắc chắn đôi nam nữ ấy đã có tình cảm với nhau. Từ đấy, họ yêu nhau và nếu cảm thấy phù hợp thì sẽ bắt đầu đời sống hôn nhân.
Tung còn: một trò chơi mang đầy tính thể thao. Môn thể thao bắt nguồn từ trò giao duyên đã có từ xa xưa và là "món ăn tinh thần" không thể nào thiếu với sự góp mặt của hầu hết những nam thanh, gái sắc cũng là nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc của cộng đồng người dân tộc tại vùng miền đông Cao Bằng.
Để chơi tung còn phải có quả còn, cây nêu và một bãi cỏ rộng. Quả còn bao giờ cũng làm bằng vải màu đỏ, đen, trắng, khâu thành hình vuông, trong nhồi hạt bông, thóc giống và một ít vỏ trấu.Quả còn được đính 5 tua màu, bốn tua ở bốn góc và dây đáy, tượng trưng cho thân rồng, đính chín tua so le nhau.
Chính giữa quả thì được buộc một đoạn dây vải dai chặt cao đến 50 cm, trên đoạn dây vải, nếu cách hơn 10 cm thì được dán các miếng vải để làm nên những vòng có màu sặc sỡ nhằm trang trí cho quả thêm đẹp mắt và có khả năng hướng khi quả rơi trúng phần mắt còn. Giữa sân lớn có một cột nêu (hay là cây tre) được dựng lên. Trên cột nêu phía ngọn có treo một vòng cũng đan bằng vải, có đường kính khoảng 45 - 50 cm và có thể được bọc giấy hoặc không dán, tượng trưng cho mặt trời, mặt kia dán giấy vàng tượng trưng cho mặt trăng, cũng có thể hiểu cả hai mặt giấy là tượng trưng cho sự trinh trắng của người con gái. Chơi tung còn cần có hai đội gồm một đội nam và một đội nữ, nghĩa là cả nam và nữ mang trang phục đặc trưng của nước ấy và dùng lá cờ tạo ranh giới và quan sát hướng vào đối phương. Số lượng người tham gia ở các đội không giới hạn. Mỗi đội chỉ có hai trái còn và luôn mong muốn trái còn của đội hay nhất, lộng lẫy nhất.
Trò chơi tung còn vừa có tính nghệ thuật lại có tính giải trí, vừa thể hiện cái thông minh và khôn khéo ở người chơi. Người chơi vừa có thể làm quen, hẹn hò, kết bạn lại có thể gắn bó, đoàn kết xã hội. Hai đội nam và nữ vừa phải thi đấu tung còn, vừa ca hát đối đáp. Bên nào ném trúng bên kia phải buộc quà vào sợi dây còn rồi tung sang, coi đó là tín vật hẹn ước, nếu sau cuộc tung còn mà bên thua cuộc mà không đòi lại tín vật, ngầm coi như đã đã đồng ý hẹn nhau; cũng có lúc bên thắng hay thua cố tình không trả tín vật, để lấy cớ được lượn, được nói chuyện, rồi hẹn nhau các phiên chợ khác tìm hiểu nhau. Cũng chính từ những cuộc tung còn này nhiều đôi trai gái đã nên duyên vợ chồng.