Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ MIỀN ĐÔNG CAO BẰNG
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Về địa hình, miền Đông Cao Bằng có độ cao trung bình từ 600-800 m so với mặt nước biển; có cấu trúc địa hình đa dạng, phức tạp, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các thung lũng bằng phẳng nằm giữa những dãy núi đá đã được tạo ra bởi sự kết hợp của thiên nhiên và sự khai thác của con người qua nhiều thế hệ.
Những vùng đất này, chẳng hạn như Ngọc Khê, Đình Phong, Chí Viễn, Trung Phúc, Đàm Thủy, Phong Nặm, Lăng Hiếu, Phong Châu, Đức Hồng và Cao Thăng đã trở thành những cánh đồng và ruộng rau màu mỡ. Sự phát triển của các vùng này là kết quả của tuệ trí và công sức khai phá từ các dân tộc trong suốt hàng chục năm qua.Vùng địa hình sát biên giới có độ cao từ 600-1300m so với mặt nước biển. Nét đặc trưng của địa hình miền Đông Cao Bằng là:
Thứ nhất, địa hình núi đá vôi, có đặc trưng địa hình karst (Địa hình Karst là sự vận chuyển của nước trong đá, tạo ra phản ứng hóa học), xen kẽ giữa các dãy núi là thung lũng hẹp.
Thứ hai, địa hình núi thấp, thung lũng. Giữa các thung lũng bằng phẳng có những ngọn núi đá, núi đất sừng sững, nhấp nhô với nhiều hình dạng, tiêu biểu là vùng Ngọc Khê (thuộc xã Ngọc Khê) dọc sông Quây Sơn, được dân gian ca ngợi là vùng “Hà lục sơn thủy hữu tình”.
Đặc điểm địa hình chia cắt hiểm trở, gây khó khăn trong giao thông đi lại.
Những dãy núi kéo dài theo hướng tây - bắc đông - nam có tác dụng làm chuyển hướng gió trên địa phận Cao Bằng. Miền Đông Cao Bằng nổi danh với các ngọn núi đá vôi cao hùng vĩ trải dài theo ranh giới Việt - Trung từ phía Bắc và Đông Bắc. Những ngọn núi đá được mô tả như một lớp tường thành bao bọc, mở ra một sự tĩnh lặng và hoang dã. “Trong phủ đại thế núi liền núi, kể dãy lớn thì có 7 dãy: Ba dãy núi từ châu Quy Thuận nước Thanh chạy đến Tổng Yên Lãng huyện Thượng Lạng.... một dãy núi từ châu Quy Thuận chạy đến địa giới hai tổng Đăng Châu, Nga Ổ huyện Thượng Lang rồi chạy vào châu Hạ Lôi.
Một dãy núi từ huyện Thạch Lâm chạy đến tổng Ngưỡng Đồng huyện Quảng Uyên. Một dãy núi chạy từ Thạch Lâm đến tổng Vũ Lăng. Một dãy núi từ huyện Thạch An chạy đến tổng Lực Nông” [48; tr.671]. Trong những dãy núi đó cao nhất là ngọn Giang Mũ, thuộc xã Ngọc Khê, với độ cao trên 873 m. Núi miền đông Cao Bằng có hình dáng khác nhau, nhiều ngọn núi được sách “Đại Nam nhất thống chí” miên tả:
- Núi Hoàng: Núi to mà tròn, trên ngọn toả làm đôi, sườn núi có nhiều thứ hoa rừng. Tương truyền dưới chân núi ấy có đá ngọc. Núi này nổi lên ở địa phận xã Phi Hải huyện Quảng Uyên chạy đến địa phận huyện Trà Lĩnh.
- Núi Nội Đàn(Quảng Uyên): Cách huyện Thạch An 2 dặm về phía tây, núi mở bốn mặt, bên trong có một tầng hình như đàn tràng, nên gọi tên là Nội Đàn.
- Núi Hoàng Trà (Quảng Uyên): Cách huyện Thạch An 30 dặm về phía đông nam, núi đất, người Thổ trồng chè hắp núi.
- Núi Chiêu Sơn: đi về hứng đông nam, ở đây địa hình núi đá, cây cối mọc xum xuê, cách huyện Thượng Lang 2 dặm.
- Núi Mô Sơn: Cách huyện Thượng Lang 11 dặm về phía nam, dưới núi có suối và các khe đổ ra đồng ruộng, nông dân cũng thuận.
- Núi Quảng Đô: Cách huyện Thượng Lang 3 dặm về phía bắc, núi khá cao.
- Núi Thiên Lâm: Cách huyện Hạ Lang 5 dặm về phía đông, thế núi cao vót, rừng rậm mê man, không mấy người đi đến, nên gọi tên là Thiên Lâm (rừng trời).
- Núi Cản: Cách huyện Hạ Lang 17 dặm về phía tây, sản nhiều trúc hoa.
[47; tr.479].
Ngoài ra còn có núi Bác Cả (Quảng Uyên), Bác Thang (Quảng Uyên).
Miền đông Cao Bằng có nhiều hnag động, thác nước nổi tiếng như: động Ngườm Ngao, thác Nặm Khao cao 5 thước (Quảng Uyên), thác Bản Giốc (Trung Khánh).
Tài nguyên rừng vô cùng phong phú. Ở trùng Khánh trong rừng có nhiều loại cây quí như: nghiến, ngân giác, lim... gồm những loại cây sau: hổ, khỉ, voọc, voi, bò tót, lợn rừng, gấu, bò tót, voọc, gấu... các loại chim sáo và chim núi. Đặc biệt còn có chim tư lư (có thể là chim cuốc), phượng núi, theo sách Đại Nam nhất thống chí, chim tư lư: các huyện, những thổ dân ở gần sông hay nuôi thứ chim này để bắt cá. Đời Minh Mệnh tỉnh Cao Bằng đã đem thứ này dâng vào Kinh. Các loại lâm thổ sản: nấm, mộc nhĩ, hạt tiêu. Cây ăn quả có các loại như cam, quýt, táo, bưởi, quýt. “Quả nhãn, quả vải, thạch lựu, phật thủ:
huyện nào cũng có” [47; tr.498]. Đặc biệt, hạt dẻ là một thứ sản vật vùng Trùng Khánh, nổi tiếng thơm ngon và đã thành loại sản phẩm có uy tín trên thị trường cả nước và thế giới. Bên cạnh đó còn có tuyết lê: “sản ở huyện Quảng Uyên, Thượng Lạng, Hạ Lạng, vị rất thơm mát, có lệ tiến” [47; tr.498].
Trong hệ thống sông suối, miền Đông Cao Bằng có hai con sông chính:
sông Bắc Vọng và sông Quây Sơn.
Sông Bắc Vọng là một con sông khởi nguồn ở Trung Quốc đã chảy qua tỉnh Cao Bằng với độ dài 77 km. Sông tiếp tục chảy ra phía Đông qua huyện Trà Lĩnh rồi đến Trùng Khánh tại các xã Trung Phúc, Thông Huề, Đoài Côn, Thân Giáp rồi chảy qua huyện Hạ Lang trước khi ra huyện Quảng Uyên và Phục Hoà để sau cùng hợp với sông Bằng Giang và chảy qua Trung Quốc. Do
sông chảy trong khu vực đá vôi của cao nguyên miền Đông cho nên khi nước chảy đã xảy ra tình trạng đá mòn bị sạt lở mạnh do các đợt mưa lớn. Những nguyên nhân trên đã tạo thành các ruộng đồng nhỏ nằm sát sông suối và mặt của các ruộng đồng hoặc rẫy đều có các tảng đá lớn hoặc đá chìm gây trở ngại khi làm đất hay trồng trọt lương thực.
Sông Quây Sơn có hai nhánh lớn khởi nguồn ở Trung Quốc và có độ dài vào khoảng 76 km. Nhánh thứ nhất chảy ở xã Ngọc Khê, và nhánh thứ hai hay còn gọi là sông Tà Pè thì chảy theo hướng Đông Nam đi từ xã Phong Nậm đến Ngọc Khê rồi hợp với nhánh lớn ở Khả Mong thuộc xã Ngọc Khê vòng qua huyện Hạ Lang rồi đổ sang Trung Quốc. Sống Quây Sơn không rộng lớn nhưng rất cao với nước chảy mạnh và nhiều thác nước hùng vĩ gồm thác Khoang (Thoong Khoang) cao 10m ở xã Ngọc Khê, thác Gót (Thoong Gót) cao trên 20m ở xã Chí Viễn và cuối cùng là thác Bản Giốc ở xã Đàm Thuỷ có độ cao trên 50m. Thác Bản Giốc có hai nhánh: một đầu nguồn nước chảy xiết xuống dưới trong khi đầu kia nguồn nước hạ xuống làm ba nhánh và nối làm một dòng. Do độ dốc cao của những thác nước đã làm cho dòng xoáy từ dưới vực đưa bọt trắng lên đỉnh thác và hơi nước bốc lên tạo ra làn sương mờ ảo như các tấm lụa trắng bay qua vách đá, tạo thành khung cảnh huyền ảo và nên thơ.
Sông Quây Sơn không chỉ là nguồn nước tưới cho các ruộng bậc thang mà còn được biết đến nhiều vì dòng chảy của sông có một thác nước đẹp là thác Bản Giốc - được đánh giá là thác nước đẹp nhất Việt Nam.
Do điều kiện địa hình thấp hơn từ Tây Bắc đến Đông Nam, nên hầu hết những con sông và con suối khởi nguồn ở phía Tây Bắc đổ theo hướng Đông Nam lên những dãy núi cao, nhất là những con sông (Bắc Vọng, Quây Sơn,...) có nhiều thác ghềnh và nước rất đục. Lợi dụng sức nước, người dân đã đắp các
"cọn" nước dẫn nước các sông, suối đến mức cao khoảng 5-10 m lấy nước tưới tiêu cho vài trăm ha lúa nước cùng các cây hoa màu khác và có thể sử dụng giã lúa gạo,...
Cũng với địa hỉnh hiểm trở đó, mà các con sông còn có giá trị thủy điện, Việt Nam đã cho xây dựng đập thủy điện Bản Rạ trên sông Quây Sơn thuộc xã Đàm Thủy. Hay trên sông Bắc Vọng là nhà máy thủy điện Nà Lòa thuộc xã Triệu Ẩu - được coi như sơ sở công nghiệp lớn nhất tỉnh Cao Bằng.
Các con sông lớn ở Quây Sơn và Bắc Vọng cùng hệ thống sông suối và ao, đầm là nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú. Diện tích tự nhiên của huyện là 56,9 ha, bằng 1,87% diện tích tự nhiên. Nơi đây có nhiều giống cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao gồm cá nghệ (có con lên tới chục kilôgam), cá chép, cá trầm xanh, cá chuối, cua,... Đặc biệt là cá trầm (tại vực Lũng Đính; nay là xã Đình Phong) thịt tươi ngon nức tiếng nhất miền. Cá to cỡ 1-2 kilôgam, da trắng và ở mình có một dải vẩy nhỏ màu xanh cửu long. Đây là giống cá đặc hữu của huyện Trùng Khánh.
Hàng năm, nhân dân trong vùng dọc các con sông Bắc Vọng, Quây Sơn và những suối lớn nhỏ đã đánh bắt hàng chục tấn tôm, cá các loại, phục vụ sinh hoạt của nhân dân địa phương.
Huyện Trùng Khánh chủ yếu là cửa khẩu và có hai trục đường lớn là tỉnh lộ lên cửa khẩu Pò Peo khoảng trên 20km và đường Trùng Khánh - Bằng Ca (Hạ Lang) khoảng 38 km và cũng có đường Trùng Khánh - Trà Lĩnh khoảng 26km. Tuy nhiên, trước năm 1930, mạng lưới vận tải của Trùng Khánh còn chưa phát triển với phương tiện đi lại phần lớn là xe đạp hoặc ngựa thồ.
Về khí hậu, với đặc điểm địa lý cùng khí hậu của miền Đông Cao Bằng và Trùng Khánh phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng bởi khí hậu El Nino. Mùa Đông đem tới cảm giác lạnh giá và ẩm ướt trong khi mùa Hè thì khá nóng bức và ấm áp vào đêm. Sự chênh lệch giữa hai mùa khá rõ rệt với mùa lạnh bắt đầu vào khoảng tháng 10 kéo dài sang tháng 5 của năm tiếp theo. Nửa đầu của mùa lạnh là khoảng thời điểm ẩm ướt khi ngày có nhiệt độ cao còn đêm thì khá lạnh với mức chênh khoảng 5-10 độ C. Trong mùa lạnh hay có sương muối khi khí trời u ám và độ ẩm cao với chênh nhiệt độ giữa ban ngày và tối khoảng 4-5 độ C.
Tháng 12 đến tháng giêng mỗi năm là thời kỳ có gió mùa thổi về và khiến cả hai thời điểm này thành các tháng lạnh nhất trong năm với sương mù cùng nhiệt độ có khi ở dưới 0 °C. Sương muối diễn ra khoảng một đến hai ngày hoặc có thể tới bốn - năm ngày.
Mùa đông bắt đầu vào khoảng tháng 4 cho tới tháng 9, lúc đấy có nhiệt độ cao nhất từ giữa tháng 5 đến tháng 6 với trung bình là trên 36 °C. Sau khi qua khỏi thời kỳ trên thì nhiệt độ sẽ hạ nhanh về khoảng từ 20-25 °C. Trong khoảnh khắc chuyển giao giữa mùa lạnh và mùa hè (giữa các tháng Tư - Năm) thì khí hậu của Trùng Khánh cũng không thuận lợi khi xảy ra tình trạng gió lớn mang theo tia sét hay thậm chí mưa đá. Sử cũ có ghi chép lại “Mùa xuân còn rét, mùa hè mưa nhiều, mùa thu rất nóng, mùa đông rất lạnh. 5 huyện đều có lam hướng mà Quảng Uyên lại nặng hơn. Ruộng đất khô rắn, chỉ cấy được vụ mùa, không có vụ chiêm. Tháng 4 cấy, tháng 8, tháng 9 thu hoạch, nếu cấy hơi muộn đến cuối mùa thu khí hậu giá lạnh, lúa không trổ bông được mà bị chết khô. Người bản thổ theo tục, thường xem lá cây hoặc mưa sấm để nghiệm được mùa hay mất mùa. (Tục cho rằng, trên núi đất, lá cây đỏ, thì không nên cấy lúa. Trên núi đá, lá cây đỏ là triệu chứng được mùa. Lại nói mồng 3 tháng 3 có mưa, thì mất mùa bông đậu, mồng 6 tháng 6 có mưa, thì mất mùa lúa. Lại nói tháng 10 mưa lũ, thì năm sau không có gạo ăn)” [47; tr.471].
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500mm-1900mm. Có những năm mưa nhiều, thường gây lũ lụt cục bộ; ở các vùng thượng nguồn, đất ruộng và rẫy dễ bị rửa trôi bạc màu, gây hư hại cho cây cối, mùa màng, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản:
Dọc theo sông Quây Sơn là các cánh đồng trải dài và phì nhiêu, gồm các cánh đồng xã Ngọc Khê, những gần 10 km, sâu 2 km và đặc biệt là cánh đồng xã Đình Phong được phù sa của sông Quây Sơn bồi lắng nên vô cùng phì nhiêu.
Bên cạnh đó cũng có những cánh đồng Chí Viễn và Đàm Thuỷ. Dọc theo sông
Bắc Vọng là các cánh đồng xã Trung Phúc, Thông Huề, Thân Giáp v.v... Ngoài ra, cũng có những cánh đồng ngô nhờ có nguồn nước tưới tiêu dồi dào là những con sông suối có dòng chảy tốt, gồm: Lăng Hiếu, Lăng Yên, Phong Châu, Bồng Sơn, Cao Thăng, Đức Hồng và Đoài Côn. Những cánh đồng nói trên là nơi sản xuất lúa gạo chính cho người dân huyện Trùng Khánh.
Dưới lòng đất có vô số các quặng, trung bình mỗi 14,5 km2 có một loại quặng, trong đó có nhiều chất khoáng sản quý hiếm có giá trị chiến lược trong nông nghiệp và quân sự như măng gan, bô xít, titan,... Nguyên liệu phân bón và vật liệu làm gốm, sành và sứ cùng có mặt tại Trùng Khánh, Quảng Uyên và Phục Hoà.
1.2. Khái quát lịch sử hành chính miền Đông Cao Bằng trước năm 1945 Thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất Cao Bằng thuộc Tượng Quận, sau đó là quận Giao Chỉ. Đến khi Đại Cồ Việt độc lập, vào nửa thế kỷ XI, vùng đất Cao Bằng lần lượt mang những tên khác nhau: nước Trường Sinh (Trường Sinh quốc), rồi nước Đại Lịch (Đại Lịch quốc), nước Nam Thiên (Nam Thiên quốc), nước Đại Nam (Đại Nam quốc), với những người đứng đầu là Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao.
Thời thuộc Minh, địa bàn tỉnh Cao Bằng ngày nay “Là đất các huyện Long Thạch, Thái Nguyên, thuộc phủ Thái Nguyên và các châu Thượng Tư, Hạ Tư, Quảng Nguyên, phủ Lạng Sơn” [47; tr.465].
Danh xưng Cao Bằng (Cao Bình) lần đầu tiên được ghi trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi: “Bồ và Hòa An ở về Cao Bằng. Bồ là tên sông, Hòa An là tên sông. Cao Bằng xưa là ngoại địa của bộ Vũ Định; Đông Bắc tiếp giáp lưỡng Quảng; Tây Nam tiếp giáp Thái Nguyên, Lạng Sơn. Có 1 lộ phủ, 4 châu, 273 làng xã. Đấy là nơi phên dậu thứ tư về phương bắc vậy” [73].
Đời vua Lê Thánh Tông (Quang Thuận 1460 - 1469, Hồng Đức 1470 - 1497), năm Hồng Đức thứ 3 (1472) đặt các thừa tuyên, phủ, huyện, châu. Phủ Cao Bằng có 4 châu, trực thuộc Thừa tuyên Ninh Sóc. Thừa tuyên Ninh Sóc đã
đổi thành Thừa tuyên Thái Nguyên vào năm Hồng Đức thứ 4 (1473), phủ Bắc Bình thuộc Thừa tuyên Thái Nguyên đã đổi thành phủ Cao Bình (Cao Bằng). Theo bản đồ Hồng Đức (1490) thì phủ Cao Bằng có 4 châu, 172 xã, 4 thôn, 22 trang.
Đến đời vua Lê Hiến Tông (1497 - 1504), nhận thấy vị trí đặc biệt quan trọng của miền đất Cao Bằng, năm Cảnh Thống thứ hai (1499), nhà vua đã tách phủ Cao Bằng ra khỏi Thừa tuyên Thái Nguyên để thành lập trấn Cao Bằng, trong Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu ghi rõ: “Năm Cảnh Thống thứ hai mới đặt riêng làm trấn Cao Bằng... đến năm Vĩnh Trị thứ hai (1677) nhà Mạc mất, nhà Lê lại đặt lại trấn Cao Bằng” [55]. Dưới triều đại Tây Sơn vào năm 1789, sau khi đánh bại 29 vạn giặc Minh, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đã sắp xếp lại bộ máy chính quyền và đổi tên gọi. Để tránh tên huý của vua Tây Sơn là Nguyễn Quang Bình nên những địa danh có chữ là Bình buộc phải thay đổi tên và sau đó trấn Cao Bình chuyển thành Cao Bằng.
Vào đầu thời Tây Sơn lấy nguyên tên cũ là Cao Bình, tuy nhiên vì thói kiêng mà sử cùng nhân dân cho đến ngày nay đều gọi là Cao Bằng.
Thời nhà Nguyễn, theo sách Tên làng xã Việt Nam đến đầu thế kỷ XIX:
“Thời Gia Long (1802 - 1820), trấn Cao Bằng gồm 4 châu (Thạch Lâm, Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang), 27 tổng, 233 xã, thôn, phường, phố, trại, động” [59].
Năm 1831, vua Minh Mệnh tiến hành cải cách hành chính, đổi trấn làm tỉnh.
“Chia địa hạt các tỉnh... Cao Bằng thống trị một phủ là Trùng Khánh; 4 châu là Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang và Thạch Lâm”. Đến tháng 3/1834, nhà Nguyễn đổi các châu Thạch Lâm, Thượng Lang, Quảng Uyên thuộc Cao Bằng làm huyện. tháng 5 năm 1834 lại đổi tiếp châu Hạ Lang thành huyện.
Tháng 6 nhuận năm 1835, triều đình nhà Nguyễn cho rằng Cao Bằng chỉ có một phủ và 5 huyện, đất đai khá rộng, nên quyết định đặt thêm phủ để chia sẻ bớt công việc. Vì vậy, năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) lập thêm phủ Hòa An;