Giao lưu qua biên giới Việt -Trung

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở miền đông cao bằng trước năm 1945 (Trang 71 - 74)

Chương 2: MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔNỞ MIỀN ĐÔNG CAO BẰNG TRƯỚC NĂM 1945

2.4. Hoạt động mua bán ở chợ

2.4.4. Giao lưu qua biên giới Việt -Trung

Thuận lợi cho hoạt động buôn này là đường biên giới dài giữa miền Đông Cao Bằng với Trung Quốc. Đường đi lối lại cũng được mở trên bộ khá nhiều, trong Đồng Khánh dư địa chí có chép:

“Lại 1 đường nhỏ từ trạm Cao Phúc, đi về phía Đông Nam, qua phố Thơm Ban. Đến trại Nà Lạn, đến giáp biên giới châu hạ Đống nước Thanh (Trung Quốc), dài 45 dặm, 12 trượng.

Lại 1 đường từ phố Tứ Chiếng, đi về phía Tây Bắc, qua xã Quảng Trù đến xã Nà Xác giáp ải Bình Mạnh, phủ Tiểu Trấn An nước Thanh (Trung Quốc), dài 50 dặm, 25 trượng.

Một đường nhỏ từ huyện lị đi về phía Nam, qua Ỷ Cống, Đoài Côn huyện Thượng Lạng, Dương Ánh, Lệnh Cấm, Phúc Bình huyện Hạ Lạng, đến xã Quang Bí, giáp với châu Thượng Long nước Thanh, dài 30 dặm.

Một đường nhỏ từ huyện lị về phía Đông, qua các xã Bàn Đà, Ổ Hạng huyện Thượng Lạng, Trạo Nhi huyện Hạ Lạng, đến Lũng Đa giáp biên giới Hạ Lội nước Thanh, dài 60 dặm.

Một đường nhỏ từ huyện lị về phía Bắc qua các xã Lãng Yên, Bình Sa huyện Thượng Lạng, Ngưỡng Đồng Huyện Quảng Uyên, đến xã Quả Thoát, giáp châu Quy Thuận nước Thanh, dài 37 dặm.

Một đường nhỏ từ huyện lị (Quảng Uyên), đi về phía Nam qua các xã lạc Giao, Cách Linh, đến xã Phất Mê, giáo cửa Thủy Khẩu thuộc Long Châu, nước Thanh dài 54 dặm.

Một đường nhỏ từ huyện lị (Hạ Lạng) đi về phía đông, qua các xã Phúc Bình, Nhượng Mỹ, điều Lạng, Hội Khê đến xã An Hóa giáp với biên giới châu An Bình nước Thanh, dài 42 dặm” [48; tr.671].

Do đó các điểm buôn bán giữa hai khu vực cũng vì vậy mà hình thành.

“Năm Minh Mệnh thứ 15 thêm đồn Long Khê; năm thứ mười bảy đổ đồn làm bảo, chỉ để 9 bảo là Nà Thông, Trung Thảng, Cổ Lân, Bác Khê, Gia Bằng, Trà Lĩnh, Phù Tang, Na Lạn và Phần Hà” [47; tr.421]. Bên cạnh đó hoạt động buôn bán lại được tạo điều kiện bởi con sông Bằng Giang chảy qua biên giới hai nước “Cao Bằng có nhiều trâu, bò, ngựa, các thứ gỗ và quặng mỏ đem bán các nơi. Tỉnh ấy nhờ con sông Bằng Giang sang buôn bán với tỉnh Long Châu phát đạt lắm” [34; tr.148].

Một số chợ biên giới đã được mở để phục vụ nhu cầu trao đổi bôn bán hàng hóa hai bên:

“Buôn trầu chợ Nhát Buôn bát Lùng Chu

Buôn Lợn Pác Nặm” [24; tr.42].

Chợ Pò Peo là một địa điểm trao đổi hàng hóa tiêu biểu, không chỉ là nơi giao lưu hàng hóa của trong khu vực mà còn nơi giao lưu hàng hóa với Trung Quốc… Nhờ có sự trao đổi hàng hoá nội vùng mà cuộc sống của người dân ngày một được nâng cao cả thể chất lẫn tâm hồn. Đây là giai đoạn khởi đầu đầy ý nghĩa cho sự thịnh vượng tại khu vực này. Chợ Pò Peo bây giờ được mở rộng về qui mô và khá đa dạng về hàng hoá nhưng vẫn giữ gìn những nét đặc trưng của Chợ Pò Peo ngày xưa.

Mặt hàng buôn bán chủ yếu là nông sản, cây thuốc, sản vật từ rừng mà người dân khai thác được mang bán cho nhau.

Tiểu kết chương 2

Chợ xuất hiện từ rất sớm tại miền Đông Trung Quốc. Ở đâu có người dân thì nơi ấy có chợ. Mặc dù, đa số đây là các chợ tạm nhỏ dựng nên bởi các căn lều đơn sơ trên các khu đất hoang hay dưới cây đa lớn hoặc trong sân nhà đình,

nhưng đã phần nào thoả mãn được đời sống của nhân dân, kể cả việc cung ứng các mặt hàng cần thiết cho sinh hoạt đời sống hàng ngày. Chợ thật sự đã trở thành nơi buôn bán và trao đổi của cư dân trong khu vực, giúp mua bán và trao đổi sản phẩm của mỗi hộ dân cũng như với chính quyền sở tại. Tại những buổi chợ, người dân đem những mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản và công nghiệp mà người dân đã sản xuất ra hoặc đánh bắt ngoài thiên nhiên ra bán và trao đổi, hoặc mua trả góp các mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày và sản xuất.

Hoạt động trong những khu chợ và phiên chợ đã phần nào giúp cho người dân ở địa phương học tập kinh nghiệm lẫn nhau về buôn bán, sản xuất và trao đổi những kiến thức hữu ích về giá những mặt hàng trên thị trường.

Tham gia mua bán, trao đổi trong các chợ tại miền Đông Cao Bằng ngày xưa phần lớn là của các hộ gia đình và tiểu thương của các dân tộc thiểu số Mông, Dao, Mường, Nùng, Thái, Tày và Nùng, trong đó thành phần chủ yếu là các chị em nông dân thuộc nhiều độ tuổi. Ngoài ra, cũng có một số người dân ở khu vực trên cũng đến chợ nhưng chủ yếu là tìm mua các sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày của mình hay những người buôn bán từ các nơi khác về mua bán, trao đổi tài sản.

Tuy nhiên, trước năm 1945, số lượng hàng trao đổi ở các chợ miền Đông Cao Bằng rất hạn chế, khả năng tiêu dùng của người dân thấp và phân bố chợ không đồng đều ở từng quận, huyện. Điều trên đã phần nào thể hiện những khác biệt trong điều kiện cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số vùng đồng bằng ven biển với bà con đồng bào dân tộc trên miền núi cao. Đồng thời, chợ ở địa phương chủ yếu được mua bán vào buổi sớm hay buổi chiều nếu như chợ theo mô hình chợ buổi, tức là sáng nào cũng nhóm họp hoặc theo mô hình chợ phiên thì mỗi buổi diễn ra chỉ vài ba tiếng, điều trên đã phần nào thể hiện cuộc sống gặp rất nhiều vất vả của nhân dân địa phương.

Chương 3

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở miền đông cao bằng trước năm 1945 (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)