Việc học là công việc cả đời dù bạn ở vị trí nào, nhưng không ai có thể tự mình tìm tòi, học hỏi mà không cần tham khảo bất cứ tài liệu nào. Bởi vây, hôm nay mình xin giới thiệu cho các bạn 1 tài liệu vô cùng quý giá và bổ ích. Mong là sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong quá hình học tập cũng như làm việc. Chúc các bạn thành công
Trang 1DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CNH-HĐH Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá
CN-TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
NN-ND-NT Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
VH - TT - DL Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Trang 2DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất huyện Đông Triều năm 2011
477
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động 48
Bảng 3.3: GTSX huyện Đông Triều thời kỳ 2010 - 2013 49
Bảng 3.4: Công tác tuyên truyền, tập huấn đào tạo năm 2011 64
Bảng 3.5: Kết quả xây dựng mô hình phát triển sản xuất tập huấn KHKT cho người dân năm 2011 66
Bảng 3.6: Kết quả xây dựng hạ tầng nông thôn huyện Đông Triều 67
Bảng 3.7: Đầu tư xây dựng nông thôn mới phân theo nguồn vốn và nội dung thực hiện giai đoạn 2011-2013 68
Bảng 3.8: Tình hình thực hiện tiêu chí quy hoạch năm 2011 70
Bảng 3.9: Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông năm 2013 71
Bảng 3.10: Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi năm 2013 72
Bảng 3.11: Thực hiện tiêu chí về hạ tầng điện lưới nông thôn năm 2013 .73
Bảng 3.12: Tình hình thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa năm 2013 .74
Bảng 3.13: Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục năm 2013 77
Bảng 3.14: Tổng hợp đánh giá số xã đạt tiêu chí NTM theo từng tiêu chí năm 2013 80
Bảng 3.15: Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí theo nhóm năm 2013 .81
Bảng 3.16: Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí trên toàn huyện năm 2013 83
Bảng 3.17: Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá mức độ phát triển kinh tế sau 3 năm xây dựng nông thôn mới 85
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khátoàn diện và to lớn trong những năm đổi mới Đối với Quảng Ninh, nông thônchiếm gần 47% dân số trong toàn tỉnh, trong đó có 43% lao động trong tỉnhđang sinh sống và làm việc Trong những năm qua, tỉnh luôn giành sự quantâm đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân Đã tập trung nguồn lực đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu vùng nông thôn, nhất là hệthống giao thông, điện, trường học, trạm y tế xã, công trình thuỷ lợi, nướcsinh hoạt, thiết chế văn hoá cơ sở, hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộnghèo, kiên cố hoá trường học, chính sách tín dụng, hỗ trợ vay vốn sản xuấtcho nông dân nghèo vùng khó khăn; chương trình trợ giá, trợ cước cho nôngdân miền núi, đồng bào thiểu số, vùng khó khăn,
Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ giúp nông dân ổn định
và phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, diện mạo nôngthôn và đời sống nông dân từng bước được cải thiện, phát triển Kinh tế nôngthôn phát triển theo hướng tăng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề đãgóp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn Các hình thức tổchức sản xuất ở nông thôn tiếp tục được đổi mới, phát triển đa dạng, đã huyđộng và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực ở nông thôn; cư dân ở nôngthôn có thêm việc làm, thu nhập được nâng cao góp phần xoá đói giảm nghèo
Hệ thống chính trị ở nông thôn luôn có nhiều chuyển biến, tiến bộ; dân chủ cơ
sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng,lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng Nông nghiệp phát triển còn kém bềnvững, thiếu quy hoạch, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnhtranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; kết cấu hạtầng kinh tế- xã hội còn yếu kém, thiếu đồng bộ; môi trường ngày càng ô
Trang 5nhiễm Đô thị hoá nông thôn còn tự phát, cảnh quan bị phá vỡ; nhiều nét vănhoá truyền thống của làng, xã bị pha tạp, phôi pha bản sắc văn hoá dân tộc;Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơcấu lao động ở nông thôn còn chậm, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp
có quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp
Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn nhất là ở các vùngsâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn ở mức thấp; chênh lệch giàu nghèo giữathành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng lớn, phát sinh nhiều vấn đề
xã hội bức xúc về việc làm, thu nhập…
Những hạn chế, yếu kém trên có những nguyên nhân khách quan vàchủ quan Về khách quan, nhu cầu đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nôngthôn lớn song khả năng đáp ứng của các nguồn lực còn thấp Cơ chế chínhsách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa đồng bộ, chưa có bộ tiêu chíchuẩn để thực hiện Khu vực nông thôn Quảng Ninh nhất là miền núi có địahình phức tạp và chịu nhiều tác động của thiên tai Về chủ quan, quan điểmđầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa thống nhất; nhận thức về vị trí, vaitrò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; cơ chế,chính sách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một
số chủ trương, chính sách, thiếu tính khả thi nhưng chậm được điều chỉnh, bổsung kịp thời; đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vàonông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển;
tổ chức chỉ đạo thực hiện và công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, yếukém; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của hệ thống chính trị,nhất là ở cơ sở nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ khu vựcnông thôn còn hạn chế, chưa phát huy vai trò chủ thể của cư dân nông thôntrong xây dựng nông thôn mới; vai trò của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong việc triển khai các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ởnhiều nơi còn hạn chế
Trang 6Trước thực tiễn đó, Trung ương Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm vềxây dựng nông thôn với mục tiêu, nội dung và các tiêu chí mới Chương trìnhmục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn từ năm 2010 - 2020
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cụ thể hóa Nghị quyết số 26-NQ/
TW về xác định nhiệm vụ xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia về xâydựng nông thôn mới Đây là chương trình với mục tiêu xây dựng nông thônmới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế vàcác hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanhcông nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xãhội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trườngsinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinhthần của người dân ngày càng được nâng cao Cụ thể hóa Chương trình trênđược thể hiện bằng Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới Sự vận dụng Bộtiêu chí này cho từng vùng, miền, địa phương có sự khác nhau để phù hợp vớiđiều kiện cụ thể, trên cơ sở xây dựng mô hình mẫu cấp xã để từ đó rút kinhnghiệm, học tập và nhân rộng Để Chương trình xây dựng nông thôn mới đạtmục tiêu, việc tìm ra cách vận dụng tốt nhất các tiêu chí trong thực hiện như
sự chủ động của các địa phương, tiến độ thực hiện, sự phối hợp với cácngành, các cấp, sự xác định chủ thể thực sự của người dân, đồng thời việc bổsung, thay thế một số nội dung tiêu chí chưa phù hợp, là hết sức cần thiết đốivới thực tiễn tỉnh Quảng Ninh nói chung, huyện Đông Triều nói riêng Do đó,
tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện ĐôngTriều, tỉnh Quảng Ninh Nêu ra những thành công đã đạt được, đồng thời xácđịnh những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình xây dựng nông thôn mới
Trang 7tại huyện Đông Triều, từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình nôngthôn mới đến năm 2020
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đề tài thực hiện hệ thống hoá cơ sở lý luận về nông nghiệp, nông thôn
và nông thôn mới
- Đánh giá thực trạng việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyệnĐông Triều Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được, tìm ra tồn tại, hạn chếcùng các nguyên nhân trong quá trình thực hiện
- Đề xuất được các giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới trên địabàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, đề tài đi sâu phân tíchthực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Đồng Triều, tỉnh Quảng Ninh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Đông Triều.+ Nội dung: Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới theo 5 nhómchỉ tiêu với 19 tiêu chí
+ Về thời gian: Nghiên cứu việc xây dựng nông thôn mới từ năm 2010đến nay
4 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của Luận văn
- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản và thực tiễn về nông thôn
- Đánh giá đánh giá kết quả, tìm ra tồn tại, hạn chế cùng các nguyênnhân trong quá trình thực hiện vận dụng các tiêu chí xây dựng nông thôn mớitại huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh Đề xuất các giải pháp xây dựng vàphát triển mô hình nông thôn mới trong điều kiện kinh tế xã hội huyện ĐôngTriều - tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
Trang 8- Luận văn sẽ là luận cứ khoa học đối với lãnh đạo huyện Đông Triềunhằm xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới; là tài liệu tham khảo chosinh viên và học viên cao học ngành kinh tế, quản lý và phát triển nông thôn.
5 Bố cục của luận văn
Nội dung của luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nông thôn mới.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh
Chương 4: Giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới trên địa bàn
huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
Trang 9Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN
VỀ NÔNG THÔN MỚI 1.1 Một số lý luận cơ bản về nông thôn
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng nông thôn
1.1.1.1 Khái niệm nông thôn
Nông thôn là nơi ở, nơi cư trú của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó chủyếu là nông dân Nông thôn là nơi nền sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp.Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chínhsách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông thôn là phầnlãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, đượcquản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã
Nông thôn nước ta là khái niệm để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ ở
đó người dân sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp Hiện nay, dân sốsống ở nông thôn chiếm khoảng 70% tổng dân số nước ta
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó chủ yếu làlao động nông nghiệp, hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện tựnhiên Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước(nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của ngườidân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu, cung cấp hàng hóacho xuất khẩu, cung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trườngrộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ)
Trên góc độ tự nhiên, nông thôn là vùng đất rộng lớn bao quanh các đôthị như thành phố, thị xã, thị trấn, có sự khác nhau về địa hình, khí hậu, thủyvăn… Trên góc độ kinh tế, nông thôn chủ yếu là sản xuất nông, lâm, thủy sản
Về đường xá, hệ thống nước sạch, điện thường hạn chế, thấp kém hơn đô thị
Về xã hội, trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật, giáo dục, đời sống vật chất,tinh thần của cư dân nông thôn nhìn chung thấp hơn đô thị Di sản văn hóa,phong tục tập quán trong nông thôn đa dạng, phong phú hơn đô thị
Trang 10Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theothời gian để phản ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thếgiới Trong điều kiện Việt Nam hiện nay ta có thể hiểu: Nông thôn là vùngsinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp dân cưnày tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trongmột thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của tổ chức khác.
1.1.1.2 Đặc trưng của nông thôn
Một số đặc trưng cơ bản của nông thôn như sau:
Một, là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư bao gồmchủ yếu là nông dân, là vùng chủ yếu là nông nghiệp Ngoài ra còn có cáchoạt động sản xuất và phi sản xuất khác phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp,nông dân
Hai, so với thành thị thì nông thôn là vùng có kết cấu hạ tầng kém pháttriển hơn, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn, chịu sứchút của thành thị về nhiều mặt Dân cư nông thôn thường đổ xô về thành thịtìm kiếm việc làm và cơ hội sống tốt hơn
Ba, thu nhập và mức sống ở nông thôn nói chung thấp hơn đô thị
Bốn, nông thôn giàu tiềm năng về đất đai, nguồn nước, khí hậu…đadạng về quy mô và trình độ phát triển, còn chịu ảnh hưởng nhiều điều kiện tựnhiên Với tính đa dạng đó nên nông thôn chịu ảnh hưởng không nhỏ của cácyếu tố này đến khả năng phát triển và khai thác các nguồn lực cơ bản để đápứng yêu cầu phát triển bền vững
Như vậy, có thể thấy chủ thể chính trong nông thôn là nông dân, nôngdân là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, sản xuất chủyếu là nông nghiệp, nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn
1.1.1.2 Đặc điểm và vai trò của nông thôn
- Đặc điểm nông thôn nước ta:
Lịch sử về nông thôn có từ rất xa xưa Đối với nước ta, trong nông thôn
có đặc điểm về tổ chức: Bước đầu tiên là theo huyết thống, bước tiếp là theo
Trang 11tổ chức nông thôn hình thành làng, xóm theo địa bàn cư trú Đó là một tổchức quan trọng nhất của nông thôn nước ta, được tổ chức do nhu cầu giúp đỡ
và hỗ trợ nhau trong sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, cùng nhau đốiphó với môi trường thiên tai, bão lũ, lụt và cả chống trộm, cướp
Kiểu tổ chức làng, xã đã có từ rất lâu, nó trải qua nhiều thời kỳ từphong kiến đến pháp thuộc tiếp tục cho đến ngày nay Cho đến những nămđổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam thì nông thôn nước ta mới có điều kiệnphát triển bằng nội lực vốn có với bước tiến rõ rệt, đời sống được cải thiện, hộnghèo giảm, hộ khá và giàu tăng lên, biết chữ đạt 85%, đô thị hóa tăng lên,nhà ở kiên cố chiếm gần 70%
Tuy nhiên, nhìn chung nông thôn nước ta vẫn thuộc loại lạc hậu trênthế giới về: Trình độ phát triển kinh tế còn thấp, mang nặng tính thuần nông;
Tỷ lệ lao động, vốn đầu tư, cơ cấu sản phẩm hàng hóa, thì lĩnh vực nôngnghiệp vẫn chiếm chủ yếu; Cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông còn nhiều khókhăn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng núi, vùng xa, gây trở ngại cho tổ chức sảnxuất và lưu thông hàng hóa; Hệ số sử dụng đất, năng suất lao động thấp vàmất cân đối giữa các vùng, miền núi và đồng bằng; Mạng lưới diện đã cónhiều tiến bộ nhưng mới đáp ứng phần lớn cho sinh hoạt và thủy lợi, chưa đủcho nhu cầu phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; Cơ sở chế biến
và bảo quản nông sản vừa thiếu vừa yếu, làm cho quá trình chuyên môn hóa,tập trung hóa sản xuất bị hạn chế
Các vấn đề xã hội lại đặt ra như tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thônkhá cao tạo ra sức ép nhiều mặt về ruộng đất, nhà ở, việc làm Hiện cònkhoảng 1/3 dân số nông thôn thiếu việc làm khi nông nhàn gây áp lực lênthành phố do tình trạng di dân ngày càng đông đi ra thành phố tìm việc làm
Bộ máy quản lý hành chính và trình độ quản lý cán bộ nông thôn còn thấp
Các vấn đề kinh tế: Phát triển các loại hình kinh tế và kinh doanh nôngnghiệp để tạo ra sản xuất hàng hóa lớn; Vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Trang 12kinh tế và xã hội cho nông thôn; Vấn đề nâng cao mức sống của dân cư nôngthôn và nhiều vấn đề khác cần có giải pháp, trong đó giải pháp tìm ra nguồnlực và động lực nào để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn lâu dài,bền vững.
- Vai trò của nông thôn:
Nước ta là một nước nông nghiệp nên nông thôn có vai trò đặc biệtquan trọng Dân số ở nông thôn chiếm gần 70% lao động xã hội Đã từ lâu,nông thôn luôn là nguồn cung cấp lao động dồi dào, là thị trường tiêu thụ rộnglớn có ý nghĩa thúc đây nền kinh tế nước ta phát triển
Sự phát triển ổn định và cùng sinh sống của 54 dân tộc khác nhau trongnông thôn có ý nghĩa to lớn, có vai trò quan trọng trong gìn giữ đất nước, ổnđịnh chính trị, an sinh xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa của cả nước
Với vai trò cung cấp tuyệt đại đa số tài nguyên đất đai, động thực vật,rừng, biển…từ khu vực nông thôn Bởi vậy việc khai thác và sử dụng tàinguyên khu vực này có ảnh hưởng quyết định đến bảo vệ môi trường sinhthái, sử dụng có hiệu quả tiềm năng, bảo đảm sự phát triển lâu dài, bền vữngcủa đất nước
1.1.2 Khái niệm phát triển nông thôn
1.1.2.1 Khái niệm
Phát triển nông thôn hàm bao quát tất cả các phạm vi, các khía cạnhchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trật tự, an ninh ninh…nhằm đáp ứng mọinhu cầu trong cuộc sống cộng đồng và từng cá nhân
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức theo nhiềuquan điểm khác nhau Thuật ngữ phát triển nông thôn được đề cập đến từ lâu
và có sự thay đổi về nhận thức qua các thời kỳ khác nhau ở Việt Nam Tuynhiên, nhìn dưới góc độ lý luận quản lý, chúng ta vẫn chưa có sự tổng hợp lýluận hệ thống về thuật ngữ này Nhiều tổ chức phát triển quốc tế đã nghiên cứu
và vận dụng thuật ngữ này ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam
Trang 13Theo Ngân hàng Thế giới (1975) đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”.
Có quan điểm khác hiểu là, phát triển nông thôn là hoạt động nhằmnâng cao vị thế về kinh tế và xã hội cho nông dân thông qua việc sử dụng cóhiệu quả cao các nguồn lực của địa phương bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực
Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều chiều cạnh khác nhau Pháttriển nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông thôn,nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụngkhoa học và công nghệ Đồng thời, đây là quá trình thu hút mọi người dântham gia vào các chương trình phát triển, nhằm mục tiêu cải thiện chất lượngcuộc sống của các cư dân nông thôn
Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện, đảm bảo tính bềnvững về môi trường Vì vậy trong điều kiện của Việt Nam, được tổng kết từcác chiến lược kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này được hiểu:
Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bềnvững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượngcuộc sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước vàcác tổ chức khác
1.1.2.2 Các bộ phận cơ bản cấu thành trong nông thôn
Bao gồm: Chủ thể trong nông thôn; Các hoạt động kinh tế; Các tổchức; Cơ sở hạ tầng; Khoa học và công nghệ áp dụng; Y tế, sức khỏe cộngđồng; Văn hóa - giáo dục; Môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Các chínhsách kinh tế và xã hội Các hợp phần tạo nên sự thống nhất và tác động qua lạilẫn nhau hình thành một chỉnh thể nông thôn
Trang 14- Xét về chủ thể trong nông thôn: Người dân được xác định là chủ thể
trong nông thôn, người nông dân với sản xuất nông nghiệp là thành phần chính
Ở đây có sự đa dạng về thành phần và sắc tộc, tôn giáo Đặc trưng cơ bản chủthể trong nông thôn có dân số với lực lượng lao động nông nghiệp chiếm một
tỷ lệ lớn và được coi là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò nông thôn Việt Nam
Theo cách nhìn nhận về mối quan hệ có sự gắn kết, ảnh hưởng giữa cácchủ thể trong nông thôn, có nhiều hình thức, cấp độ, vai trò và sự tác động lẫnnhau các bộ phận đó: Cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng Cá nhân haythành viên của chủ thể nông thôn với những nhu cầu, nguyện vọng, năng lực vàứng xử khác nhau, tùy thuộc vào đặc tính riêng từng người Các bộ phận đóhợp lại tạo nên sự thống nhất, có sự tác động qua lại lẫn nhau hình thành mộtchỉnh thể nông thôn, nông dân chiếm một tỷ lệ lớn và đóng vai trò chủ đạo
- Xét về các hoạt động kinh tế trong nông thôn: Bao gồm các hoạt động
sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các hoạtđộng thương mại, dịch vụ Trong đó hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủyếu, người nông dân làm chủ thể chính thực hiện sản xuất
- Xét về tổ chức trong nông thôn: Bao gồm nhiều loại hình cả chính
thống và phi chính thống gồm: Các tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền ở địaphương, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể xã hội và quần chúng khác nhau(Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ…)
- Về cơ sở hạ tầng nông thôn: Bao gồm hệ thống đường giao thông, hệ
thống điện, hệ thống thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống trườnghọc,… Những cơ sở này phục vụ đắc lực đời sống sinh hoạt và sản xuất kinhdoanh của các cư dân nông thôn
- Về khoa học, công nghệ, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng: Là bộ phận
quan trọng, bao gồm kiến thức bản địa và kinh nghiệm truyền thống củangười dân nông thôn, về tất cả các lĩnh vực khoa học, công nghệ, tiến bộ kỹthuật được áp dụng tác động sản xuất, đời sống của cộng đồng dân cư
Trang 15- Về y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Gồm hệ thống y tế, các hoạtđộng chăm sóc sức khỏe duy trì thường xuyên nhằm đảm bảo sức khỏe chomọi thành viên trong cộng đồng.
- Về văn hóa, giáo dục: Trên góc độ văn hóa trong nông thôn là mối
quan hệ tổng hòa giữa cách ứng xử giữa người với người trong công đồng dân
cư nông thôn Hệ thống giáo dục là bộ phận quan trọng nhất để cộng đồngdân cư nông thôn phát triển với nhiều cấp độ và hình thức khác nhau
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Vùng nông thôn gắn liền vớicác điều kiện môi trường tài nguyên thiên nhiên, đó là điều kiện quan trọng, là
cơ sở cho việc phát kinh tế của từng vùng
- Hệ thống chính sách kinh tế - xã hội: Những chính sách này nhằmphát huy lợi thế tương đối và lợi thế so sánh, tạo điều kiện phát triển, tăngtrưởng, bình đẳng, đồng đều giữa các thành viên trong vùng, miền nông thônkhác nhau
1.1.3 Những vấn đề chủ yếu về nông thôn mới
1.1.3.1 Bối cảnh ra đời và một số quan điểm về nông thôn mới
Ngay sau khi nước ta thành lập năm 1945, mặc dù vẫn tập trung chỉ đạocho công cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứngđầu là Chủ tịch Hồ Chí minh đã quan tâm tới xây dựng và phát triển nông thôn,Người nêu rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của nông thôn: “Nông thôn giàu
có sẽ mua nhiều hàng hoá của công nghiệp sản xuất ra, đồng thời sẽ cung cấpđầy đủ lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp và thành thị Như thế là nôngthôn giàu có giúp cho công nghiệp phát triển, công nghiệp phát triển lại thúcđẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn” Hồ Chủ Tịch coi phát triển nôngnghiệp là nhân tố đầu tiên, là cội nguồn của mọi vấn đề kinh tế xã hội
Bác Hồ luôn coi nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng, xây dựngkhối liên minh công nông do Đảng lãnh đạo để đoàn kết dân tộc, là cơ sở, làchỗ dựa quan trọng chiến tranh bảo vệ, giải phóng và xây dựng đất nước
Trang 16Thực tiễn trong bảo vệ, xây dựng đất nước, trong phát triển kinh tế ởnước ta đến nay cho thấy, cùng với chính sách đổi mới, mở cửa đã minhchứng điều nhận định trên Nền nông nghiệp nước ta không những đảm bảolương thực đủ ăn cho 90 triệu người dân nước ta mà còn xuất khẩu một lượnglớn hàng nông sản Qua nhiều kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, vấn đềnông nghiệp, nông dân, nông thôn được quan tâm đặc biệt Xuất phát từ thựctiễn và yêu cầu phát triển của đất nước, nhận thức của Đảng và Nhà nướcngày càng được nâng cao, càng được quan tâm tới phát triển nông nghiệp,nông dân, nông thôn trong tổng thể phát triển chung của đất nước Hiện naylực lượng nông dân vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong dân số, là lực lượng quan trọngcủa cách mạng, mà chính nông nghiệp, nông dân nước ta luôn khẳng định vaitrò đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta.Nông nghiệp mở đường trong quá trình đổi mới, tạo nền tảng, động lực tăngtrưởng kinh tế và là nhân tố quan trọng bảo đảm sự ổn định kinh tế, chính trị,
xã hội Cho đến nay sản phẩm nông nghiệp vẫn là những sản phẩm chủ yếu
để đi vào sự hội nhập kinh tế quốc tế và sự hội nhập toàn cầu của nước ta
Đến Hội nghị Trung ương 7 khóa X của Đảng đã thông qua Nghị quyết
số 26-NQ/TW khẳng định rõ nét về nông nghiệp - nông dân - nông thôn ND-NT) với các nội dung cơ bản:
(NNVị trí chiến lược của NNNDNT trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Vấn đề NN ND NT phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trìnhđẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa Công nghiệp hóa - hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu của quá trình công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước Trong mối quan hệ NN-ND-NT, nông dân là chủ thểcủa quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sởcông nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triểntoàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt
Trang 17- Phát triển nông nghiệp - nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, phù hợp với điều kiện từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đại, rừng,biển; khai thác tốt điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho pháttriển lực lượng sản xuất trong nông nghiêp - nông thôn; phát huy cao nội lực;đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh cácthành tựu khoa học công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp - nông thôn, pháttriển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân
- Giải quyết vấn đề NN-ND-NT là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
và toàn xã hội; trước hết phải khơi dậy tinh thần yếu nước, tự chủ, tự lực, tựcường vươn lên của nông dân Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận,dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo độnglực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sốngnông dân
1.1.3.2 Khái niệm về nông thôn mới
Nông thôn mới là một vùng nông thôn có nền sản xuất tiếp thu đượcnhững thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại mà vẫn giữ đựơc nét đặc trưng,tinh hoa văn hóa của nông thôn truyền thống Hiện nay, chưa có một định
nghĩa chính thức về nông thôn mới Tuy nhiên có thể hiểu là: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng trên cơ sở nông thôn cũ (truyền thống, đã có) nhưng manh tính tiên tiến về mọi mặt” –Theo PGS –
TSKH Phan Xuân Sơn ( đăng trên Tạp chí cộng sản)
Xây dựng nông thôn mới là một đòi hỏi khách quan để đáp ứng nhu cầutất yếu ngày càng cao của con người Từng giai đoạn lịch sử, xây dựng vàphát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn có khác nhau sao cho phù hợp
Trang 18với nhu cầu của con người Đối với nước ta hiện nay cần phải xây dựng nôngthôn mới, là một nông thôn giàu đẹp, văn minh, sản xuất phát triển, thu hẹpkhoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Nông thôn mới trước hết là một vùng nông thôn chứ không phải đô thị
Là vùng nông thôn có những nét hiện đại mà nông thôn truyền thống không
có, nông thôn mới phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới
Xây dựng nông thôn mới hiện nay có sự khác biệt so với các chươngtrình, dự án đầu tư cho nông thôn đã triển khai trước đây ở bốn mặt như sau:
Một là, nội dung xây dựng nông thôn mới (NTM) với sự phát triểnnông thôn toàn diện, trước đây xây dựng nông thôn thường thông qua chươngtrình hay dự án chỉ giải quyết một số khía cạnh riêng lẻ
Hai là, Cơ chế phối hợp đồng bộ, trên cơ sở phát huy tổng lực của xãhội cho quá trình xây dựng NTM
Ba là, nguồn lực dựa vào nội lực và do cộng đồng địa phương làm chủ
Sử dụng phương châm phát huy nội lực là chính, lấy sức dân lo cuộc sống chodân Trước đây, việc huy động nguồn nội lực có nhiều hạn chế, chưa phát huyhiệu quả năng lực của người dân và cộng đồng
Bốn là, xây dựng các xã điểm NTM làm cơ sở để nhân rộng cho các
xã khác
1.1.3.3 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020
- Mục tiêu chung: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế,
kỹ thuật từng bước hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuấthợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn pháttriển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; An ninh trật
tự được giữ vững; Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càngđược nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Mục tiêu cụ thể: Theo Bộ tiêu chí quốc gia (TCQG) về nông thôn mới:
Trang 19+ Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
+ Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới
1.1.3.4 Đặc trưng của nông thôn mới
Mục đích của xây dựng mô hình NTM là hướng đến một nông thônnăng động, có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, có kết cấu hạ tầng gầngiống đô thị Việc xây dựng nông thôn mới là một trong nhiệm vụ quan trọnghàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, góp phần nâng caođời sống vật chất, tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn.Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020, nông thôn mới của nước ta cónhững đặc trưng cơ bản:
- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất, văn hóa dân cư được nâng cao
- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xãhội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ
- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc giữ gín và phát huy
- An ninh tốt, quản lý dân chủ
- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao
1.1.3.5 Đặc điểm nông thôn mới
- Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại
- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp
- Xã hội nông thôn ổn định, đời sống vật chất văn hóa tinh thần củangười dân được nâng cao, thu nhập tăng, tỷ lệ hộ nghèo thấp
- Vừa mang tính hiện đại nhưng cũng giữ được bản sắc văn hóa dân tộc
- Dân trí được nâng cao, trình độ lao động ngày càng tiến bộ
- Môi trường sinh thái được bảo vệ
- Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng đượctăng cường
1.1.3.6 Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây với xây dựng nông thôn mới
- So với xây dựng nông thôn trước đây, xây dựng nông thôn mới làchính sách về một mô hình phát triển cả nông nghiệp và nông thôn, nên vừa
Trang 20mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn
đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, cáclĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tìnhtrạng rời rạc, hoặc duy ý chí Vùng nông thôn với cơ cấu mới, mang nhữngnét đặc trưng của một vùng nông thôn phát triển theo hướng đô thị hóa màbiểu hiện cụ thể đó là sự phát triển nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH sảnxuất Ở đó nền sản xuất không chỉ đơn thuần là sản xuất các ngành nôngnghiệp mà có sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, thương mại,dịch vụ, du lịch… Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo:
- Sản xuất nông nghiệp hiện đại: Sản xuất chủ yếu ở nông thôn là nôngnghiệp, sản xuất các sản phẩm nông sản dồi dào với chất lượng cao Sản xuấtnông nghiệp của nông thôn mới bao gồm cơ cấu các ngành nghề mới, cácđiều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹthuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp có sự kết hợp chặt chẽgiữa sản xuất nông nghiệp hiện đại với phát triển công nghiệp và các ngànhkhác, đưa sản xuất nông nghiệp ở nông thôn thành sản xuất hàng hoá thực sự,tạo thuận lợi để hội nhập nền kinh tế thế giới Có sự phân định rõ ràng giữanông thôn và thành thị trong mối quan hệ hỗ trợ và thúc đẩy
- Giữ gìn nét truyền thống của văn hóa Việt: Nước ta với truyền thốngvăn hóa lúa nước nên những phong tục tập quán lâu đời gắn bó rất nhiều vớisinh hoạt và sản xuất nông nghiệp nông thôn Hay nói cách khác, các phươngthức sản xuất, tập quán sinh sống cũng như cơ cấu tổ chức mang tính đặc thùcủa xã hội nông thôn chính là nhân tố quyết định nền văn hoá mang đậm màusắc Việt Nam Văn hoá quê hương với những sản phẩm văn hoá tinh thần quýbáu như lòng kính lão yêu trẻ, giản dị tiết kiệm, thật thà chân chất, yêu quýquê hương…, tất cả được sản sinh trong hoàn cảnh xã hội nông thôn đặc thù.Nông thôn với đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tụ cư theo dân tộc mới làmôi trường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hoá quê hương Việc xây
Trang 21dựng nông thôn mới nếu như phá vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính khuvực đã được hình thành từ lâu đời thì cũng chính là phá vỡ đi sự hài hoà vốn
có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn
- Giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái Trong nông thôn truyềnthống, con người và tự nhiên sinh sống hài hoà với nhau, Việc con người tôntrọng tự nhiên, bảo vệ tự nhiên hình thành nên thói quen làm việc theo quyluật tự nhiên Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá khiến con người ngàycàng xa rời tự nhiên, dẫn đến ô nhiễm môi trường và phải hứng chịu các ảnhhưởng xấu từ môi trường đem lại Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo giữgìn và cải tạo môi trường tự nhiên vốn có của nông thôn truyền thống, đồngthời làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường
1.1.3.7 Yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới
- Việc thực hiện xây dựng NTM theo 19 tiêu chí, thay đổi toàn diện bộmặt nông nghiệp - nông thôn do đó phải có một ban chỉ đạo đủ sức mạnh gồmnhiều ngành, nhiều lĩnh vực
- Khối lượng vật tư, tiền vốn đầu tư cho xây dựng NTM phải đủ lớn vàkhông chỉ dựa vào nguồn Ngân sách
- Cơ chế chính sách về đất đai phải tạo ra được thương hiệu hàng hoácho sản phẩm nông nghiệp Thị trường sản phẩm nông nghiệp phát triển sẽgóp phần thúc đẩy nông thôn phát triển theo hướng bền vững
- Bản thân người nông dân - chủ thể xây dựng NTM phải xác định tráchnhiệm của mình trong việc xây dựng NTM, Nhà nước chỉ hỗ trợ bằng cơ chế,chính sách, hỗ trợ tiền vốn (cho vay, đầu tư một phần) Bản quy hoạch xâydựng NTM phải được người dân coi như "Bản hương ước của làng, xã" và dochính người dân đứng ra thực hiện
- Có cơ chế, chính sách để các nhà đầu tư mạnh dạn tham gia đầu tưvào các dự án xây dựng NTM Các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp,
Trang 22nông thôn mang lại hiệu quả còn thấp và tính rủi ro cao, chủ yếu mang tính xãhội do vậy cần có chính sách ưu đãi.
1.1.4 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
- Nguyên tắc 1: Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựngnông thôn mới phải hướng tới thực hiện 19 tiêu chí của Bộ TCQG về nôngthôn mới đã ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủtướng Chính phủ
- Nguyên tắc 2: Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địaphương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách,
cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể
do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổchức thực hiện
- Nguyên tắc 3: Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia,chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khaitrên địa bàn nông thôn
- Nguyên tắc 4: Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phảigắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và
cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã đượccấp có thẩm quyền phê duyệt
- Nguyên tắc 5: Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồnlực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiệncác công trình dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làmchủ của người dân và công đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá
- Nguyên tắc 6: Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quátrình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổ
Trang 23quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân pháthuy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.
1.1.5 Các bước xây dựng nông thôn mới
Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đãban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp,nông dân, nông thôn Nghị quyết đã xác định mục tiêu xây dựng nông thônmới đến năm 2020, Chính phủ đã có Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày16/4/2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Quyết định800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia(MTQG) về xây dựng nông thôn mới 2010-2020 Chương trình MTQG xâydựng nông thôn mới sẽ được triển khai trên địa bàn cấp xã trong phạm vi cảnước nhằm phát triển nông thôn toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quanđến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chínhtrị cơ sở, có những yêu cầu riêng đối với từng vùng sinh thái, vùng kinh tế -
xã hội khác nhau Để hỗ trợ cho công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ởcấp xã Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn cuốn “Sổ tay hướngdẫn xây dựng nông thôn mới” giới thiệu và hướng dẫn các bước công việcchính trong xây dựng nông thôn mới ở cấp xã, cụ thể:
Bước 1: Thành lập Ban Chỉ đạo và Ban quản lý Chương trình NTM Bước 2: Tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM
Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí.
Bước 4: Lập đề án (kế hoạch) xây dựng NTM của xã (gồm kế hoạch
tổng thể đến 2020, kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 và kế hoạch từng năm chogiai đoạn 2010-2015)
Bước 5: Xây dựng quy hoạch NTM của xã.
Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án (kế hoạch)
Bước 7: Hoàn thiện, giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình
thực hiện dự án
Trang 241.1.6 Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
1.1.6.1 Xã nông thôn mới
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủban hành "Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới" bao gồm 19 tiêu chí với 39chỉ tiêu và được chia thành 5 nhóm cụ thể: nhóm tiêu chí về quy hoạch, về hạtầng kinh tế - xã hội, về kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa - xã hội - môitrường và về hệ thống chính trị Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước vàcác chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằngsông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, ĐôngNam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh
tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng
19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới bao gồm: quy hoạch
và thực hiện quy hoạch; giao thông; thủy lợi; điện; trường học; cơ sở vật chất văn hóa; chợ nông thôn; bưu điện; nhà ở dân cư; thu nhập bình quân đầu người/năm; tỷ lệ hộ nghèo; cơ cấu lao động; hình thức tổ chức sản xuất; giáo dục; y tế; văn hóa; môi trường; hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội.
Với 19 tiêu chí, mỗi tiêu chí đều được quy định mức chỉ tiêu cụ thể đốivới từng xã để được công nhận đạt xã nông thôn mới Ví dụ, về tiêu chí giaothông, 1 xã thuộc Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ phải đạt 100%đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giaothông vận tải
Tiêu chí này đối với xã vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ
và Tây Nguyên là 70% còn đối với xã vùng Trung du miền núi phía Bắc vàĐồng bằng sông Cửu Long chỉ là 50%
Về hộ nghèo, xã vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ phải đạttiêu chuẩn tỷ lệ hộ nghèo <3%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
<5%, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long <7% và Trung du miền núiphía Bắc <10%
Trang 25Bộ tiêu chí cũng quy định, tất cả các xã nông thôn mới đều phải có hệthống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; có nhà văn hóa
và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch; có điểmphục vụ bưu chính viễn thông, có Internet đến thôn; có tổ hợp tác hoặc hợptác xã hoạt động có hiệu quả và không có nhà tạm, dột nát
1.1.6.2 Huyện nông thôn mới
Để được công nhận là huyện nông thôn mới, phải có 75% số xã tronghuyện đạt nông thôn mới
1.1.6.3 Tỉnh nông thôn mới
Nếu tỉnh có 80% số huyện nông thôn mới thì sẽ đạt tỉnh nông thôn mới
1.1.6.4 Nội dung xây dựng nông thôn mới
Nội dung xây dựng NTM được thể hiện trong chương trình MTQGxây dựng NTM (Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010), gồm 11 nộidung sau:
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
+Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 1 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM.Đến năm 2011, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cảnước làm cơ sở đầu tư xây dựng NTM, thực hiện các nội dung của Chươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020;
+ Nội dung: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triểnsản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khudân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã
- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêuchí quốc gia nông thôn mới;
+ Nội dung: Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệthống giao thông trên địa bàn xã Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục
Trang 26đường xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá) và đến 2020 có 70% số xã đạtchuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hoá); Hoàn thiện hệ thống cáccông trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn
xã Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí NTM và năm 2020 là 95% số xã đạtchuẩn; Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động vănhoá thể thao trên địa bàn xã Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hoá xã, thônđạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn; Hoàn thiện hệ thống các côngtrình phục vụ việc chuẩn hoá về y tế trên địa bàn xã Đến 2015 có 50% số xãđạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn; Hoàn thiện hệ thống các côngtrình phục vụ việc chuẩn hoá về giáo dục trên địa bàn xã Đến 2015 có 45%
số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn; Hoàn chỉnh trụ sở xã
và các công trình phụ trợ Đến 2015 có 65% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có85% số xã đạt chuẩn; Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã Đến
2015 có 45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hoá).Đến 2020 có 77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hoá hệ thống kênh mương nộiđồng theo quy hoạch)
- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10; 12 trong Bộ tiêu chí quốc gianông thôn mới Đến năm 2015 có 20% số xã đạt, đến 2020 có 50% số xã đạt;
+ Nội dung: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệptheo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao; Tăng cườngcông tác khuyến nông; Đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹthuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; Cơ giới hoá nông nghiệp, giảmtổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; Bảo tồn và pháttriển làng nghề truyền thống theo phương châm "mỗi làng một sản phẩm",phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương; Đẩy mạnh đào tạo nghềcho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyếtviệc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn
Trang 27- Giảm nghèo và An sinh xã hội.
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM;+ Nội dung: Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh vàbền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ)theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Tiếp tục triển khai Chương trìnhMTQG về giảm nghèo; Thực hiện các chương trình an sinh xã hội
- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn.
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới Đến 2015 có 65% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn
+ Nội dung: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; Phát triểndoanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩyliên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn
- Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gianông thôn mới Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xãđạt chuẩn;
+Nội dung: Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gianông thôn mới Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xãđạt chuẩn;
+ Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia tronglĩnh vực Y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
- Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn
+ Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 6 và 16 của Bộ tiêu chí quốc gianông thôn mới Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hoá xã, thôn và 45% số xã
Trang 28có bưu điện và điểm internet đạt chuẩn Đến 2020 có 75% số xã có nhà vănhoá xã, thôn và 70% có điểm bưu điện và điểm internet đạt chuẩn.
+ Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia NTM
về văn hoá, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; Thực hiệnthông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gianông thôn mới
- Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nôngthôn mới; đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân
cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiệncác yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã Đến
2015 có 35% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn
+ Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia vềnước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Xây dựng các công trình bảo vệmôi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng,cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; Xây dựng cácđiểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; Cảitạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở cáccông trình công cộng…
Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị
-xã hội trên địa bàn
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gianông thôn mới Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số
xã đạt chuẩn
+ Nội dung: Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của BộNội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; Ban hành chính sáchkhuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ởcác xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh
Trang 29chóng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ở các vùng này; Bổ sung chức năng, nhiệm
vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp vớiyêu cầu xây dựng nông thôn mới
- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn
+ Nội dung: Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh;phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu; Điều chỉnh và bổ sungchức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh
xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địabàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kinh nghiệm của một số địa phương về xây dựng nông thôn mới
1.2.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định
Toàn tỉnh có 96/209 xã, thị trấn xây dựng nông thôn mới theo chươngtrình thí điểm Qua 2 năm triển khai thực hiện, các địa phương đã đạt đượcnhững kết quả bước đầu, khẳng định xây dựng NTM là cuộc cách mạng trongnông nghiệp, nông thôn, nông dân, góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐHnông nghiệp, nông thôn ở các địa phương trong tỉnh
Xã Hải Đường (Hải Hậu) được Ban Bí thư Trung ương Đảng chọn làmđiểm xây dựng NTM từ tháng 4-2009 Để chỉ đạo xây dựng thành công xãđiểm của Trung ương, Ban Thường vụ tỉnh uỷ chỉ đạo chọn mỗi huyện, thànhphố 1 xã làm điểm xây dựng NTM từ tháng 7-2009 (Đợt đầu tỉnh có 11 xãđiểm xây dựng NTM) Tháng 2/2011 UBND tỉnh đã ban hành bộ tiêu chíNTM và quyết định phê duyệt 96 xã, thị trấn xây dựng NTM giai đoạn 2010-
2015, trong đó có 1 xã điểm của Trung ương, 10 xã điểm của tỉnh và 85 xã,thị trấn Để tạo điều kiện cho các xã, thị trấn xây dựng NTM, tỉnh có cơ chế
hỗ trợ đầu tư; huy động, quản lý vốn; quản lý đầu tư, xây dựng tại các xã
Trang 30tham gia chương trình Ngoài xã điểm của Trung ương, các xã, thị trấn xâydựng NTM của tỉnh giai đoạn 2010-2015 được tỉnh hỗ trợ mỗi địa phương 8-
10 tỷ đồng Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành 5 Nghị quyết chuyên đề(trong 7 Nghị quyết chuyên đề phát triển kinh tế - xã hội toàn khóa) tập trunglãnh đạo nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM, gồm: Nghịquyết phát triển kinh tế trang trại; Nghị quyết phát triển CN-TTCN và làngnghề nông thôn; Nghị quyết phát triển giao thông nông thôn; Nghị quyết nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn; Nghị quyết về nhiệm vụquốc phòng an ninh giai đoạn 2011-2015 Tập trung chỉ đạo quyết liệt, triểnkhai tích cực, đến nay toàn tỉnh đã hoàn thành rà soát, đánh giá thực trạngnông thôn ở 209/209 xã, thị trấn có sản xuất nông nghiệp 190/209 xã, thị trấn
đã hoàn thành quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp được UBND cáchuyện, thành phố phê duyệt; trong đó 8 huyện, thành phố đã hoàn thành, chỉcòn 2 huyện chưa hoàn thành 187/209 xã, thị trấn đã hoàn thành quy hoạchxây dựng NTM được UBND cấp huyện phê duyệt; trong đó 5 huyện đã hoànthành Cả 209 xã, thị trấn có sản xuất nông nghiệp trong tỉnh đang hoàn thiệnbáo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm(2011-2015) Toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 26.129 lao động, trong đó có21.447 lao động khu vực nông thôn Riêng 10 tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh
tổ chức được 263 lớp dạy nghề cho 4.602 lao động ở 83/96 xã, thị trấn đangxây dựng NTM giai đoạn 2010-2015 và hiện đang tiếp tục mở các lớp đào tạonghề cho nông dân tại các địa phương đang xây dựng NTM, góp phần chuyểndịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn theo tiêu chí xây dựngNTM Năm 2011 toàn tỉnh đào đắp trên 3,7 triệu m3 thủy lợi nội đồng và380km giao thông nội đồng theo tiêu chuẩn để cơ giới hóa sản xuất nôngnghiệp Trong chiến dịch làm thủy lợi nội đồng vụ sản xuất đông xuân 2011-
2012, các địa phương trong tỉnh đang tổ chức ra quân đào đắp nạo vét3.277.566m3 đất, xây 22.987m3 gạch đá và đúc 13.360m3 bê tông Trong
Trang 31chiến dịch, toàn tỉnh phấn đấu đắp 581 tuyến đường giao thông nội đồng vớichiều dài gần 452km; trong đó 27 tuyến đường có bề mặt rộng từ 7m trở lênvới chiều dài trên 53km, 139 tuyến đường có bề mặt rộng 5-7m với chiều dàigần 133km, 415 tuyến đường có bề mặt rộng 3-5m với chiều dài gần 291km.
Đến tháng 11/2011, các xã điểm xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã huyđộng vốn xây dựng 276,5 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách Nhà nước 182,8 tỷđồng, vốn nhân dân đóng góp 88,3 tỷ đồng Có 97 công trình, dự án đã khởicông xây dựng với tổng số vốn đầu tư trên 306 tỷ đồng, hiện đã hoàn thành gần
50 dự án, công trình, giá trị thực hiện ước đạt trên 186 tỷ đồng So với trướckhi thực hiện đề án xây dựng NTM, 11 xã điểm của Trung ương và của tỉnhđều tăng 1-8 tiêu chí so với 19 tiêu chí quốc gia Đối với xã điểm của Trungương (xã Hải Đường) đã đạt cơ bản 13 tiêu chí NTM, tăng 8 tiêu chí so vớitrước khi thực hiện đề án Xã Hải Đường đã hoàn thành công tác quy hoạchNTM, lập và triển khai 19 dự án, công trình xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hộivới tổng mức đầu tư 39,221 tỷ đồng; đã thực hiện xong 16 dự án với tổng vốn34,277 tỷ đồng Tổng số vốn huy động và đầu tư của xã Hải Đường đến nayđạt 70,881 tỷ đồng; trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước 24,909 tỷ đồng,vốn tín dụng 5,138 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp 34 tỷ đồng, vốn đóng góp củanhân dân 3,573 tỷ đồng Cơ cấu sản xuất của Hải Đường chuyển dịch tích cực:
tỷ trọng CN-TTCN và dịch vụ tăng từ 20% (năm 2008) lên 48,5% (năm 2011);
cơ cấu lao động nông nghiệp giảm từ 80% (năm 2008) xuống còn 55% (năm2011); thu nhập bình quân đầu người từ 7,5 triệu đồng/năm (năm 2008) lên15,83 triệu đồng/năm (năm 2011); duy trì, phát triển các nghề đã có, phát triểnthêm các nghề mới như may công nghiệp, thêu ren, đan bẹ chuối, thảm cói,trồng cây cảnh…; đã giải quyết việc làm cho 1.820 lao động trong xã với mứcthu nhập bình quân 1-2,5 triệu đồng/người/tháng
10 xã điểm xây dựng NTM của tỉnh đã tổ chức được 42 lớp đào tạonghề cho 1.460 lao động nông thôn Xã Trực Nội đi đầu trong dồn điền đổi
Trang 32thửa (DĐĐT) đất nông nghiệp và đã hoàn thành ngay trong năm 2010, tạođược vùng quy hoạch sản xuất chuyên canh lớn, giảm số thửa, dồn đất côngích để phát triển hạ tầng cơ sở, vận động nhân dân hiến đất…, được nhân dânđồng thuận, giữ vững và tăng cường đoàn kết trong nhân dân Những kinhnghiệm DĐĐT của xã Trực Nội được tỉnh áp dụng chỉ đạo các xã xây dựngNTM tổ chức DĐĐT ngay trong năm 2011 83 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnhtriển khai DĐĐT, phấn đấu hoàn thành ngay trong tháng 12-2011 và trongtháng 1-2012 trước khi triển khai sản xuất vụ xuân năm 2012 (trong đó có75/96 xã, thị trấn xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015) Trên cơ sở quyếtđịnh của UBND tỉnh về huy động và quản lý vốn xây dựng NTM, các xãđiểm đã xây dựng và ban hành các quy định của xã về huy động vốn đónggóp của nhân dân cũng như huy động các nguồn vốn khác Đến nay 10 xãđiểm xây dựng NTM của tỉnh đã huy động được 205,578 tỷ đồng; trong đó có115,496 tỷ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước, 84,673 tỷ đồng do nhân dânđóng góp và 5,445 tỷ đồng từ các nguồn khác Riêng nhân dân đã hiến trên21,6ha đất, trị giá 42,766 tỷ đồng 10 xã điểm đã khởi công 78 dự án, côngtrình hạ tầng kinh tế - xã hội với tổng số vốn 267 tỷ đồng, hiện đã hoàn thành
33 dự án, công trình còn 45 công trình, dự án đang triển khai Giá trị khốilượng thực hiện ước đạt 150 tỷ đồng So với trước khi thực hiện đề án xâydựng NTM các xã điểm đều tăng 1-6 tiêu chí Cụ thể: xã Trực Nội (TrựcNinh) đã triển khai 10 dự án, công trình với tổng số vốn 30,2 tỷ đồng; vốnhuy động 73,326 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp 58,05 tỷ đồng; xãđạt 10/19 tiêu chí NTM, tăng 6 tiêu chí so với trước khi thực hiện đề án NTM
Xã Hiển Khánh (Vụ Bản) triển khai 8 dự án, công trình với tổng số vốn 24,7
tỷ đồng; huy động được 28,767 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 6,13 tỷđồng; xã đạt 12/19 tiêu chí, tăng 3 tiêu chí so với trước khi thực hiện đề ánxây dựng NTM Xã Hải Lộc (Hải Hậu) triển khai 6 công trình với tổng vốn14,1 tỷ đồng, đã hoàn thành 1 công trình; tổng vốn huy động 5,845 tỷ đồng;
Trang 33đã đạt 11/19 tiêu chí, tăng 6 tiêu chí so với trước khi thực hiện đề án xây dựngNTM Xã Nghĩa Sơn (Nghĩa Hưng) triển khai 3 công trình với tổng số vốn10,8 tỷ đồng; tổng vốn huy động 8,17 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp3,837 tỷ đồng; đã đạt 8/19 tiêu chí, tăng 3 tiêu chí so với trước khi thực hiện
đề án Xã Yên Phú (Ý Yên) triển khai 12 công trình, dự án với tổng số vốn21,1 tỷ đồng, đã hoàn thành 5 công trình; tổng số vốn huy động 12,524 tỷđồng, trong đó nhân dân đóng góp 3,089 tỷ đồng; đã đạt 11/19 tiêu chí, tăng 5tiêu chí so với trước khi thực hiện đề án Xã Giao Hà (Giao Thủy) triển khai 7
dự án, công trình với tổng vốn 76,7 tỷ đồng, mới hoàn thành được 1 côngtrình; tổng vốn huy động 15,72 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp2,147 tỷ đồng; đã đạt 10/19 tiêu chí, tăng 4 tiêu chí so với trước khi thực hiện
đề án Xã Xuân Kiên (Xuân Trường) triển khai 15 dự án, công trình với tổng
số vốn 47,75 tỷ đồng, đã hoàn thành 10 công trình; tổng số vốn huy động34,428 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp 6,2 tỷ đồng; đã đạt 8/19 tiêuchí, tăng 2 tiêu chí so với trước khi thực hiện đề án xây dựng NTM Xã Lộc
An (TP Nam Định) triển khai 4 công trình với tổng số vốn 13,2 tỷ đồng, đãhoàn thành 3 công trình; tổng số vốn huy động 5,036 tỷ đồng, trong đó vốnnhân dân đóng góp 1,168 tỷ đồng; đã đạt 12/19 tiêu chí, tăng 2 tiêu chí so vớitrước khi thực hiện đề án xây dựng NTM Xã Mỹ Tân (Mỹ Lộc) đang thicông 3 công trình với tổng số vốn 9,1 tỷ đồng; tổng số vốn huy động 7,115 tỷđồng, trong đó nhân dân đóng góp 1,815 tỷ đồng; đã đạt 7/19 tiêu chí, tăng 1tiêu chí so với trước khi thực hiện đề án xây dựng NTM Đối với 85 xã, thịtrấn xây dựng NTM theo Quyết định số 274 ngày 24-2-2011, tuy mới triểnkhai song đến nay 68/85 xã, thị trấn hoàn thành quy hoạch xây dựng NTM,85/85 xã, thị trấn triển khai lập đề án xây dựng NTM, 83/85 xã, thị trấn đã lậpxong đề án, 59/85 đơn vị được UBND huyện phê duyệt đề án; 68 xã, thị trấn
đã tăng 1 tiêu chí so với trước khi thực hiện đề án
Trang 34Mặc dù công tác triển khai, tổ chức thực hiện có lúc có nơi còn chậm,song 96 xã, thị trấn xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015 đều có chuyển biếntích cực, chương trình xây dựng NTM nhanh chóng đi vào cuộc sống, đượccác địa phương và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh hưởng ứng và tích cựctham gia Các xã, thị trấn tham gia xây dựng NTM đều quan tâm chỉ đạo pháttriển sản xuất đào tạo nghề Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề tăng khá, cơcấu kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọngCN-TTCN, dịch vụ Một số xã, thị trấn đã thu hút được các doanh nghiệp đầu
tư vào xây dựng và phát triển cơ sở sản xuất CN-TTCN trên địa bàn, gópphần giải quyết lao động, việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.Các địa phương đã tích cực huy động các nguồn lực của địa phương và đónggóp của nhân dân để xây dựng NTM Tuy thời gian triển khai chưa dài nhưngsản xuất nông nghiệp và bộ mặt nông thôn ở các xã điểm xây dựng NTM đã
có chuyển biến tích cực.(Ban bí thư, 2011)
1.2.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Hà Giang
Thực hiện chủ trương về xây dựng nông thôn mới (NTM) của Đảng,Tỉnh ủy Hà Giang đã tập trung lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh cụ thể hóa thành
6 chương trình, 16 đề án, 9 dự án và 4 kế hoạch Trong đó có các nghị quyết,quyết định, kế hoạch quan trọng như: Nghị quyết số 74/2012/NQ-HĐND,ngày 12-12-2012 của HĐND tỉnh về việc ban hành mức hỗ trợ từ ngân sáchNhà nước cho các công trình thuộc chương trình xây dựng NTM; Quyết định
số 784/QĐ-UBND, ngày 02-5-2013 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ cụthể và quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2013 –2020; Quyết định số 1670/QĐ-UBND, ngày 14-8-2013 của UBND tỉnh quyđịnh về quản lý, lập dự toán thanh toán, quyết toán các công trình thuộcchương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2013 -2020; Kế hoạch số 41/KH-UBND, ngày 23-02-2013 của UBND tỉnh về độtphá thực hiện chương trình xây dựng NTM năm 2013
Trang 35Xác định công tác quy hoạch trong xây dựng NTM là khâu đột phá,Tỉnh ủy lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành chức năng lập quy hoạch và yêucầu công tác quy hoạch phải đi trước một bước trong xây dựng NTM Hiệnnay tỉnh đã điều chỉnh bổ sung và công bố các loại quy hoạch như: quy hoạchKhu kinh tế cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy thành cửa khẩu quốc tế; quyhoạch, tôn tạo, bảo tồn những giá trị văn hóa, địa chất, địa mạo của Công viênđịa chất toàn cầu - cao nguyên đá Đồng Văn; quy hoạch ngành nghề phát triểnnông nghiệp, nông thôn gắn với du lịch, dịch vụ Thành tựu nổi bật trongcông tác quy hoạch xây dựng NTM là đã hoàn thành đồ án quy hoạch177/177 xã trong tỉnh, trong đó 110 xã đã công bố quy hoạch xã NTM, triểnkhai cắm mốc quy hoạch cho tất cả các xã đã được phê duyệt quy hoạch xâydựng xã NTM Đã phê duyệt đề án xã NTM cho 132/177 xã
Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền phát huy các nguồn lực đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn Trong 2 năm 2010 - 2011,chính quyền các cấp sử dụng nguồn vốn của Trung ương, địa phương và vốn từcác chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ cho 40 xã điểm để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.Tổng nguồn vốn huy động là 1.947.322 triệu đồng Đồng thời, cấp ủy, chínhquyền các địa phương lãnh đạo thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhândân cùng làm”, vận động nhân dân hiến đất, hiến cây trồng xây dựng các tuyếnđường liên thôn, liên xóm, phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa củanhân dân Nhân dân đã tự nguyện hiến 456.991 m2 đất, 855.123 ngày công laođộng, mở mới 322 km đường đất, đá Qua ba năm thực hiện xây dựng kết cấu
hạ tầng nông thôn, đến nay toàn tỉnh đã làm được 300 km đường giao thôngnông thôn các loại; xây mới được 8.922 công trình vệ sinh; 3.934 bể nước; 8,8
km kênh mương; láng bó nền nhà cho 4.707 hộ; di dời được 13.766 chuồng trạigia súc ra xa nhà Hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu hiện có 905 công trình,
20 hồ chứa nước, bảo đảm tưới cho 71% diện tích lúa đông xuân, 64,8% diệntích lúa mùa và gần 3.000 ha diện tích rau màu
Trang 36Những năm qua tỉnh Hà Giang đã có nhiều chủ trương lớn lãnh đạochuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thể hiện trong Chươngtrình số 48-CTr/TU, ngày 01-10-2013 của BCH Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghịquyết số 26-NQ/TW, ngày 05-8-2008 của BCH Trung ương Đảng (khóa X)
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Tỉnh ủy chủ trương xây dựng nền nôngnghiệp theo hướng bền vững và hiệu quả, đồng thời đẩy mạnh phát triển côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch và dịch vụ ở nông thôn Bước đầu hìnhthành được những vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn như vùng chè trên16.000 ha, sản lượng đạt 43.000 tấn; cây cam, quýt trên 4.300 ha, sản lượngđạt 22.000 tấn; cây xoài gần 1.000 ha; cây đậu tương 18.000 ha Thực hiệnthâm canh trên 80% diện tích lúa và trên 70% diện tích ngô, tăng vụ đưa hệ số
sử dụng đất từ 1,7 lần (2008) lên 2,1 lần năm 2012 Chuyển đổi diện tích đấthiệu quả kinh tế thấp sang trồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc trên 12.000 hatập trung chủ yếu tại bốn huyện vùng cao núi đá, tổng đàn trâu đạt trên147.000 con, đàn bò trên 84.000 con, đàn dê trên 150.000 con Phát triểnmạnh trồng rừng, hình thành vùng nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chếbiến giấy, gỗ ván sàn, gỗ ép các loại tại các huyện vùng thấp
Tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa,thâm canh quy mô lớn theo mô hình cánh đồng mẫu Tỉnh ủy lãnh đạo xâydựng mô hình thí điểm ở một số xã để rút kinh nghiệm triển khai ra diện rộng.Hiện nay tỉnh đã có nhiều mô hình sản xuất cánh đồng mẫu trồng lúa, ngô, lạcvới phương châm 5 cùng (cùng thời vụ, cùng giống, cùng chăm sóc, cùngphòng trừ sâu bệnh, cùng thu hoạch); mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêuchuẩn VietGAP; mô hình chăn nuôi trâu, bò hàng hóa; dự án phát triển câydược liệu để sớm đưa Hà Giang trở thành trung tâm cây dược liệu của cả nước
Hà Giang rất chú trọng lãnh đạo đầu tư hỗ trợ cho người dân khu vựcnông thôn, nhất là những vùng khó khăn, bảo đảm các điều kiện sinh hoạt tốithiểu về điện, nước sinh hoạt và nhà ở Tính đến nay tỷ lệ người dân sử dụng
Trang 37nước hợp vệ sinh trên 70%; tỷ lệ hộ sử dụng điện 73,6%; các xã đã cơ bảnxóa nhà dột nát Do có sự giúp đỡ của Trung ương, sự đầu tư có trọng điểmcủa tỉnh, kinh tế đã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 7,5 triệu đồng/năm, 11,1 triệuđồng/năm vào năm 2012 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 là 41,8%, đến năm 2012còn 30,13%
Tỉnh ủy Hà Giang luôn quan tâm lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị
cơ sở vững mạnh, giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
ở nông thôn Tỉnh thường xuyên quan tâm xây dựng, phát huy vai trò lãnh đạocủa các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nông thôn trong quá trìnhxây dựng NTM; Tỉnh ủy đã lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chínhtrị - xã hội tích cực tham gia chương trình xây dựng NTM, nhất là tham giacủng cố hệ thống chính trị cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nôngthôn, động viên sức mạnh toàn dân, xây dựng NTM theo các tiêu chí đã đề ra
Nhờ sự chủ động trong lãnh đạo, việc xây dựng NTM ở Hà Giang đãthu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ Chỉ riêng lĩnh vực xây dựngcác điển hình NTM, sau ba năm thực hiện, đã và đang triển khai thực hiện
598 mô hình, trong đó có trên 50 mô hình được đánh giá là tốt, được chỉ đạonhân rộng
1.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Ngay sau khi Đảng và Nhà nước có chủ chương phát triển nông thôntrong tình hình mới, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng chương trình hành động số
22 - CTr/TU của Tỉnh uỷ Quảng Ninh về thực hiện Nghị quyết Trung ương 7(khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Quyết định số 800/QĐ-TTgngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình xây dựngnông thôn mới, triển khai xây dựng mô hình phát triển nông thôn tại một sốđịa phương và đạt được những thành quả khá quan trọng khẳng định chủtrương đúng đắn của Đảng trong công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp nôngthôn giai đoạn 2011-2020
Trang 38Từ những kinh nghiệm triển khai thực hiện NTM tại các địa phươnghuyện Đông Triều đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Để thực hiện tốt chủ trương xây dựng NTM với sự vào cuộc của cả hệthống chính trị ở cơ sở, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, sự lãnh đạo tậptrung của Đảng uỷ xã, cùng với sự giúp đỡ kịp thời có hiệu quả của cấp trên,
sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công
- Vai trò của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội cần được phát huy
để xây dựng NTM, phải xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, mọi người phải xácđinh trách nhiệm là người trong cuộc, phải thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ
sở để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và hưởng thụ”
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động xây dựng NTMmột cách thường xuyên, sâu rộng, thiết thực với nhiều hình thức để cán bộ vànhân dân, mọi người, mọi nhà hiểu được ý nghĩa, quyền lợi cũng như tráchnhiệm của mình Từ đó sẵn sàng chung sức, chung lòng, bắt tay xây dựngNTM Xây dựng NTM là dự án phát triển toàn diện, thay đổi lớn về bộ mặtnông thôn, đời sống vật chất và tình thần của nhân được nâng cao, do đó côngtác tuyên truyền vận động là rất quan trọng, nhằm mục đích để nhân dân nhậnthức được việc xây dựng NTM là việc làm của chính gia đình, bản thân mình
để tự họ phấn đấu và chung tay góp sức xây dựng NTM
- Trong thực hiện cần lựa chọn, xác định nhiệm vụ ưu tiên, nhiệm vụtrọng tâm để triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo niềm tin cho nhân dân Xácđịnh và ưu tiên nhiệm vụ có tính quyết định thành công của xây dựng nôngthôn mới Trước hết là công tác quy hoạch Đồng thời chọn lựa những côngviệc có tính cấp bách, được nhân dân ủng hộ để tập trung triển khai
- Phải nhận thức sâu sắc và tập trung cho phát triển sản xuất bền vững,tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, xem đây là nhiệm vụ hàng đầu, lànhân tố quyết định sự thành công của đề án Định hướng cho nhân dân xâydựng NTM “từ nhà ra vườn, từ đường ra đồng” tạo diện mạo mới cho từnglàng quê và toàn xã Phải tranh thủ và huy động được nhiều nguồn lực đầu tư,
Trang 39lồng ghép các các chương trình, dự án, tạo ra nguồn lực tổng hợp đầu tư xâydựng nông thôn mới một cách đồng bộ, hiệu quả
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM là rất lớn, do đó phải đa dạng hoánguồn lực đầu tư Phát huy nội lực địa phương là chính, tận dụng tối đa nguồnlực và lợi thế tại chỗ
Trang 40Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyệnĐông Triều tỉnh Quảng Ninh đang diễn ra như thế nào?
- Trong quá trình đã vận dụng, áp dụng các tiêu chí về nông thôn mớitại huyện Đông Triều, có những kết quả, tồn tại, hạn chế, vướng mắc gì cầntháo gỡ và nguyên nhân?
- Thông qua phân tích thực trạng, huyện Đông Triều cần có những giảipháp nào để hoàn thành việc xây dựng và nâng cao các tiêu chí trong mô hìnhnông thôn mới?
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Đông Triều là huyện trung du có nhiều đồi núi lẫn đồng bằng bao gồm
21 đơn vị hành chính trong đó có 19 xã nằm trong quy hoạch xây dựng nôngthôn mới của huyện Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Tỉnh Quảng Ninh,huyện Đông triều cũng triển khai chương trình xây dựng NTM đồng loạt các
xã trên địa bàn
Đề tài thực hiện điều tra toàn bộ 19 xã nằm trong quy hoạch NTM củahuyện về tình hình xây dựng nông thôn mới Tuy nhiên để tìm hiểu cụ thể, tácgiả lựa chọn 3 xã đại diện cho 19 xã trong chương trình xây dựng NTM củahuyện để phỏng vấn, khảo sát nghiên cứu
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
- Thu thập số liệu thứ cấp liên quan đến chương trình xây dựng NTM từcác Nghị định, Quyết định, Thông tư, của Trung ương, tỉnh Quảng Ninh, huyệnĐông Triều và tập trung các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các sốliệu về xây dựng nông thôn mới tại huyện Đông Triều; các tài liệu, báo cáo, các