Hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hoá và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 61)

chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn để tăng thu nhập cho người dân

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao; Tăng cường công tác khuyến nông, đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, giúp các hộ và đơn vị sản xuất tiếp cận các dịch vụ, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, nâng cao nhận thức của người dân để áp dụng vào sản xuất và ngành nghề nông thôn trên địa bàn xã.

- Thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến nông sản sau thu hoạch; Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương; Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.

- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, gia trại, kinh tế hợp tác xã; Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn. Nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, chủ trang trại và các liên kết kinh tế giữa nông dân với các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác trong nông thôn.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn cho các đối tượng là hộ gia đình và chủ trang trại, gia trại các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn nông thôn. Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới và ngành nghề nông thôn, bao gồm: Hỗ trợ giống

cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản, phân bón, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh cho cây trồng, gia súc, máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, vật tư khác. Chính sách và mức hỗ trợ: áp dụng Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông và các quy định hiện hành.

- Đến năm 2014, thu nhập bình quân đầu người/năm gấp 1,2 đến 1,5 lần so với thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của tỉnh Quảng Ninh năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo các xã miền núi dưới 10%, xã không phải miền núi dưới 3%; mỗi xã ít nhất có một HTX hoạt động có hiệu quả; 100% số xã đã có nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; Xây dựng các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thuỷ sản tập trung có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Đến năm 2015, kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng 8,7% trong cơ cấu kinh tế; giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp (giá so sánh) đạt 380 tỷ đồng trở lên; tốc độ tăng bình quân từ 2,4% trở lên/năm. Sản lượng thuỷ sản từ 4.500 tấn trở lên.

3.2.4. Phát triển văn hóa - xã hội

- Giáo dục: Duy trì 100% xã đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 100% xã đã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo hướng: đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, ổn định về đội ngũ.

Khuyến khích trẻ em trong độ tuổi đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục trung học, nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề); phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, hướng nghiệp để có 20-30% học sinh học trung cấp chuyên nghiệp, học nghề dài hạn, 70 - 80% học trung học phổ thông..

- Đào tạo: Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Xây dựng kế hoạch để đào tạo nghề cho nông dân nhằm

chuyển nhanh lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đào tạo kiến thức quản lý, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới cho cán bộ Đảng, Chính quyền, các Đoàn thể từ xã đến các thôn, đặc biệt là HĐND xã. Tập huấn bồi dưỡng kiến thức tổ chức sản xuất, kiến thức quản lý và kiến thức kinh tế thị trường cho cán bộ HTX, các chủ trang trại.

- Y tế: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực về y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Tổ chức xây dựng mạng lưới y tế ở thôn, bản... Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bổ sung cán bộ y tế đủ và đạt chuẩn. Tổ chức người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế. Thường xuyên tổ chức các đợt tiêm phòng, phòng dịch cho cộng đồng.

- Phát triển văn hoá: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Xây dựng các cơ chế, chính sách xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, dịch vụ. Phát động và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Xây dựng các thiết chế văn hoá cộng đồng (hương ước làng, xóm, tổ liên gia tại các thôn) về nếp sống văn hoá nông thôn: khuyến khích học tập để vươn lên làm chủ cuộc sống, sống nhân ái, giúp đỡ đùm bọc nhau, giúp nhau giảm nghèo, vươn lên làm giàu ngay tại địa phương mình. Lành mạnh hoá việc cưới, việc tang; chống mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội; giữ gìn vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường; xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc.

Một phần của tài liệu Giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 61)