Việc học là công việc cả đời dù bạn ở vị trí nào, nhưng không ai có thể tự mình tìm tòi, học hỏi mà không cần tham khảo bất cứ tài liệu nào. Bởi vây, hôm nay mình xin giới thiệu cho các bạn 1 tài liệu vô cùng quý giá và bổ ích. Mong là sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong quá hình học tập cũng như làm việc. Chúc các bạn thành công
Trang 2DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Lượng mưa theo tháng TB năm tại trạm Ấm Thượng năm 2012
41Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hạ Hoà giai đoạn
2006 - 2012 43Bảng 3.3: Cơ cấu hộ theo nguồn thu và theo ngành sản xuất năm 2012 45Bảng 3.4: Diện tích, năng suất một số cây trồng hàng hoá của huyện Hạ
Hoà giai đoạn 2006 - 2012 49Bảng 3.5: Sản lượng một số cây trồng hàng hoá của huyện Hạ Hoà năm
2006 và năm 2012 50Bảng 3.6: Số lượng một số sản phẩm chăn nuôi hàng hoá của huyện Hạ
Hoà năm 2006 và năm 2012 52Bảng 3.7: Kinh phí hỗ tr ợ cho phát triển nông nghiệp hàng hoá của
huyện giai đoạn 2006 - 2012 54Bảng 4.1: Mục tiêu tỷ suất hàng hoá một số nông sản chủ yếu 73
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngành nông nghiệp luôn chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh
tế của Việt Nam nói chung và của huyện Hạ Hoà nói riêng Sản xuất nôngnghiệp tuy không tạo ra giá trị kinh tế lớn, nhưng nó lại là nền tảng đảm bảocho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Vai trò của sản xuất nôngnghiệp ngày càng được nâng cao, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, dân số ngàycàng gia tăng Mỗi con người nếu muốn tồn tại, hoạt động thì đều phải đảmbảo nhu cầu về lương thực Vì vậy, đòi hỏi sản xuất nông nghiệp ngày cànglớn để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm
Những kết quả đạt được của sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng vớitiềm năng, lợi thế của huyện và chưa đồng đều giữa các xã, thị trấn Nôngnghiệp hàng hoá phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa khaithác tốt các nguồn lực; việc nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ vàđào tạo nguồn nhân lực và nhất là nguồn nhân lực có trình độ cho cấp xã cònnhiều hạn chế Việc đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm,phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất, giá trị gia tăng của nhiềumặt hàng thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hoá
Tuy nhiên, đến nay Hạ Hoà vẫn còn là huyện thuần nông, lao động làmnông nghiệp 103.657 người chiếm 94,5 % tổng dân số toàn huyện, 21.532 hộnông nghiệp chiếm 70,5% tổng số hộ trên địa bàn huyện, 213 hộ lâm nghiệpchiếm 0,7%, 215 hộ thuỷ sản chiếm 0,71%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệphàng năm chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập các ngành kinh tế, nên nôngnghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện
Trang 4Với diện tích đồi rừng lớn, đây là lợi thế để phát triển trồng rừngnguyên liệu, hình thành các mô hình, các vùng chăn nuôi gắn với phát triểnlâm nghiệp Hạ Hoà là vùng chè truyền thống, có thể nâng cao năng suất vàsản lượng chè hàng năm Diện tích mặt nước khá lớn nhưng chưa có biệnpháp khai thác hợp lý nên chưa có hiệu quả
Tuy nhiên, sản xuất hàng hoá của huyện chủ yếu mang tính tự phát,chưa theo kịp thị trường, sản xuất manh mún chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêudùng, chưa sản xuất hàng hoá lớn
Trình độ sản xuất và kinh doanh nông nghiệp còn nhiều hạn chế, sảnxuất theo hình thức tự phát, chưa có quy hoạch, kế hoạch vùng chuyên canhrõ ràng Trong khi nhu cầu thị trường về sản phẩm nông nghiệp có xu hướngngày càng tăng, đòi hỏi nguồn cung cấp đảm bảo an toàn
Phương thức, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ; nông dân chưa mạnh dạnthay đổi tập quán canh tác cũ; nhận thức của nhân dân về sản xuất hàng hóachưa sâu sắc; sản xuất còn mang tính tự cung, tự cấp nên chưa tạo được vùngsản xuất có quy mô lớn
Quy hoạch phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá của các xã,thị trấn chưa được xác định cụ thể; kết quả công tác dồn đổi ruộng đất tạođiều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn gặpnhiều khó khăn Các mô hình, chương trình sản xuất cho hiệu quả kinh tế caochưa được nhân ra diện rộng; sản phẩm làm ra có giá thành cao, chất lượngthấp, khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế
Xuất phát từ thực tiễn tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Hạ Hoà theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2013 - 2020” để nghiên cứu.
Trang 52 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng sản xuất nông nghiệp hàng hoá của huyện
Hạ Hoà; từ đó đưa ra định hướng, mục tiêu và những giải pháp chủ yếu đểthúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn
Đưa ra định hướng, mục tiêu và những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy pháttriển sản xuất nông nghiệp hàng hoá huyện Hạ Hoà giai đoạn 2013 - 2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hóa trên địabàn huyện Hạ Hòa
Nghiên cứu các thành phần kinh tế chủ yếu tham gia vào phát triển sảnxuất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá; vai trò tácđộng của cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện phát triển sản xuấtnông nghiệp hàng hoá
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về thực trạng, giải phápphát triển nông nghiệp hàng hoá huyện Hạ Hoà
Trang 6Thực trạng sản xuất nông sản hàng hoá (trồng trọt và chăn nuôi), lâmnghiệp và thuỷ sản; từ đó đưa ra định hướng và giải pháp chủ yếu để đẩymạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá trong giai đoạn
2013 - 2020
3.2.2 Phạm vi về không gian
Đánh giá phát triển nông nghiệp hàng hoá tại 33 xã, thị trấn trên địabàn huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ
Tập trung nghiên cứu một số nông sản hàng hoá chủ yếu, có lợi thế vàcác thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực sản xuất hàng hoá
3.2.3 Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu sản xuất hàng hoá thông qua tổng hợp và phân tích các tàiliệu đến năm 2012 Từ đó, tìm ra giải pháp phát triển nông nghiệp hàng hoácủa huyện trong giai đoạn 2013 - 2020
4 Ý nghĩa khoa học của luận văn hoặc đóng góp mới của luận văn
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hoá trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nôngnghiệp nông thôn, phát triển nông thôn mới và hội nhập
Đóng góp mới của nghiên cứu này là tìm ra phương pháp và giải phápthực hiện sản xuất nông nghiệp hàng hoá phù hợp với điều kiện của huyện HạHoà Từ phân tích đặc điểm riêng biệt của nông nghiệp Hạ Hoà, luận văn hệthống hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp hàng hoá trongđiều kiện diện tích đất ngày càng bị thu hẹp
Luận văn chỉ ra những hạn chế, tồn tại và những nguyên nhân chủ yếutrong phát triển nông nghiệp huyện Hạ Hoà trong giai đoạn 2006 - 2012 Phântích những bài học kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp hàng hoá củamột số nước và của Việt Nam để áp dụng vào phát triển trên địa bàn huyện.Những vấn đề nghiên cứu và đề xuất của đề tài có tính thực tiễn sẽ góp ích
Trang 7vào sự nghiệp phát triển sản xuất nông sản hàng hoá của huyện trong giaiđoạn tiếp theo.
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 4 nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp hàng hoá Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá ở
huyện Hạ Hoà giai đoạn 2006 - 2012
Chương 4: Giải pháp phát triển nông nghiệp hàng hoá của huyện Hạ
Hoà giai đoạn 2013 - 2020
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm hàng hoá: Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả
mãn một nhu cầu nào đó của con người và có thể dùng để trao đổi với hàng hoá khác Hàng hoá là một phạm trù kinh tế phản ánh những mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá Sản phẩm lao động mang hình thái hàng hoá khi nó trở thành đối tượng mua bán trên thị trường
Sản phẩm hàng hóa sản xuất ra nhằm thoả mãn yêu cầu của người tiêudùng là thứ sản phẩm để trao đổi, thông qua lưu thông trên thị trường thựchiên giá trị và mang lại hiệu quả để tái sản xuất, chứ không phải để tự cấp, tựtúc, tự sản, tự tiêu Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là công cụ của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào
đó của con người Mỗi hàng hoá đều có một hay một số công dụng nhấtđịnh có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người, chính công dụngcủa vật phẩm làm cho nó trở thành một giá trị sử dụng hay có một giá trị sửdụng Giá trị sử dụng của hàng hoá không phải là giá trị sử dụng nhằm đểcho bản thân người sản xuất ra nó tiêu dùng, mà là giá trị sử dụng chongười khác, tức là giá trị sử dụng xã hội Giá trị sử dụng chỉ được thực hiệntrong việc sử dụng hay tiêu dùng nó Khi chưa tiêu dùng, giá trị sử dụngchỉ ở trạng thái khả năng
Giá trị của hàng hoá là hao phí lao động để tạo ra hàng hoá, kết tinhtrong hàng hoá, là cơ sở chung của sự trao đổi Giá trị hàng hoá là biểu hiệnquan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá Giá trị trao đổi chỉ là hình thứcbiểu hiện của giá trị Giá trị hàng hoá là nội dung, là cơ sở của sự trao đổi
Trang 9Người sản xuất làm ra hàng hoá để bán, nên mục đích của họ là giá trị chứkhông phải giá trị sử dụng Người sản xuất chú ý đến giá trị sử dụng cũngchính là để đạt mục đích giá trị Ngược lại, người mua cần giá trị sử dụng,nhưng muốn có giá trị sử dụng thì trước hết phải trả giá trị cho người sản xuất
ra nó, tức là phải thực hiện được giá trị hàng hoá thì mới chi phối được giá trị
sử dụng
Như vậy, giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính cùng tồn tại vàthống nhất với nhau ở một hàng hoá Quá trình thực hiện giá trị và quá trìnhthực hiện giá trị sử dụng là hai quá trình khác nhau về thời gian và khônggian Quá trình thực hiện giá trị được tiến hành trước và trên thị trường; quátrình thực hiện giá trị sử dụng diễn ra sau và trong lĩnh vực tiêu dùng
Khái niệm về sản xuất hàng hoá và các chỉ tiêu đánh giá trình độ sản
xuất hàng hoá: Theo V.I Lênin: “Sản xuất hàng hoá chính là cách tổ chức
kinh tế xã hội, trong đó sản phẩm đều do những người sản xuất cá thể riêng
lẻ sản xuất ra, mỗi người chuyên làm ra một thứ sản phẩm nhất định, thành thử muốn thoả mãn các nhu cầu của xã hội thì phải có mua bán sản phẩm (vì vậy sản phẩm trở thành hàng hoá) trên thị trường”.
Như vậy, khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất địnhđòi hỏi sản xuất hàng hoá ra đời và là bước ngoặt căn bản trong lịch sử pháttriển của xã hội loài người góp phần xoá bỏ dần nền kinh tế tự nhiên Sản xuấthàng hoá hình thành và phát triển đã góp phần mở rộng phân công lao động
xã hội và trao đổi sản phẩm thúc đẩy phát triển nhanh chóng lực lượng sảnxuất và kinh tế của xã hội
Để đánh giá trình độ sản xuất hàng hoá của một nông hộ, một doanhnghiệp thông thường sử dụng kết hợp các chỉ tiêu: chỉ tiêu tuyệt đối và chỉtiêu tương đối Cụ thể là các chỉ tiêu:
Trang 10Các chỉ tiêu phán ánh tăng trưởng hàng hoá: Bao gồm quy mô sảnlượng hàng hóa, doanh thu, tỷ suất hàng hóa, tốc độ tăng trưởng về sản lượnghàng hóa, doanh thu/đơn vị diện tích
Các chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội: sự phát triển con người, các chỉtiêu phản ánh môi trường: Gắn với phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, môitrường sống, môi trường tự nhiên, cân bằng sinh thái phải được bảo vệ và cảithiện cùng với tăng trưởng kinh tế
Phát triển nông nghiệp là quá trình thay đổi nền nông nghiệp ở giai
đoạn sau so với giai đoạn trước và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng
và về chất Nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất khôngnhững có nhiều hơn về đầu ra (khối lượng sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơnchủng loại và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu xã hội về nông nghiệp
Trước hết, phát triển nông nghiệp là một quá trình, chịu sự tác động củaquy luật thị trường, chính sách, ứng xử của người sản xuất, người tiêu dùng
về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp Nền nôngnghiệp phát triển là kết quả của quá trình phát triển nông nghiệp (Đỗ KimChung, 2008)
Tăng trưởng trong nông nghiệp thể hiện tại một thời điểm có nhiều đầu
ra so với giai đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự thay đổi về kinh tế và tập trungnhiều mặt lượng Tăng trưởng nông nghiệp thường được đo bằng mức thunhập quốc dân, mức tăng về sản lượng và sản phẩm nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và chất Phát triển nôngnghiệp không những bao hàm cả tăng trưởng mà còn phản ánh các thay đổi
cơ bản trong cơ cấu của nền nông nghiệp, sự thích ứng của nông nghiệp vớihoàn cảnh mới, sự tham gia của người dân trong quản lý và sử dụng nguồnlực, sự phân bố của cải và tài nguyên của các nhóm dân cư trong nội bộngành nông nghiệp trong nội bộ nông nghiệp và giữa nông nghiệp với các
Trang 11ngành kinh tế Phát triển nông nghiệp còn bao hàm cả kinh tế, xã hội, tổchức, thể chế và môi trường.
Tăng cường và phát triển nông nghiệp có quan hệ với nhau Tăngtrưởng là điều kiện tiên quyết cho phát triển nông nghiệp Tuy nhiên cảm thấyrằng do chiến lược phát triển nông nghiệp chưa hợp lý mà có tính trạng ở một
quốc gia có tăng trưởng nhưng không có sự phát triển nông nghiệp (Đỗ Kim
Chung, 2008).
Phát triển nông nghiệp huyện là quá trình thay đổi nền nông nghiệp củamột huyện ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó; thay đổi về cơ cấu nôngnghiệp, tăng về giá trị, đa dạng hơn về chủng loại, phù hợp về tổ chức kinh tế
- xã hội Khi đề cập đến phát triển nông nghiệp thì phải chú ý đến phát triểnnông nghiệp bền vững, nông nghiệp hàng hoá
Về phát triển nông nghiệp bền vững
Phát triển nông nghiệp bền vững là gia tăng sản xuất nhằm đáp ứng nhucầu lương thực thực phẩm càng cao và đảm bảo cho giá giảm dần
Phát triển nông nghiệp bền vững là duy trì trình độ sản xuất cần thiếtđáp ứng nhu cầu tăng dân số mà không suy thoái môi trường
Phát triển bền vững là duy trì sự cân bằng giữa sự tăng trưởng và cânbằng sinh thái
Phát triển bền vững được hiểu là tối đa hóa lợi ích kinh tế trên cơ sởrằng buộc bởi duy trì chất lượng của nguồn tự nhiên theo thời gian và tuân thủcác quy luật sau:
Đối với tài nguyên tái sinh: Sử dụng ở mức thấp hơn hoặc bằng
Đối với tài nguyên không tái sinh: Tối ưu hóa hiệu quả sử dụng củachúng bằng các giải pháp hợp lý từ các yếu tố đầu vào (phân bón, kỹ thuậtcanh tác …)
Trang 12Phát triển nông nghiệp bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu tăngtrưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái môi trường tựnhiên, con người và đảm bảo trên mức đói nghèo của người dân nông thôn.
Phát triển nông nghiệp bền vững đảm bảo an ninh lương thực, thựcphẩm, tăng cải tổ kinh tế, khắc phục đói nghèo và tạo điều kiện tăng tốc độcông nghiệp hóa
Phát triển bền vững được hiểu là giữ vững tốc độ tăng trưởng về sảnxuất lẫn y tế và giáo dục qua nhiều năm hay thập kỷ
Phát triển nông nghiệp bền vững là cực đại hóa phúc lợi hiện tại, khônglàm giảm thiểu phúc lợi ấy trong tương lai
Phát triển nông nghiệp bền vững là hướng phát triển mà trong đó
Giá trị của vốn thiên nhiên không bị suy giảm qua thời gian
Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay
đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển đảm bảo thỏamãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vừa đápứng nhu cầu cho mai sau Sự phát triển của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâmnghiệp và nuôi trồng thủy sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường,không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật công nghệ, có hiệu quả về
kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội (Đỗ Kim Chung, 2008)
Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình đảm bảo hài hòa ba nhómmục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thỏa mãn nhu cầu về nông nghiệp hiệntại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu tương lai
Như vậy, trên quan điểm phát triển, sự phát triển nông nghiệp bền vữngđảm bảo thỏa mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệpvừa không giảm khả năng đáp ứng những nhu cầu của nhân loại trong tươnglai Mặt khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng suấtcao hơn, vừa bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự cân bằng cólợi về môi trường
Trang 13Phát triển nông nghiệp bền vững của huyện là sự phát triển nông
nghiệp huyện một cách cân đối phù hợp với sự phát triển của xã hội nóichung Đảm bảo không những làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của conngười cả ở hiện tại lẫn tương lai mà còn duy trì làm tăng thêm chất lượng môitrường, bảo vệ giữ gìn tài nguyên thiên nhiên cân bằng sinh thái
Nông nghiệp hàng hoá là một bộ phận của nền kinh tế hàng hoá nói
chung, sản xuất ra các sản phẩm (từ trồng trọt, chăn nuôi) không phải để tựtiêu dùng của người sản xuất, mà để trao đổi, để cung cấp cho nhu cầu thịtrường Sản xuất hàng hoá là hình thức tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó cómối quan hệ kinh tế giữa người với người, giữa các chủ thể với nhau được thểhiện thông qua trao đổi, mua bán trên thị trường, quan hệ hàng hoá - tiền tệ,quan hệ cung - cầu, quan hệ hạch toán kinh tế, quy luật cạnh tranh … lànhững quan hệ kinh tế chủ yếu của hình thức này Đồng thời, chịu sự chi phốibởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của quan hệ sản xuất, thết chếkinh tế - xã hội, phong tục, tập quán, văn hoá…
Nền nông nghiệp hàng hóa ra đời đối lập với nền nông nghiệp tự cung
tự cấp Nó có nhiều ưu thế so với nông nghiệp tự túc, tự cấp Vì vậy, trong lịch sử phát triển kinh tế của xã hội loài người thì sự ra đời và phát triển nôngnghiệp hàng hoá được coi là một bước tiến bộ của lịch sử, một nấc thang pháttriển của nền văn minh nhân loại
Khái niệm về sản xuất hàng hoá: Phân công lao động xã hội càng phát
triển thì quan hệ trao đổi cũng được mở rộng và ngày càng phức tạp, làm cho tiểu thủ công nghiệp tách khỏi ngành nông lâm nghiệp, hình thành xu hướng công nghiệp thành thị và dần dần tách khỏi nông nghiệp, nông thôn
Chính sự phân công lao động xã hội này đã hình thành nền nông nghiệp hàng hoá trong đó “nông sản được sản xuất ra không phải để thoả mãn nhu cầu cá nhân của người sản xuất mà là để trao đổi trên thị trường thì
Trang 14được gọi là sản phẩm hàng hoá Nông sản hàng hoá là tế bào kinh tế của nền nông nghiệp hàng hoá” Do sự phân công lao động giữa các ngành, sản xuất nông sản hàng hoá ra đời, vì vậy V.I Lênin đã đặt gạch nối giữa phân công lao động xã hội với khái niệm thị trường nói chung và thị trường nông thôn nói riêng.
Như vậy, nông sản hàng hoá là phần của tổng sản lượng nông nghiệpsau khi đã trừ đi phần dành cho tiêu dùng cá nhân và phần để mở rộng tái sảnxuất trong nông nghiệp (giống, thức ăn chăn nuôi ) Trong nông nghiệp,nông sản hàng hoá là một bộ phận của tổng sản phẩm nông nghiệp, được tách
ra khỏi nông nghiệp để phục vụ cho các ngành kinh tế khác trong sản xuất vàtiêu dùng Theo đặc điểm sử dụng nông sản hàng hoá được phân làm ba loại:hàng hoá dịch vụ, hàng hoá tiêu dùng và hàng hoá là tư liệu sản xuất
Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trong thời đại mới: Phát triển
sản xuất nông nghiệp hàng hoá chịu nhiều sức ép về khía cạnh “phát triển”
Một là, phải tăng trưởng kinh tế Hiện nay khi nói về tăng trưởng kinh
tế, người ta đều thừa nhận bốn yếu tố chủ yếu quyết định là: “Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; Số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên; mức
độ tích lũy vốn; sự đổi mới công nghệ (bao gồm cả công nghệ quản lý)” Hơn nữa, xu thế của thời đại ngày nay đòi hỏi tăng trưởng kinh tế phải được đánh giá bằng chất lượng tăng trưởng, trong đó “yếu tố khoa học công nghệ là cơ bản và được gọi là tổng năng suất nhân tố (TEP)”.
Hai là, cơ cấu tiến bộ Xét trong phạm vi sản xuất, cơ cấu tiến bộ ở đây
thể hiện các cơ cấu hợp lý như: Cơ cấu trong sản phẩm hàng hóa; cơ cấungành trồng trọt và chăn nuôi; cơ cấu cây trồng, vật nuôi; cơ cấu các yếu tốsản xuất; cơ cấu đầu tư cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu Các cơ cấu trênphải đồng bộ, toàn diện, phù hợp với các quy luật kinh tế, sinh học, phát huylợi thế cạnh tranh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất và sử dụng, khai thácmọi nguồn lực tốt nhất
Trang 15Ba là, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế phải gắn
với hiệu quả xã hội; hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá cầnđược các ngành công nghiệp, dịch vụ đầu tư cùng có lợi; được nhà nướcđầu tư hỗ trợ và luôn gắn với hợp tác, cạnh tranh trong hội nhập kinh tếkhu vực và thế giới
Bốn là, bảo vệ tài nguyên và môi trường Ở đây cần lưu ý các chủ thể
sản xuất nông nghiệp về mặt nhận thức; bảo vệ; khai thác; sử dụng các nguồntài nguyên đất và trong đất, rừng, nước; sử dụng tư liệu sản xuất, nhất là thuốchóa bảo vệ thực vật và phân hóa học Song song với việc có các quy định vàthực thi có hiệu lực các chế tài khen thưởng người có công bảo vệ hoặc xử lýcác đối tượng phá hoại môi trường
Năm là, xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội Đây là mục
tiêu của mọi quốc gia Đối với các nước kém và đang phát triển, các vùng núi,vùng sâu, vùng xa, việc xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội làmục tiêu, yêu cầu cấp thiết hàng đầu
Phát triển nông nghiệp hàng hoá phải thể hiện rõ bản chất sản xuất của
thời đại Trước hết, đó là sản xuất theo nhu cầu của thị trường về chủng loại,
số lượng, mẫu mã, chất lượng của từng loại sản phẩm Xã hội càng phát triểncàng đòi hỏi cao về số lượng và chất lượng Thị trường khác nhau đòi hỏi về
cung hàng hoá khác nhau Thứ hai, là sản xuất là quá trình biến đổi các yếu tố
“đầu vào” thành “đầu ra” có hiệu quả nhất Hiệu quả sản xuất của thời đại
không chỉ đơn thuần là giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất mà còn phải chú
ý khai thác lợi thế cạnh tranh, ứng dụng khoa học và công nghệ mới để tăng
nhanh giá trị sản phẩm hàng hóa Thứ ba, là sản xuất là quá trình nhằm nâng
cao giá trị gia tăng nội sinh của sản phẩm Giá trị gia tăng nội sinh của nôngnghiệp hàng hoá cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và được nâng cao trên cơ
sở mở rộng quy mô sản xuất, thông qua chế biến và tăng không ngừng việc
Trang 16ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ mới Thứ tư là sản xuất
hàng hóa phải luôn gắn với yêu cầu đảm bảo chất lượng về an toàn sản phẩm
cho người tiêu dùng Đây là yêu cầu mới và rất bức xúc trong phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hoá
Để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trước hết phải gia tăngđược về số lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, bên cạnh đó là sự đadạng hoá về chủng loại trên cơ sở thay đổi cơ cấu sản xuất (như cơ cấu giốngcây trồng, vật nuôi, cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu sử dụng lao động ) và cải tạo,
sử dụng có hiệu quả theo hướng bền vững hệ thống nông nghiệp hiện có củakinh tế nông hộ
Như vậy, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá là quá trình lựachọn sản phẩm sản xuất và sử dụng tổng hợp các nguồn lực, ứng dụng các kỹthuật tiến bộ và thay đổi cơ cấu sản xuất để từng bước tạo ra lượng nông sảnlớn hơn trên một đơn vị diện tích, với chất lượng ngày càng cao để lưu thông,tiêu thụ ngoài nhu cầu nội bộ, đáp ứng nhu cầu của thị trường
1.1.2 Vai trò của phát triển nông nghiệp hàng hoá và nghiên cứu phát triển nông nghiệp hàng hoá
1.1.2.1 Vai trò của phát triển nông nghiệp hàng hoá
Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong cung cấp các yếu tố đầu vàocho công nghiệp và khu vực thành thị Phát triển nông nghiệp hàng hoá là đòihỏi cấp bách nhằm đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn ra khỏi nghèo nànlạc hậu
Phát triển nông nghiệp hàng hoá sẽ tạo ra sự chuyển dịch lớn trong cơcấu nông nghiệp, sẽ giải quyết được nhiều việc làm, tăng thu nhập và nângcao đời sống cho lao động nông nghiệp Nếu đời sống người lao động nôngnghiệp nâng lên sẽ làm cho thị trường ngày càng lớn tăng sức mua, thúc đẩycác ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển
Trang 17Phát triển nông nghiệp hàng hoá của huyện góp phần bảo vệ và làmgiàu môi trường sinh thái phục vụ cho đời sống xã hội, kết hợp giữa kinh tế
và môi trường Phát triển nông nghiệp hàng hoá sẽ đưa công nghệ cao, côngnghệ sạch… vào canh tác nhằm đảm phát triển bền vững, giữ tài nguyên đất,nước không bị ô nhiễm Do đó, phát triển nông nghiệp hàng hoá cần chú trọngcho sự phát triển bền vững môi trường
Phát triển nông nghiệp hàng hoá nhằm khai thác tiềm năng, phát huyđức tính cần cù, chịu thương chịu khó của dân tộc, thúc đẩy phát triển du lịch,
đó là những giá trị văn hóa làng xã; những làng nghề truyền thống (chế biếnchè, bánh bún…) tạo nên diện mạo đặc trưng văn hóa Đất Tổ
Phát triển nông nghiệp hàng hoá tạo biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế
xã hội ở nông thôn; thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế từ kinh tế tự cung
tự cấp sang sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, với cơ cấu sản xuất và kinhdoanh đa dạng, bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp; gắntrồng trọt, chăn nuôi với công nghiệp chế biến
Phát triển nông nghiệp hàng hoá góp phần thúc đẩy ngày dịch vụ và cácngành nghề phi nông nghiệp khác ở nông thôn phát triển, giải quyết tích cựcviệc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn Là điều kiện cơ bản để phân cônglao động ngày càng hợp lý, hình thành cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ ởnông thôn, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển
Khi đời sống vật chất, đời sống tinh thần dân cư được nâng lên thì sảnxuất hàng hoá đòi hỏi vừa tạo điều kiện nâng cao trình độ mọi mặt của ngườinông dân, làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ, cách làm, phong tục, tập quáncanh tác lạc hậu
Phát triển nông nghiệp hàng hoá sẽ khơi dậy tính năng động, sáng tạocủa người nông dân, hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của họ vào thịtrường, thích ứng kịp thời trước sự biến động về giá cả, thị hiếu và nhu cầu
Trang 18của thị trường Đồng thời góp phần xoá bỏ tình trạng chia cắt kép kín trongtừng địa phương, từng đơn vị; hình thành và phát triển các mối quan hệ hợptác, phân công giữa các vùng, thúc đẩy việc giao lưu kinh tế, văn hoá giữathành thị và nông thôn, giữa trong nước và nước ngoài; thúc đẩy quá trình xâydựng nông thôn mới ở địa phương trong giai đoạn tiếp theo
1.1.2.2 Vai trò của nghiên cứu phát triển nông nghiệp hàng hoá.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng phát triển nông nghiệp hànghoá của huyện, là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển trong những nămtiếp theo; là cơ sở đánh giá tiềm năng, cơ hội và thách thức cho sự phát triểnnông nghiệp hàng hoá
Kết quả đánh giá là điều kiện đề xuất các khuyến nghị, định hướngchính sách và giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp hàng hoá của huyện
1.1.3 Đặc điểm của phát triển nông nghiệp hàng hoá của huyện Hạ Hoà
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở huyện Hạ Hoà vẫn chủ yếu
là sản xuất nông nghiệp trong khu vực kinh tế nông hộ với đặc điểm vẫn làkinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp Các khu vực kinh tế khác (kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể) chỉ thực hiện một số rất ít dịch vụ phục vụ sản xuất nôngnghiệp nhưng vai trò chưa lớn do kinh tế hàng hoá chưa phát triển
Hệ thống nông nghiệp chủ yếu canh tác truyền thống tự nhiên, tự cung
tự cấp, lượng nông sản không lớn thừa ra sau khi các hộ cân đối cho tiêudùng, một phần nhỏ đem trao đổi trên thị trường do các nhu cầu bức thiếtkhác của cuộc sống Vì vậy, hệ thống tiêu thụ nông sản mang tính tự phát
Phát triển nông nghiệp hàng hoá của huyện được xem như quá trìnhchuyển biến theo hướng tiến bộ về mọi mặt trong nông nghiệp
1.1.4 Nội dung phát triển nông nghiệp hàng hoá nói chung và ở huyện Hạ Hoà nói riêng
Qua thực tế cho thấy, phát triển nông nghiệp hàng hoá huyện Hạ Hoà
có những nội dung và đặc điểm:
Trang 19Một là, phát triển nông nghiệp hàng hoá của huyện làm tăng tổng mức
thu nhập từ nông nghiệp và tăng thu nhập nông nghiệp bình quân trên mộtđầu người Đây là đặc điểm thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền nôngnghiệp, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất người dân tronghuyện và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển
Hai là, sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp đã tạo sự biến đổi, vận
động đúng xu hướng, quy luật trong cơ cấu nông nghiệp Đây là đặc điểmphản ánh sự biến đổi về chất của nền nông nghiệp hàng hoá Dựa vào dấuhiệu cơ cấu ngành nông nghiệp mà huyện đó đạt được để phân biệt các giaiđoạn phát triển, trình độ phát triển nông nghiệp hàng hoá
Ba là, phát triển nông nghiệp hàng hoá tạo sự biến đổi ngày càng tốt
hơn trong các vấn đề xã hội Mục tiêu cuối cùng phát triển nông nghiệp hànghoá của huyện không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp, mà là phát triển kinh tế, làm giàu, xóa đói giảm nghèo, suy dinhdưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ
y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục, giữ gìn được tài nguyên thiên nhiên,bảo vệ được môi trường sinh thái cho hiện tại và cho tương lai sau này
Bốn là, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên;
mang tính thời vụ cao; đối tượng là sinh vật, chu kỳ tái sản xuất kinh tế phụthuộc vào chu kỳ tái sản xuất tự nhiên
Năm là, nông sản được cung ứng ra trên thị trường vào những thời
điểm nhất định, thường là sau thu hoạch; tuy nhiên nhu cầu về các sản phẩm
đó lại hầu như liên tục và kéo dài trong cả năm, việc dự trữ, bảo quản, chếbiến nông sản hàng hoá là tất yếu phải thực hiện Thu hoạch tập trung vàomột thời điểm cuối vụ nên làm cho các phương tiện dự trữ, bảo quản, chếbiến, vận chuyển có khi vượt quá công suất và những sản phẩm không bảoquản được phải chế biến ngay sau khi thu hoạch
Trang 20Những sản phẩm tiêu thụ không qua chế biến cần được sử dụng ngay,
do vậy yêu cầu vận chuyển, tiêu thụ đòi hỏi ngày càng cao, kịp thời; nhất làđối với những sản phẩm dễ hư hỏng, dễ giảm phẩm cấp khi vận chuyển cầnđược bảo quản tốt, tiêu thụ nhanh để đảm bảo chất lượng và hạn chế hao hụt
Sáu là, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay
thế được; sản xuất nông nghiệp phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn,phức tạp và mang tính khu vực rõ rệt; có nhiều tầng lớp dân cư, dân tộc vàtrình độ dân trí khác nhau đòi hỏi có giải pháp khác nhau
Bảy là, sản phẩm nông nghiệp do các thành phần và các tổ chức kinh
tế khác nhau sản xuất như: Doanh nghiệp nông nghiệp, Hợp tác xã nôngnghiệp, các trang trại, hộ nông dân ; trong đó phần lớn là do hộ nông dân sảnxuất Tuy nhiên, khối lượng nông sản sản xuất ra không lớn, phân tán và chấtlượng không đồng đều Do vậy quá trình tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩmrất đa dạng, phức tạp
Tám là, cần làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện,
chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi Tổ chức sản xuất rải vụ, trái
vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để chọn thời điểm thu hoạch, tiêu thụnông sản hợp lý, có hiệu quả cao
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hàng hoá
Các nguồn lực tự nhiên có tác động quan trọng tới sự hình thành, vậnđộng và sự biến đổi của nông nghiệp hàng hoá Trong các nội dung của nôngnghiệp hàng hoá thì cơ cấu ngành, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của cácnguồn lực tự nhiên còn cơ cấu các thành phần kinh tế và cơ cấu kĩ thuật ảnhhưởng ít hơn Các nhân tố đất đai, thời tiết khí hậu, vị trí địa lí, có ảnh hưởngtrực tiếp đến sự phát triển của nông nghiệp hàng hoá, qua đó ảnh hưởng tới
sự phát triển của các ngành khác Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên dẫn tới
sự khác nhau về số lượng, quy mô các ngành kinh tế trong đó nông-lâm-ngưnghiệp là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên
Trang 21Các vùng khác nhau, một mặt do vị trí địa lí khác nhau, mặt khác dotính đa dạng phong phú của tự nhiên mà có các nguồn lực tự nhiên khác nhau.
Do vậy một số vùng có những điều kiện đặc biệt thuận lợi để phát triển mộtsố ngành sản xuất tạo ra những lợi thế so với những vùng khác Đây chính là
cơ sở tự nhiên để hình thành vùng kinh tế nói chung và vùng kinh tế nôngnghiệp hàng hoá nói riêng Các vùng này được hình thành do phân công laođộng xã hội theo lãnh thổ thông qua việc bố trí ngành sản xuất trên các vùnglãnh thổ hợp lí để khai thác tiềm năng và lợi thế của vùng
Vị trí địa lí thuận lợi, tiềm năng tài nguyên phong phú của mỗi vùng
là điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển Sự phát triểncủa ngành kinh tế, thành phần kinh tế nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi đếnlượt nó lại tạo điều kiện nảy sinh nhu cầu ứng dụng rộng rãi các thành tựukhoa học công nghệ và ngày càng được nâng cao trong cơ cấu kĩ thuật củangành kinh tế
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp hàng hoá chịu ảnh hưởng trực tiếp củađiều kiện tự nhiên, xong với sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa họccông nghệ ở trình độ ngày càng cao thì có thể từng bước cải tạo được điềukiện tự nhiên cho phù hợp với mục đích của mình trong sản xuất, khoa họccông nghệ ở trình độ ngày càng cao thì con người có thể từng bước cải tạođược điều kiện tự nhiên, con người càng hạn chế được những tác động tiêucực của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp hàng hoá
1.1.5.1 Nhân tố tự nhiên
Nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản, là căn cứ để xác định mục tiêu pháttriển và phân bố nông nghiệp hàng hoá Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ cóthể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định Cácđiều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất, nước và khí hậu Chúng sẽquyết định khả năng nuôi trồng các loại cây, con cụ thể trên từng lãnh thổ,
Trang 22khả năng áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp, đồng thời có ảnh hưởnglớn đền năng suất cây trồng, vật nuôi.
* Đất đai
Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chănnuôi Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơcấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi Đất nào, cây ấy Kinhnghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với sự phát triển và phân bốnông nghiệp
Trên thế giới, nguồn tài nguyên đất nông nghiệp rất hạn chế, chiếm12% diện tích tự nhiên, trong khi dân số vẫn không ngừng tăng lên Mặc dùdiện tích đất hoang hoá còn nhiều, nhưng việc khai hoang, mở rộng diện tíchđất nông nghiệp rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và tiền của Tuy nhiên,còn việc mất đất do nhiều nguyên nhân như xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn vàchuyển đổi mục đích sử dụng Vì vậy, con người cần phải sử dụng hợp lí diệntích đất nông nghiệp hiện có và bảo vệ độ phì của đất
* Khí hậu và nguồn nước
Khí hậu và nguồn nước ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấucây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nôngnghiệp hàng hoá Sự phân chia các đới trồng trọt chính trên các vùng, miền(miền núi trung du, đồng bằng) liên quan tới sự phân đới khí hậu Sự phânmùa của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Các điều kiện thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát sinh
và lan tràn dịch bệnh cho vật nuôi, các sâu bệnh có hại cho cây trồng Nhữngtai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão… gây thiệt hại nghiêm trọng chosản xuất nông nghiệp Chính điều này làm cho ngành nông nghiệp có tính bấpbênh, không ổn định
Trang 23* Sinh vật
Các nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo là cơ sở để thuần dưỡng, tạonên các giống cây trồng và vật nuôi mới phù hợp với đặc điểm tự nhiên củađịa phương Làm thức ăn tự nhiên cho gia súc và tạo điều kiện cho phát triểnchăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi tập trung, sản xuất hàng hoá lớn
1.1.5.2 Nhân tố kinh tế - xã hội
Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới phát triển vàphân bố nông nghiệp
* Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp ở haimặt: vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là nguồn tiêu thụ các nông sản.Các cây trồng và vật nuôi cần nhiều công chăm sóc đều phải phân bố ở nhữngnơi đông dân, có nhiều lao động Truyền thống sản xuất, tập quán ăn uống củacác dân tộc có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phân bố cây trồng, vật nuôi
Người nông dân phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếpthu tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tiên tiến Bên cạnh
đó vốn là điều kiện không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh nôngnghiệp hàng hoá, là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành nôngsản hàng hoá, khi có qui mô vốn đủ lớn thì hình thành vùng chuyên nông hộsản xuất nông sản hàng hoá đúng nghĩa
* Các quan hệ sở hữu ruộng đất
Quan hệ sở hữu ruộng đất có ảnh hưởng rất lớn tới con đường pháttriển nông nghiệp và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp Việc thayđổi quan hệ sở hữu ruộng đất ở mỗi quốc gia thường gây ra những tác độngrất lớn tới phát triển nông nghiệp
* Tiến bộ khoa học kỹ thuật
Sản xuất nông nghiệp hàng hoá không thể tách rời những tiến bộ khoahọc kỹ thuật, vì nó tạo ra cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt
Trang 24Thực tế cho thấy một số nông dân trên địa bàn huyện đã rất nhạy bén tiếp thuvới tiến bộ kỹ thuật về giống, các yếu tố đầu vào, công nghệ sản xuất, thịtrường tiêu thụ, có đầu tư lớn và biết cách chấp nhận những rủi ro trong sảnxuất hàng hoá.
Như vậy việc ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ mới vào sản xuất có tácdụng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển Điều này đòi hỏiphải có những nghiên cứu để đưa tiến bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiệnhuyện vào sản xuất trên diện rộng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoáphát triển
Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp thể hiện tập trung ở cácbiện pháp cơ giới hoá (sử dụng máy móc trong các khâu làm đất, chăm sóc vàthu hoạch), thuỷ lợi hoá (xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu, hoặc áp dụng tướitiêu theo khoa học), hóa học hoá (sử dụng rộng rãi phân hoá học, thuốc trừsâu, diệt cỏ, chất kích thích cây trồng…), điện khí hoá (sử dụng điện trongnông nghiệp), thực hiện cuộc cách mạng xanh (tạo ra và sử dụng các giốngmới có năng suất cao) và áp dụng công nghệ sinh học (lai giống, biến đổi gen,cấy mô…)
Nhờ áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật, con người hạn chếđược những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt độngnông nghiệp, nâng cao năng suất và sản lượng
* Thị trường
Thị trường là một hình thức biểu hiện sự phân công lao động xã hội.Sản xuất luôn gắn với thị trường, thị trường là điều kiện, là môi trường củasản xuất và lưu thông hàng hoá, thị trường ra đời và phát triển đồng thời với
sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá Không có thị trường thì sảnxuất và trao đổi hàng hoá không thể tiến hành được Thị trường là một khâucủa quá trình tái sản xuất, là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi, mà ở đó các chủthể kinh tế cạnh tranh với nhau để xác định giá cả và sản lượng hàng hoá
Trang 25Thị trường tiêu thụ có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp vàgiá cả nông sản Thị trường còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành vàphát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp Hình thành vùng chuyên canhnông nghiệp hàng hoá với chuyên sản xuất rừng, chè, rau, thịt, sữa, trứngcung cấp cho nhu cầu của dân cư.
* Chính sách:
Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá là tổng thể cácquan điểm, tư tưởng giải pháp và công cụ để tác động lên lĩnh vực kinh tếnông nghiệp và nông thôn nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định theođịnh hướng mục tiêu tổng thể
Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá và nông thôn làmột bộ phận của chính sách phát triển kinh tế - xã hội nằm trong nhóm cácchính sách phát triển ngành kinh tế
Ở Việt Nam, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá vànông thôn mới nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển toàn diện nông - lâm
- ngư, hình thành các vùng chuyên canh với cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý,
có sản phẩm hàng hoá chất lượng tốt, đảm bảo an toàn lương thực, cung ứngcho thị trường trong nước, cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, giải quyếtvấn đề công ăn việc làm ở nông thôn
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hàng hóa trên thế giới
* Kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc
Trung Quốc là một nước có dân số đông nhất thế gới với 1,26 tỷ người,trong đó dân số nông thôn là 887 triệu, lao động nông nghiệp 333 triệu; đấtnông nghiệp có 13 triệu ha, bình quân một lao động nông nghiệp có 0,39 ha.Trước thập kỷ 70, Trung Quốc là quốc gia nghèo nhất thế giới Năm 1978,dân số nghèo đói ở nông thôn tới 250 triệu người, chiếm 30,7% tổng số dân
Trang 26sống ở nông thôn Nhưng từ thập kỷ 80, Trung Quốc tiến hành cải cách mạnh
mẽ trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhờ đó mà kinh tế TrungQuốc đã phát triển nhảy vọt
Trong suốt hơn hai thập kỷ cải cách, sản lượng lương thực bình quântăng 2,6%/năm, khiến bình quân lương thực đầu người tăng từ 306 kg/ngườinăm 1957 lên 402kg năm 1997 Trung quốc đứng đầu thế giới về sản lươngthực, thịt, bông, lạc, hoa quả… Giai đoạn 1990 đến 2000, GDP nông nghiệptăng từ 107 tỷ USD lên 172 tỷ USD, xuất khẩu nông sản đạt bình quân 32,1 tỷUSD/năm Có những thành tựu trên nhờ Trung Quốc đã áp dụng thành côngcác chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp tập trung vào sản xuất hàng hoá.Trong đó tập trung các lĩnh vực sau:
Cải cách thể chế: Giao quyền tự chủ cho nông dân, kinh tế hộ gia đình,
kinh tế hộ gia đình từng bước được khôi phục, nông dân được tiếp cận vàquản lý các công cụ và tư kiệu sản xuất, tự do hóa thị trường nông sản đã tạođộng lực cho sản xuất phát triển Cải cách cơ chế sử dụng đất đai, tiếp tục làmrõ các quyền về ruộng đất và được bảo đảm bằng pháp luật nhằm thúc đẩykinh doanh tập trung là đối tượng cơ bản trong cải cách chính sách đối vớinông nghiệp Việc lưu chuyển đất khó khăn, ắt sẽ làm cho kinh doanh quy môcông nghiệp không thể thực hiện được, hạn chế về cơ bản việc nâng cao năngsuất nông nghiệp
Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp: Tập trung đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp dựa trên nhu cầu thị trường và nguồn lực tự nhiên của từng vùng.Khuyến khích và hướng dẫn nông dân áp dụng nhiều phương pháp trồng trọt
và hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ thuật cho nông dân
Khai thác lợi thế địa hình của các vùng, tăng cường bổ trợ cho nhau về
cơ cấu nông sản, phong phú chủng loại nông sản, nâng cao thu nhập của nôngdân Đòi hỏi nhà nước làm tốt nghiên cứu khả thi, hướng dẫn hợp lý, khuyếnkhích nông dân phát triển nông nghiệp đặc sắc tuỳ theo từng địa phương
Trang 27Cải cách thuế trong nông nghiệp: Nhằm thống nhất và đơn giản hóa hệ
thống thuế trong nông nghiệp, giảm gánh nặng tài chính cho nông dân nên có tácđộng mạnh mẽ đến sự phát triển của khu vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn
Chính sách đầu tư công cộng: Trung Quốc tăng cường đầu tư công
cộng trong nông nghiệp, nông thôn bao gồm đầu tư vào kết cấu hạ tầngnông thôn, tín dụng cho sản xuất nông nghiệp, trong đó ưu tiên hàng đầu làthủy lợi và quản lý nước Tìm kiếm phương thức huy động vốn bằng nhiềukênh, giải quyết vấn đề thiếu vốn cho phát triển nông nghiệp Trước hết,đẩy nhanh phát triển các hợp tác xã tín dụng nông thôn, hạ thấp tiêu chuẩnvay ngân hàng cho nông dân Giảm những hạn chế và ràng buộc, bảo đảmcho nông dân vay số lượng ít
Chính sách thị trường: Nhằm từng bước tự do hóa các thị trường
nông sản, nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất,chế biến và thương mại Tăng cường đầu tư giáo dục cơ bản nông thôn,nâng cao trình độ giáo dục cho nông dân, chuẩn bị cho sự phát triển dài lâucủa nông thôn Chuyển dịch chi tiêu tài chính, giảm gánh nặng đóng gópgiáo dục cho nông dân
Chính sách khoa học và công nghệ: Trong suốt hơn 60 năm qua (từ
năm 1950), Trung Quốc phát triển khoa học công nghệ rất mạnh Những tiếnbộ khoa học công nghệ chủ yếu đạt được là tập trung cải tạo các giống mới cónăng suất cao, tăng luân canh và đa canh
Phát triển công nghệ nông thôn: Thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và
nhỏ; hình thức sở hữu tập thể (doanh nghiệp hương trấn), tư nhân và cổ phần
có trụ sở tại thị trấn hay huyện xã
* Kinh nghiệm phát triển của Thái Lan
Trong các quốc gia thuộc khối ASEAN, Thái Lan đứng đầu thế giới vềxuất khẩu gạo, cao su và tôm sú Nông nghiệp Thái Lan tăng trưởng khá và
Trang 28bền vững Nông thôn Thái Lan hiện có trên 38 triệu dân, chiếm 63 % tổng dânsố, có 92 % hộ gia đình ở nông thôn sống bằng nghề nông, chủ yếu là trồngtrọt và chăn nuôi, Ngành nông nghiệp Thái Lan chiếm 11 % GDP của toàn bộnền kinh tế, 50 % lao động và 25 % giá trị xuất khẩu Đạt được những thànhtựu như trên, Thái Lan đã thực hiện các chiến lược và các chính sách pháttriển nông nghiệp hàng hoá tập trung vào các lĩnh vực sau:
Chính sách đất đai: Chính phủ tạo điều kiện cho nông dân được quyền
“sở hữu tương đối” về đất đai canh tác bằng nhiều cách như chia đất công,bán rẻ trả dần, khai hoang đất mới Nông dân có quyền mua bán và luânchuyển ruộng đất theo nhu cầu cuộc sống và sản xuất Do đó, đất sản xuấtđược hình thành giá cả rõ ràng, tạo nên thị trường ruộng đất, nông dân sửdụng ruộng đất có hiệu quả, đất được bảo vệ và phát triển độ mầu mỡ trongquá trình sản xuất
Chính sách hỗ trợ đối với sản phẩm đầu vào: Nhằm giúp nông dân phát
triển sản xuất, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng các chính sách hỗ trợ dối vớisản phẩm đầu vào thông qua tổ chức các cơ quan của chính phủ chịu tráchnhiệm phân phối phân bón và từ năm 1981, Ngân hàng nông nghiệp và hợptác xã nông nghiệp cho nông dân vay vốn đầu tư vào phân bón Ở Thái Lan ,nông dân không phải trả dịch vụ nước (thủy lợi) đồng thời nhà nước bỏ thuếtất cả các loại đất kể cả đất nông nghiệp
Nghiên cứu triển khai nông nghiệp: Nhằm giúp cho nông dân kiến thức và
tiếp cận thị trường nông sản trong và ngoài nước Chính phủ đã chi cho công tácnghiên cứu triển khai nông nghiệp hơn 1,7 lần so với công tác nghiên cứu chung.Nghiên cứu và sáng chế các kỹ thuật mới, trao đổi kinh nghiệm và kiến thứcchuyên môn nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng ranh các mặt hàng nông sản
Chính sách thương mại: Để bảo vệ sản xuất trong nước Thái Lan áp
dụng thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng nông sản như thịt, rau quả,
Trang 29đường Đồng thời cũng áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp đối với các mặthàng phục vụ các ngành sản xuất trong nước, phân loại mức thuế quan theocác nhóm mặt hàng như 0% cho phân bón, 3% cho tư liệu sản xuất và công cụlao động.
Chính sách giá: Nhà nước áp dụng mức giá tối thiểu nhằm tạo thu nhập
ổn định cho người sản xuất các mặt hàng nông sản nhu lúa gạo, ngô, míađường, “lưu kho” - là công cụ quan trọng tác động đến giá của Thái Lan, ápdụng chủ yếu cho gạo, sắn , ngô… Tập trung khi phần lớn nông sản được bán
ra vào vụ thu hoạch, làm cho giá nông sản tăng lên trên mức giá tối thiểu
Chính sách đầu tư: Chính phủ Thái Lan có chính sách đầu tư, đặc biệt
cho các dự án thủy lợi xây dựng kết cấu hạ tầng, đường giao thông nôngthông để cải thiện đời sống cộng đồng ở nông thôn
1.2.2 Một số bài học kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp hàng hoá đối với huyện Hà Hòa
Trong giai đoạn phát triển mới, nhu cầu cho sản xuất nông sản hànghoá tăng mà các lĩnh vực công nghiệp, ngành nghề thủ công và dịch vụ phục
vụ nông nghiệp, nông thôn kém phát triển Do vậy, chưa chuyển giao đượcnhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp cho nông dân Người nôngdân thiếu kiến thức, nên khó tiếp thụ và làm chủ khoa học công nghệ
Vấn đề phát triển nông nghiệp hàng hoá không thể tách rời việc pháttriển thị trường tiêu thụ sản phẩm Để phát triển nhanh nông nghiệp hàng hoáphải chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản
Với tư cách là ngành sản xuất vật chất cơ bản, nông nghiệp là một bộphận quan trọng trong xã hội và toàn bộ nền kinh tế Tuy nhiên, nông nghiệp
là khu vực có nhiều khó khăn, kém phát triển, rủi ro cao…Vì vậy để phát triểnnông nghiệp hàng hoá thì không thể thiếu vai trò quản lý của Nhà nước.Trước hết là trong việc xây dựng các chính sách hỗ trợ và thực hiện chínhsách đó kịp thời
Trang 30Các giai đoạn phát triển nông nghiệp hàng hoá ở cấp độ khác nhau cóyêu cầu khác nhau, do vậy chính sách phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.Mỗi giai đoạn phát triển nông nghiệp hàng hoá lại xuất hiện những mâu thuẫnmới, những vấn đề nảy sinh cần phải giải quyết Do đó, không có chính sáchnào là bất biến mà nó luôn luôn động trong quá trình vận động của nền kinh
tế, của sản xuất nông nghiệp
Các chính sách áp dụng hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệphàng hoá đều cần thiết, như chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹthuật, chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ vốn, giá cả, bảo trợ sản xuất, chínhsách đầu tư…
Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn khác nhau, mục tiêu phát triển khác nhau
mà áp dụng các chính sách đòn bẩy Như Trung Quốc tập trung chính sáchphát triển khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp,phát triển công nghiệp nông thôn, xây dựng xí nghiệp hương trấn và nay làkinh doanh sản nghiệp hóa nông nghiệp, xây dựng xí nghiệp đầu tầu… đểphát triển kinh tế và nâng cao chất lượng nông sản
Chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá cần phải có thời điểm Hỗtrợ phát triển nông nghiệp hàng hoá để có hiệu quả thì phải thông qua cácchương trình, các đề án, dự án có mục tiêu, định hướng cụ thể Khi cần thiết
có thể không thực hiện để phát huy tính tích cực; nếu quá giới hạn thì chínhsách sẽ hạn chế tác dụng, thậm chí còn cản trở phát triển Trong xu thế toàncầu hóa và sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng thì bảo hộ không phải làchiến lược hiệu quả lâu dài Do vậy, cần tập trung hỗ trợ nông nghiệp theohướng thị trường, áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao để có thể cạnh tranhvới sản phẩm trong khu vực và quốc tế
Phát triển nông nghiệp hàng hoá phải tập trung phát triển đồng bộ,nhưng trước hết là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật phục vụsản xuất kinh doanh là nhân tố cơ bản thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng
Trang 31Để khắc phục những khó khăn hạn chế trong quá trình phát triển nôngnghiệp hàng hoá, bài học kinh nghiệm cần thực hiện tốt một số nội dung trọngtâm, cụ thể như sau:
Một là, thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển hàng hóa
tập trung quy mô lớn Xây dựng vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh, đảmbảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia Có chính sách hỗ trợ cho việcđảm bảo an ninh lương thực Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kịp thời, trựctiếp cho người nông dân đặc biệt một số ngành mũi nhọn xuất khẩu
Hai là, đưa những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất
lượng tốt phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái để sản xuất Xâydựng hệ thống bảo quản, chế biến nông sản với công suất phù hợp với quy
mô, bảo quản nông sản sau thu hoạch luôn giữ tốt chất lượng đáp ứng nhu cầucủa thị trường trong nước và xuất khẩu
Ba là, đẩy mạnh công tác thông tin, dự báo thị trường nông sản gắn với
công tác khuyến nông Tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuậttrong trồng trọt và chăn nuôi ngay tại địa phương để người dân có điều kiệntrực tiếp thực hành
Bốn là, Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hàng hoá
nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, tín dụng nông thôn, nhữngsản phẩm có thế mạnh tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển nông nghiệphàng hóa Đồng thời, cần có sự điều chỉnh kịp thời với giai đoạn phát triểncủa sản xuất hàng hoá, thậm chí có thể dừng hỗ trợ khi cần thiết
Năm là, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho nông dân để khắc phục sự
dịch chuyển trong nông nghiệp; ưu đãi nhiều hơn cho nông nghiệp Hình thức đàotạo theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, gắn việc thực hành với bảo vệ vốn sản xuất
Sáu là, cần đánh giá đúng mức độ tác động từ bên ngoài đối với các
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và tránh gây tâm trạng hoang mang cho nông
Trang 32dân Đồng thời, tăng cường cung cấp thông tin theo hướng cập nhật, chínhxác về nhu cầu của thị trường.
Bảy là, chú trọng thực hiện chính sách khuyến công, đặc biệt tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp, hộ gia đình phát triển công nghiệp sơ chế, bảoquản và chế biến sâu sản phẩm nông sản
* So với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá trong tình hình mới, hiện đang bộc lộ rõ một số mâu thuẫn cần phải giải quyết như:
Một là, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá qui mô lớn
với năng lực yếu kém của nông hộ, địa bàn cư trú phân tán, giao thông khó khăn
Hai là, mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá
với trình độ công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật ở huyện hạn chế so vớivùng đồng bằng
Ba là, mâu thuẫn giữa tăng trưởng sản xuất nông nghiệp hàng hoá với
điều kiện đầu tư chưa tương xứng cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xãhội như đường giao thông, bến bãi, đào tạo, bồi dưỡng trình độ học vấn và taynghề cho người lao động ở nông thôn
Bốn là, mâu thuẫn giữa yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế với hệ
thống cơ chế chính sách đổi mới chưa được đồng bộ và chưa phổ cập
Năm là, mâu thuẫn giữa yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực vững chắc
với việc phát triển nông sản hàng hóa có tiềm năng và lợi thế ở vùng núi
* Một số vấn đề đặt ra khi phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá Một là, công nghiệp chế biến nông sản yếu kém; công nghệ trong khâu
làm đất, vận chuyển, thu hoạch, ra hạt còn lạc hậu Chất lượng sản phẩm,năng suất ruộng đất và lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chưacạnh tranh được với thị trường bên ngoài
Hai là, đất đai nông nghiệp, lâm nghiệp bị chia nhỏ manh mún, mức
bình quân đầu người rất thấp (khoảng 300 m2/ người) trong khi dân số vẫn
Trang 33tăng khoảng 2%/năm Việc phân chia quỹ đất như hiện nay có tác dụng bảođảm “người cày có ruộng” nhưng có tính bình quân quá cao, rằng buộc ngườinông dân với ruộng đất, với trồng trọt, dẫn đến lao động nông thôn dư thừa,việc làm thiếu, thu nhập thấp, khoảng cách nông thôn - thành thị ngày càng xa
và xuất hiện xu hướng di cư tự phát giữa các vùng hoặc từ nông thôn ra thànhthị tìm việc làm cải thiện đời sống Do vậy, thiếu nguồn nhân lực để phát triểnnông nghiệp hàng hoá, vốn đòi hỏi lao động có tay nghề và nhiều lao động
Ba là, vấn đề tiêu thụ nông sản, thủy sản rất khó khăn đã tác động tiêu
cực đến thu nhập, đời sống, làm giảm cầu công nghiệp và dịch vụ Thị trườngnông thôn kém đã tác động tiêu cực đến “đầu vào” và “đầu ra” của sản phẩmnông nghiệp Tư thương đã chi phối gần như toàn bộ thị trường nông thôn:vật tư, phân bón, điện nước và cả nông sản Tình trạng ép cấp, ép giá làm chonông dân thua thiệt về lợi ích kinh tế, không yên tâm đầu tư vốn và công nghệ
mở rộng sản xuất
Bốn là, môi trường sinh thái bị suy giảm, mất cân đối, khai thác trắng
làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có Đó là những điều kiện cầnquan tâm xử lí cả về kinh tế, tổ chức và đầu tư cho lâm nghiệp, thủy sản
Tóm lại, từ những vấn đề đã nêu ở trên có thể rút ra một số nhận xét sau:
Phát triển nông nghiệp hàng hoá đòi hỏi phải “phát triển bền vững” nóichung và “phát triển bền vững trong nông nghiệp, nông thôn” nói riêng vàphải được thực hiện từ từng nông hộ
Phát triển nông nghiệp hàng hoá có nét đặc thù riêng như tuân thủ mộtsố quy luật của phát triển Đặc biệt chú ý xây dựng các mô hình phát triển sảnxuất nông nghiệp hàng hoá ở nông hộ có hiệu quả cao để nhân rộng nhanhnhằm rút ngắn khoảng cách thu nhập của nông hộ so với vùng đồng bằng,đồng thời phải khai thác nguồn lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Trang 34Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở nông hộ cần đánh giá đúngnhững nhân tố tác động, nhất là cơ chế thị trường và môi trường kinh doanh.
Thực tiễn phát triển nông sản hàng hoá ở nông hộ của một số nước,vùng lãnh thổ trên thế giới và Việt Nam trong đổi mới cho phép rút ra nhữngbài học kinh nghiệm lớn tập trung xung quanh các chủ đề, đó là: Chính sáchtiến bộ, đầu tư cho khoa học công nghệ và kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nôngthôn, vai trò nhà nước trong đầu tư và hỗ trợ, chiến lược và bước đi phù hợp,trách nhiệm và sự năng động của các ngành ngoài nông nghiệp, các thànhphần kinh tế, các chủ thể kinh doanh là nông hộ
Trang 35Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết một số câu hỏi sau:
- Thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hóa tại huyện Hạ Hòa hiệnnay diễn ra như thế nào?
- Đâu là những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ đối với phát triểnnông nghiệp hàng hóa tại huyện Hạ Hòa?
- Để đẩy mạnh phát triển hàng hóa, huyện Hạ Hòa cần có nhữngphương hướng, giải pháp gì trong thời gian tới?
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Hạ Hoà là huyện thuần nông của tỉnh Phú Thọ, lao động làm nôngnghiệp chiếm 94,5 % tổng dân số toàn huyện Do vậy, giá trị sản xuất nông,lâm nghiệp hàng năm chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập các ngành kinh
tế, nên nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện Tuynhiên, sản xuất hàng hoá của huyện chủ yếu mang tính tự phát, chưa theo kịpthị trường, sản xuất manh mún chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng, chưa sảnxuất hàng hoá lớn Để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo thì tất yếu phảiphát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá Do vậy,nghiên cứu các giải pháp phát triển nông nghiệp hàng hóa tại huyện Hạ Hòa
có ý nghĩa thực tiễn và có thể sử dụng kết quả nghiên cứu cho các địa phươngkhác trong tỉnh và các địa tỉnh lân cận
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập thông tin đã công bố: Là việc tập hợp các tài liệu, số liệu có
liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu và đã được công bố của các cơ quanthống kê; các chuyên đề điều tra, nghiên cứu
Trang 36Tiến hành tổng hợp số liệu nghiên cứu từ các báo cáo hàng năm củaUBND huyện về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hoá và sốliệu thống kê của Chi cục thống kê huyện Hạ Hoà, thông qua các bước:
Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nộidung và địa điểm dự kiến thu thập; Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin;Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp; Kiểm tra tính thực tế của thôngtin thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo
2.2.3 Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi điều tra thu thập thông tin sử dụng chương trình máy tính Excelđể tổng hợp số liệu và xử lý tính toán các chỉ tiêu kinh tế
* Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan
phục vụ đề tài nghiên cứu Từ đó, các số liệu được phân tổ, thiết lập thành cácbảng biểu, đồ thị
2.2.4 Phương pháp phân tích
* Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống
kê để phân tích biến động và xu hướng biến động cho phát triển nôngnghiệp của huyện
* Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh
tình hình phát triển nông nghiệp qua các giai đoạn, các năm, so sánh thực tếvới kế hoạch
* Phương pháp dự báo thống kê: Phương pháp này dùng để giúp cho
việc đưa ra định hướng và giải pháp cơ sở có khoa học
* Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT:
SWOT là tập hợp những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh:Strengths (điểm mạnh),Weakneses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) vàThreats (thách thức) Đây được xem là công cụ rất hữu ích giúp chúng ta tìmhiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý triển khai thực hiệnsản xuất hàng hoá của huyện
Trang 37SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu những tác đồng từ môitrường bên ngoài và bên trong của đối tượng nghiên cứu, nhằm đưa ra nhữnggiải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểmyếu và giảm các nguy cơ, rủi ro
Thông qua việc phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu,phương hướng phát triển và các nguồn lực của mình, đơn vị có thể thiết lập vàkết hợp, xét về nguyên tắc có bốn loại kết hợp:
[1] Cơ hội với điểm mạnh (OS): Phát huy thế mạnh của mình nhằmkhai thác cơ hội
[2] Đe dọa với điểm mạnh (TS): Sử dụng các mặt mạnh của mình nhằmđối phó với những nguy cơ
[3] Cơ hội với điểm yếu (OW): Tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phụccác điểm yếu
[4] Đe doạ với điểm yếu (TW): Giảm thiểu các mặt yếu của mình vàtránh được nguy cơ
Thể hiện cụ thể thông qua bảng sau:
Trang 38nghiệp ở huyện Hạ Hoà, trên cơ sở đó có những định hướng giải pháp thúcđẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
* Phương pháp dự báo kinh tế: Sử dụng phương pháp này để xây dựng
phương hướng, mục tiêu định hướng và giải pháp để thúc đẩy nhanh quá trìnhphát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển nông nghiệp hàng
hoá của một địa phương căn cứ vào:
* Nhóm chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
Chỉ tiêu về tốc độ tăng trường ngành nông nghiệp: Gồm các chỉ tiêu vềtốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp sản xuất hàng, tốc độ tăng trưởng củalĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi theo hướng hàng hoá
Chỉ tiêu về cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp sản xuất hàng hoá; Gồm
cơ cấu lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp hànghoá; cơ cấu các nhóm cây trồng vật nuôi chủ yếu như: nhóm cây lương thực,nhóm cây công nghiệp, nhóm chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Giá trị sản xuất bình quân/ha canh tác đối với một số mô hình canh tác
và loại cây trồng chủ yếu
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và kết quả sản xuất nông nghiệp
Chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ yếu.Chỉ tiêu về số lượng đàn gia súc, gia cầm; sản lượng thịt
Giá trị sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sản xuất nông sản hàng hoá
Quy mô diện tích, sản lượng vùng sản xuất hàng hoá tập trung của mộtsố loại cây trồng như: rau, lúa, sắn, chè, cây ăn quả và quy mô vùng chăn nuôitập trung
Giá trị sản lượng nông sản hàng hoá chủ yếu; tỷ suất nông sản hàng hoáđối với một số nông sản chủ yếu; sản lượng, kim ngạch xuất khẩu nông sản
Trang 39* Nhóm chỉ tiêu phản ánh về mức độ và biến động của sản xuất
Số tuyệt đối: diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi
Số tương đối: so sánh cơ cấu diện tích, năng suất sản lượng
Số bình quân: thu nhập bình quân, thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi,
Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng
Tốc độ phát triển bình quân của diện tích, năng suất, sản lượng
Thời gian tiến hành sản xuất, những nhân tố phụ thuộc như thị trường
và sự tiếp cận của người dân
Nguyên nhân dẫn đến quyết định sản xuất (hiệu quả kinh tế, sở thích,tập quán )
Ảnh hưởng các hình thức sản xuất đến kết quả và hiệu quả sản xuấtnông nghiệp hàng hoá
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh cách tiếp cận đầu vào cho sản xuất
Nguồn lực đất đai
Nguồn giống cho sản xuất
Phân bón và nguồn thức ăn chăn nuôi
Nguồn lực lao động cho sản xuất
Quy trình công nghệ trong sản xuất
Nguồn vốn cho sản xuất
* Nhóm chỉ tiêu về hình thức tổ chức và ứng dụng khoa học công nghệ
Quy mô sản xuất của nông hộ: quy mô diện tích, thời gian sản xuất
Tổ chức sử dụng lao động khoa học: tổ chức lao động trong hộ gia đình
và trong từng công đoạn, theo chu kỳ kinh doanh từng sản phẩm được phảnánh ở khả năng tăng năng suất, hạ giá thành và tăng hiệu quả sản xuất
Ứng dụng quy trình kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh về tiêu thụ sản phẩm
Trang 40Đối tượng, kênh tiêu thụ sản phẩm: Tỷ lệ các sản phẩm đã bán cho ai,
ai là người tiêu thụ chính, tỷ lệ % bao nhiêu?
Tỷ lệ % nơi bán sản phẩm: ở nhà, ở chợ địa phương hay khu thương mại?
Tỷ lệ % liên doanh, hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm?
Thị trường trong và ngoài vùng, khả năng tiêu thụ của sản phẩm
Cách tiếp cận và ứng xử với thị trường tiêu thụ sản phẩm
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh về kết quả sản xuất hàng hoá
Kết quả của sản xuất: số lượng, chất lượng của sản phẩm nông sản
Sử dụng sản phẩm: tiêu dùng, để làm giống hoặc bán ra thị trườngHiệu quả kinh tế của sản phẩm nông sản được sản xuất:
+ Giá trị sản xuất (Gross Output - GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vàdịch vụ mà các hộ thu được trong một năm
+ Chi phí trung gian: (Intermediate Cost - IC): là chi phí vật chấtthường xuyên và dịch vụ mà các hộ sử dụng trong quá trình sản xuất của cảivật chất và dịch vụ khác trong một năm
+ Giá trị gia tăng (Value Add - VA): là toàn bộ phần giá trị sản xuấtđược tăng lên trong quá trình sản xuất của 1 năm, được tính theo công thức: