Thực trạng kênh tiêu thụ nông sản hàng hoá (lương thực, thực phẩm)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện hạ hoà theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2013 2020 (Trang 61 - 64)

2. Cơ cấu hộ theo ngành sản xuất chính % 100

3.3.Thực trạng kênh tiêu thụ nông sản hàng hoá (lương thực, thực phẩm)

Hầu hết nông dân trong khu vực quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá không căn cứ vào thị trường để lựa chọn chủng loại sản phẩm cũng như khối lượng sản phẩm sẽ sản xuất ra. Sản lượng sản xuất ra chủ yếu được để làm lương thực cho gia đình, tuy nhiên do sản xuất dư thừa nên họ bán ra thị trường và trở thành sản phẩm hàng hoá.

Thực tế trên địa bàn huyện cho thấy các kênh tiêu thụ sản phẩm lương thực, thực phẩm (lúa, ngô, đậu tương, rau xanh, thịt bò, cá…) thông qua hình thức chủ yếu như sau: 1

2 3 3 Hộ nông dân sản xuất lương thực, thực phẩm Hộ nông dân sản xuất lương thực, thực phẩm Bán cho các hộ khác Bán cho các hộ khác

Tiêu dùng trong gia đình

Tiêu dùng trong gia đình

Đại lý thu gom ở xã, thị trấn

Đại lý thu gom ở xã, thị trấn

Đại lý thu gom ở huyện (DN, đại lý)

Đại lý thu gom ở huyện (DN, đại lý)

Đại lý thu gom ở tỉnh

Đại lý thu gom ở tỉnh Tiêu thụ tỉnh ngoài (trong nước) Tiêu thụ tỉnh ngoài (trong nước) Xuất khẩu Xuất khẩu Chăn nuôi, chế biến Chăn nuôi, chế biến Tiêu dùng gia đình Tiêu dùng gia đình

Sơ đồ 3.1. Các kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hoá của hộ nông dân huyện Hạ Hoà

Đối với nhóm hộ tự cấp mặc dù có thể thiếu lương thực, thực phẩm nhưng do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hàng hoá khác nên họ bán một lượng nhỏ ra thị trường, nhóm này chủ yếu tiêu thụ qua kênh 1 (chủ yếu bán cho người cùng xã, thị trấn).

Hoạt động trao đổi mua bán lương thực, thực phẩm kém phát triển, không có sự liên hệ giữa người bán vật tư kỹ thuật đầu vào với người sản xuất, đại lý tiêu thụ và doanh nghiệp chế biến sản phẩm. Đến vụ thu hoạch, một số lượng rất nhỏ những thu gom tham gia thu nông sản tại địa bàn, những thu gom này phần lớn là những người quen. Giá cả thu mua phụ thuộc vào giá tại thời điểm thu hoạch.

Mặt khác, một số ít hộ nông dân được mua phân bón, thức ăn của những đại lý thu gom xã theo hình thức trả chậm nên khi đến vụ thu hoạch họ phải bán cho đại lý để trả nợ. Do vậy, sự quan tâm của họ đến giá cả thị trường hầu như rất ít, họ hoàn toàn tin vào giá của những đại lý thu gom đưa ra. Các đại lý thu gom hoạt động hầu như riêng lẻ, chỉ thu mua tập trung vào thời điểm ngay sau khi người dân thu hoạch.

Đại lý thu gom xã, thị trấn: Thường mỗi xã, thị trấn chỉ có 1-2 người có điều kiện kinh tế, có thông tin và quan hệ với bên ngoài đứng ra thu mua với khối lượng trung bình và thường thu gom vào tất cả các tháng trong năm. Đại lý thu gom ở các xã, thị trấn thường ở gần chợ hoặc trung tâm xã nên hoạt động thu mua diễn ra mạnh vào các phiên chợ và trong các tháng sau thu hoạch.

Đại lý thu gom huyện (tập trung ở thị trấn Hạ Hoà): Tham gia thu gom từ các xã, thị trấn bao gồm các hộ gia đình và các doanh nghiệp chế biến và thương mại.

Tuy nhiên, do khối lượng sản phẩm của người dân thường ít và manh mún nên đại lý thu gom huyện không đặt trực tiếp các điểm thu mua tại tất cả các xã, mà chủ yếu thu gom ở những xã có nhiều sản phẩm, gần thị trấn, có điều kiện giao thông thuận tiện.

Khi các đại lý ở các xã đã đủ chuyến ô tô, đại lý thu gom huyện sẽ vận chuyển về trụ sở, doanh nghiệp chế biến hoặc bán lại cho thu gom tỉnh. Tương tự như đại lý thu gom xã, thu gom huyện cũng biết trước giá bán (thu gom tỉnh, thu gom Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái cung cấp) để xác định giá mua vào.

Đại lý thu gom tỉnh: Hoạt động thu mua được diễn ra tất cả các tháng trong năm, phương tiện vận chuyển là ô tô. Tuy nhiên, đại lý thu gom tỉnh chỉ tiến hành thu mua theo đợt từ 1-2 ngày/2 tuần. Do không có nhà kho và hệ thống bảo quản nên khối lượng thu mua của đại lý thu gom tỉnh không tăng lên nhiều trong thời điểm mùa vụ thu hoạch.

Những trở ngại trong tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm của nông hộ:

Do điều kiện đất đai, lao động và kinh nghiệm khác nhau, khối lượng sản phẩm hàng hoá không lớn, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu dùng để làm lương thực cho gia đình. Mặt khác, hệ thống đại lý thu gom xã, huyện thiếu

và không đồng bộ, hộ sản xuất hàng hoá thường không có thông tin về thị trường nên bị ép giá khi bán sản phẩm.

Thiếu vốn: Để giải quyết khó khăn về vốn, các hộ nông dân sản xuất hàng hoá phải bán sản phẩm ngay sau khi thu hoạch, đây là thời điểm giá bán thường thấp nhất trong năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện hạ hoà theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2013 2020 (Trang 61 - 64)