2. Cơ cấu hộ theo ngành sản xuất chính % 100
4.3.2. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật công nghệ
Để phát triển sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất cần phát huy liên kết trong tổ chức sản xuất theo hình thức đổi công trong sản xuất, tuy nhiên cũng cần phải chuyên môn hoá trong sản xuất của từng cá nhân trong hộ.
Phát triển mô hình liên kết các nông hộ, hình thành các nhóm sở thích để trao đổi kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi và thông tin về thị trường từ đó phát triển thành trang trại với quy mô lớn. Tổ chức học hỏi cách làm ăn giữa nhóm hộ sản xuất hàng hoá, nhóm hộ nửa tự cấp và nhóm hộ tự cấp không sản xuất hàng hoá nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp hàng hoá ở huyện trong thời
gian tới. Vì thế, huyện cần chủ động giải quyết vấn đề theo hai nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất: Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ
mới vào sản xuất thông qua “cuộc cách mạng sinh học” và “hóa học hóa” trong sản xuất nông nghiệp:
Đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai áp dụng các giống mới phù hợp và có hiệu quả cao vào sản xuất. Đặc biệt là các giống cây trồng có năng suất cao như: Lúa lai, ngô lai, các giống đậu, đỗ, lạc, các cây ăn quả có giá trị và các vật nuôi thích hợp như: lợn lai,bò lai sind, gà, vịt, ngan, ngỗng siêu thịt, siêu trứng…
Thực hiện “hóa học hóa” sản xuất nông nghiệp và sử dụng đầu vào công nghiệp một cách hợp lý, đặc biệt là phân bón, thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y…
Thứ hai: Tăng cường và chủ động phát triển công tác khuyến nông,
khuyến ngư tới người dân trong toàn huyện:
Đổi mới phương thức nhằm tăng cường hiệu quả công tác khuyến nông nói chung và khuyến nông cơ sở nói riêng.
Mở rộng các lớp tập huấn, buổi tham quan, trình diễn để người dân tận mắt thấy được hiệu quả của mô hình, từ đó có quyết định đầu tư đúng đắn.
Xác định đối với nông nghiệp thì giống là “tiền đề’ và phân bón, thức ăn là “cơ sở” để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình giống cây trồng, vật nuôi. Tổ chức tốt hệ thống sản xuất giống và cung ứng giống, tăng cường quản lý nhà nước về công tác giống. Đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với từng vùng sinh thái nhằm tạo ra bước phát triển mới về chất lượng sản xuất nông nghiệp cung cấp đủ nguyên liệu có chất lượng cho chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Đối với giống cây cây lương thực: Đẩy mạnh sản xuất, cung ứng giống
mới tiến bộ kỹ thuật sản xuất trong nước và nhập nội để đưa nhanh vào sản xuất; đảm bảo cung ứng đủ giống tiến bộ kỹ thuật cho trên 90% diện tích sản xuất cây lương thực.
Đối với giống chè: Đưa giống chè chất lượng tốt vào trồng để nâng cao
chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đồng thời đưa giống chè nhập nội có chất lượng cao như: Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, LDP1, LDP2 vào trồng. Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến (công nghệ lai, công nghệ mô, hom) trong khâu sản xuất giống, tăng cường quản lý chất lượng giống, tiếp tục nghiên cứu khảo nghiệm đưa một số giống chè nhập nội vào sản xuất để có nguyên liệu chè tốt cho chế biến.
Đối với giống vật nuôi: Tập trung phát triển giống lợn ngoại, lợn lai
kinh tế ở vùng thấp và phát triển giống lợn địa phương. Đẩy mạnh dự án cải tạo đàn bò địa phương và đẩy mạnh thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo để nâng cao trọng lượng và chất lượng đàn bò, phấn đấu đến năm 2020 có 45% đàn bò lai trong tổng đàn.
Đối với các loại giống cây trồng, vật nuôi khác: Khảo nghiệm, chọn lọc
đưa nhanh các giống cây ăn quả, lạc, đậu tương tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi, đảm bảo an toàn cho sản xuất theo hướng một nền sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ bền vững. Vì vậy, cần thiết phải quy hoạch thành vùng chăn nuôi tập trung để quản lý và kiểm soát dịch bệnh, kịp thời phòng chống dịch khi xẩy ra.
Tạo điều kiện để nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cơ giới hoá các khâu làm đất, chăm sóc, tưới tiêu khoa học, phòng trừ dịch bệnh... Thực hiện các biện pháp canh tác nông nghiệp bền vững, nhất là đối với đất dốc; hạn chế sử dụng hoá chất độc hại trong nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, an toàn.