2. Cơ cấu hộ theo ngành sản xuất chính % 100
4.3.6. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Bổ sung và ban hành hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ để khuyến khích phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Thực hiện phân cấp tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách; đồng thời tăng cường quản lý, giám sát việc thực hiện, đảm bảo chính sách đến được đúng đối tượng thụ hưởng một cách kịp thời, thuận lợi.
Về chính sách đất đai: Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai theo
luật định để kiểm soát chặt chẽ quỹ đất phục vụ sản xuất. Bảo đảm hài hoà quyền lợi của người sử dụng đất trong quá trình giải toả, thu hồi đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Khuyến khích việc tập trung ruộng đất đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá; nhưng phải được quản lý, giám sát chặt chẽ, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp - nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận chuyển quyền sử đất, tạo điều kiện cho người sản xuất nông nghiệp hàng hoá yên tâm đầu tư phát triển. Các tổ chức, cá nhân không phải là nông dân có quyền được thuê đất để tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
Về chính sách đầu tư: Bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh
vực phát triển nông nghiệp hàng hoá. Bổ sung, banh hành cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân để khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá và sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực.
Về chính sách thuế: Tiếp tục thực hiện tốt chính sách miễn, giảm thuế theo chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh. Nghiên cứu, áp dụng việc miễn, giảm thuế phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh vào lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản.