Thực trạng phát triển nông nghiệp theo cơ cấu vùng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện hạ hoà theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2013 2020 (Trang 56 - 61)

2. Cơ cấu hộ theo ngành sản xuất chính % 100

3.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo cơ cấu vùng

Kinh nghiệm cho thấy, để hình thành cơ cấu lãnh thổ hợp lí cần hướng vào những khu vực có lợi thế so sánh. Đó là những khu vực có điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu tốt và có vị trí địa lí, giao thông quan trọng, gắn các thành phố các khu công nghiệp sôi động, là điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng khác trong cả nước và với nước ngoài, có khả năng tiếp cận

và hòa nhập nhanh chóng vào thị trường hàng hóa dịch vụ. So với cơ cấu ngành, cơ cấu vùng có sức ỳ và tính trì trệ hơn. Do vậy xây dựng vùng chuyên môn hóa nông-lâm-ngư cần được xem xét cụ thể, cần nghiên cứu kĩ và thận trọng, nếu mắc sai lầm rất khó khắc phục và chịu tổn thất lớn

Trong quá trình sản xuất hàng hóa đã từng bước hình thành các vùng và tiểu vùng sản xuất chuyên môn hóa ngày một lớn và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Vùng chuyên trồng trọt hàng hoá

Vùng chè tập trung tại các xã Yên Kỳ, Hương Xạ, Phương Viên, Cáo Điền, Gia Điền, Ấm Hạ, Hà Lương, Vĩnh Chân, Phụ Khánh.

Vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung tại các xã Đại Phạm, Lệnh Khanh, Phụ Khánh, Vô Tranh, Hà Lương, Lang Sơn, Minh Côi, Xuân Áng, Quân Khê.

Vùng trồng lúa hàng hoá tập trung tại các xã Vụ Cầu, Mai Tùng, Minh Hạc, Y Sơn, Hiền Lương, Động Lâm, Lâm Lợi, Chuế Lưu, Văn Lang, Bằng Giã, thị trấn Hạ Hoà, Liên Phương, Đan Thượng.

Vùng chuyên chăn nuôi hàng hoá:

Vùng chuyên chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò thịt), nuôi động vật có giá trị kinh tế cao (nhím, dúi, lợn rừng, cầy hương…) tập trung tại các xã Đại Phạm, Lệnh Khanh, Phụ Khánh, Vô Tranh, Hà Lương, Xuân Áng, Quân Khê, Y Sơn.

Vùng chuyên nuôi gia súc, gia cầm tập trung Vụ Cầu, Mai Tùng, Minh Hạc, Minh Côi, Bằng Giã, Y Sơn, Hiền Lương, Động Lâm, Lâm Lợi, Chuế Lưu, Văn Lang, Bằng Giã, thị trấn Hạ Hoà.

Vùng chuyên nuôi thuỷ sản: Vụ Cầu, Minh Côi, Bằng Giã, Y Sơn, Hiền Lương, Động Lâm, Lâm Lợi, Chuế Lưu, Văn Lang, Bằng Giã, Lệnh Khanh, Phụ Khánh, Vô Tranh, Xuân Áng, Quân Khê, Chính Công, Yên Luật.

3.2.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hoá theo thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế là sự thể hiện vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong nông nghiệp. Do trình độ phát triển và trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất không đều nhau nên quan hệ sản xuất cũng đa dạng, thích ứng với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong nông nghiệp phát triển phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại là lực lượng chủ yếu trực tiếp tạo ra nông sản phẩm hàng hoá cho nền kinh tế quốc dân và kinh tế hộ tự chủ đang trong xu hướng chuyển dịch từ kinh tế hộ từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa nhỏ tiến tới hình thành các trang trại.

3.2.3.1. Hộ nông dân

Huyện Hạ Hoà có số hộ sống trong khu vực nông thôn là chủ yếu, là lực lượng sản xuất và cung cấp hàng hoá nông sản trên thị trường. Nhận thức rõ tầm quan trọng phát triển kinh tế hộ, huyện đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích tạo điều kiện phát triển, khuyến khích nông dân làm giàu chính đáng. Tuy nhiên kinh tế hộ nông nghiệp hiện nay có quy mô sản xuất nhỏ bé, đa số là các hộ sản xuất tự nhiên, tự cấp tự túc, trình độ, phong tục tập quán sản xuất còn lạc hậu; sản xuất hàng hoá mới bắt đầu phát triển.

Thực tế hiện nay cho thấy, hộ thuỷ sản có đất canh tác ít, sản xuất nông nghiệp chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Nguồn thu nhập chính của hộ thuỷ sản từ đầu tư dưới nhiều hình thức như quảng canh đối với những hộ thuê thầu các hồ đập lớn; những hộ có diện tích mặt nước ít tập trung vào đầu tư bán thâm canh, đưa giống cá có chất lượng cao và cho thu nhập tương đối cao (bình quân 1 sào thu được 2,5 triệu đồng).

Hộ nông nghiệp có diện tích canh tác lớn, thu nhập mang lại cho hộ là chủ yếu từ trồng lúa, màu, vải và chăn nuôi lợn, gà, vừa để phục vụ cho gia

đình và tận dụng phế phẩm nông sản cho chăn nuôi. Do sản xuất nhỏ lẻ còn mang tính tự cung, tự cấp nên cho thu nhập không cao; những hộ thực hiện sản xuất hàng hoá thì quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu khối lượng sản phẩm lớn cùng thời điểm trên thị trường.

Hộ lâm nghiệp có thu nhập theo từng chu kỳ do trồng rừng có thời gian phát triển dài (nhanh nhất là 5 năm). Thời gian này thu nhập chính của hộ là thu nhặt từ rừng (măng, củi, nuôi ong mật...), còn sản xuất nông nghiệp chỉ để phục vụ cho sinh hoạt của gia đình.

Phát triển mô hình kinh tế trang trại là một trong những hướng để nông nghiệp có điều kiện phát triển theo hướng hàng hoá. Toàn huyện năm 2012 có tổng số trang trại sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản đã được cấp giấy chứng nhận là 49 trang trại, tăng 27 trang trại so với năm 2006; 4 trang trại so với năm 2009. Diện tích bình quân của một trang trại sử dụng 12,4 ha đất, bình quân 7,8 lao động; bình quân vốn của một trang trại là 153,7 triệu đồng, giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân một trang trại là là 72,5 triệu đồng, thu nhập bình quân của một trang trại là 39,2 triệu đồng.

Đối với trang trại trồng cây ăn quả và trang trại lâm nghiệp hầu như các chủ trang trại đầu tư rất ít, chủ yếu là đầu tư ban đầu, loại hình này tuy có hiệu quả trên 1 đồng vốn cao nhưng thời gian quay vòng đồng vốn chậm bởi vì chu kì sản xuất dài từ 3-10 năm.

Đối với trang trại chăn nuôi, do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá cả các yếu tố đầu vào tăng, bên cạnh đó đa số các trang trại chăn nuôi lợn trong trong huyện còn mang tính chất nhỏ lẻ, tính chất quy mô chưa cao, nhiều nhất cũng chỉ đạt 40 con/lứa, cùng với trang trại chăn nuôi lợn thì trang trại chăn nuôi gà, ngan, vịt theo kiểu công nghiệp nhưng với quy mô nhỏ từ 500 - 1000 con gà/lứa và 300 con ngan/lứa…dẫn đến hiệu quả mang lại chưa cao, tuy nhiên thời gian quay vòng đồng vốn nhanh hơn các mô hình khác.

Với trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp, do tính chất khác với các loại hình khác là sản phẩm tạo ra là đa dạng, đầu tư vào nhiều lĩnh vực như mô hình vườn - rừng - ao - chuồng, hay vườn - ao - chuồng kết hợp nên sẽ giảm được rủi do khi có biến động giá, hay dịch bệnh. Tuy nhiên, mô hình này cũng tạo ra nhiều bất cập là sản xuất thường nhỏ lẻ, khối lượng hàng hóa tạo ra trong từng loại sản phẩm là chưa nhiều.

Nói tóm lại: từ những kết quả thực tế tôi thấy, trang trại chăn nuôi và

trang trại lâm nghiệp đang có ưu thế về hiệu quả sử dụng đất, vốn; còn đối với hiệu quả sử dụng vốn và lao động thì trang trại lâm nghiệp và trang trại trồng cây ăn quả đang chiếm ưu thế, đối với trang trại sản xuất theo hướng tổng hợp do chưa có kinh nghiệm về quy hoạch, hay cách kết hợp giữa các cây con…vì vậy hiệu quả mang lai chưa cao. Do vậy, trong thời gian tới cần khắc phục những điểm yếu kém, tồn tại trong phát triển kinh tế hộ hàng hoá và trang trại để có giải pháp tạo khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn.

3.2.3.2. HTX nông nghiệp, HTX dịch vụ thuỷ lợi

Việc hình thành các HTX nông nghiệp, HTX dịch vụ thuỷ lợi đã góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động nông nghiệp của huyện với thu nhập trung bình 17,5 triệu/năm. Đây là một con số không lớn, tuy nhiên với một huyện miền núi nghèo thì việc tạo ra thu nhập thường xuyên cho người lao động như vậy bước đầu góp phần giải quyết khó khăn và khuyến khích người nông dân yên tâm sản xuất.

Các lĩnh vực hoạt động của các Hợp tác xã chủ yếu là: cung ứng giống thủy sản, giống gia cầm; chăn nuôi gia súc, gia cầm; thu mua và chế biến lâm sản phụ. Đây là những lĩnh vực rất thiết thực cho người dân địa phương bởi nhu cầu của người dân hiện nay ngày càng tăng.

Mặt khác nông dân khi tham gia vào HTX, quy mô sản phẩm lớn hơn, do đó tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của nông hộ trên thị trường. Tuy nhiên, các HTX ở huyện còn gặp nhiều khó khăn thiếu vốn để mua đầu vào,

chưa được sự tư vấn hỗ trợ của các cơ quan, các cấp chính quyền để quảng bá sản phẩm thúc đẩy các HTX phát triển.

3.2.3.3. Các doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp.

Việc hình thành các doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp giúp cho người dân địa phương có được công ăn việc làm ổn định khi làm việc tại các doanh nghiệp. Đồng thời cũng giúp cho việc tiêu thụ lâm sản, thủy sản của người dân xung quanh được dễ dàng, người dân yên tâm đầu tư phát triển trồng rừng kinh tế, nuôi trồng thủy sản.

Hạ Hoà vẫn là một huyện nghèo, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, người dân huy động một lượng vốn lớn để thành lập doanh nghiệp là một điều rất khó khăn. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 12 doanh nghiệp, công ty hoạt động chế biến nông sản, lâm sản. Các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản tập trung vào lĩnh vực chế biến chè đen xuất khẩu và bóc gỗ…

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện hạ hoà theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2013 2020 (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w