Thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hoá huyện Hạ Hoà giai đoạn 2006

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện hạ hoà theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2013 2020 (Trang 49 - 56)

2. Cơ cấu hộ theo ngành sản xuất chính % 100

3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hoá huyện Hạ Hoà giai đoạn 2006

2006 - 2012

Sản xuất nông lâm nghiệp của Hạ Hoà có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững ổn định chính trị và đảm bảo an ninh quốc phòng. Điều kiện sản xuất nông nghiệp hàng hoá hiện nay của huyện còn nhiều khó khăn và mang nặng tính tự cấp, tự túc, tỷ suất nông sản hàng hoá thấp.

Trong giai đoạn 2006 - 2012, huyện Hạ Hoà luôn quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp nên đã bước đầu phát triển, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có sự chuyển dịch tích cực; đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất, như: vùng chè, lúa, sắn, đỗ tương, lạc, chăn nuôi... Tuy nhiên, quy mô sản xuất hàng hoá còn nhỏ và chưa tập trung, chất lượng hàng hoá và năng lực cạnh tranh chưa cao; nhận thức chuyển đổi cây trồng, vật nuôi còn hạn chế.

Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2012 đạt bình quân 5,7%/năm. Một số lĩnh vực sản xuất có tốc độ tăng trưởng khá cao như: Nhóm cây có bột (ngô, sắn..) 7,8 %, cây ăn quả (vải, xoài, bưởi…) 11,2%, nhóm cây công nghiệp, cây nguyên liệu (chè, keo lai, tre, luồng…) 12,3%.

Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp: Giảm từ 54,6% năm 2006 xuống còn 32,5% năm 2012.

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học-kĩ thuật đặc biệt sự phát triển của nông nghiệp hiện đại, cơ cấu kinh tế nông nghiệp được cải biến nhanh chóng theo hướng sản xuất hàng hóa, theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Hiện nay trong nông nghiệp không chỉ bao gồm ngành trồng trọt và chăn nuôi nó còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Do vậy, trong cơ cấu ngành cần phải xét tới sự dịch chuyển của ngành thủy sản, lâm nghiệp và dịch vụ.

Cơ cấu ngành của kinh tế nông nghiệp bao gồm các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Trong mỗi nhóm ngành lại chia thành những ngành hẹp hơn. Trong trồng trọt lại chia thành cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả…Trong chăn nuôi được phân chia thành: đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm…

* Ngành trồng trọt:

Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và còn là nguồn xuất khẩu có giá trị theo giá trị sử dụng.

Cây lương thực là nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột và cả chất dinh dưỡng cho người và gia súc, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và còn là hàng hoá xuất khẩu có giá trị.

Diện tích cây trồng hàng hoá của huyện giai đoạn 2006 - 2012 được quan tâm đầu tư và phát triển về diện tích. Huyện Hạ Hoà đã thực hiện tốt 4 chương trình kinh tế trọng điểm của huyện, trong đó chú trọng phát triển một số cây trồng cho giá trị kinh tế cao như rau xanh, chuyển đổi diện tích trồng chè cũ sang trồng chè lai, chè chất lượng cao. Đặc biệt, huyện đã chú trọng phát triển diện tích lúa chất lượng cao, đưa diện tích từ 837 ha (năm

2006) lên 1.909 ha (năm 2012) bằng 228,1% đã góp phần nâng sản lượng thóc hàng hoá.

Bảng 3.4: Diện tích, năng suất một số cây trồng hàng hoá của huyện Hạ Hoà giai đoạn 2006 - 2012

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2012 So sánh 2012/2006 Diện tích Năng suất

Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) +/- % +/- % 1- Thóc 837,0 4,87 1.909,0 5,0 1.072 228,1 0,15 103,1 2- Ngô 108,0 3,75 141,1 3,9 33,1 130,6 0,17 104,5 3- Sắn củ tươi 1.587,6 2,02 2.077,0 2,2 489,3 130,8 0,15 107,4 4- Lạc 39,0 11,70 45,7 12,6 6,7 117,3 0,90 107,7 5- Đậu tương 9,6 11,20 13,5 11,6 3,9 140,4 0,40 103,6 6- Bưởi, cam, quýt 66,4 3,40 85,1 3,8 18,6 128,1 0,40 111,8 7- Chè búp tươi 1.215,1 5,90 1.730,2 6,4 515,1 142,4 0,50 108,5 8- Rau xanh 421,7 26,2 512,3 27,1 67,0 119,7 0,9 103,4 9-Mía 5,7 108,30 8,2 112,5 2,4 142,8 4,20 103,9

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hạ Hoà)

Các giống cây trồng được nhân dân đưa vào sản xuất chủ yếu các loại giống lai, có năng suất cao hơn giống cũ. Đồng thời, nhân dân tích cực áp dụng biện pháp canh tác và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt các giống lai. Do vậy, sản lượng một số cây trồng hàng hoá của huyện tăng trong giai đoạn 2006 - 2012.

Bảng 3.5: Sản lượng một số cây trồng hàng hoá của huyện Hạ Hoà năm 2006 và năm 2012 ĐVT: Tấn Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2012 So sánh 2012/2006 +/- % 1- Thóc 4.076 9.583 5.507 235,1 2- Ngô 405 553 148 136,5 3- Sắn củ tươi 3.207 4.507 1.300 140,5 4- Lạc 456 576 120 126,3 5- Đậu tương 108 157 49 145,4

6- Bưởi, cam, quýt 225,8 323,2 97,4 143,1

7- Chè búp tươi 7.169 11.073 3.904 154,5

8- Rau xanh 11.048 13.883 2.835 125,7

9-Mía 619 918 299 148,3

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hạ Hoà năm 2006 và năm 2012)

Sản lượng thóc hàng hoá năm 2012 đạt 9.583 tấn tăng 5.507 tấn gấp 2,35 lần so với năm 2006 (4.076 tấn). Sản lượng thóc tiêu thụ chủ yếu do sản lượng sản xuất dư thừa ở các vùng lúa trọng điểm như các xã Văn Lang, Chuế Lưu, Lâm Lợi, Hiền Lương, Động Lâm, Minh Hạc, Mai Tùng, Vụ Cầu và một phần dân bán thóc vào lúc thu hoạch do các nhu cầu chi tiêu khác.

Sản lượng ngô hàng hoá năm 2012 đạt 553 tấn tăng 148 tấn gấp 1,36 lần so với năm 2006. Sản lượng sắn hàng hoá năm 2012 đạt 4.507 tấn (quy sắn củ tươi) tăng 1.300 tấn gấp 1,4 lần so với năm 2006.

Sản lượng lạc hàng hoá năm 2012 đạt 576 tấn tăng 120 tấn so với năm 2006. Sản lượng đậu tương hàng hoá năm 2012 đạt 157 tấn tăng 1,45 lần so với năm 2006.

Sản lượng chè búp tươi hàng hoá năm 2012 đạt 11.073 tấn tăng 1,54 lần so với năm 2006 (7.169 tấn). Sản lượng cam quýt hàng hoá năm 2012 đạt 323,2 tấn tăng 1,43 lần so với năm 2006 (225,8 tấn); Dứa hàng hoá đạt 406,5 tấn tăng 1,4 lần so với năm 2006 (290,5 tấn); vải hàng hoá đạt 592,9 tấn tăng

1,6 lần so với năm 2006 (378,1 tấn); Xoài hàng hoá đạt 1.034 tấn tăng 1,36 lần so với năm 2006 (757 tấn); chuối hàng hoá đạt 5.192 tấn tăng 1,48 lần so với năm 2006 (3.492 tấn).

Khi nền nông nghiệp huyện Hạ Hoà thực hiện chuyển sang sản xuất hàng hoá nhưng đã có nhiều loại sản phẩm có tỷ suất hàng hoá khá cao; tuy nhiên quy mô sản xuất hàng hoá còn nhỏ, phân tán, hiệu quả chưa cao và chưa bền vững. Tỷ suất hàng hoá của một số loại nông sản chủ yếu năm 2012 đạt được như sau: Thóc đạt 21,2%, ngô đạt 39,3%, sắn củ tươi đạt 87,5%, đậu tương đạt 81,2%, chè búp tươi hàng hoá đạt 98,7%, hoa quả hàng hoá đạt đạt 81,3%, thịt hàng hoá các loại đạt 74,2%

Các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu với khối lượng lớn của huyện như chè, sắn, bóc gỗ…; nhưng tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu trực tiếp năm 2012 còn đạt ở mức rất thấp, chủ yếu tiêu thụ trên thị trường trong nước cho các đơn vị khác làm hàng xuất khẩu.

Sản lượng tinh bột sắn tăng nhanh, nhưng xuất khẩu trực tiếp năm 2012 mới đạt 12,1% khối lượng sản phẩm chế biến được; còn lại tiêu thụ chủ yếu cho Nhà máy chế biến tinh bột sắn tại thị xã Phú Thọ và thành phố Yên Bái.

* Ngành chăn nuôi

Chăn nuôi đang được xác định sẽ trở thành ngành sản xuất chính của huyện, có vị trí vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu, nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ nông dân.

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi của huyện đã có chuyển biến tích cực. Nhiều hộ chăn nuôi đang áp dụng phương thức chăn nuôi có hiệu quả hơn, bước đầu có sự chuyển dịch về cơ cấu giồng theo hướng có chất lượng, năng suất, hiệu quả, đàn lợn, đàn bò phát triển mạnh.

Vì vậy trong những năm qua ở Hạ Hoà đã phát triển mạnh chăn nuôi với lợi thế của từng vùng, khuyến khích đầu tư và xây dựng các mô hình trang

trại chăn nuôi tập trung, hàng năm đã hỗ trợ giống mở rộng phát triển chăn nuôi lợn nạc; bò thịt …

Bảng 3.6: Số lượng một số sản phẩm chăn nuôi hàng hoá của huyện Hạ Hoà năm 2006 và năm 2012

ĐVT: Con Năm Chỉ tiêu 2006 2012 So sánh 2012/2006 +/- % 1- Trâu thịt 6.350 7.971 721 111,3 2- Bò thịt 3.213 5.020 1.807 156,2 3- Lợn 80.329 87.600 7.271 91,7 4- Gia cầm 717.600 1.150.000 432.400 62,4

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hạ Hoà năm 2012 và năm 2006)

Tổng đàn trâu hàng hoá năm 2012 đạt 7.971 con, tăng 721 con so với năm 2006; 287 con so với năm 2009. Tổng đàn bò 5.020 con, tăng 1.807 con so với năm 2006; 331 con so với năm 2009. Trong đó, số bò thịt hàng hoá hiện có 2.937 con, chiếm 60% tổng đàn. Số bò đực lai Sind hiện có 22 con (bò đực giống); số bò cái sinh sản 2.915 con.

Tổng đàn lợn hàng hoá năm 2012 đạt 87.600 con, tăng 91,7% so năm 2006, tăng 51,9% so với năm 2009. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 7.300 tấn, bằng 156% so năm với năm 2006. Tổng đàn gia cầm năm 2012 đạt 1.150.000 con, tăng 62,4% so năm với năm 2006.

Tuy vậy, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu sản phẩm sạch, an toàn được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.

* Ngành thuỷ sản

Ngành thuỷ sản là một ngành kinh tế kĩ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau.

Ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Do vậy, quy mô của ngày càng mở rộng và vai trò cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, ngành thuỷ sản có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và thu ngoại tệ.

Theo xu hướng phát triển của xã hội, đời sống của nhân dân ngày một được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, các sản phẩm của ngành thủy sản ngày càng được ưa chuộng; bởi vì giá thành thường thấp hơn các loại thực phẩm khác trong khi dinh dưỡng mà thực phẩm này mang lại cũng khá cao.

Nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm về cá có xu hướng tăng lên cả về chất lượng cũng như số lượng. Ngoài các sản phẩm truyền thống có giá trị khá cao như cá rô thường, cá chuối, cá mè trắng, trắm… thì hiện nay đã đưa vào sản xuất nhiều giống mới có năng suất cũng như phẩm chất cao hơn như: chép lai, trôi Rigal, trắm đen, mè hoa chim trắng, Rô phi đơn tính…

Việc đưa giống mới áp dụng vào các hộ nuôi thuỷ sản góp phần rất lớn nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho họ. Đây cũng được xem là hướng đúng của huyện trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tổng số cơ sở nuôi thuỷ sản của huyện năm 2012 là 6.123 cơ sở, trong đó khu vực tập thể 2 cơ sở, khu vực cá thể 6.211 cơ sở.

Tổng diện tích chuyên nuôi thủy sản hàng hoá năm 2012 đạt 1.422 ha, trong đó nuôi cá thịt 1.324,5 ha, số lồng nuôi cá 245, tổng thể tích lồng 3.688 m3, sản lượng hàng hoá đạt 4.750 tấn, tăng 69,6% so với năm 2006.

Diện tích chuyên nuôi hàng hoá một lúa - một cá 500 ha; diện tích mặt nước lớn chưa nuôi 3.700 ha, tập trung tại các hồ, đầm thủy lợi lớn như: Ao Châu (Thị trấn Hạ Hòa), Ngòi Vần (xã Hiền Lương), Đầm Chì, đầm Móng Hội (xã Lâm Lợi), đầm Thùi, cây Si (xã Chuế Lưu), hồ Cửa Hoảng (xã Văn lang), đầm Đào (xã Minh Côi), hồ Đồng Phai (xã Hậu Bổng)…

* Ngành lâm nghiệp

Rừng là nơi bảo tồn nguồn gen quý giá. Rừng còn cung cấp các lâm, đặc sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống như gỗ cho công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nguyên liệu làm giấy, thực phẩm đặc sản, các dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ cho con người.

Kết quả trồng rừng hàng hoá tập trung đạt 740 ha, tăng 23,3% so với năm với năm 2006. Diện tích chăm sóc rừng trồng nguyên liệu 1.760 ha; diện tích rừng trồng thâm canh 350 ha. Độ che phủ rừng năm 2012 đạt 49,9%.

Diện tích trồng cây cao su 650 ha được triển khai tại các xã Văn Lang, Minh Côi, Bằng Giã.

Bảng 3.7: Kinh phí hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp hàng hoá của huyện giai đoạn 2006 - 2012

ĐVT: Đồng

TT Nội dung Năm 2006 Năm 2012 Tổng giai đoạn

2006 - 2012

I Cây lương thực 18.165.800 279.558.000 438.369.8001 Vụ Chiêm xuân 4.277.800 173.115.000 177.392.800 1 Vụ Chiêm xuân 4.277.800 173.115.000 177.392.800

2 Vụ Mùa 13.888.000 106.443.000 260.977.000

II Cây rau màu 0 50.923.000 153.601.000

III Cây chè 0 376.553.000 571.704.360

IV Đàn bò thịt 48.120.000 101.000.000 466.791.800

V Thuỷ sản 0 349.610.100 847.043.100

Tổng cộng: 66.285.800 1.157.644.100 2.477.510.060

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2013)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện hạ hoà theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2013 2020 (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w