Nhóm giải pháp về quy hoạch, vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện hạ hoà theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2013 2020 (Trang 75 - 80)

2. Cơ cấu hộ theo ngành sản xuất chính % 100

4.3.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch, vốn đầu tư

Đầu tư vốn cho phát triển dự án, phát triển vùng chuyên canh lớn, xây dựng mô hình điển hình và những khu, vùng trọng điểm là việc làm cần thiết và cấp bách.

Để có sự chủ động trong việc đẩy nhanh quá trình phát triển nông nghiệp hàng hoá đến năm 2020, huyện cần tập trung thu hút đầu tư và đầu tư vốn cho một số mặt trọng điểm sau:

Đầu tư vốn và nguồn lực cho phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật là hướng đầu tư cơ bản nhằm đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Với điều kiện thực tế của huyện hiện nay thì cần phải đầu tư vốn để đẩy nhanh cơ giới hóa nhỏ trong sản xuất nông nghiệp tập trung vào một số khâu then chốt mang tính đột phá (cơ giới hóa làm đất và có giới hóa thu hoạch). Cụ thể, là đầu tư các máy móc thiết bị cơ giới hóa như: máy cày, máy bừa, máy gặt đập, máy tuốt lúa, máy quạt lúa.

Bên cạnh việc đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện nay, huyện mới chỉ chú trọng trong phát triển một số cơ sở hạ tầng chính phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân nói chung.

Để phát triển nông nghiệp hàng hoá và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thì cần tập trung trước hết vào xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đắc lực cho sản xuất một số lĩnh vực sau: Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng và giao thông nông thôn; Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ cho quá trình thủy lợi hóa sản xuất nông nghiệp: Hệ thống trạm bơm, hệ thống mương cứng, nạo vét kênh ngòi, cống đập; Đầu tư cơ sở hạ tầng có liên quan trực tiếp tới phát triển nông nghiệp hàng hoá như: Ruộng thí nghiệm, thiết bị mới để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

* Đầu tư vào phát triển vùng chuyên canh trọng điểm và đầu tư tái sản xuất mở rộng trong nông nghiệp:

Để tiến hành phát triển nông nghiệp hàng hoá cần phải có các mô hình, vùng chuyên canh, địa phương điển hình…sau đó sẽ tổng kết kinh nghiệm, nhân rộng mô hình.

Về tổng thể phải xác định các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp: Đẩy mạnh phát triển các xã trồng lúa có năng suất cao và diện tích lớn thay vì đầu tư dàn trải như hiện nay thì trong giai đoạn tới chỉ tập trung đầu tư

vào các xã: Hiền Lương, Động Lâm, Lâm Lợi, Chuế Lưu, Văn Lang, Vụ Cầu, Mai Tùng, Y Sơn, Minh Hạc.

Phát triển vùng chuyên canh các loại cây rau đậu tập trung: Văn Lang, Minh Hạc, Mai Tùng, Đan Hà, Đan Thượng.

Phát triển các xã có thế mạnh về cây ăn quả như: Đại Phạm, Yên Kỳ, Đan Hà, Đan Thượng, Lang Sơn, thị trấn Hạ Hoà, Chuế Lưu, Xuân Áng, Minh Côi.

Phát triển chăn nuôi đàn trâu bò, ngựa, dê ở các xã như: Đại Phạm, Quân Khê, Lệnh Khanh, Phụ Khánh, Lang Sơn, Xuân Áng, Vô Tranh, Minh Côi, Hà Lương, Cáo Điền, Hương Xạ.

Phát triển chăn nuôi lợn ở các xã như: Vụ Cầu, Vĩnh Chân, Chính Công, Mai Tùng, Minh Hạc, thị trấn Hạ Hoà, Lâm Lợi, Hiền Lương.

Vùng chuyên nuôi thuỷ sản: Minh Côi, Bằng Giã, Hiền Lương, Động Lâm, Lâm Lợi, Chuế Lưu, Văn Lang, Lệnh Khanh, Phụ Khánh, Xuân Áng, Quân Khê, Chính Công, Yên Luật.

Thêm vào đó, huyện phải đầu tư và hỗ trợ vốn, vật tư nông nghiệp cho các hộ thực hiện tái mở rộng trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Muốn vậy, huyện cần tập trung đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, nâng cao hiệu quả các hình thức tín dụng. Cho hộ nông dân vay vốn với thủ tục đơn giản, cơ chế thông thoáng.

Điều quan trọng là huyện cần phải có biện pháp huy động vốn tích cực theo phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, để tăng cường sự quản lý cũng như tinh thần trách nhiệm của người dân vào sự phát triển. Có sự khảo sát, đánh giá, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để tăng hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng tràn lan, lãng phí. Bên cạnh đó, cần phải chú ý tới chiều sâu của công trình, làm cơ sở cho việc giảm chi phí cố định trong sản xuất.

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với quy hoạch phát triển, xây dựng nông thôn mới; cần khuyến khích sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch.

Làm tốt công tác dự tính, dự báo tình hình thế giới, trong nước về những vấn đề có liên quan đến phát triển sản xuất nông nghiệp; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp đề xây dựng phương án quy hoạch có tính thực tế và tính khả thi cao.

Làm tốt công tác thẩm định; cần lấy nhiều ý kiến tham gia, phản biện của các cơ quan và nhà chuyên môn có liên quan trước khi phê duyệt phương án quy hoạch. Trong xây dựng quy hoạch cần tính đến sự liên kết vùng, liên kết sản phẩm theo ngành hàng và theo vùng lãnh thổ; đồng thời có sự phù hợp với quy hoạch chung của cả nước.

Tiến hành rà soát, bổ sung xây dựng dự án quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến 2020 và tầm nhìn đến 2030; trên cơ sở đó xác định và xây dựng quy hoạch một số cây trồng vật nuôi chủ yếu gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá làm căn cứ để lập các dự án đầu tư và xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp 5 năm, hàng năm.

Triển khai quy hoạch nông nghiệp thí điểm đến cấp xã; hiện nay cấp huyện vẫn chưa có quy hoạch nông nghiệp chi tiết mà vẫn làm chung với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, cấp xã hầu như mới làm được quy hoạch theo nông thôn mới, chưa làm riêng về quy hoạch nông nghiệp.

Quy hoạch sản xuất hàng hoá theo quan điểm để tập trung đầu tư phát triển thành hàng hoá chủ lực, có nhiều lợi thế so sánh của địa phương. Có thể xác định rõ các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu có nhiều lợi thế so sánh và đã được khẳng định là cây chè, cây nguyên liệu và chăn nuôi trâu, bò và nuôi thuỷ sản. Do vậy, cần tập trung phát triển mạnh theo hướng

nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả là chính, riêng đàn bò cần tăng nhanh cả số lượng theo phương pháp chăn nuôi bán chăn thả và đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò.

Tăng cường quản lý nhà nước trong khâu tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, bám sát quy hoạch để xây dựng kế hoạch và các dự án đầu tư để tổ chức thực hiện có hiệu quả theo đúng phương án quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền duyệt.

Các phương án quy hoạch cần được phổ biến rộng rãi và có sự tham gia của người nông dân, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong chỉ đạo thực hiện. Trong chỉ đạo thực hiện quy hoạch cũng cần hết sức linh hoạt, nếu phát hiện sự bất hợp lý cần có phương án bổ sung, điều chỉnh kịp thời.

Khâu tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch nông nghiệp đang là khâu yếu kém nhất; xuất phát từ đặc điểm sản xuất nông nghiệp là nông dân làm là chủ yếu nên thường dễ dẫn đến làm theo kiểu “phong trào” và theo cái lợi trước mắt; khó đảm bảo tính cân đối chung. Vấn đề này cần sớm được khắc phục bằng việc đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo sản xuất, bằng các cơ chế chính sách hỗ trợ theo đúng đối tượng được thụ hưởng trong vùng quy hoạch được duyệt.

Kiên trì chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh, chuyên canh để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có khối lượng lớn, chất lượng cao, tỷ suất hàng hóa lớn với bước đi phù hợp. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực theo hướng tăng năng suất là chủ yếu đi đôi với tăng chất lượng ở những vùng có điều kiện sản xuất lương thực hàng hoá nhằm đảm bảo an ninh lương thực và thức ăn cho phát triển chăn nuôi. Phát triển và tăng cường đầu tư thâm canh nâng cao hiệu quả sản xuất cây chè, cây ăn quả, cây sắn.

Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm nhất là phát triển đàn bò thịt; mở rộng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp; tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi. Đầu tư cho chương trình giống cây trồng, vật nuôi; cải tạo đàn giống nhất là giống trâu, bò, lợn; tăng cường công tác thú y và bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn cho sản xuất.

Trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phải hết sức quyết liệt, nhưng cần tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội, làm ồ ạt; cần phải có sự nghiên cứu rất kỹ càng, thận trọng, lường trước được mọi khó khăn, trở ngại và có bước đi phù hợp, hiệu quả.

Do tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp, nên quá trình chuyển dịch cơ cấu bao giờ cũng chậm hơn nhiều so với các ngành khác, nhất là đối với chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lâu năm, không thể có thu nhập và xác định hiệu quả ngay được. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất do dân làm là chính, nhà nước tạo môi trường thuận lợi và cơ chế chính sách tốt để khuyến khích, hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp thực hiện.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện hạ hoà theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2013 2020 (Trang 75 - 80)