3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hạ Hoà nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm tỉnh lỵ 70 km; phía Bắc giáp các huyện Trấn Yên, Văn Trấn, Yên Bình của tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp huyện Đoan Hùng; phía Tây giáp huyện Yên Lập; phía Nam giáp huyện Thanh Ba. Tổng diện tích tự nhiên 33.994 ha. Tổng số dân 109.695 người; có 32 xã và 1 thị trấn.
Hạ Hoà ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc, chịu ảnh hưởng của hai vùng khí hậu giữa đông và tây bắc bộ, thời tiết điều hoà, đất đai màu mỡ. Địa hình chia thành hai vùng: Vùng đồi núi chiếm trên 80% diện tích, vùng đồng bằng ven sông khoảng 20% diện tích tự nhiên.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình thuộc dạng lòng chảo, vùng đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên của huyện với một số ngọn núi cao như núi Nả, núi Ván, núi Ông... còn lại là vùng đồng bằng chạy dọc theo hai bờ sông Thao; hệ thống sông, ngòi, hồ, đầm trên địa bàn huyện rất phong phú như sông Thao, ngòi Lao, hồ Ngòi Vần, đầm Ao Châu... Nhìn chung có thể phân chia huyện thành 3 vùng chính như sau:
Vùng đồi núi: Vùng này chiếm diện tích rộng, phân bố trên hầu hết các
xã khu vực xa sông Hồng, có đặc điểm chủ yếu là tiểu vùng đồi bát úp và tiểu vùng núi thấp nhưng có độ dốc khá lớn.
Vùng đồng bằng: Vùng đồng bằng liền dải có điều kiện thổ nhưỡng
tương đối tốt thuận tiện cho việc trồng các cây nông nghiệp. Vùng đồng bằng tập trung tại các xã giáp với sông Hồng.
Vùng bãi bồi ven sông Thao: Vùng này hẹp, chạy dọc theo sông Hồng
với thổ nhưỡng rất tốt thuận tiện trồng các cây công nghiệp ngắn ngày.
Với địa hình như trên đã tạo ra các vùng sinh thái tương đối đa dạng và phong phú, hình thành nhiều cảnh quan đẹp và hấp dẫn phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
3.1.1.3. Thời tiết, khí hậu
Huyện Hạ Hoà nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, gió mùa.
- Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 220c đến 240c; nhiệt độ tối cao 410c, nhiệt độ tối thấp 40c, đôi khi hạ xuống thấp hơn. ở một số vùng có xuất hiện sương muối nên gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi.
- Về lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.000 mm, cao
nhất vào tháng 6, tháng 7, tháng 8 (mùa mưa chiếm 70 đến 80%) và thấp nhất vào tháng 12.
Bảng 3.1: Lượng mưa theo tháng TB năm tại trạm Ấm Thượng năm 2012
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
L/mưa 35,5 37,6 57,6 122 126 303 296 391 273 184 66,6 5,6
(Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Việt Bắc)
Mưa phân bổ theo mùa, lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 80% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt 3 tháng có cường độ lớn là tháng 6, tháng 7, tháng 8 chiếm từ 45- 50% cả năm.
- Về chế độ gió: Gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau; gió mùa đông nam bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 11.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm trung bình biến động từ 80 đến 85% năm, trong đó
độ ẩm cao nhất vào mùa hạ (96%) và độ ẩm thấp nhất vào mùa đông (60%). Điều kiện này rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng nông nghiệp. Do khí hậu và thời tiết nắng và mưa nhiều nên lượng bốc hơi hàng năm cũng cao khoảng 600-700 mm.
Cùng với lượng mưa khá lớn và hệ thống sông, ngòi, đầm như vậy nên nguồn nước ở đây phong phú gồm cả nước mặt và nước ngầm. Đây là điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội.
Nhìn chung, sông ngòi, thuỷ văn có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, cho phép chủ động nguồn nước tưới tiêu cả trong mùa khô cũng như mùa lũ. Điều này tạo điều kiện cho nông nghiệp có thể gieo trồng nhiều mùa vụ trong năm với nhiều loại cây trồng và vật nuôi phong phú có giá trị kinh tế cao, đặc biệt thích hợp cho sản xuất hàng hoá. Ngoài ra cũng thuận lợi cho việc phát triển các mô hình trang trại sinh thái, tham quan du lịch.
3.1.1.4. Đặc điểm đất đai
Căn cứ theo nguồn gốc sinh thái phát sinh, đất đai huyện Hạ Hoà được phân thành các loại cụ thể với đặc điểm như sau:
- Đất phù sa bồi tụ lâu năm: Loại đất này phân bố ở trong đê sông Hồng, hàm lượng chất dinh dưỡng lớn, ít chua, độ phì cao và thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ đến trung bình. Loại đất này thích hợp với việc trồng rau, màu.
- Đất phù sa không bồi tụ hàng năm: Loại đất này phân bố ở vùng đồng
bằng dọc bờ sông Hồng và thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét, độ phì tương đối khá. Loại đất này hiện nay cũng như trong tương lai dành để canh tác lúa và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất lầy vùng chiêm trũng: Là loại đất có thành phần cơ giới đất chua,
khó tiêu nước, dễ úng. Hiện nay đang trồng 1 vụ lúa chiêm và có thể tiến hành chuyển đổi sang chuyên nuôi thuỷ sản.
- Đất bạc màu: Là loại đất chua, nghèo dinh dưỡng và thường được để
trồng màu như đỗ, lạc nhưng năng suất thấp.
- Đất dốc tụ: Phân bố ở hầu hết các xã vùng giữa của huyện. Tuy là
đất dốc tụ nhưng độ dầy tầng đất mỏng, lẫn sỏi cặn và thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ. Loại đất này được dành để trồng màu như sắn, khoai, đậu đỗ.
- Đất feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét: Đây là loại đất có diện tích lớn nhất của huyện, chủ yếu nằm trên vùng đất dốc, tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nặng và dinh dưỡng khá. Từ nhiều năm nay nhân dân phát triển trồng cây công nghiệp (chè) và cây lâm nghiệp (cây nguyên liệu giấy).
- Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma: Là loại đất thường được
sử dụng để trồng rừng và cây lâu năm.
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hạ Hoà giai đoạn 2006 - 2012
ĐVT: ha
TT Chỉ tiêu Năm2006 Năm2012
So sánh 2012/2006
+/- %
I Diện tích đất NN + TS 14.117,6 13,714,3 -403,3 97,1
1 Đất trồng cây hàng năm 5.975,7 5.902,9 -72,8 98,8 2 Đất trồng cây lâu năm 7.080,6 6.738,8 -341,8 95,2 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.061,3 1.072,6 11,3 101,1
II Đất lâm nghiệp 13.152,5 13.779,5 627 104,8
Từ bảng số liệu tình tình sử dụng đất cho thấy, diện tích đất nông nghiệp và thuỷ sản giảm 403,3 ha; đất lâm nghiệp tăng 627 ha. Do vậy xu hướng diện tích đất nông nghiệp giảm, người dân chuyển diện tích đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng rừng nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến giấy.