1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc

87 857 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 608 KB

Nội dung

Đây là nguồn luận văn được tác giả sư tầm tư nhiều nguồn thư viện đáng tin cậy. Luận văn chứa đầy đủ thông tin về lý thuyết cũng như số liệu đều chuẩn xác với tên đề tài nghiên cứu. Bố cục Luận văn được áp dụng theo chuẩn về hình thức lẫn nội dung.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đảm bảo phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn và nông dân làmột trong những nhiệm vụ hàng đầu đặt ra trong quá trình đổi mới và côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đặt ranhiệm vụ phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nướccông nghiệp theo hướng hiện đại Để đạt được mục tiêu như vậy, chăm lophát triển lĩnh vực nông nghiệp là một trong những ưu tiên chính sách và thực

tế cho thấy không một quốc gia nào có thể phát triển, hiện đại hóa được màkhông đảm bảo phát triển ổn định nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề nông nghiệp - nông thôn - nông dântrong công cuộc xây dựng nông thôn mới đã được Đảng và Nhà nước quantâm với nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nhằm biến đổi không chỉ về sốlượng mà còn về chất lượng trong quá trình phát triển nền nông nghiệp nướcnhà Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được Chính phủ phê duyệt trởthành chương trình mục tiêu quốc gia, đến nay chương trình xây dựng nôngthôn mới đã bước đầu có hiệu quả và đạt được một số kết quả quan trọng vềkinh tế - xã hội và kinh nghiệm tổ chức chỉ đạo cũng như sự phối hợp giữacác ngành, các cấp

Phát triển nông nghiệp là ngành sản xuất khởi đầu của quá trình sảnxuất vật chất của xã hội loài người Tuy nhiên, ngành nông nghiệp có đặcđiểm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên với nền sản xuất nôngnghiệp còn lạc hậu, tính chất bấp bênh của sản xuất nông nghiệp thể hiện rất

rõ, năm mưa thuận gió hoà, thời tiết thuận lợi, dịch bệnh ít thì được mùa cảtrồng trọt và chăn nuôi; ngược lại có năm thiên tai dịch bệnh, mất mùa Đếnnay vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững được đề cập tới như một trongnhững vấn đề vừa rất cơ bản vừa bức thiết có ảnh hưởng trực tiếp tới tình hìnhkinh tế xã hội của đất nước

Trang 2

Phát triển nông nghiệp bền vững có thể nhìn nhận ở qui mô toàn quốcvà qui mô địa phương như một vùng, một tỉnh Cũng như nhiều địa phươngkhác, huyện Yên Lạc trong nhiều năm qua phát triển sản xuất nông nghiệp đạtđược những kết quả đáng ghi nhận nhưng nếu xem xét góc độ phát triển bềnvững thì đang còn những vấn đề bức xúc đặt ra Như tốc độ tăng trưởng chưatương xứng với tiềm năng, mức độ đóng góp của nông nghiệp trong phát triểnkinh tế của huyện còn thấp, năng suất và sản lượng của các sản phẩm nôngnghiệp đang theo xu hướng phát triển theo chiều rộng (số lượng) chưa pháttriển theo chiều sâu (chất lượng)… Bên cạnh đó, nông nghiệp chịu ảnh hưởngbởi các yếu tố bên ngoài tác động như thiên nhiên, tác động chính sách, tácđộng yếu tố thị trường (giá cả đầu vào)… Xuất phát từ những yêu cầu thực tếvà bức thiết đang đặt ra đối với phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

của huyện Yên Lạc, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến phát triển nông nghiệp bềnvững Phân tích bài học kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp bền vữngvà đúc kết bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp bền vững trên địabàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

- Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyệnYên Lạc theo hướng phát triển bền vững Đánh giá điểm mạnh, tồn tại vàthách thức trong quá trình phát triển nông nghiệp của huyện Yên Lạc,tỉnh Vĩnh Phúc

- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững nông nghiệp huyện YênLạc thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Phát triển nông nghiệp huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc theo hướngphát triển bền vững

Trang 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung phát triển nôngnghiệp huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc trên quan điểm phát triển bền vững

- Phạm vi thời gian: từ năm 2009 đến 2013

- Không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Lạc - tỉnhVĩnh Phúc

4 Đóng góp và ý nghĩa của đề tài

- Đề tài nghiên cứu nhằm hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn trong pháttriển nông nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững

- Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Yên Lạc - tỉnhVĩnh Phúc để từ đó chỉ ra những điểm mạnh, tồn tại, thách thức trong pháttriển nông nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững Phân tích tác động lantỏa của phát triển nông nghiệp đến các lĩnh vực xã hội của huyện Yên Lạc

- Đề xuất giải pháp cơ bản đảm bảo phát triển nông nghiệp trongthời gian tới trên địa bàn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Kết quả nghiêncứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và vậndụng trong thực tiễn quản lý phát triển lĩnh vực nông nghiệp đối vớihuyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

5 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấuthành 4 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững; Chương 2 Phương pháp nghiên cứu;

Chương 3 Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững huyện Yên Lạc

- tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013;

Chương 4 Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững huyện Yên Lạc

- tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020

Trang 4

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

1.1 Khái quát chung về phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững

1.1.1 Cơ sở lý luận về phát triển bền vững

Theo Từ điểm Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết họcchỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới Phát triển làmột thuộc tính của vật chất Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồntại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong nguồn gốccủa phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” [11]

Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế xã hội rộng lớn, trong khuân khổmột định nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được nộidung rộng lớn của nó Song nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được cácnội dung cơ bản sau:

- Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng củavật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấukinh tế hợp lý, có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước

- Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cảithiện đời sống dân cư

Trang 5

- Sự phát triển là quy luật tiến hóa, song nó chịu tác động của nhiềunhân tố, trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, cònnhân tố bên ngoài có vai trò quan trọng.

Có nhiều định nghĩa, nhiều khái niệm khác nhau về phát triển kinh tếnhưng một cách chung nhất “phát triển kinh tế” được xem là tiến trình màtheo đó các nước tăng cường khả năng sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đápứng nhu cầu hàng ngày càng tăng của xã hội Vì vậy, phát triển kinh tế làphương thức duy nhất giúp cho tất cả các dân tộc trên khắp thế giới sống tốthơn, đặc biệt là các nước có mức thu nhập thấp và trung bình Tuy nhiên,trong quá trình phát triển kinh tế, dù muốn hay không muốn, tất cả các nước

dù nghèo hay giàu đều phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trườngvà những vấn đề này lại luôn liên quan chặt chẽ đến các nỗ lực nhằm xóa đói,giảm nghèo và cải thiện mức sống

Việc sử dụng khái niệm “phát triển” thay thế “tăng trưởng kinh tế” từlâu đã là bằng chứng cho sự hạn chế của việc sử dụng các thông số đo lườngnhư GDP để đánh giá sự phồn vinh của quốc gia Thực tiễn phát triển ngàynay cho thấy, khái niệm “phát triển” liên quan nhiều đến những vấn đề rộnghơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thành tựu giáo dục, tình trạngdinh dưỡng, giá trị của những quyền tự do cơ bản và đời sống tinh thần Sựchú trọng vào tính bền vững của phát triển đã đưa ra cách nhìn mới, cho rằngđiều quan trọng là các nỗ lực của chính sách phải nhằm đạt được những thànhtựu phát triển dài lâu trong tương lai Theo cách tiếp cận này, nhiều nỗ lựcphát triển trong lịch sử chỉ mang lại lợi ích trước măt

1.1.1.2 Phát triển bền vững

Khái niệm “phát triển bền vững” được nhắc đến vào những năm 30 - 40của thế kỷ XX Phát triển bền vững là một nhu cầu khách quan, là một tiền đềcủa lịch sử, không chỉ liên quan đến sự tồn vong mà còn liên quan đến sựtrường tồn của mỗi quốc gia Đến những năm 1950 - 1960, trên thế giới bắt

Trang 6

đầu xuất hiện những quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, đó là sựphát triển của các nước công nghiệp, họ coi trọng mục tiêu tăng sản lượng vàtăng trưởng thông qua chỉ tiêu đánh giá về tổng thu nhập quốc dân (GNP), thunhập quốc nội (GDP), hai chỉ tiêu này được các nước công nghiệp lấy làmtiêu chuẩn về hiệu quả kinh tế cho những hoạt động trong nền kinh tế.

Cho đến đầu những năm 1970, nạn nghèo đói gia tăng ở các nước đangphát triển đã khiến những người nghiên cứu về phát triển tập trung mọi nỗ lực vàovấn đề cải thiện phân phối thu nhập Quan điểm về phát triển lúc đó được chuyểnhướng sang sự tăng trưởng, song có bổ sung thêm nội dung phải bảo đảm bìnhđẳng xã hội và đặc biệt là vấn đề giảm nghèo đói Chỉ tiêu này được đánh giá làmột tiêu chuẩn quan trọng ngang bằng với tiêu chuẩn về hiệu quả kinh tế

Những năm 1980, khi hàng loạt bằng chứng về sự xuống cấp nhanhchóng của môi trường đã trở thành những thách thức nghiêm trọng đối vớiphát triển thì vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành mục tiêu thứ ba của sựphát triển Cũng khoảng thời gian này, thuật ngữ “phát triển bền vững” bắtđầu xuất hiện và được nghiên cứu cụ thể

Đã có nhiều định nghĩa, khái niệm về phát triển bền vững được nêu raqua các hội nghị, hội thảo quốc tế Tuy nhiên, định nghĩa do Ủy ban thế giới

về môi trường và phát triển đưa ra trong Báo cáo “Tương lai của chúng ta”năm 1987 dường như nhận được sự tán đồng của đa số quốc gia và nhiều nhànghiên cứu về phát triển bền vững Nội dung của định nghĩa “Phát triển bềnvững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của hiện tại song không xâm hạitới khả năng thỏa mãn của các thế hệ tương lai” [19]

Nội hàm của định nghĩa trên rất rộng vì gắn với nhu cầu ngày càng caocủa con người, của sự kế tiếp các thế hệ Song có thể thấy một lôgic là cứ nhữngvấn đề nào quyết định hoặc liên quan đến sự sống, sự tồn tại và phát triển củacon người hẳn sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gắn với PTBV Vào thời điểm đó,người ta mới chỉ nhận thấy ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường, còn một

Trang 7

thành tố vô cùng quan trọng được tiếp tục nhận thức trong cả quá trình tiếp theo

đó là văn hóa Các cách tiếp cận trên thể hiện trong các nội dung:

Thứ nhất, cách tiếp cận kinh tế: Dựa vào luận điểm về tối đa hóa thunhập với chi phí tối thiểu của Hick - Landahl, bao gồm: chi phí nguồn tài sản,

tư bản, lao động Ngoài ra, người ta còn dùng cách tiếp cận sử dụng tối ưu và

có hiệu quả những nguồn lực khan hiếm Tuy nhiên, có một số vấn đề nảysinh khi sử dụng cách tiếp cận này Chẳng hạn, dùng phương pháp gì để xácđịnh những loại tài sản không được đánh giá trên thị trường như tài nguyên,hệ sinh thái Mặc dù vậy, luận điểm này được áp dụng rộng rãi nhất là ở cácnước đang phát triển và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trongnhững năm 1950 - 1960 và đầu những năm 1970 Mục tiêu hàng đầu của cácnước thời kỳ này là làm sao để giải được bài toán cho tăng trưởng và ổn địnhkinh tế với hiệu quả kinh tế cao [4]

Thứ hai, cách tiếp cận xã hội: Với cách tiếp cận này, con người được coilà trung tâm trong những quyết định về chính sách phát triển Bên cạnh mục tiêuphát triển kinh tế còn có quan điểm phát triển mang tính xã hội, nhằm bảo đảmduy trì sự ổn định xã hội; giảm bớt những tác động tiêu cực về xã hội của sự pháttriển kinh tế; đảm bảo tính công bằng xã hội với mục tiêu giảm tỷ lệ dân số phảisống trong nghèo đói Đây là mục tiêu phát triển cơ bản của đất nước

Thứ ba, cách tiếp cận môi trường: Được phổ biến rộng rãi từ đầu nhữngnăm 1980, tập trung vào các vấn đề môi trường đang ngày càng trở nên nóngbỏng trên thế giới Quan điểm này lưu ý tới sự ổn định của hệ sinh thái và củamôi trường sinh thái Đó cũng chính là những đối tượng chịu tác động mạnh củacác hoạt động kinh tế tại cả các nước đã phát triển và các nước đang phát triển

Thứ tư, cách tiếp cận về văn hóa: Càng ngày người ta lại càng ý thứcđược rằng, nếu một đất nước tăng trưởng nhanh, giàu có, nhưng tệ nạn xã hộivẫn tràn lan, môi trường bị hủy hoạch một cách chủ ý hoặc vô ý thì không thểđảm bảo sự PTBV Căn nguyên là do xung đột của các nền văn hóa, trình độ

Trang 8

văn hóa thấp Như vậy, quốc gia đó không thể gọi là một nước phát triển,chưa nói là PTBV Cuối cùng, vấn đề văn hóa từ lâu nay thường không được

đề cập nhiều, nay đã dần dần được nhìn nhận một cách khách quan hơn, đượcđánh giá đúng với vị tri vốn có của nó Hàng trăm khái niệm về văn hóa rađời, các chỉ tiêu nhân bản HDI (chỉ số phát triển con người - HumanDevolopment Index) đã được phân tích và bổ sung dần Tiêu chuẩn về kinh tế

đã được kết hợp cùng với tiêu chuẩn về văn hóa - xã hội và môi trường Đó làmột nhận thức hết sức quan trọng

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): “phát triển bền vững là mộtloại hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tàinguyên và nâng cao chất lượng môi trường PTBV cần phải đáp ứng các nhucầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đápứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai” Định nghĩa này đã đề cập cụ thểhơn về mối quan hệ ràng buộc giữa sự đáp ứng nhu cầu hiện tại với khả năngđáp ứng nhu cầu tương lại, thông qua lồng ghép quá trình sản xuất với cácbiện pháp bảo toàn tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường Tuy nhiên,định nghĩa này vẫn chưa đề cập được tính bản chất của các quan hệ giữa cácyếu tố của PTBV và chưa đề cập đến các nhóm nhân tố cụ thể mà quá trìnhPTBV phải đáp ứng cùng một lúc, đó là nhóm nhân tố tạo ra tăng trưởng kinh

tế, nhóm nhân tố tác động thay đổi xã hội bao gồm những thay đổi cả về vănhóa và nhóm nhân tố tác động làm thay đổi tài nguyên, môi trường tự nhiên

Theo FAO - Tổ chức lương thực và Nông nghiệp thế giới: Phát triểnbền vững là việc quản lý và giữ gìn cơ sở của các nguồn tài nguyên thiênnhiên và định hướng các thay đổi về công nghệ và thể chế nhằm đạt được vàthỏa mãn nhu cầu của con người cho thế hệ ngày nay và thế hệ mai sau Pháttriển bền vững với các kỹ thuật phù hợp, có lợi ích lâu dài về mặt kinh tế vàđược xã hội chấp nhận cho phép gìn giữ đất, nước, các nguồn tài nguyên ditruyền thực vật và động vật, giữ cho môi trường không bị hủy hoại [6]

Trang 9

Như vậy, PTBV là một phương thức phát triển kinh tế - xã hội nhằmgiải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xãhội và bảo vệ môi trường với mục tiêu đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của thế hệhiện tại đồng thời không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệmai sau Hay nói cách khác: PTBV đó là sự phát triển hài hòa cả về kinh tế,văn hóa, xã hội, môi trường ở các thế hệ nhằm không ngừng nâng cao chấtlượng sống của con người Với khái niệm này có thể mở rộng với ba cấuthành cơ bản về PTBV:

Về kinh tế: Một hệ thống bền vững về kinh tế phải có thể rạo ra hànghóa và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của chính phủvà nợ nước ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sảnxuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

Về xã hội: Một hệ thống bền vững về xã hội phải đạt được sự côngbằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáodục, bình đẳng giới, sự tham gia và trách nhiệm chính trị của mọi công dân

Về môi trường: Một hệ thống bền vững về môi trường phải duy trì nềntảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinhhay những vận động tiềm ẩn của môi trường và việc khai thác các nguồn lựckhông tái tạo không vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ.Điều này bao gồm việc duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và cáchoạt động sinh thái khác mà thường không được coi nhu các nguồn lực kinh tế

Với ba trụ cột của PTBV là: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội vàbảo vệ môi trường, PTBV đã tập trung và nhấn mạnh đến việc phải thực hiệnđồng thời ba nội dung trên [2]

1.1.2 Cơ cở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững

1.1.2.1 Khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững

Phát triển nông nghiệp bền vững được nhận thức từ định nghĩa pháttriển bền vững Theo FAO đưa ra khái niệm phát triển nông nghiệp bền

Trang 10

vững (năm 1992): " Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo

tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn ngày càng tăng của con người cả trong hiện tại và mai sau Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp sẽ không làm tổn hại đến môi trường, không làm giảm cấp tài nguyên phù hợp với kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả kinh

tế được xã hội chấp nhận" [5]

Sự phát triển nông nghiệp một cách bền vững vừa đảm bảo thoả mãnnhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp vừa không giảmkhả năng đáp ứng những nhu cầu của nhân loại trong tương lai Mặt khác,phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng suất nông nghiệpcao hơn, vừa bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự cần bằng cólợi về môi trường [16]

Phát triển nông nghiệp bền vững là bảo tồn đất đai, nguồn nước, cácnguồn di truyền động, thực vật, là môi trường không thoái hoá, kỹ thuật phùhợp, kinh tế phát triển và một xã hội chấp nhận được [7]

Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chấtlượng cuộc sống trong sự tiếp cận đúng đắn về môi trường, để giữ gìn nhữngtài nguyên cơ bản nhất cho thế hệ sau (dẫn theo hội nghị khoa học đất ViệtNam, 2000)

Như vậy, phát triển nông nghiệp bền vững (bao gồm cả lâm nghiệpvà ngư nghiệp) là quá trình sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiênnhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh tháitrên cơ sở đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của con người trong hiện tại,tương lai và được xã hội chấp nhân [12]

1.1.2.2 Đặc trưng phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ nhất, phát triển nông nghiệp bền vững là nền sản xuất trong đóhoạt động của con người phù hợp với các quy luật phát triển của tự nhiên,khai thác và bồi dưỡng được tự nhiên được thực hiện trong cùng một quá

Trang 11

trình, nhờ đó duy trì được môi trường tự nhiên cho đời sống trường tồn củamọi thế hệ.

Thứ hai, phát triển nông nghiệp bền vững là nền sản xuất nông nghiệpđảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, dựa trên cơ sở ứng dụng thành tựukhoa học - công nghệ hiện đại sản xuất

Thứ ba, phát triển nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp sử dụngtiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng

Thứ tư, phát triển nông nghiệp bền vững là nền sản xuất nông nghiệp

có cơ cấu kinh tế hợp lý Nói đến cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp là nói đến

cơ cấu giữa chăn nuôi và trồng trọt

Thứ năm, phát triển nông nghiệp bền vững là nền sản xuất nông nghiệpbảo đảm được công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, tạo được

cơ sở vật chất cho phát triển nông thôn mới

Thứ sáu, phát triển nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp, trong đóđòi hỏi trình độ của người lao động ngày càng cao [1]

1.1.2.3 Các điều kiện bảo đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững

Hoạch định chiến lược và kế hoạch : Trong giai đoạn khủng hoảng

kinh tế thế giới, bất ổn trên thị trường, lạm phát tăng cao, cán cân thương mạivà ngân sách thâm hụt có thể giải quyết bằng một số biện pháp mạnh, bằngviệc thực thi quyết liệt các biện pháp đó trước nguy cơ bất ổn xã hội Để tăngtrưởng và phát triển bền vững thì các quốc gia, nền kinh tế, các địa phươngcần phải xây dựng những tiền đề về chính sách, cơ chế, chiến lược và kếhoạch nhằm hạn chế những vấn đề bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô cũng như

kinh tế vi mô

Phát triển nông nghiệp bền vững giai đoạn hiện nay và tương lai, cácquốc gia, vùng miền và từng địa phương cần hiểu được cơ chế chính sách tronggiai đoạn mới, đặc tính này gồm hai vấn đề: (1) Khác với giai đoạn trước trong

đó tăng trưởng chủ yếu do sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, đất đai,

Trang 12

vốn; trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải tăng năng suất tổng hợp đa yếu tố dựatrên việc áp dụng công nghệ tiên tiến, cải tiến quản lý, giảm phí tổn Trong giaiđoạn toàn cầu hóa, một nền nông nghiệp bền vững là phải liên tục tăng khả năngcạnh tranh trên thị trường (2) Trong nền kinh tế thị trường, phát triển nôngnghiệp cần phát triển theo chiều sâu, đảm bảo hệ thống nông nghiệp phát triển ổnđịnh thích ứng với sự thay đổi của thị trường Như vậy, để phát triển bền vững,phải xây dựng một cơ chế, một hệ thống chính sách chiến lược khác về chấtlượng và ở trình độ cao hơn giai đoạn trước

Lựa chọn cơ cấu hợp lý trong phát triển nông nghiệp: Hiệu quả cuối

cùng để đánh giá một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tiến bộ có thể bằng thunhập chung của nền kinh tế hay mức sống dân cư được cải thiện rõ nét nhưngcần lưu ý đến “độ trễ về thời gian”, có nghĩa là tác dụng của một biện phápnào đó trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực hiệu quả có thể đem lạisau thời gian bao nhiêu năm Bởi vậy, muốn lựa chọn cơ cấu hợp lý đảm bảophát triển bền vững cần phải xem xét đến các yếu tố: Tăng trưởng và pháttriển nông nghiệp phải gắn với phát triển xã hội; Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấunông nghiệp phải theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốctế; Phát triển nông nghiệp phải gắn với xây dựng an ninh lương thực, quốcphòng an ninh; Phát triển nông nghiệp phải tính đến tính chất vùng miền,tránh tình trạng mất cân bằng trong cơ cấu nông nghiệp nhằm đảm bảo côngbằng xã hội; Đầu tư trong phát triển nông nghiệp cần tính đến hiệu quả kinh

tế, không đầu tư mang tính chủ quan như chính sách công bằng xã hội, cơ cấuđồng đều giữa các vùng, miền; Chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp cầnphát huy thế mạnh từng địa phương, vùng miền, tận dụng nguồn tài nguyênvà nguồn lao động để phát huy hiệu quả các nguồn lực

Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật : Đầu tư xây dựng và phát triển kết

cấu hạ tầng trong nông nghiệp là một trong những chính sách quan trọng, cótác động tích cực đến sự thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 13

Để phát triển nông nghiệp bền vững, chính sách này ngày một giữ vị trí quantrọng đối với lĩnh vực nông nghiệp của các quốc gia đặc biệt là các nước đangphát triển, chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng được hiểu là chính sáchhuy động và phân bổ nguồn lực bằng tiền, tài sản vật chất và sức lao động bỏvào đầu tư để tạo ra những kết cấu hạ tầng thiết yếu tố phục vụ sản xuất trongthời gian dài Kết cấu hạ tầng phát triển là điều kiện đảm bảo cho nông nghiệpphát triển mà còn tạo khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế

Vốn đầu tư phát triển: Vốn là yếu tố sản xuất cơ bản, gồm: vốn vật chấtvà vốn tài chính Vốn vật chất là toàn bộ tư liệu vật chất tích lũy được trongnền kinh tế như máy móc, thiết bị và các trang thiết bị sử dụng như những yêu

tó đầu vào của sản xuất Vốn tài chính là nguồn vốn tích lũy chủ yếu dướidạng tiền từ các nguồn tích lũy cơ bản trong nền kinh tế Việc huy độngnguồn vốn, đặc biệt là nguồn tích lũy nội bộ có ý nghĩa lớn đối với phát triểnnông nghiệp bền vững Để tăng cường huy động nguồn vốn, tăng lượng vốnhuy động trong nền kinh tế, đa dạng hóa hình thức huy động, sử dụng hiệuquả các nguồn vốn, đặc biệt là vốn đầu tư

Trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ : Khả năng nghiên cứu và

ứng dụng công nghệ, tổ chức chuyển giao ứng dụng công nghệ vào thực tiễnsản xuất trong nông nghiệp Nguồn lực khoa học - công nghệ gồm hai nộidung chủ yếu: (1) Nghiên cứu khoa học tạo ra công nghệ mới; (2) Tổ chứcchuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất Để tăng cường nguồn lực khoahọc - công nghệ, cần thiết phải phát triển tiềm lực khoa học công nghệ màtrước hết là đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học; chú trọng đào tạo và sửdụng nguồn lực con người; đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoahọc, tăng cường chuyển giao công nghệ, tiếp thu và nội địa hóa công nghệ tưbên ngoài, có chính sách hỗ trợ phát triển khoa học - công nghệ phù hợp

Phát triển nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực thực chất là đảm

bảo đáp ứng về nguồn cung nhân lực để phát triển cho nông nghiệp nói riêng

Trang 14

và các ngành kinh tế nói chung trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tụcđáp ứng các nhu cầu phát triển trong tương lai Một nguồn nhân lực được coilà bền vững phải đảm bảo các yêu cầu: (1) Xây dựng phát triển và sử dụngnguồn nhân lực không mang tính tự phát mà phải được đặt trong tổng thểchiến lược và kế hoạch xây dựng (2) Trong quá trình xây dựng, phát triển vàphát huy nguồn nhân lực phải luôn giữ được một cơ cấu về số lượng hợp lý,

có nghĩa nó phải được xây dựng trên một quy mô dân số vừa phải không quáđông và cũng không quá ít so với yêu cầu phát triển của lĩnh vực nông nghiệp.(3) Chất lượng nguồn nhân lực phải đảm bảo tăng dần phù hợp với nhu cầu vàtrình độ phát triển nền kinh tế nói chung cũng như lĩnh vực nông nghiệp nóiriêng Chất lượng của nguồn nhân lực có tính bền vững phản ánh được mứcđộ đáp ứng yêu cầu phù hợp với khả năng phát triển cả về chiều rộng và chiềusâu (4) Việc sử dụng nguồn nhân lực phải đảm bảo tính hợp lý và hiệu quảphù hợp với yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn Tính hợp lý và hiệu quảtrong sử dụng nguồn nhân lực thể hiện ở chỗ xã hội tạo ra những công việcphù hợp nhằm tận dụng tối đa năng lực nguồn nhân lực hiện có, bố trí và sửdụng nguồn nhân lực cũng phải phù hợp với cơ cấu số lượng nguồn nhân lựcđược sử dụng trong từng ngành, vùng trong lĩnh vực nông nghiệp [9], [17]

1.1.3 Sự cần thiết phải phát triển nông nghiệp bền vững

Trong quá trình công nghiệp hoá và thị trường hoá, nông nghiệp cácnước chuyển dần từ chế độ thâm canh truyền thống lên thâm canh hiện đại.Với áp lực về dân số tăng quá nhanh (2-3%/năm), với động lực thuận lợitrong cơ chế thị trường, nhất là động lực lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tưbản, nông nghiệp đã phát triển theo kiểu khai thác tuỳ tiện, thiếu định hướngcác nguồn thiên nhiên dẫn tới những hiện tượng phổ biến đang trở thành lỗi locho xã hội như: Lấy vùng đất mầu mỡ thuận tiện cho SXNN, là nguồn thunhập thường xuyên ổn định của hàng triệu người nông dân đã có nhiều thế hệgắn bó với đất đai và cây trồng để phát triển công nghiệp theo hướng mạnh ai

Trang 15

lấy làm; tốc độ phá rừng lấy đất trồng trọt vượt quá tốc độ tái sinh của nó.Việc áp dụng cơ giới hoá, hóa học hoá và thuỷ lợi hoá chưa lấy công nghệsinh học và cải thiện tầng thổ nhưỡng làm trung tâm Những hành động khaithác mang tính huỷ hoại thiên nhiên trong nông nghiệp cùng với quy mô vàtốc độ khai thác tài nguyên quá lớn, quá nhanh, lượng chất thải quá nhiềutrong công nghiệp hoá đang làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môitrường rất nghiêm trọng Cụ thể là:

Theo báo cáo của FAO: Hàng năm, diện tích rừng trên thế giới bị giảm16,1 triệu ha, trong đó rừng nhiệt đới giảm 15,2 triệu ha và trồng mới 3,1 triệu

ha, trong đó vùng nhiệt đới trồng 1,9 triệu ha Diện tích rừng giảm nhanhvàmạnh đã gây lũ lớn, làm lở đất, xói mòn nghiêm trọng, làm suy yếu khảnăng chắn gió, bão và năng lực thanh lọc không khí

Đất đai nông nghiệp bị sa mạc hoá, bán sa mạc và ô nhiễm nghiêmtrọng, 10% diện tích đất trên thế giới có khả năng trồng trọt đã bị sa mạc hoávà còn khoảng 25% đang bị đe doạ Hàng năm có 8,5 triệu ha và 20 tỷ tấn đấttrồng trọt bị mất do xói mòn Việc sử dụng quá nhiều các vật tư hoá học nhưcác loại phân N,P,K, các chất diệt cỏ, trừ sâu làm cho dư lượng chất hoá họcđọng lại trong đất ngày càng nhiều Chất thải công nghiệp thải bừa bãi rasông, ra đầm cũng góp phần làm ô nhiễm đất và nước nghiêm trọng Ô nhiễmđất làm giảm năng suất và chất lượngsản phẩm cây trồng, đe doạ sự sống củacác sinh vật và cây trồng trong khu vực bị ô nhiễm

Đa dạng sinh học đang bị suy giảm nhanh chóng, nhiều loài đang ởmức báo động Do kết quả tiến hoá hàng tỷ năm trong thiên nhiên có 5 đến 10triệu loài sinh vật được phân bố theo quần thể loài đặc trưng trong từng hệsinh thái Sự dịch chuyển sinh loài thường là do biến đổi của môi trường màmôi trường thay đổi lại chịu tác động của các hiện tượng bất thường trongthiên nhiên như động đất, bão, lụt, biến đổi khí hậu và sự khai thác tàn bạocủa con người Nếu không có biến động lớn của các yếu tố tự nhiên thì tốc độ

Trang 16

diệt chủng các loài do con người gây ra cao gấp 1.000 lần so với thiên nhiên.Chỉ trong thế kỷ 20 đã có 75% giống cây trồng bị tuyệt chủng và khoảng 30%trong số 4.500 loài gia súc và gia cầm đã biết trên trái đất có nguy cơ bị biếnmất Sự mất đi các loài, sự suy giảm đa dạng sinh học đã làm mất đi sự cânbằng sinh thái của nhiều vùng, mất đi nguồn gen quý giá và tính đa dạng củagen- vốn quý nhất của sự sống.

Nguồn nước ngọt sạch ngày càng khan hiếm Nước là nguồn tàinguyên có hạn lại phân bố không đều Khoảng 96% nước trên trái đất là nướcmặn chứa trong các đại dương, chỉ có 2,5% nguồn nước ngọt có thể dùng chotrồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp và sinh hoạt cho con người Thế nhưng dân

số đang tăng nhanh, nông nghiệp và công nghiệp phát triển với quy mô ngàycàng lớn đòi hỏi cần có nhiều nước sạch trong khi đó diệntích chứa đựngnước bị ô nhiễmngày càng tăng lên Hiện nay, khoảng 40% lưu lượng cácsông trên thế giới bị ô nhiễm Theo ước tính của Liên hiệp quốc, mức độ ônhiễm nguồn nước trên thế giới có thể tăng lên 10 lần trong vòng 25 năm tới.Nạn thiếu nước hiện nay xảy ra trên diện tích lớn, hơn 100 nước trong số 213nước bị thiếu nước nghiêm trọng Hiện tượng mua nước ở vùng khô cằn, hạnhán là chuyện thường, giá nước có nơi còn cao hơn giá dầu hoả, thậm chíphảitranh nhau nguồn nước là nguyên nhân gây ra các cuộc chiến tranh giữamột số nước

Với tốc độ khai thác chóng mặt như hiện nay dẫn đến nguy cơ cạnkiệtvà không phục hồi đượccác loại tài nguyên, khoáng sảnngày càng tăng do

đó vấn đề sử dụng các năng lượng sạch, tìm kiếm các vật liệu mới để thay thếcác loại năng lượng và vật liệu truyền thống đang được đặt ra cấp thiết trướcnhân loại và với từng quốc gia

Ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm nguồn nước đã tănglên đến mức báo động trên nhiều vùng, nhiều nước nhất là trong các thànhphố, đô thị Hiện có đến 50% dân số thành thị trên thế giới sống trong môi

Trang 17

trường không khí có mức khí CO2 vượt quá tiêu chuẩn, hơn 1 tỷ ngườisống trong môi trường có bụi than, bụi phấn vượt quá mức độ cho phép.Nhiều vùng trên thế giới thường xảy ra các trận mưa axit (80% hồ ở NamNauy bị axit hoá).

Ô nhiễm tiếng ồn tồn tại thường xuyên trong hầu hết các thành phố nhấtlà ở các nước đang phát triển - nơi mà máy móc thiết bị phần nhiều thuộc thếhệ cũ, chưa có hệthống xử lý tiếng động, tiếng ồn Tiếng ồn trực tiếp làm tổnhại hệ thần kinh, sức khoẻ, trí tuệ, tình hình và năng lực làm việc của conngười Sựtác hại của nó đối với con người mang tính day dứt thường ngàynhiều hơn so với bụi và các ô nhiễm không khí khác

Sự suy giảm tầng ôzôn làm tăng hiệu ứng nhà kính, tăng nhiệt độ khíquyển dẫn đến sự mất ổn định khí hậu và gia tăng các tai hoạ thiên nhiên.Hàng năm ngành công nghiệp và giao thông vận tải thải ra hàng trăm triệu tấnkhí thải gây ô nhiễm bầukhí quyển, đặc biệt trong đó các chất khí gây hiệuừng nhà kính chiếm tỷ trọng không nhỏ, chúng làm mỏng tầng ôzôn Sự suygiảm tầng ôzôn đã làm cho hiện tượng bức xạ vũ trụ, nhất là tia tử ngoạixuyên qua các lớp khí quyển xuống tận mặt đất, trực tiếp uy hiếp sức khoẻ, sựsống của con người và mọi loài sinh vật, đồng thời nó là nguyên nhân chínhlàm cho nhiệt độ tái đất ngày càng cao Trong khoảng 30 năm qua, nhiệt độtrung bình/năm toàn cầu đã tăng 0,6oC, phần lớn giá trị đó là kết quả sự tăngnhiệt độ trong vòng 20 năm gần đây Theo dự báo, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên

từ 1,5 đến 4,50C vào năm 2030

Việc tăng dần nhiệt độ làm tan băng ở hai cực từ đó dâng cao mựcnước và nhiệt lượng nước ở đại dương Trong 100 năm qua (từ 1996 về trướcmực nước biển dâng cao 21cm) Nhưng với tốc độ tăng gia tốc hiện nay củanhiệt độ thì mực nước biển năm 2020-2030 sẽ dâng cao lên trên 1m làm ngậpchìm khoảng trăm triệu ha các vùng ven biển, thu hẹp hàng chục triệu ha đấtnông nghiệp tốt, huỷ hoại hàng trăm đô thị lớn, uy hiếp cuộc sống của hàng

Trang 18

trăm triệu người Nhiệt độ không khí và nước biển tăng lênlàm đảo lộn khíquyển trái đất, các dòng khí lưu biến động thất thường, các dòng hải lưuvậnđộng chệch hướng và đổi hướng do đó khí hậu thất thường và đỏng đảnh,gây ra những thiên tai lớn và thường xuyên hơn trên toàn cầu Các hiện tượngEninô và Lanina xảy ra với tần suất ngày càng nhiều hơn, phạm vi hoạt độngngày càng rộng hơn và sức công phá ngày càng lớn hơn Trong những nămgần đây, hiện tượng thiên tai trên thế giới đã gây ra những tổn thất chung vềvật chất lên tới 93 tỷ USD, tăng gấp rưỡi so với 60 tỷ USD năm 1996 Sốngười chết hàng năm do thiên tai thường trên hàng chục ngàn người Tốc độtăng số người chết và thương vong do thiên tai trong 30 năm qua là 6%/năm,gấp 3 lần tốc độ tăng dân số.

Tóm lại, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên do con người gây ravượt quá sự chịu đựng và khả năng tái sinh của trái đất đang làm thiên nhiên nổigiận và trừng phạt sự uy hiếp sự sống trên trái đất, trong đó có loài người

Trước thực trạng đáng lo ngại đó, từ tháng 6/1972, Hội nghị Liên hiệpquốc tế về môi trường ở Stockhom đã ra tuyên bố kêu gọi: “Bảo vệ và cảithiện môi trường của con người là một vấn đề lớn có ảnh hưởng tới phúc lợicủa các dân tộc và phát triển kinh tế trên toàn thế giới Đó là khát khao khẩncấp của các dân tộc trên thế giới và là nhiệm vụ của mọi Chính phủ” Haimươi năm sau, Hội nghị Rio 92 ở Braxin đã ra tuyên bố mang tính đòi hỏi vàthông qua “Chương trình hành động 21” đối với mọi quốc gia và Chính phủ.Những quan điểm chủ yếu của bản tuyên bố Rio như sau:

- Các quốc gia có chủ quyền khai thác tài nguyên trên đất nước mìnhsong phải có trách nhiệm đảm bảo không gây tác hại đến môi trường ở cácnước và khu vực xung quanh Sự phát triển bền vững không chỉ cho thế hệngày nay mà cho cả thế hệ mai sau

Trang 19

- Xoá bỏ đói nghèo và giảm chênh lệch về mức sống giữa nhân dân nướcgiàu và nước nghèo, coi đó là điều kiện và biện pháp của phát triển bền vững.

- Các nước phát triển đã công nhận trách nhiệm của họ trong sự mưu cầuquốc tế và sự phát triển lâu bền do áp lực mà xã hội của họ gâyra cho môi trường

- Cần ưu tiên đặc biệt cho những nhu cầu của các nước đang phát triển

- Các quốc gia cần giảm dần và loại trừ những lỗi sản xuất và tiêu dùngkhông bền vững bằng cách nâng cao hiểu biết khoa học và chuyển giao côngnghệ, kể cả những công nghệ mới

- Các nước cần ban hành pháp luật và các tiêu chuẩn về môi trường phùhợp với bối cảnh về sinh thái và trình độ phát triển của mình, nhất là ở cácnước đang phát triển

- Các quốc gia cần hợp tác ngăn chặn việc chuyển giao cho quốc giakhác bất cứ hoạt động hoặc chất gì xét thấy có hạicho sức khoẻ con người,môi trường

- Các nước cố gắng đẩy mạnh quốc tế về những chi phí môi trường và

sử dụng những chế tài đối với kẻ làm suy giảm môi trường theo nguyên tắcgây ô nhiễm phải chịu phí tổn xử lý để phục hồi môi trường

Tuyên bố Rio 1992 và chương trình hành động 21 đánh dấuviệc pháttriển kinh tế trên thế giới bắt đầu chuyển sang một thời kỳ mới Đó là phát triểnkinh tế bền vững nhằm mưu cầu lợi ích không chỉ cho thế hệ ngày nay mà cho

cả thế hệ mai sau phát triển kinh tế đi liền với bảo vệ môi trường sinh thái, pháttriển hiệu quả đi đôi với việc thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo.Riêng trong nông nghiệp đó là phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vữngtrên cơ sở lôi cuốn nông dân thực hiện và tham gia tổ chức việc thực hiện [8]

1.1.4 Các nhân tổ ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững

1.1.4.1 Tác động của khủng hoảng kinh thế thế giới

Trong giai đoạn từ 2007 đến nay, thế giới phải đối mặt với ba khó khănnghiêm trọng: khủng hoảng tài chính, biến động tăng giá nhiên liệu và giá

Trang 20

lương thực trên quy mô toàn cầu Do vậy, phát triển nông nghiệp bền vững trởnên phức tạp hơn bởi những tác động tiêu cực của các khó khăn này.

Biến động tăng giá lương thực ảnh hưởng trực tiếp, làm tăng giá lươngthực trong nước và xuất khẩu Gia tăng đột biến giá lương thực cũng gây racác ảnh hưởng gián tiếp như làm tăng lạm phát; tăng tỷ lệ nghèo ở đô thị vàtrong nhóm cư dân không sản xuất lương thực (điển hình là người dân sống ởthành phố và lao động phi nông nghiệp ở nông thôn)

Khủng hoảng giá nhiên liệu tác động trực tiếp tới giá đầu vào sản xuấtđối với các ngành kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, do đó làm tăngchi phí sản xuất của các thành phần kinh tế và chi tiêu cho nhiên liệu củangười dân, hậu quả là làm tăng giá cả hàng hóa nói chung và ảnh hưởng tiêucực đến mức sống Đặc biệt, đối với người nông dân, chiếm gần ½ lực lượnglao động, tăng giá nhiên liệu còn làm tăng giá các đầu vào khác cho sản xuấtnông nghiệp, khiến cho thu nhập ròng của người sản xuất nông nghiệp chịuảnh hưởng tiêu cực Bên cạnh đó, an ninh năng lượng và nguy cơ thiếu hụtnăng lượng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước đang hiện hữu.Với mức tăng dân số hiện nay, tình trạng thiếu hụt năng lượng trầm trọng đãvà sẽ tiếp diễn nếu Việt Nam không sớm tìm ra giải pháp bổ sung nguồn cungứng năng lượng tương ứng và thực hiện chiến lược phát triển năng lượng theohướng bền vững Theo nghiên cứu gần đây, tiêu thụ điện năng của Việt Namđược dự báo sẽ tăng gấp 8 lần từ 2005 đến 2025 với sự phụ thuộc ngày cànglớn hơn vào nguồn tài nguyên không tái tạo Nếu vẫn tiếp tục duy trì sử dụngnguồn năng lượng dựa vào tài nguyên không tái tạo thì từ một nước xuất khẩucác tài nguyên hóa thạch dạng rắn và lỏng như hiện nay, Việt Nam sẽ trởthành nước nhập khẩu than, dầu và khí đốt chỉ trong thập kỷ tới

Khủng hoảng tài chính nhất là khủng hoảng nợ công ở các nước tácđộng theo các kênh thương mại, đầu tư và du lịch Xuất khẩu sẽ gặp khó khăn

do nhu cầu thị trường thế giới bởi khủng hoảng xảy ra ở các nước bạn hàng

Trang 21

của Việt Nam Đồng thời, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân cũng sẽthêm khó khăn do các doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khăn phải cắt giảmviệc đầu tư vốn sang các nước khác Thêm vào đó, doanh thu từ các hoạt động

du lịch cũng suy giảm do lượng khách du lịch ít đi vì lý do tiết kiệm chi phí.Thông qua các kênh xuất khẩu và đầu tư, khủng hoảng sẽ gây ra khó khăn vềnguồn vốn và thị trường giá cả hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp trongnước Khó khăn này sẽ dẫn tới gia tăng thất nghiệp đặc biệt trong lĩnh vựcnông nghiệp, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, cắt giảm tiền lương từ đó tạonên gánh nặng về an sinh xã hội cho Chính phủ

1.1.4.2 Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nướcbiển dâng hiện nay, là thách thức nghiêm trọng nhất đối với nhân loại trongthế kỷ 21 Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan như là hệ quả củaBĐKH hiện đang hoành hành ngày càng nhiều và khốc liệt ở khắp mọi nơitrên thế giới BĐKH tác động trực tiếp tới các Mục tiêu Phát triển Thiên niên

kỷ và được coi là thách thức lớn cho PTBV BĐKH tác động ngày càng rõ rệtlên tất cả các thành phần môi trường bao gồm cả môi trường tự nhiên, môitrường xã hội và sức khỏe con người trên phạm vi toàn cầu Tuy nhiên, mứcđộ tác động của BĐKH có khác nhau: nghiêm trọng ở các vùng có vĩ độ caovà ít hơn tại các vùng khác, sẽ lớn hơn ở các nước nhiệt đới, nhất là các nướcđang phát triển công nghiệp nhanh ở Châu Á Trong đó, những người nghèo,những người ít góp phần gây ra BĐKH nhất thì lại phải chịu những thiệt hạisớm nhất và nghiêm trọng nhất do BĐKH gây ra Việt Nam được cho là mộttrong số rất ít quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổikhí hậu Trong thời gian qua, BĐKH đã hiện hữu ngày càng rõ rệt, nhất là sựgia tăng thiên tai và đã gây nhiều thiệt hại về người và của cho nhiều khu vực,đặc biệt là ở ven biển miền Trung Gần đây, dưới tác động của BĐKH, mưavà lượng mưa diễn biến thất thường, hạn hán, úng lụt cục bộ xảy ra thường

Trang 22

xuyên và trên diện rộng, gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất và đời sống Báocáo của Ngân hàng Thế giới (2008) đã chỉ ra rằng, với mực nước biển dự báodâng cao 1 m vào năm 2100 thì nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu thiệt hại khoảng

17 tỷ đô la Mỹ hàng năm, gây ngập 12% diện tích đất ven biển và ảnh hưởngtới cuộc sống của 23% dân số sinh sống tại khu vực này

1.1.4.3 Tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt

Trong thời gian qua, do những nguyên nhân khác nhau, tài nguyênthiên nhiên, nhất là tài nguyên nước, tài nguyên ĐDSH bị suy thoái nghiêmtrọng Ở một số địa phương, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản đã bị khaithác đến mức cạn kiệt hoặc rất lãng phí

Tài nguyên nước: Do những nguyên nhân khác nhau, trong đó hai

nguyên nhân chủ yếu là do sự khai thác quá mức cho những mục đích khácnhau và BĐKH, sự suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam đang diễn ra ngàycàng nghiêm trọng Thêm vào đấy, trong những năm gần đây, các nước ở khuvực thượng nguồn của các con sông lớn chảy vào Việt Nam xây dựng nhiềucông trình (đập, hồ chứa nước) để khai thác và phát triển thủy nông, thủy điệnquy mô lớn khiến nguồn nước chảy vào Việt Nam ngày càng hạn chế Nướccần cho sự sống (cho bản thân con người và thế giới sinh vật), cho phát triểnnông nghiệp, công nghiệp Vì vậy, sự suy thoái tài nguyên nước sẽ là yếu tốrất quan trọng tác động trực tiếp tới đời sống con người, phát triển kinh tế - xãhội và PTBV nói chung

Tài nguyên đa dạng sinh học: Việt Nam có ĐDSH cao, được xếp thứ

16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới và cũng cónhiều thách thức trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này Trong thờigian qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, ĐDSH của Việt Nam đã bị suythoái tới mức báo động Về mức độ suy thoái, Việt Nam được xếp vào nhóm

15 nước hàng đầu thế giới về số loài thú, nhóm 20 nước hàng đầu về số loàichim, nhóm 30 nước hàng đầu về số loài thực vật và lưỡng cư Trước hết là

Trang 23

suy thoái rừng, hệ sinh thái có ĐDSH cao nhất, đã giảm độ che phủ từ 72%(1909) xuống 43% (1941), xuống 28% (1995) Rừng ngập mặn, trong gần 5thập kỷ qua, diện tích đã giảm tới 70% do chất độc hóa học sử dụng trongchiến tranh trước đây và do phong trào nuôi tôm công nghiệp trong thời giangần đây Nhờ các phong trào trồng cây, trồng rừng, nhất là Chương trìnhtrồng mới 5 triệu ha rừng, độ che phủ rừng đã tăng lên một cách rõ rệt tới39,5% vào năm 2010 và hy vọng 47% vào năm 2020 Tuy diện tích rừng cótăng lên, nhưng chủ yếu là rừng trồng và rừng nghèo Còn rừng giàu thì tănghầu như không đáng kể và rừng nguyên sinh chỉ còn 0,57 triệu ha phân bố rảirác, chiếm chỉ khoảng 8% tổng diện tích rừng trong cả nước (trong khi cácnước trong khu vực Đông Nam Á là 50%) Về đa dạng loài, trong Sách ĐỏViệt Nam năm 1992 mới chỉ có 721 loài động, thực vật bị đe dọa ở các mứcđộ khác nhau Đến năm 2007 số loài này đã lên tới 882 loài Ngoài ra, nhiềugiống cây trồng và vật nuôi như: lúa, đậu tương, ngô, cây ăn quả, các loài cá,lợn, gà… bản địa cũng đã mất dần Đây là một tổn thất rất lớn trên tất cả cácphương diện: kinh tế, khoa học, môi trường và nhân văn Mặt khác, dưới tácđộng của BĐKH, sự suy thoái các hệ sinh thái, nhất là các hệ sinh thái đấtngập nước ven biển sẽ gia tăng và theo dự đoán, một làn sóng tuyệt chủng củacác loài động, thực vật sẽ diễn ra với tốc độ chưa từng có trong những nămgiữa thế kỷ này Sự suy thoái ĐDSH dẫn tới sự giảm sút về dịch vụ các hệsinh thái, làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân, làm giảm sútvốn tự nhiên để phát triển xã hội, làm gia tăng thiên tai và sự cố môi trườngvà tất cả sẽ là một thách thức lớn cho PTBV của đất nước.

Tài nguyên đất: Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 33.120.200 ha,

xếp hàng thứ 58 trong tổng số 200 nước trên thế giới, nhưng vì dân số đôngnên diện tích đất bình quân đầu người thuộc loại rất thấp (0,11 ha/người), xếpthứ 159 và bằng 1/6 bình quân của thế giới Diện tích đất canh tác vốn đã thấpnhưng lại giảm theo thời gian do sức ép tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp

Trang 24

hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng Thêm vào đấy, chất lượng đất ngàycàng bị suy giảm do các loại hình suy thoái đất khác nhau, bao gồm: (i) Xóimòn, rửa trôi, sạt và trượt lở đất; (ii) Suy thoái hóa học (mặn hóa, chua hóa,phèn hoá); (iii) Mất chất dinh dưỡng (muối khoáng và chất hữu cơ); (iv) Ônhiễm, đặc biệt là do các muối kim loại nặng và hóa chất nông nghiệp; (vi)Hoang mạc hóa Trong thời gian gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu,các quá trình này, nhất là mặn hóa, hoang mạc hóa, xói mòn, rửa trôi và sạt lởđất có xu hướng gia tăng Sự suy thoái đất sẽ dẫn đến giảm năng suất câytrồng, vật nuôi, làm nghèo thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học Đồngthời chúng có tác động ngược lại càng làm cho quá trình xói mòn, thoái hóađất diễn ra nhanh hơn Sự tích tụ các chất độc hại, các kim loại nặng trong đấtsẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôivà gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người.

Tài nguyên khoáng sản: Việt Nam tuy là nước có nhiều loại khoáng sản

nhưng trữ lượng hầu hết các loại không nhiều Nhiều loại khoáng sản bị khaithác quá mức, đang dần cạn kiệt Trữ lượng than đồng bằng ven biển cũng chỉcòn khai thác trong vòng 30 năm nữa, dầu khí trên thềm lục địa còn khoảng

20 năm nữa nếu không có những tìm kiếm mới và ứng dụng công nghệ mới

Hậu quả của tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi vừa qua đang gâytác hại nghiêm trọng ở nhiều nơi: lãng phí, thất thoát tài nguyên, ô nhiễm,thậm chí hủy hoại môi trường, tai nạn lao động, các tệ nạn xã hội phát triển.Xuất khẩu khoáng sản quá ồ ạt và còn nhiều tiêu cực trong quản lý xuất khẩu.Điều này là rất không bền vững vì ảnh hưởng tới việc đáp ứng nhu cầu sửdụng tài nguyên của các thế hệ sau này

1.1.4.4 Ô nhiễm môi trường

Do phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa: Trong

5 năm qua, môi trường Việt Nam đã có những diễn biến phức tạp, tập trungở 5 vấn đề bức xúc chính: Ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng tại 3 lưu vực

Trang 25

sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Đồng Nai; Ô nhiễm đô thị, các khucông nghiệp, làng nghề ngày càng trầm trọng; Đa dạng sinh học suy giảmnghiêm trọng; An ninh môi trường cũng đang bị đe dọa gồm: an ninh nguồnnước, ô nhiễm xuyên biên giới chưa thể kiểm soát, sinh vật ngoại lai xâm hạivà sinh vật biến đổi gen xâm lấn ngày càng tăng, khai thác khoáng sản gâyhủy hoại môi trường; Công tác quản lý môi trường còn nhiều bất cập, vai tròcủa cộng đồng chưa được phát huy đúng mức Ô nhiễm môi trường đã tácđộng xấu tới sức khỏe cộng đồng, sản xuất nông nghiệp, gây ra những thiệthại không nhỏ về kinh tế và ảnh hưởng tới các hệ sinh thái Môi trường bịsuy thoái kéo dài do hậu quả của chiến tranh và ô nhiễm môi trường do quátrình phát triển KT - XH hiện nay là một thách thức rất nghiêm trọng đối vớiViệt Nam trong tiến trình PTBV.

Sản xuất và tiêu dùng còn nhiều lãng phí và không hiệu quả: Sản xuất

và tiêu dùng trong thời gian qua phần lớn còn chưa tuân thủ chính sách “thânthiện với môi trường” Trong sản xuất, do không đủ năng lực tài chính và kỹthuật, nhiều ngành và địa phương, đặc biệt là ở các làng nghề vẫn đang sửdụng các công nghệ sản xuất cũ, có mức tiêu hao lớn về vật tư và năng lượng,thậm chí, sử dụng cả các thiết bị đã không được tiếp tục sử dụng ở nước ngoàinên đã làm giảm hiệu quả sản xuất, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.Trong tiêu dùng, lối sống hưởng thụ, tiêu xài lãng phí vẫn còn phổ biến ở mộtbộ phận dân cư, nhất là ở thành thị Đây là một thách thức lớn cho quá trìnhhướng tới một nền kinh tế xanh để PTBV hiện nay

Sử dụng quá mức các đầu vào hoá học: Các đầu vào có nguồn gốc hoá

học như phân bón, thuốc BVTV đã được dùng ở mức cao Sự lạm dụng quámức các loại đầu vào này làm giảm khả năng vốn có của hệ sinh thái nôngnghiệp, diệt trừ các sinh vật có lợi, tăng nguy cơ phá hoại của sâu bệnh,gâyônhiễm nguồn nước, không khí, tạo nên hàm lượng cao các chất hoá học không

có lợi cho con người tồn đọng ở các sản phẩm nông nghiệp Cần nhận thức

Trang 26

đúng đắn về vai trò và cách sử dụng các đầu vào có nguồn gốc hoá học trongkhi xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững [3].

1.2 Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững

1.2.1 Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế

Là sự phát triển đảm bảo tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặtkinh tế của nông nghiệp, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc giacủa cộng đồng Mục tiêu của phát triển bền vững kinh tế là đạt được sự tăngtrưởng ổn định với cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống củangười dân, tránh được suy thoái và gánh nặng nợ nần cho thế hệ tương lai.Điều này được thể hiện ở các tiêu chí như: (1) Sản xuất nông nghiệp phải đápứng nhu cầu xã hội về sản phẩm nông nghiệp: gia tăng sản lượng, làm tănggiá trị sản phẩm hàng hóa, hàng hóa sản xuất ra đáp ứng một phần nhu cầu sửdụng của người dân, chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu ngày càng caocủa thị trường, trước hết là đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.(2) Hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp ngày càng cao: Người nôngdân phải có sự đầu tư tăng năng suất lao động, năng suất ruộng đất và năngsuất cây trồng, đảm bảo sản xuất ra một khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứngnhu cầu tiêu dùng (3) Sử dụng hiệu quả các nguồn lực lao động, vốn, lựachọn hình thức sản xuất phù hợp để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, tăngnăng suất

1.2.2 Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội

Đó chính là sự đóng góp cụ thể của nông nghiệp cho phát triển xãhội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển Phát triển nông nghiệp bềnvững về xã hội sẽ đảm bảo cuộc sống của người nông dân đạt kết quả ngàycàng cao; nâng cao thu nhập,d dảm bảo cuộc sống gia đình, cải thiện chấtlượng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách giàunghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội Giảm các tệ nạn xã hội Giảm cáctệ nạn xã hội, nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần

Trang 27

cho người nông dân Điều đó được thể hiện ở các yếu tố: (1) Sử dụng laođộng hợp lý: phát triển kinh tế nông nghiệp phải đi đôi với giải quyết việclàm cho người lao động; (2) Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đóigiảm nghèo; (3) Tăng trưởng kinh tế làm giảm khoảng cách giàu nghèo,đảm bảo ổn định xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

1.2.3 Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường

Là phải khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyênthiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ônhiễm môi trường Để phát triển nông nghiệp bền vững thì môi trường đểphát triển nông nghiệp cần đảm bảo các yếu tố như: Duy trì độ màu mỡcủa đất; Độ ô nhiễm của không khí và độ ô nhiễm của nguồn nước Đểđảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường điều mấu chốt làphải xây dựng được hệ thống cây trồng, vật nuôi sao cho các nguồn lợicủa đất, nước và sinh vật được khai thác cũng như bảo vệ một cách hợp

lý, đảm bảo tính bền vững hoặc không suy thoái

1.3 Kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp bền vững

1.3.1 Kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp bền vững các nước trên thế giới

1.3.1.1 Singapore

Singapore là một trong các quốc gia quản lý và sử dụng đất đai rất cóhiệu quả so với các nước khác trong khu vực Trong phát triển nông nghiệpven đô, Singapore vận dụng phương pháp kết hợp công nghệ truyền thống vàhiện đại phù hợp với đặc điểm một quốc gia có nhiều dân tộc, trong đó tậptrung phát triển các mô hình kinh tế trang trại

Các trang trại được hình thành và phát triển không chỉ ở các vùngnúi cao mà cả ven đô và ven biển Một trong các chính sách khuyến khíchphát triển kinh doanh trang trại là chính phủ cho phép người dân ký kếthợp đồng thuê đất (từ 3 đến 10 năm), tùy vào đối tượng cây trồng và đặc

Trang 28

điểm của đất để hình thành các trang trại ven đô Từ 10 năm qua, Chínhphủ Singapore rất quan tâm tới việc đào tạo, nâng cao kiến thức cho ng ườidân phát triển kinh tế trang trại Bộ nông nghiệp Singapore có một bộphận chuyên trách việc nghiên cứu, đào tạo, cung cấp kiến thức vàphương tiện trợ giúp cho người dân.

Trong cơ cấu kinh tế ngành, chăn nuôi là lĩnh vực chủ yếu của nôngnghiệp nói chung, nhất là nông nghiệp ven đô ở Singapore Các loại sản phẩmcủa chăn nuôi là lợn, gà, cá, tôm Lượng thịt bình quân của mỗi người dânSingapore tiêu dùng khoảng 70 kg mỗi năm Trong khi đó sản lượng rau tiêudùng trong nước do nông nghiệpven đô cung cấp cũng chiếm 25% tổng sảnlượng rau từ nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp Singapore đã xây dựng và thực hiện một chương trìnhtái tạo và sử dụng chất thải đô thị để tận dụng nguồn lực, nâng cao hiệu quảvà giảm ô nhiễm môi trường đô thị Một số sản phẩm nông nghiệp ven đô đư-

ợc nuôi trồng từ việc xử lý các chất thải như: cá, tôm, nấm đã thu được năngsuất đáng kể và góp phần to lớn trong việc nâng cao thu nhập cho người dân

1.3.1.2 Indonexia

Indonexia, đặc biệt là thành phố Java có truyền thống phát triển nôngnghiệp đô thị và ven đô thị giống như phương pháp cổ điển được áp dụng ởTrung Quốc từ mấy thế ký trước, trong đó nông nghiệp đô thị và ven đô thịđược phát triển theo mô hình trang trại với tên gọi “ aqua-terra” Trong môhình này, cây trồng vật nuôi được phát triển trên nền sinh thái ẩm của đất vànước, với công nghệ sản xuất kết hợp giữa phương pháp tăng vụ truyền thốngcủa người Java và phương pháp thâm canh theo chiều sâu có từ thời kỳ thuộcđịa của Hà Lan Cũng như Singapore, nông nghiệp đô thị trong các thành phốvà ven thành phố của Indonexia ngày nay cũng thể hiện sự pha trộn giữa cổtruyền và hiện đại của mô hình sinh thái vườn gia đình và những trang trạithâm canh cao Với sự trợ giúp của Chính phủ, trung ương và địa phương,

Trang 29

nông nghiệp đô thị và ven đô thị ở Indonexia đã phát triển thành một ngànhtương đối lớn mạnh Hiện tại có nhiều công trình nghiên cứu ở các trường đạihọc quan tâm đến lĩnh vực này, đồng thời có nhiều trợ giúp về phương tiện,trang thiết bị vật chất cũng như trợ giúp marketing khác từ phía Chính phủ.

Cho đến nay, một thành tựu rất quan trọng của phát triển nông nghiệp

đô thị và ven đô thị ở Indonexia là đã tăng được hàm lượng chất dinh dưỡngtrong sản xuất lương thực từ 3 đến 6 lần so với 5 năm qua, đồng thời cácnguồn lực cho sản xuất cũng được bảo vệ và không ngừng cải thiện

1.3.2 Kinh nghiệm tỉnh Long An trong phát triển nông nghiệp bền vững

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ IX xác định,phát triển toàn diện bền vững nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa gắnvới xây dựng và phát triển nông thôn mới, để góp phần đến năm 2020 trởthành tỉnh công nghiệp, hiện đại và văn minh Nông nghiệp tỉnh Long Antrong những năm qua đã gặt hái được những thành công bước đầu trong sảnxuất nông nghiệp hiện đại: Diện tích gieo trồng lúa tăng 5.355 ha, năng suấttăng 0,4 tạ/ha và sản lượng đạt 1.676.118 tấn, tăng 43.272 tấn so với cùng kỳnăm trước

Các địa phương trồng lúa ở Long An đã nâng dần lúa chất lượng caolên 412.182 tấn, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2012 Đạt được kết quả như

trên là do Long An đã tập trung đầu tư thâm canh theo “3 giảm, 3 tăng” và “1

phải, 5 giảm”, nhất là thực hiện chương trình xây dựng 17 “Cánh đồng mẫu lớn” theo hướng liên kết 4 nhà với diện tích 4.201 ha, có 1.557 hộ tham gia,

với sự phối hợp hỗ trợ đầu tư của 4 doanh nghiệp, thống nhất thực hiện quytrình kỹ thuật canh tác theo hướng VietGAP nên năng suất lúa khô bình quân65-70 tạ/ha, chi phí sản xuất giảm hơn bên ngoài, lợi nhuận từ 16-18 triệuđồng/ha, cao hơn bên ngoài 2-3 triệu đồng/ha

Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” được triển khai ở 3 huyện là Vĩnh

Hưng, Mộc Hóa và Tân Thạnh do Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang

Trang 30

phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An và Công tyLương thực Long An triển khai theo hướng liên kết 4 nhà Người nông dân ởLong An đã thật sự tin tưởng tham gia sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn quatừng mùa vụ Bên cạnh đó, hệ thống nhà máy chế biến gạo có công suất 100nghìn tấn/năm và hệ thống 500 tấn/ngày (giai đoạn 1) được đặt tại xã TuyênBình Tây, huyện Vĩnh Hưng, tương ứng với diện tích trên 15 nghìn ha đượcxây dựng đã đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, vừa tạo được lòng tintrong nhân dân.

Thành công bước đầu của mô hình hợp tác sản xuất “Cánh đồng mẫu

lớn” ở Long An là sự nỗ lực rất lớn của ngành nông nghiệp, chính quyền địa

phương và doanh nghiệp tham gia thực hiện Đầu mỗi vụ lúa, theo yêu cầucủa doanh nghiệp, mỗi vùng sản xuất 2-3 giống lúa, vận động nông dân tham

gia mô hình thực hiện, áp dụng quy trình sản xuất “1 phải, 5 giảm”; khi nông

dân đồng ý, Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang cử cán bộ kỹ thuậtđến hỗ trợ nông dân về kỹ thuật và các cam kết khác Phía doanh nghiệp cungứng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, giống lúa xác nhận cho nông dân, trựctiếp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, cùng nông dân chăm sóc lúa, xử lý dịch hạiđến khi lúa chín; Cung cấp bao cho nông dân đựng lúa, hỗ trợ phương tiệnđến ruộng chở lúa về nhà máy sấy, cho gửi vào kho miễn phí 1 tháng Đến khinông dân chờ được giá thích hợp mới quyết định bán lúa

Cùng với đó, mô hình lúa Nàng thơm Chợ Đào ở Long An đã cho lợinhuận từ 22 triệu đồng đến 23 triệu đồng/ha, cao hơn bên ngoài 2-3 triệuđồng/ha Các doanh nghiệp đã mua 27.599 tấn/29.907 tấn lúa, cho thấy kết

quả bước đầu khá tốt cho người sản xuất, đã hình thành sự liên kết “ 4 nhà”

khá chặt chẽ và hiệu quả, đây là giải pháp khả thi trong sản xuất lúa cần đượcnhân rộng trên địa bàn tỉnh trong tương lai

Ngoài ra, đa số các cây trồng khác ở Long An đều tăng diện tích và sảnlượng, trong đó cây thanh long tăng 16,7% sản lượng và cho lợi nhuận từ 200

Trang 31

- 300 triệu đồng/ha, từ đó cây Thanh Long đang có xu hướng mở rộng ranhiều địa phương khác không phù hợp điều kiện canh tác nên rất cần có quyhoạch cụ thể vùng sản xuất và sản lượng thích hợp để tạo tính bền vững vàhiệu quả lâu dài, một số cây khác diện tích cũng tăng nhanh và cho hiệu quảkinh tế cao như cây chanh tăng 26,3% sản lượng so với năm 2012, cây vừngdiện tích tăng gấp 4 lần năm trước và năng suất bình quân cũng cao, đây làcây trồng có triển vọng phát triển hiệu quả ở vùng đất xám dọc theo tuyến

biên giới trong cơ cấu luân canh “2 vụ lúa - 1 vụ vừng” sẽ giúp cải thiện được

chế độ canh tác và tăng thu nhập cho nông dân, đây được xem như là một giảipháp kỹ thuật phù hợp cho vùng đất này, chỉ cần tăng cường đầu tư thâm canhsẽ đạt kết quả khả quan

Năm 2013, tỉnh Long An và Tiền Giang đã triển khai chương trình phốihợp trong việc xây dựng phát triển cây Thanh Long bền vững, trong đó cónhững thỏa thuận hợp tác xây dựng kết cấu hạ tầng giáp ranh hoàn chỉnh như:đường giao thông, cầu, thủy lợi, đầu tư hoàn chỉnh lưới điện, hai bên sẽ hỗ trợnhau trong việc trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao khoa học - kỹthuật, liên kết sản xuất và tiêu thụ Thanh Long, cho nông dân 2 bên sử dụngđiện xông Thanh Long khi có nhu cầu, tăng cường tuyên truyền để nâng caonhận thức của người trồng Thanh Long theo hướng an toàn, áp dụng quy trìnhthực hành sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nhằmtạo nguồn nguyên liệu ổn định, bảo đảm chất lượng cho xuất khẩu

Chú trọng quy hoạch những vùng chuyên canh: Để có một nền nôngnghiệp phát triển bền vững, tỉnh Long An đang tập trung vào công tác quyhoạch sản xuất theo vùng, nhất là những vùng sản xuất chuyên canh Mới đây,

tỉnh Long An đã công bố “Quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục

vụ chế biến xuất khẩu vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An đến năm 2020 ”

trên địa bàn 25 xã thuộc các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, TânThạnh, Thạnh Hóa và Thị xã Kiến Tường đã được công bố, với tổng diện tích

Trang 32

canh tác lúa ổn định là 48.907 ha, diện tích gieo trồng 105.862 ha, với sảnlượng lúa đạt 565 nghìn tấn.

Trong đó 100% sản lượng lúa thu hoạch là chất lượng cao phục vụ chếbiến xuất khẩu nhờ toàn bộ diện tích sản xuất theo quy trình VietGAP, quađây đảm bảo cho người trồng lúa có lãi bình quân trên 30% so với giá thành

sản xuất lúa Cùng với đó, tỉnh Long An cũng đã “Quy hoạch phát triển vùng

rau an toàn tỉnh Long An đến năm 2020” ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc,

Đức Hòa và thành phố Tân An với tổng diện tích đất canh tác là 2.400 ha,diện tích gieo trồng 7 nghìn ha, năng suất rau bình quân 24 tấn/ha, chất lượngsản xuất theo quy trình VietGAP, đây là điều kiện tốt để sản xuất nông nghiệpvùng hạ theo hướng hiện đại, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoàitỉnh, nhất là thành phố Hồ Chí Minh

Để phục vụ những vùng chuyên canh này, Long An cũng đang xâydựng kế hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng tương ứng để phục vụ sản xuất và tổ

chức chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhất là xây dựng mô hình “ liên kết 4

nhà” theo Quyết định số 80 của Thủ tướng Chính phủ nhằm từng bước tạo

chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ cho nông dân đạt được kết quả khảquan Từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa

Trong những năm tiếp theo, tỉnh Long An sẽ phải tập trung đầu tư xâydựng vùng lúa chất lượng cao 40 nghìn ha ở các huyện Đồng Tháp Mười vàquy hoạch một số vùng chuyên canh cây - con chủ lực có lợi thế cạnh tranhcủa tỉnh Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, đẩy mạnh công tácchuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất, chấtlượng lúa và các cây trồng chủ lực của tỉnh, nhân rộng các mô hình sản xuấtđạt hiệu quả cao, các cánh đồng mẫu lớn, tăng tỉ lệ sản lượng lúa đạt chấtlượng cao 25%

Để xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn”, tỉnh Long An đã vận dụng sáng

tạo, linh hoạt trong việc chọn vùng quy hoạch hình thành cánh đồng mẫu với

Trang 33

diện tích lớn, tập trung Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ

biến lợi ích của việc xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” và vận động nông dân

tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tự nguyện tham gia sản xuất.Cùng với đó, tỉnh Long An cũng cần có chính sách thu hút các doanh nghiệptham gia và hỗ trợ các Hợp tác xã nông nghiệp, nông dân tham gia mô hình,đồng thời hỗ trợ kinh phí khuyến nông và kinh phí đào tạo nhằm nâng caonăng lực cho cán bộ ở cơ sở để làm tốt công tác quản lý, hướng dẫn nông dânthực hiện mô hình tại các địa phương

Đối với chăn nuôi và thủy sản là 2 lĩnh vực chịu tác động mạnh của môitrường, dịch bệnh và thị trường, chính vì thế, các ngành chức năng và các địaphương của Long An đã có nhiều biện pháp nhằm giúp người dân tránh đượcnhững rủi ro đáng tiếc, đó là công tác tuyên truyền, vận động người dânphòng tránh dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đẩy mạnh công tác tiêmphòng, vệ sinh dịch tễ, nâng cao ý thức của người chăn nuôi trong phòngchống dịch bệnh, nhiều giải pháp kỹ thuật được áp dụng vào chăn nuôi đãmang lại hiệu quả thiết thực cho từng vùng nuôi, đối tượng nuôi như quyhoạch vùng nuôi an toàn sinh học, qui trình kỹ thuật an toàn vệ sinh thựcphẩm, chế độ phòng ngừa dịch bệnh chặt chẽ, quản lý chất lượng thức ănnghiêm ngặt Ngoài ra, các ngành chức năng và các địa phương chủ động tạođiều kiện thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế tăng đầu tư vào lĩnh vựcnông nghiệp, nông thôn, phát triển sản xuất, chế biến, thu mua, tiêu thụ nôngsản hàng hóa với giá cả hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thunhập, giảm bớt khó khăn cho nông dân

1.3.3 Bài học kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp bền vững đối với huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc

Thứ nhất, trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệpbền vững cần kết hợp kinh nghiệm truyền thống với khoa học công nghệ hiện

Trang 34

đại phù hợp với đặc điểm của quá trình sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệptheo từng vùng, miền trên địa bàn.

Thứ hai, xây dựng mô hình trang trại điển hình trong phát triển các loạicây trồng, vật nuôi mang tính đặc thù và thế mạnh của huyện; xác định nhữngloại cây trồng, vật nuôi có khả năng cạnh tranh trên thị trường Sử dụng biệnpháp và ứng dụng trong công nghệ xử lý chất thải từ cây trồng, vật nuôi đểtận dụng sản phẩm sau chăn nuôi như khí gas, phân bón… nhằm giảm chi phí,nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp

Thứ ba, nghiên cứu các biện pháp nhằm thâm canh nâng cao năng suấttrên một đơn vị diện tích như kinh nghiệm của tỉnh Long An trong xây dựng

“Cánh đồng mẫu lớn”

Thứ tư, áp dụng phương pháp nuôi trồng khoa học và hiện đại, tuân thủtheo cách thức sản xuất trong nông nghiệp đáp ứng với yêu cầu khoa học kỹthuật, đảm bảo sản phẩm chất lượng khi đưa ra thị trường tiêu thụ Như kinh

nghiệm của Long An trong áp dụng phương pháp “3 giảm, 3 tăng”: Giảm

lượng giống gieo sạ - Giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh - Giảm lượng phân đạm;Tăng năng suất lúa - Tăng chất lượng lúa gạo - Tăng hiệu quả kinh tế Quy

trình canh trác “1 phải, 5 giảm”: “1 Phải” Sử dụng giống xác nhận; “5 Giảm”:

Giảm lượng giống - phân đạm - giảm thuốc bảo vệ thực vật - nước tưới - thấtthoát sau thu hoạch

Thứ năm, thực hiện chủ trương của Nhà nước về liên kết “ 4 nhà” (nhànước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân) nhằm thúc đẩy phát triển nôngnghiệp, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và ổn định đầu ra, tăng sức cạnh tranh củahàng hóa trong bối cảnh hội nhập, tạo liên kết trong sản xuất - chế biến - tiêuthụ đối với các sản phẩm nông sản Định hướng phát triển sản phẩm có khảnăng xuất khẩu dựa trên liên kết 4 nhà

Trang 35

Thứ sáu, xây dựng mối liên kết giữa các vùng chuyên canh trên địa bànhuyện với các huyện/xã/tỉnh lân cận nhằm tận dụng lợi thế về địa hình, điềukiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ.

Thứ bảy, đào tạo miễn phí cho người nông dân về kỹ thuật trong sảnxuất nông nghiệp, đầu tư cho hoạt động khuyến nông nhằm nâng cao kiếnthức cho người nông dân theo xu hướng phát triển của thị trường và theo nhucầu của người dân, định hướng sản xuất hàng hóa đối với sản phẩm nông sản

do người nông dân sản xuất ra

Trang 36

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Lạc - tỉnhVĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013 như thế nào?

- Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và phát triển nông nghiệp bềnvững huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc, gồm những yếu tố nào?

- Thách thức trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững huyệnYên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc như thế nào?

- Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững huyện Yên Lạc - tỉnh VĩnhPhúc là gì?

2.2 Lựa chọn địa bàn nghiên cứu

Yên Lạc nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh VĩnhPhúc Với lợi thế phát triển nhiều loại lương thực, thực phẩm có chất lượng vàgiá trị cao Yên Lạc có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội,tiếp giáp với thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, đặcbiệt có vị trí liền kề với thành phố Hà Nội Vị trí địa lý tạo cho huyện YênLạc lợi thế về giao thông, hoạt động trong giao lưu kinh tế với các trung tâmkinh tế với các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và khu vực Bắc Bộ.Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi là tiền đề để huyện Yên Lạcphát triển trong thời gian tới Với lý do trên, huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúcđược lựa chọn làm địa bàn nghiên cứu của đề tài

2.3 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng phương pháp

thu thập tài liệu thứ cấp gồm các tài liệu, các báo cáo đã công bố của các đơn

vị trên địa bàn huyện Yên Lạc và các báo cáo chuyên ngành khác

Trang 37

Tài liệu cần thu thập gồm: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hộihuyện Yên Lạc từ 2009 - 2013, hướng tới 2020; Niên giám thống kê huyệnYên Lạc qua các năm; Đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Lác giaiđoạn 2012 - 2015, hướng tới 2020; Các báo cáo chuyên ngành đã được công bố,các tài liệu chuyên ngành của Chính phủ, Bộ ngành liên quan

2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 Từ các số liệu thu thập được

ta tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợpthành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học

2.3.3 Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê là phương pháp nghiên

cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng kinh

tế, xã hội trong thời gian và địa điểm cụ thể

Phương pháp thống kê sử dụng trong tổng hợp và phân tích các dữ liệuthu thập được trên cơ sở đó phân tích tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này dùng để đối chiếu

các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tínhchất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ cácnguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có đượcnhững nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp loại trừ: Có nhiều phương pháp khác nhau phục vụ cho

quá trình phân tích nâng cao hiệu quả quản lý, trong đó phương pháp loại trừđược sử dụng khá phổ biến khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tốđến đối tượng phân tích Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnh hưởngcủa một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại bằngcác đặt đối tượng phân tích vào các trường hợp giả định khác nhau để xác

định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu.

Trang 38

- Phương pháp chuyên khảo: Lấy ý kiến thăm dò của các nhà khoa học,

nhà nghiên cứu, giáo viên hướng dẫn và các cán bộ quản lý có kinh nghiệmtại các cơ quan Nhà nước nhằm thu thập ý kiến đóng góp, kinh nghiệm quýbáu và thực tế trong phát triển kinh tế và phát triển bền vững kinh tế

- Phương pháp hồi quy: Đề tài sử dụng mô hình tương quan hồi quy để

đo lường mối quan hệ kinh tế giữa các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bềnvững kinh tế với các nhân tố như: nguồn nhân lực, vốn đầu tư, công nghệ,phương pháp Mục đích để chứng minh và lượng hoá mức độ ảnh hưởng củacác yếu tố đến quá trình phát triển nông nghiệp huyện Yên Lạc

2.3.4 Phương pháp phân tích SWOT: là tập hợp các từ viết tắt của các từ

tiếng anh: Strengths (điểm mạnh), Weneresses (điểm yếu), Opportunities (Cơhội), và Theats (nguy cơ) Khung phân tích SWOT thường được trình bàydạng lưới, bao gồm 4 phần chính thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ Một số các câu hỏi mẫu và câu trả lờiđược điền vào các phần tương ứng trong khung, công cụ này thường được sửdụng khi đối tượng nghiên cứu được xác định rõ ràng, vì SWOT chính là tổngquan của từng đối tượng (có thể là một dự án, một vùng, một sản phẩm, một ýtưởng )

Trong nghiên cứu này, phương pháp SWOT được sử dụng để tìm hiểu,phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuấtnông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Lạc.Kết quả phân tích SWOT là căn cứ quan trọng để đưa ra các giải pháp pháttriển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Yên Lạc trong thời gian tới

2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1 Các chỉ tiêu về kinh tế

- GDP nông nghiệp và tỉ trọng GDP nông nghiệp so với tổng giá trịGDP toàn nền kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp

Trang 39

- Giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất nôngnghiệp phân theo ngành (nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp).

- Giá trị được tạo ra trên một hecta đất nông nghiệp: Giá trị sản xuấtxác định bằng diện tích gieo trồng (ha) chia GTSX/ha đất nông nghiệp

G = PS

- Năng suất lao động nông nghiệp xác định bằng GTSX nông nghiệpchia cho số lao động nông nghiệp

N = LP

2.4.2 Các chỉ tiêu về xã hội và môi trường

- GDP bình quân đầu người khu vực nông thôn xác định bằng tổng sảnphẩm trên địa bàn chi cho tổng số lao động nông thôn

- Tỉ lệ người dân được dùng nước sạch; Vệ sinh môi trường; Tỉ lệ nồngđộ chất độc hại trong không khí, nước, đất theo tiêu chuẩn

Trang 40

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN YÊN LẠC - TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2009 - 2013

3.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Yên Lạc là một trong 9 huyện, thị của tỉnh Vĩnh Phúc, nằm ở phía namcủa tỉnh, trong khoảng tọa độ 21009’ đến 21017’ vĩ độ Bắc, 105030’ đến

105038’ kinh độ Đông Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Thành phố Vĩnh Yên vàhuyện Tam Dương; Phía Nam giáp sông Hồng (bên kia là huyện Phúc Thọ -

TP Hà Nội); Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh (Hà Nội);Phía Tây giáp huyện Yên Lạc

Thị trấn Yên Lạc là trung tâm kinh tế chính trị, xã hội của huyện, nằmở ngã tư nơi giao cắt giữa tỉnh lộ 303 và tỉnh lộ 305, cách TP Vĩnh Yên 10

km về phía Bắc, cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Đông và cách TP ViệtTrì 30 km về phía Tây Đây là điều kiện thuận lợi ban đầu, tạo cho huyện cókhả năng phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội

Yên Lạc là huyện thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hìnhtương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, đê sôngHồng (đê Trung ương) Độ cao trung bình so với mặt nước biển sấp sỉ 10m.Hướng dốc trung bình từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảysông Hồng Địa hình của huyện được chia thành hai vùng rõ rệt

Vùng ngoài đê: Diện tích tự nhiên là 2.461 ha, thuộc địa bàn các xãTrung Kiên, Trung Hà, Hồng Phương, Hồng Châu và một phần diện tíchthuộc xã Đại Tự và Liên Châu Vùng này có nhiều bãi cao, trũng, chịu ảnhhưởng của thủy chế sông Hồng, đặc biệt là ba xã Hồng Châu, Trung Kiên vàTrung Hà

Ngày đăng: 24/03/2016, 22:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Thị Á (2011), Phát triển bền vững nông nghiệp thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế phát triển, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững nông nghiệp thành phố Đà "Nẵng
Tác giả: Đặng Thị Á
Năm: 2011
2. Nguyễn Hải Bắc (2010), Nghiên cứu vấn đề phát tiển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu vấn đề phát tiển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Hải Bắc
Năm: 2010
3. Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam - Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cao cấp của LHQ về PTBV (RIO + 20), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam - Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cao cấp của LHQ về PTBV (RIO + 20)
Tác giả: Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2012
4. Cổng thông tin điện tử huyện Vĩnh Tường, http://www.vinhtuong.gov.vn 5. Phạm Vân Đình, TS Đỗ Kim Chung, Giáo trình kinh tế nông nghiệp,NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế nông nghiệp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
6. FAO - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, Phát triển hệ thống canh tác, NXB Nông nghiệp, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển hệ thống canh tác
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
8. Đỗ Vũ Kiên ( 2005), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng thu nhập bền vững cho hộ nông dân huyện Vị Xuyên-Hà Giang, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng thu nhập bền vững cho hộ nông dân huyện Vị Xuyên-Hà Giang
9. Phạm Văn Khôi (2004), Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái
Tác giả: Phạm Văn Khôi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2004
10. Lê Bảo Lâm (2007), Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn: Lý thuyết, thực tiễn và Việt Nam, Tạp chí kinh tế và phát triển (trang 3 -5 và 13), số 126, 12/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn: Lý thuyết, thực tiễn và Việt Nam
Tác giả: Lê Bảo Lâm
Năm: 2007
11. Phạm Công Nhất (2011), Phát triển nguồn nhân lực bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, Tạp chí Tuyên giáo (trang 5- 9), số 114, 10/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay
Tác giả: Phạm Công Nhất
Năm: 2011
12. Quyết định số 432/QĐ-TTg, Phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Thủ tướng Chính phủ, 12/4/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 432/QĐ-TTg, Phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
14. Trần Văn Thọ (2008), Điều kiện để Việt Nam phát triển bền vữn g, http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=114&CategoryID=7&News=2377, 3/10/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện để Việt Nam phát triển bền vữn
Tác giả: Trần Văn Thọ
Năm: 2008
15. Phạm Thị Thanh Thủy (2012), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị, Đại học Quốc Gia, Hà Nội 16. UBND huyện Yên Lạc (2009-2013), Báo cáo phát triển kinh tế xã hội vàphương hướng nhiệm vụ các năm 2009 - 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hải Dương", Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị, Đại học Quốc Gia, Hà Nội16. UBND huyện Yên Lạc (2009-2013), "Báo cáo phát triển kinh tế xã hội và
Tác giả: Phạm Thị Thanh Thủy
Năm: 2012
17. UBND huyện Yên Lạc (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến 2020, tầm nhìn đến 2030 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã "hội đến 2020
Tác giả: UBND huyện Yên Lạc
Năm: 2012
18. UBND huyện Yên Lạc, Tài liệu giáo dục lịch sử địa phương huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: ài liệu giáo dục lịch sử địa phương huyện Yên Lạc
19. Trần Đức Viên (1989), Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống nông nghiệp trong hệ sinh thái vùng trũng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, ĐH nông nghiệp I Hà Nộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống nông nghiệp trong hệ sinh thái vùng trũng đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Trần Đức Viên
Năm: 1989

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w