1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án TS BCH - Báo chí truyền thông chính về sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam

210 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam
Chuyên ngành Báo chí truyền thông
Thể loại Luận án TS
Định dạng
Số trang 210
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài CCHCNN là lĩnh vực được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam Với mục tiêu xây dựng chính phủ gọn nhẹ hơn để có thể vận động nhanh nhạy và hiệu quả, CCHCNN gắn với hệ thống CS do cơ quan có thẩm quyền ban hành được xem là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, hướng tới phục vụ tốt hơn các nhu cầu, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân và cả xã hội Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) xác định: “Để thiết lập cơ chế quản lý quản lý mới, cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quan” Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII chỉ rõ CCHCNN được xem là một trong ba khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2011-2020 và đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 CS CCHCNN có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống và được thể hiện bằng các hình thức đa dạng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mọi người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức Do đó, CS CCHCNN nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng, trong đó có báo chí, truyền thông Chủ đề về CCHCNN gắn với CS của Nhà nước trong những năm gần đây được đăng tải rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là vai trò trung tâm của báo chí khi đưa thông tin về vấn đề này Điều đó cơ bản đáp ứng được yêu cầu truyền thông về CCHCNN của Chính phủ thể hiện trong Đề án “Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về CCHCNN giai đoạn 2012-2015” và Đề án “Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền CCHCNN giai đoạn 2016-2020” ban hành theo Quyết định 3490/QĐ-BNV ngày 10/10/2016 của Bộ Nội vụ - cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì triển khai công tác tuyên truyền về CCHCNN Đứng trước yêu cầu của Chính phủ và do tính chất rộng, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều 1 quy định của pháp luật, báo chí cần phải thường xuyên truyền thông để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về CS CCHCNN để đưa CS vào cuộc sống, tạo đồng thuận xã hội và nâng cao hiệu quả công tác quản lý xã hội Báo cáo tổng kết chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2011-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2030 chỉ rõ, công tác thông tin, tuyên truyền về CCHCNN trong đó có CS CCHCNN đã góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với đội ngũ công chức, viên chức về triển khai các nhiệm vụ CCHCNN; đồng thời nhận được sự quan tâm theo dõi, góp ý của xã hội, người dân và các cơ quan nhà nước Các cơ quan báo chí đã phát hành hơn 35.800 bản tin chuyên đề CCHCNN trên sóng đài phát thành - truyền hình Tuy nhiên, hoạt động này ở một số bộ, ngành, địa phương vẫn chưa thật sự tạo ra sức lan tỏa tới công chúng nhận thức về CCHCNN, tác động của CCHCNN nói chung và CS CCHCNN nói riêng Điều đó đòi hỏi phải có sự vào cuộc hơn nữa của báo chí truyền thông về CCHCNN gắn với những CS cụ thể của Nhà nước Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò của CCHCNN trong việc xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức CCHCNN đã bước sang năm đầu tiên của giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2021-2030 với nhiều nội dung mới trên các lĩnh vực: Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước, trong đó, chú trọng cải cách CS tiền lương; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số Để thực hiện tốt công cuộc cải cách của đất nước, báo chí cần vào cuộc 2 mạnh mẽ hơn hơn nữa để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về CS CCHCNN tới toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân và toàn xã hội để tạo động lực, sự đồng thuận trong xã hội về thực hiện công cuộc CCHCNN gắn với thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước Với mục đích phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị phát triển hoạt động báo chí TTCS CCHCNN nước ta, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Báo chí truyền thông chính về sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam” để nghiên cứu 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích Phân tích, luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về báo chí TTCS CCHCNN; khảo sát, nghiên cứu thực trạng báo chí TTCS CCHCNN Việt Nam; đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả báo chí truyền thông về CS CCHCNN Việt Nam trong thời gian tới 2.2 Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến báo chí TTCS CCHCNN và rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu; - Hệ thống hóa, phân tích, luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu; xây dựng, hình thành khung lý thuyết, công cụ khảo sát báo chí TTCS CCHCNN; - Khảo sát thực trạng báo chí TTCS CCHCNN; rút ra thành công, hạn chế và nguyên nhân của thành công, hạn chế báo chí TTCS CCHCNN; - Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra dự báo và giải pháp, khuyến nghị để phát triển báo chí TTCS CCHCNN 3 Đối tượng nghiên cứu, khảo sát và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Hình thức, nội dung, cách thức báo chí TTCS CCHCNN; - Giá trị nội dung thông tin CS CCHCNN của các loại hình báo chí; - Yếu tố tác động đến sự hài lòng của công chúng đối với báo chí TTCS CCHCNN 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Luận án khảo sát các bài viết, các tác phẩm báo chí trên VTV1, BND, VietnamPlus, BĐTĐBND Đây đều là cơ quan báo chí cấp trung ương và được giao trực tiếp thực hiện công tác truyền thông về CCHCNN theo Nghị quyết 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2011-2020 - Thời gian khảo sát: Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2019 4 Giả thuyết nghiên cứu Luận án đề xuất các giả thuyết nghiên cứu sau: - Báo chí, trong đó có VTV1, BND, VietnamPlus, BĐBND là kênh thông tin quan trọng trong TTCS CCHCNN Việt Nam? - Thực trạng báo chí TTCS CCHCNN Việt Nam hiện nay? Những yếu tố nào tác động đến báo chí TTCS CCHCNN Việt Nam? - Báo chí TTCS CCHCNN tác động tích cực và ý nghĩa đối với quy trình CS CCHCNN trong thời gian qua - Hình thức, nội dung và cách thức báo chí TTCS CCHCNN tác động tích cực và ý nghĩa đối với sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, CBCCVC đối với chính phủ? - Những thành tựu và hạn chế báo chí TTCS CCHCNN Việt Nam xuất phát từ một hệ thống nguyên nhân cần được làm rõ để từ đó đề xuất những 4 khuyến nghị, giải pháp khả thi nhằm phát triển báo chí TTCS CCHCNN Việt Nam trong bối cảnh hiện nay? 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, truyền thông đại chúng với hai chức năng chính là tuyên truyền, cổ vũ tinh thần của công chúng, hướng công chúng đến mục đích chung là được cung cấp thông tin về CS CCHCNN; trên cơ sở đó thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi để xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật Hệ thống lý luận này được thể hiện cụ thể trong đường lối, CS về báo chí của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay Đây cũng chính là những căn cứ để luận án đưa vào để phân tích báo chí truyền thông về CS CCHCNN Việt Nam Bên cạnh đó, báo chí truyền thông về CS CCHCNN Việt Nam được nghiên cứu dựa trên nền tảng kết hợp của các lý thuyết phổ biến trong lĩnh vực truyền thông và truyền thông liên ngành sau: - Lý thuyết “Sử dụng và hài lòng”: Công chúng chủ động chọn “tiêu thụ” những sản phẩm truyền thông một các có ý thức nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của cá nhân; thông qua phân tích động cơ tiếp xúc với phương tiện truyền thông của công chúng và sự tiếp tục này đã thỏa mãn được những nhu cầu gì của họ để khảo sát những lợi ích mà truyền thông đem lại cho tâm lý và hành vi của con người Tác giả sử dụng lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” để phân tích các vấn đề: công chúng có thường xuyên theo dõi thông tin về CS CCHCNN trên VTV1, BND và VietnamPlus hay không; nhu cầu và thói quen của công chúng khi tiếp cận thông tin trên báo chí và mức độ hài lòng của công chúng đối với truyền thông xét theo một số tiêu chí về nội dung và hình thức cụ thể 5 - Lý thuyết “Định hình chương trình nghị sự”: Theo lý thuyết này, truyền thông đại chúng có thể không trực tiếp tạo ra dư luận xã hội, nhưng lại có khả năng xác định chương trình nghị sự cho dư luận xã hội Lý thuyết này được vận dụng phổ biến và có hiệu quả trong các chiến dịch truyền thông thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi đối với những mục tiêu và đối tượng xác định Theo đó, vấn đề nào được truyền thông định hình, được làm nổi bật thì vấn đề đó được quan tâm, chú ý, bàn luận trong dư luận xã hội Lý thuyết “Định hình chương trình nghị sự” là cơ sở để tác giả tìm hiểu thực trạng và các yếu tố tác động đến báo chí truyền thông về CS CCHCNN - Lý thuyết Chức năng: Trong lý thuyết này, nhà xã hội học Robert K Merton phân biệt giữa “chức năng” (function) và “loạn chức năng” (dysfunction) Chức năng là cái làm cho một hệ thống duy trì được sự tồn tại của mình và tiếp tục vận hành trôi chảy Loạn chức năng là cái gây cản trở cho quá trình đó Một hoạt động có thể vừa có chức năng lẫn loạn chức năng Trong nhiều trường hợp, những thông tin lan truyền trên các phương tiện truyền thông thay vì đóng vai trò cảnh báo đối với người dân, thì ngược lại, có thể gây ra hậu quả là làm gia tăng nỗi lo âu và hoang mang đối với một số tầng lớp các hội Để hạn chế những tính chất “loạn chức năng” của thông tin đại chúng, vấn đề định hướng dân dư luận của các phương tiện truyền thông thông qua việc chọn lọc những tin tức để phát sóng, cùng với việc cung cấp những giải thích và bình luận cần thiết kèm theo các tin tức cho bạn đọc, cho khán thính giả Lý thuyết này giúp tác giả phân tích những thành tựu và hạn chế, giải pháp bảo đảm báo chí truyền thông về CS CCHCNN Việt Nam - Lý thuyết về các bên liên quan trong CS công: 6 Lý thuyết về các bên liên quan được Freeman (1984) phát triển từ những khái niệm về “các bên liên quan” đầu tiền trên cơ sở mô hình quản trị doanh nghiệp Sự phát triển của lý thuyết các bên liên quan mở rộng sang lĩnh vực CS công và quản trị nhà nước Theo đó, việc áp dụng lý thuyết về các bên liên quan để phân tích, giải thích nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau trong các vấn đề CS công CS công được phân tích theo xu hướng phân tích các bên liên quan bao hàm cả những người ra quyết định, các nhóm lợi ích liên quan, nhóm hưởng lợi, những người phải chi trả và các thế hệ tương lai chịu ảnh hưởng Lý thuyết này là cơ sở để tác giả luận án phân tích và lý giải trạng thái cũng như hành vi của các bên liên quan trong quá trình báo chí truyền thông về CS CCHCNN Việt Nam - Lý thuyết các bên liên quan trong quản trị công: Lý thuyết các bên liên quan trong quản trị công tập trung vào việc xác định và phân tích các mối liên hệ giữa các cá nhân, tổ chức ảnh hưởng đến quản trị công trong một quốc gia Theo đó, 8 nhân tố chính tương tác với nhau trong quản trị công gồm: các cá nhân (công dân), các tổ chức cộng đồng và tương tự, các tổ chức phi lợi nhuận, giới kinh doanh, truyền thông, các cấp chính quyền, các chính khách được bầu cử, các tổ chức thương mại Các nhân tố này được chia thành 3 nhóm chủ yếu: nhà nước, thị trường và xã hội dân sự Các bên liên quan thuộc khu vực nhà nước được tổ chức theo dạng thứ bậc, các doanh nghiệp và khu vực kinh doanh thường hoạt động ở thị trường và các cộng đồng được tổ chức rất đa dạng Mỗi vấn đề công đều được giải quyết thông qua quá trình tương tác, phân phối quyền lực, khả năng và sự tương tác của các nhân tố mới trong mạng lưới Người dân tham gia vào các vấn đề CS thông qua các mối liên hệ tương tác với các bên liên quan khác nhau để tác động vào vấn đề 7 Tại Việt Nam, người dân đóng vai trò là nền tảng của quyền lực nhà nước Điều này hàm ý rằng mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân và được nhân dân ủy quyền cho các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp Quá trình tương tác của người dân đối với các cơ quan chính quyền thông qua các hình thức theo ba kênh: lập pháp (bầu cử, tiếp xúc cử trị), hành pháp (thực hiện hay không thực hiện CS - pháp luật, biểu tình, kiến nghị), tư pháp (thông qua các cấp tòa án) Sự tham gia của người dân vào CS được thực thi thông qua sự tương tác của các nhân tố được quy định (lập pháp, tư pháp, hành pháp) hoặc thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội dân sự Báo chí cũng như các hiệp hội và nhóm lợi ích để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ 5.2 Phương pháp nghiên cứu 5.2.1 Các phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích nội dung, lịch sử - logic, phỏng vấn, điều tra xã hội học Cụ thể như sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được tiến hành thông qua việc sưu tầm, tuyển chọn, nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu các công trình khoa học, sách, bài báo khoa học, tác phẩm báo chí, quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về nội dung liên quan đến báo chí, báo chí TTCS, CCHCNN, báo chí TTCS CCHCNN Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh hệ thống hóa luận điểm, so sánh, minh họa cùng các kết quả khảo sát của mình, từ đó đưa ra quan điểm của cá nhân để khẳng định khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu - Phương pháp phân tích nội dung: Trên cơ sở phân tích hệ thống văn bản, báo cáo tổng kết thực tiễn, các tác phẩm báo chí, ý kiến trưng cầu về báo chí TTCS CS CCHCNN, luận án tổng hợp vấn đề, rút ra những kết luận, nhận định về vai trò của báo chí trong truyền thông CS CCHCNN hiện nay 8 - Phương pháp nghiên cứu lịch sử-logic: Phương pháp này dùng để tìm cơ sở khoa học của quá trình hình thành, phát triển của TTCS nói chung và báo chí TTCS nói riêng, phát hiện bản chất và quy luật vận động của báo chí TTCS CCHCNN Cụ thể là phát hiện những thành tựu lý thuyết đã có nhằm kế thừa, bổ sung và phát triển, hoặc phát hiện những thiếu sót, không hoàn chỉnh trong các tài liệu đã có… từ đó xác định vị trí đề tài nghiên cứu của tác giả - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Anket) + Đối với công chúng: Phương pháp này được tiến hành thông qua việc lập phiếu điều tra nhằm thu nhận các ý kiến, đánh giá của công chúng về đối tượng nghiên cứu của đề tài Quy mô điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi với 260 mẫu thuộc 3 đối tượng là nhà báo; cán bộ, công chức, viên chức; chủ doanh nghiệp; người dân, phân bổ theo: + Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, lấy mẫu dựa trên sự tính dễ tiếp cận của đối tượng Địa điểm lấy mẫu là 5 địa phương gồm thành phố Hà Nội, tỉnh Lào Cai, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Quảng Nam, thành phố cần Thơ Cụ thể như sau: Thành phố Hà Nội: Cơ cấu đơn vị hành chính được lựa chọn gồm: STT Quận/Huyện Đặc điểm Xã/Phường 1 Quận Tây Hồ Quận Tây Hồ là trung tâm dịch vụ - duPhường lịch, trung tâm văn hoá, của Thủ đô HàXuân La Nội 2 Quận Quận Bắc Từ Liêm được thành lập nămPhường Bắc Từ Liêm 2013 Kinh tế phát triển mạnh Xuân Tảo theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - 9 nông nghiệp, trong đó nông nghiệp vẫn giữ tỷ trọng lớn Văn hóa làng xã vẫn còn phổ biến Tỉnh Lào Cai: Cơ cấu đơn vị hành chính được lựa chọn gồm: STT Quận/Huyện Đặc điểm Xã/Phường 1 Thành phố Thành phố Lào Cai là thủ phủ củaPhường Kim Tân Lào Cai tỉnh Lào Cai, là một trong những(Phường trung tâm thành phố địa đầu của tổ quốc, có vị của thành trí đặc biệt quan trọng về kinh tế,phố Lào Cai) chính trị, quốc phòng, an ninh của cả nước 2 Huyện Bảo Thắng là một huyện biên giới cửaThị trấn Phố Lu Bảo Thắng ngõ của tỉnh Lào Cai Phía Bắc (trung tâm kinh giáp huyện Hà Khẩu (Vân Nam - tế - chính trị - văn Trung Quốc) với đường biên giới dài hoá xã hội của 15 km Bảo Thắng có nhiều tàihuyện Bảo Thắng) nguyên khoáng sản quý Mỏ Apatít với trữ lượng lớn, hàm lượng cao, chạy dài hàng chục km bên hữu ngạn sông hồng Bảo Thắng là huyện dân tộc gồm Kinh, Tày, Giáy, Dao, Mông, Phù Lá Tỉnh Lâm Đồng Cơ cấu đơn vị hành chính được lựa chọn gồm: STT Quận/Huyện Đặc điểm Xã/Phường 1 Thành phố Đà Lạt là thành phố của tỉnh Lâm Phường 9 Đà Lạt Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên Đây là đô thị miền núi đông dân đứng thứ hai cả nước, sau thành phố Buôn Ma 10

Ngày đăng: 08/03/2024, 09:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w