8. Kết cấu của luận án
3.2. Giải pháp bảo đảm báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam
3.2.1. Những giải pháp cơ bản bảo đảm báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam
3.2.1.1. Số lượng bài viết lớn, phân bố phù hợp theo thể loại báo chí nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của người đọc
Như đã trình bày ở chương 2, phần lớn các bài viết đều tập trung ở chuyên mục tin tức, do đó mới chỉ dừng lại ở truyền đạt, phản ánh sự kiện liên quan đến nhiệm vụ hay quy trình CS CCHCNN mà thiếu sự phân thích chuyên sâu [Phụ lục 3]. Trong khi đó, lượng người đọc quan tâm đến tất cả các thể loại báo chí. Kết quả phân tích cho thấy, có 66 người quan tâm đến thể loại tin tức, 66 người quan tâm đến phóng sự, 21 người quan tâm đến bình luận, 36 người quan tâm đến chuyên luận, 37 người quan tâm đến truyện, 34 người quan tâm đến chuyên mục xã luận.
Hay có sự khác biệt giữa đối tượng khảo sát quan tâm đến các thể loại báo chí theo tuổi. Lượng người quan tâm đến thông tin TTCS CCHCNN chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 30-40. Rất ít người trẻ quan tâm đến CS CCHCNN.
Người có đội tuổi dưới 30 chú ý nhiều đến chuyên mục tin tức và ít quan tâm đến chuyên mục bình luận. Người có độ tuổi từ 30-40 quan tâm nhiều đến tin tức và phóng sự, truyện và xã luận. Từ kết quả này, thiết nghĩ các báo cần chú ý viết bài phải phù hợp với đối tượng quan tâm [Phụ lục 3, mục 3.12].
Kết quả phân tích đồng thời cũng cho thấy, lượng người quan tâm đến các bài viết về nhiệm vụ CS CCHCNN không đồng đều. Có 38 người quan tâm đến CS CC thể chế, 49 người quan tâm đến CS CC thủ tục hành chính, 72 người quan tâm đến CS CC bộ máy hành chính, 36 người quan tâm đến CS nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC. Chỉ có 34 người quan tâm đến CS CC tài chính công và 31 người quan tâm đến CS hiện đại hóa hành chính [Phụ lục 3, mục 3.17].
Như vậy, CS CC thủ tục hành chính và CS CC bộ máy hành chính có số lượng người quan tâm cao nhất. Số lượng đối tượng khảo sát quan tâm các chuyên mục báo chí theo trình độ rất rõ rệt. Quan tâm đến thông tin CS CCHCNN là người có trình độ đại học (162 người). Người chưa có bằng đại học quan tâm nhiều đến các bài viết về CS CC bộ máy hành chính. Thường những người có độ tuổi này quan tâm đến CS CC bộ máy hành chính vì trong số này có những người đang học cũng như định hướng việc làm trong tương lai. Họ muốn có một vị trí việc làm trong bộ máy nhà nước sau khi tốt nghiệp.
Người có bằng đại học lại quan tâm đến CS nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC. Có lẽ lý do chính là trong số họ hiện làm trong cơ quan nhà nước quan tâm đến những thay đổi về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, củng cố vị trí việc làm của họ để một mặt đáp ứng yêu cầu của CS CCHCNN, mặt khác chủ động chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để cải thiện cơ hội thăng tiến của mình. Người có trình độ trên đại học lại quan tâm đến CS CC thể chế hành chính. Lý do chính có lẽ trong số họ có nhiều người đang giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý nên thể chế là nhiệm vụ mà họ quan tâm nhất. Vì thể chế gắn quy trình ra quyết định hành chính, ảnh hưởng đến nguyên tắc cũng như quy trình lãnh đạo, quản lý và điều hành tổ chức. Với kết quả phân tích như đã trình bày, thiết nghĩ các báo cần có sự phân bố lượng bài viết phản ánh các nhiệm vụ của CS CCHCNN phù hợp với đối tượng quan tâm.
3.2.1.2. Tập trung vào đối tượng để xây dựng chiến lược bài viết phù hợp
Sự quan tâm của người đọc đối với các bài viết về TTCS CCHCNN phụ thuộc vào mức độ mà các bài viết có phù hợp với kỳ vọng của họ. Bảng 4.3 cho thấy sự có sư khác nhau rõ rệt về sự quan tâm đến các bài viết về các CS CCHCNN theo nghề nghiệp của đối tượng khảo sát. Cụ thể, nhà báo (79 người quan tâm, chiếm 30%), cán bộ, công chức và viên chức (49 người quan tâm, chiếm 19%), chủ doanh nghiệp (101 người quan tâm, chiếm 39%) và người dân bình thường (31 người quan tâm, chiếm 12%) [Phụ lục 3, mục 3.14].
Tùy vào công việc của mình mà các đối tượng quan tâm đến nội dung CS CCHCNN khác nhau. Ví dụ, do đặc điểm nghề nghiệp, nhà báo quan tâm đến các bài viết đề cập đến các nhiệm vụ CCHCNN tương đối đồng đều.
Trong khi đó, chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều đến CS nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC và thủ tục hành chính. Lý do, công việc sản xuất, kinh doanh của họ hàng ngày phải đối mặt với các thủ tục hành chính liên quan đên tài chính, thuế, các loại giấy phép cũng như đội ngũ CBCCVC. CBCCVC lại chủ yếu quan tâm đến CC thủ tục hành chính. Lý do, thủ tục hành chính là công việc hàng ngày mà họ phải giải quyết.
Để bài viết về CS CCHCNN phù hợp với đặc điểm đối tượng người đọc, các báo phải xác định rõ chân dung người đọc (tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn…) của tờ báo đó, từ đó đưa đúng thông điệp và thông tin đến đối tượng để khiến họ có hứng thú tiếp nhận. Tính đối tượng đòi hỏi bài viết phải tạo nên những nội dung “cá nhân hóa” càng độc đáo càng tốt, hướng đến những nhóm người đọc chuyên biệt.
Hơn thế nữa, bài viết phải tìm ra vấn đề thực sự mà người đọc gặp phải và giải quyết giúp họ. Để cá nhân hóa, nhà báo phải xác định sở thích, hoạt động, thói quen, thái độ, ý kiến của người đọc (khách hàng trung tâm của tờ báo).
3.2.1.3. Đẩy mạnh hơn nữa trong đầu tư các bài viết đề cập trực tiếp, phân tích chuyên sâu về chính sách cải cách hành chính nhà nước
Như đã trình bày trong chương 2, kỳ vọng của người đọc bài viết và các loại sản phẩm phẩm báo chí về CS CCHCNN rất phong phú, không tập trung vào một quy trình hay nhiệm vụ CCHCNN cụ thể. Trong khi đó, các bài viết của những tờ báo khảo sát cho thấy phần lớn đề cập gián tiếp đến CS CCHCNN (964 bài, chiếm 73.1 %). Lượng bài viết đề cập trực tiếp, phân tích sâu về CS CCHCNN rất ít (354 bài, chiếm 26.9%). Kết quả cụ thể về sự phân bố số lượng bài viết về CS CCHCNN theo tính chất phản ánh cụ thể trong Phụ lục, mục 1.6.
Như đã trình bày trong chương 2, lượng người quan tâm đến thể loại tin tức (số lượng = 66 người, chiếm 25%). Lượng người quan tâm đến thể loại phóng sự (số lượng = 66 người, chiếm 25%). Lượng người quan tâm đến thể loại bình luận (số lượng = 21 người, chiếm 8%). Lượng người quan tâm đến thể loại chuyên luận (số lượng = 36 người, chiếm 14%). Lượng người quan tâm đến thể loại phóng sự (số lượng = 37 người, chiếm 14%). Lượng người quan tâm đến thể loại truyện (số lượng = 17 người, chiếm 7%) [Phụ lục 3].
Kết quả này cho thấy cần có nhiều bài viết hơn đề cập trực tiếp, phân tích sâu về CS CCHCNN. Chuyên mục tin tức chỉ đề cập gián tiếp hoặc chỉ cung cấp thông tin dạng thô, thiếu những nhận xét, phân tích, bình luận chuyên sâu về thực trạng, đánh giá và dự báo CS CCHCNN.
Những bài viết thuộc các thể loại cần có sự nhận xét, phân tích, bình luận chuyên sâu về thực trạng, đánh giá và dự báo CS CCHCNN phải hướng đúng đặc điểm đối tượng người đọc. Như đã trình bày trong tiểu mục 3.2.1.2, do đặc điểm nghề nghiệp, nhà báo quan tâm đến các bài viết đề cập đến các CS CCHCNN tương đối đồng đều. Trong khi đó, chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều đến nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC và thủ tục hành chính. Lý do, công việc sản xuất, kinh doanh của họ hàng ngày phải đối mặt với các CS
về thủ tục hành chính liên quan đến tài chính, thuế, các loại giấy phép cũng như đội ngũ CBCCVC. CBCCVC lại chủ yếu quan tâm đến CS CC thủ tục hành chính. Lý do, thủ tục hành chính là công việc hàng này mà ho phải giải quyết. Khi các bài viết thỏa mãn yêu cầu phân tích nhận xét, phân tích, bình luận chuyên sâu về thực trạng, đánh giá và dự báo CS CCHCNN theo các nhóm đối tượng thì thông tin CS CCHCNN sẽ có tính lan tỏa cao, phục vụ tốt hơn như cầu chuyên môn, công việc, từ đó báo chí TTCS CCHCNN mới thực hiện đầy đủ các chức năng của mình, hiệu quả ngày càng cao, đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của công chúng.
3.2.1.4. Phân bố lượng bài viết phù hợp trong đề cập, phản ánh kịp thời các khâu, các nhiệm vụ của chính sách cải cách hành chính nhà nước
Báo chí TTCS CCHCNN là một quá trình gắn với nhiệm vụ CS và các khâu của chu trình CS CCHCNN. Do đó, báo chí TTCS phải phân bố lượng bài viết phù hợp trong đề cập. Bảng 3.5 cho thấy phần lớn các bài viết tập trung đề cập, phản ánh, phân tích công đoạn thực thi CS (số lượng = 1198 bài, chiếm 91%). Lượng bài viết về giai đoạn hoạch định CS và đánh giá CS CCHCNN rất khiêm tốn. Cụ thể, lượng bài viết đề cập đến hoạch định CS CCHCNN (số lượng = 18 bài, chiếm 1.4%). Lượng bài viết đề cập đến đánh giá CS CCHCNN (số lượng = 101 bài, chiếm 7.7%) [Phụ lục 3].
Có những tờ báo khảo sát cho thấy chỉ tập trung vào đề cập, phản ánh, phân tích, đánh giá thực trạng thực thi CS CCHCNN, không có bài viết nào đề cập, phản ánh, phân tích giai đoạn hoạch định CS CCHCNN và đánh giá CS CCHCNN (BĐTĐBND). VietnamPlus không có bài viết nào đề cập, phản ánh, phân tích, đánh giá giai đoạn hoạch định CS CCHCNN [Phụ lục 3, mục 3.6].
Sự phân bố không đều xuất phát từ việc các cơ quan báo chí không phản ánh đúng tính thực tế các công đoạn trong quy trình CS CCHCNN. Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 và Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày
13/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ quy định các cơ quan báo chí Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan thông tin, báo chí trung ương và địa phương: Xây dựng chuyên mục, chuyên trang về CCHCNN để tuyên truyền Chương trình và phản hồi ý kiến của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức về CCHCCNN nói chung và CS CCHCNN nói riêng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó, vào thời điểm giai đoạn 2018-2019, thực thi và đánh giá CS là trọng tâm và do đó cần nhiều bài viết chuyên sâu về thực thi và đánh giá chuyên sâu về CS CCHCNN. Tuy nhiên, báo chí lại thiếu các bài viết đánh giá sâu về tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành công tác thực thi CS CCHCNN, đánh giá tính đồng bộ với đổi mới phân bố trí nguồn tài chính và nhân lực, đặc biệt là công tác TTCS CCHCNN. Như đã trình bày trong chương 2, phần lớn các bài viết tập trung vào nhiệm vụ thực thi CS.
Kết quả khảo sát cho thấy, trong năm 2018 và 2019, sự phân bố lượng bài viết đề cập trực tiếp và gián tiếp về CS CCHCNN khác nhau tùy theo cơ quan báo chí. Có những cơ quan báo chí phần lớn bài viết đề cập gián tiếp các nhiệm vụ của CS CCHCNN như VietnamPlus (có 46 bài viết đề cập trực tiếp và 671 bài đề cập gián tiếp). BĐTĐBND (chỉ có 7 bài đề cập trực tiếp, có 106 bài đề cập gián tiếp). VTV1 có lượng bài đề cập trực tiếp về các nhiệm vụ CS CCHCNN tương đối lớn (có 93 đề cập trực tiếp và 77 bài đề cập gián tiếp).
BND cũng có lượng bài đề cập trực tiếp đến nhiệm vụ CS CCHCNN lớn nhất trong các loại hình báo chí khảo sát (có 208 bài đề cập trực tiếp và 110 bài đề cập gián tiếp) [Phụ lục 3].
Việc chỉ tập trung vào phản ánh thực thi CS và không chú ý tới toàn bộ quy trình CS là sai lầm trong TTCS. Điều này đã được các nhà nghiên cứu TTCS phát hiện. Theo Garnett & Kouzmin (1997), TTCS là một quá trình
cung cấp hoặc duy trì thông tin quả quá trình CS, gắn với quá trình CS để tác động và định hướng thái độ và hành động của công chúng đối với CS [55].
Theo Howlett (2008, 2011), truyền thông là một loại hành vi tổ chức để truyền đạt thông tin giữa các bên liên quan bên trong và bên ngoài liên quan đến quá trình CS [59]. TTCS là một công cụ hỗ trợ chính phủ đạt được các mục tiêu CS và duy trì mối quan hệ cùng có lợi giữa chính phủ và công chúng về sự thành công hay thất bại của CS. Do đó, TTCS phải gắn với quy trình CS. Quy trình TTCS trải qua các giai đoạn gồm hoạch định CS, thực thi CS và đánh giá CS.
3.2.1.5. Tăng cường hơn nữa đăng tải các bài viết về chính sách cải cách hành chính nhà nước trong khung giờ vàng
Hiệu quả của truyền thông nói chung và TTCS CCHCNN nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có khung giờ vàng. Các bài báo TTCS CCHCNN được đăng hoặc phát vào khung giờ vàng sẽ thu hút nhiều người quan tâm hơn, sẽ có tính tương tác nhiều hơn. Như đã trình bày trong chương 2, giờ vàng rất quan trọng đối với truyền thông, trong đó có TTCS. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát, ngoài các bài viết của BND được đăng theo ngày, còn lại các bài viết của các tờ báo khác đăng vào khung giờ vàng rất khiêm tốn.
Kết quả phân tích định lượng cho thấy một mặt số lượng bài viết của các tờ báo được đăng tải ngoài khung giờ vàng (trừ BND), măt khác, kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với số bài viết đăng theo khung giờ vàng có ý nghĩa thống kê, tức là có sự ràng buộc về mặt thống kê giữa ác cơ quan báo chí với số bài viết đăng theo khung giờ.
Trong khi đó, số lượng bài viết chủ yếu dừng lại ở việc cung cấp thông tin và đăng hoặc phát ngoài khung giờ vàng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của báo chí TTCS. Do đó, cần tăng cường hợn nữa đăng tải các bài viết về CS CCHCNN trong khung giờ vàng để thu hút nhiều người
quan tâm hơn, tăng cường tính tương tác để từ đó nâng cao hiệu quả báo chí TTCS CCHCNN.
3.2.1.6. Chú trọng đầu tư đăng tải các bài viết và sản phẩm báo chí trên loại hình báo chí đa phương tiện
Thực tế cho thấy trong thời gian gần đây đã chứng kiến sự “khai tử”
của một số tờ báo in nổi tiếng thế giới. Báo in ở Việt Nam cũng đang bị suy giảm, thay đổi, bị ảnh hưởng bởi các loại hình báo khác. Lý do mà báo in ở Việt Nam vẫn có thể tồn tại là do công nghệ thông tin và sự lớn mạnh của Internet - phương tiện truyền thông chưa thể phủ sóng rộng rãi khắp các địa phương, các vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo. Trong TTCS CCHCNN, để mang lại hiệu quả đối với báo in, các cơ quan báo chí cần phải tạo ra thôn tin độc đáo hơn các loại hình báo chí khác, không tập trung vào thông tin thời sự, sự kiện mà nên phân tích, bình luận, lý giải để thấy được bản chất thông tin, sự toàn cảnh, đa chiều của vấn đề. Khi TTCS CCHCNN, báo in phải ưu việt hơn các loại hình báo chí khác trong việc mang lại cho người đọc những giá trị, bản chất căn cốt, tính khách quan, toàn cảnh của thông tin CS CCHCNN.
Kết quả khảo sát về báo chí TTCS CCHCNN trong thời gian qua cho thấy, báo điện tử có lượng người quan tâm nhiều nhất (số lượng = 120 người, chiếm 46%). Thứ đến là truyền hình (số lượng = 59 người, chiếm 23%). Như vậy, với số lượng lớn những người khảo sát bày tỏ quan điểm quan tâm đến báo điện tử và truyền hình cho thấy báo chí TTCS CCHCNN cần phải quan tâm đến xu hướng này [Phụ lục 3, mục 3.16].
Đa phương tiện bao gồm sự kết hợp văn bản (text), âm thanh (audio), ảnh tĩnh, hoạt hình, video, link hoặc các dạng nội dung tương tác khác. Do đó, hình thức truyền thông sử dụng đa phương tiện ngày càng được chú trọng nhờ những tiện ích của nó. Các phương tiện kỹ thuật số đang ngày càng được nhiều người quan tâm, lựa chọn. Xu hướng truyền thông sử dụng đa phương tiện đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng có thói quen truy cập