Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí truyền thông chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí truyền thông chính về sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 75 - 83)

8. Kết cấu của luận án

1.2. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí truyền thông chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam

1.2.1. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về truyền thông chính sách

Đảng và Nhà nước luôn khẳng định báo chí là phương tiện thông tin tuyên truyền đường lối, CS của Đảng, pháp luật của nhà nước đến các tầng lớp nhân dân.

Quan điểm trên đều được nhận thức, quán triệt và thực hiện xuyên suốt đối với hoạt động báo chí của đất nước. Luật Báo chí năm 1989, Luật Báo chí năm 1999 cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung và hiện nay là Luật Báo chí năm 2016 đều khẳng định nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí đó là tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, CS, pháp luật của nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội; phản ánh và hướng dẫn dư luận, làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân. Trong đó, Luật Báo chí hiện hành có nhiều điểm mới so với trước đó để tạo điều kiện phát triển hoạt động báo chí TTCS. Có thể kể đến là trong việc quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Luật Báo chí quy định công dân có quyền sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm cáo chí, in và phát hành báo in; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp và thành viên của các cơ quan, tổ chức đó. Về quyền tác nghiệp của báo chí, Luật Báo chí đã quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm.

Tạo hành lang pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí TTCS CCHCNN

Để tạo điều kiện cho hoạt động báo chí TTCS phát triển và đáp ứng đòi hỏi của nhân dân về tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí năm 2017 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo các quy định

của pháp luật về báo chí hiện hành. Chủ trương này đồng thời phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trên một số văn bản pháp luật đã ban hành như:

- Quyền được thông tin theo tinh thần Điều 69 Hiến pháp năm 1992;

- Quyền tiếp cận thông tin theo tinh thần Điều 25 Hiến pháp năm 2013;

- Nghị quyết số 48-NQ/CP ngày 24/5/2015 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội;

- Quyết định số 218/QĐ-TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền;

- Luật tiếp công dân năm 2013 với nội dung tham vấn công chúng nhằm huy động sự tham của người dân vào hoạt động hoạch định CS, xây dựng pháp luật;

- Điều 28 Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân có quyền tham gia quản lý NN và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân;

- Luật Tiếp cận thông tin năm 2016;

- Chỉ thị số 09/VT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021-2025 nêu rõ các cơ quan chủ quản báo chí cần tăng cường vai trò lãnh đạo, đẩy mạnh

công tác chỉ đạo định hướng về chính trị, tư tưởng, thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, CS, pháp luật của nhà nước đối với cơ quan báo chí trực thuộc.

Tăng cường sự tham gia của người dân trong chu trình CS

Quan điểm của Đảng về TTCS tiếp tục được khẳng định khi đưa ra chủ trương tăng cường sự tham gia của người dân trong chu trình CS. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII khẳng định: “Đổi mới phải luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của Nhân dân, dựa vào Nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của Nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân”. Đến Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII, Đảng ta khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, CS phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”. Bên cạnh đó, văn kiện nhấn mạnh mở rộng dân chủ, đảm bảo quyền tham gia của người dân cũng như đa dạng hóa các hình thức tham gia của người dân trong quản trị quốc gia và chu trình chính sách công khi khẳng định: “thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của Nhân dân...” là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030. Văn kiện cũng nhấn mạnh tăng cường xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử nhằm thúc đẩy sự tham gia của Nhân dân: “Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, tăng cường sự kết nối, trao đổi thông tin thường xuyên giữa chính quyền các cấp, giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp”.

Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Các quyền hiến định này được cụ thể hóa trong nhiều đạo luật như Luật Trưng cầu ý dân năm 2015, Luật Ban hành văn bản vi phạm pháp luật năm

2015, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015. Nhà nước đã mở rộng tự do, dân chủ, tăng cường công khai hóa trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về quyền con người nói riêng khi tạo cơ chế thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, đề xuất và phản biện CS pháp luật và các công đoạn trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Có thể nói, với nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, thuyết phục và nhanh chóng, báo chí có khả năng hình thành dư luận hướng tới đồng thuận xã hội. Là phương tiện trọng yếu đưa đường lối của Đảng, CS của nhà nước vào cuộc sống, báo chí làm tròn sứ mệnh động viên toàn xã hội thực hiện đường lối của Đảng, thực hiện nghiêm CS của nhà nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

1.2.2. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về truyền thông chính sách cải cách hành chính nhà nước

Việc hình thành chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CCHCNN cũng như xác định nội dung, phương hướng, giải pháp thực hiện CCHCNN trong từng giai đoạn là một quá trình tìm tòi, sáng tạo không ngừng. Dưới ánh sáng đường lối đổi mới qua 6 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc từ năm 1986 đến nay, CS CCHCNN được sửa đổi và xây dựng mới và ngày càng hoàn thiện, là tiền đề quan trọng xây dựng, hoàn thiện CS và phát huy hiệu quả, hiệu lực tổ chức thực hiện CCHCNN trong thực tiễn. Một trong những giải pháp nhằm đưa chủ trương, CS CCHCNN vào cuộc sống, phát huy tính dân chủ trong nhân dân, tạo đồng thuận xã hội được Đảng và NN ta xác định là truyền thông.

Tại Nghị quyết số 38-CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ về CC một bước thủ tục HC trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, để đạt được hiệu quả trong triển khai thực hiện, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng,

Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi quản lý của mình, phải công bố công khai hệ thống các văn bản qui định thủ tục mới bằng nhiều hình thức để mọi cơ quan, đơn vị, mọi người dân được biết và thực hiện. Đồng thời, đề nghị các cơ quan Trung ương của các đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và UBND các cấp tuyên truyền sâu rộng các chủ trương trên đây nhằm thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Nghị quyết này.

Sau Đại hội VII, từ năm 1992 đến năm 1995 là giai đoạn phát triển mạnh tư duy, quan niệm, nhận thức của Đảng về nền HC nhà nước và về CCHCNN. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII ngày 23/01/1995 về

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện NN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính” đánh dấu bước phát triển mới về xây dựng và phát triển nền HC NN. Tại thời điểm này, lần đầu tiên ba nội dung chủ yếu của CCHCNN được trình bày một cách hệ thống, đó là cải cách thể chế, chấn chỉnh tổ chức bộ máy cùng quy chế hoạt động của hệ thống hành chính và xây dựng đội ngũ CBCCVC. Bên cạnh việc xác định nhiệm vụ trọng tâm CCHCNN, tại đây, Đảng ta đã nhấn mạnh đến quyền và trách nhiệm của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc thông tin kịp thời, nhanh chóng về hoạt động của các cơ quan NN, nhất là hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Tại quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 136/2001/QĐ-TTG ngày 17/9/2001 phê duyệt Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2001-2010, chủ trương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm phát triển hoạt động CCHCNN được đặc biệt quan tâm, coi trọng trên nguyên tắc CCHCNN không chỉ là công việc riêng của hệ thống hành chính, mà là yêu cầu chung của toàn xã hội. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin có nhiệm vụ để mọi CBCCVC và người dân nhận thức đúng về cải cách bộ máy nhà nước và

CCHCNN, thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy hành chính. Biện pháp đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền được đặt ra trong quá trình tổ chức thực hiện trên cơ sở Chính phủ xác định rõ ràng những mục tiêu cụ thể và nội dung của Chương trình. Trong đó có nội dung phát huy dân chủ, huy động trí tuệ của nhân dân để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật. Chính phủ đã chỉ rõ cần phải thu thập ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, CS quan trọng; đồng thời thực hiện đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Nhằm đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả hơn nữa Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2001-2010, ngày 03/9/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 178/2003/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tuyên truyền Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2001-2010. Theo đó, một trong những yêu cầu được đặt ra đối với công tác truyền thông đó là phải lồng ghép việc tuyên truyền CCHCNN với việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về các chủ trương, CS của Đảng và pháp luật của nhà nước về đổi mới hệ thống chính trị, cải cách lập pháp và tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành trung ương và địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức triển khai Đề án tuyên truyền Chương trình tổng thể với nhiều biện pháp và hình thức. Quyết định nêu rõ, phải “Huy động và sử dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng cũng như đài phát thanh, đài truyền hình các báo viết ở trung ương và địa phương, các tạp chí, tập san chuyên ngành trong việc tuyên truyền, phổ biến về Chương trình tổng thể CCHC. Củng cố, phát triển, mở rộng đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến CCHC”.

Những nội dung về công tác tuyên truyền CCHCNN trên tiếp tục được đề cập trong Đề án “Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về CCHC giai đoạn 2012-2015” và Đề án “Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền

CCHC giai đoạn 2016-2020” ban hành theo Quyết định 3490/QĐ-BNV ngày 10/10/2016 của Bộ Nội vụ - cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì triển khai công tác tuyên truyền về CCHCNN. Hai Đề án trên là một trong nhiều biện pháp cụ thể của Chính phủ nhằm triển khai có hiệu quả các nội dung Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu chung là đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong đó, thông tin đầy đủ, kịp thời về quan điểm, chủ trương của Đảng và CS pháp luật của NN về CCHCNN tiếp tục là nội dung trọng tâm được đặt ra. Với vai trò là cơ quan chủ quản báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì và phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo các cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình thành lập, duy trì các chuyên trang, chuyên mục CCHCNN. Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh - Truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các báo viết, tạo chí, tập san thiết lập và duy trì chuyên mục phát sóng định kỳ về CCHCNN, mở chuyên trang, chuyên mục thích hợp để tuyên truyền về CCHCNN,… Thông tấn xã Việt Nam được giao chỉ đạo các đơn vị thông tin, cơ quan thường trú trong và ngoài nước tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về CCHCNN.

Hiện nay, CCHCNN đã bước sang giai đoạn mới 2021-2030. Quan điểm của Nhà nước về công tác truyền thông CCHCNN trong đó có CS CCHCNN tiếp tục được quan tâm, chú trọng. Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2021-2030 nêu rõ nước ta phải “Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp và xã hội”, “tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin để mọi cán bộ, công chức và người dân nhận thức đúng, đồng thuận, chấp thuận các chủ trương, CS, nội dung CS CCHC của Đảng, Nhà nước”, “tiếp tục sử dụng công cụ, biện pháp thiết thực để phát huy dân chủ, thực hiện quyền giám sát

của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy HC, như tăng cường lấy ý kiến của người dân đối với việc xây dựng thể chế, chính sách,...”.

Từ các văn bản mang tính chỉ đạo định hướng nói trên của Đảng, Nhà nước và trước yêu cầu thực tiễn của công cuộc CCHCNN, công tác truyền thông về CS CCHCNN nói riêng và CCHCNN nói chung thời gian qua đã được các cơ quan chức năng quan tâm, chú trọng. Với vai trò trung tâm trong hoạt động tuyên truyền, báo chí đã vào cuộc với nhiều nội dung và hình thức đưa tin nhằm đưa các thông tin về CS CCHCNN đến với người dân, CBCCVC, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ CCHCNN qua từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí truyền thông chính về sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(210 trang)
w