Mô hình và tiêu chí phân tích báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí truyền thông chính về sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 92 - 113)

8. Kết cấu của luận án

1.4. Mô hình và tiêu chí phân tích báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam

1.4.1. Mô hình nghiên cứu

Với mục tiêu của luận án và trên cơ sở kế thừa mô hình nghiên cứu quy trình thông tin của Shannon (1948) về phân tích dòng chảy của thông tin của báo chí khi TTCS CCHCNN từ nguồn đến đích (Mô hình gồm có các thành tố cấu thành gồm: (1). Một nguồn thông tin hay nơi khởi tạo thông điệp. Nơi khởi tạo thông điệp có thề là cá nhân hay tổ chức (2). Thông điệp (thông điệp được gửi đi từ nguồn khởi tạo đến đích); (3). Thiết bị phát tin (thu tín hiệu, chuyển đổi tín hiệu và phát tín hiệu); (4). Tín hiệu; (5). Kênh truyền tin (Các kênh được sử dụng phổ biến nhất bao gồm không khí, ánh sáng, điện, sóng radio, giấy và hệ thống bưu chính); (6). Nhiễu (Nhiễu là dạng tín hiệu thứ cấp làm nhầm lẫn hoặc che khuất tín hiệu chính thức); (7). Thiết bị nhận thông tin; (8). Điểm đến (Điểm đến là cá nhân hay tổ chức sử dụng thông tin hay thông điệp) [156], và mô hình nghiên cứu TTCS do Lương Ngọc Vĩnh đưa ra, nghiên cứu sinh tiếp cận 03 mô hình để phục vụ cho nghiên cứu của đề tài gồm: (1). Mô hình nghiên cứu quy trình thông tin báo chí TTCSCS CCHCNN; (2). Mô hình nghiên cứu chất lượng thông điệp báo chí TTCS CCHCNN; (3). Mô hình đánh giá tác động của thông điệp báo chí TTCS CCHCNN. Mỗi mô hình đều có mục tiêu nghiên cứu và các biến số đo lường riêng.

1.4.1.1. Mô hình nghiên cứu quy trình thông tin báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước

Sơ đồ 1. Mô hình nghiên cứu quy trình thông tin báo chí TTCS CCHCNN

Mục tiêu của mô hình này nhằm kiểm tra hiệu quả của quy trình truyền các nhóm thông điệp báo chí TTCS CCHCNN đến người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và thái độ cũng như cách thức xử lý thông tin phản hồi của các cơ quan chức năng. Các yếu tố trong mô hình bao gồm:

- Chủ thể: Chủ thể hay nguồn phát là người hay nhóm người mang nội dung thông tin muốn trao đổi với người khác, nhóm người khác. Chủ thể trong phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định là các cơ quan báo chí trong diện khảo sát: BND, VTV1, BĐTĐBND, VietnamPlus. Đó là chủ thể đóng vai trò trung tâm trong việc đưa thông tin về CS CCHCNN đến với công chúng.

- Thông điệp: Thông điệp là yếu tố cốt lõi của quá trình TTCS. Thông điệp báo chí TTCS CCHCNN là một phát ngôn hoàn chỉnh cả nội dung lẫn hình thức, cách thức thể hiện được truyền từ cơ quan báo chí đến công chúng.

Theo đó, thông điệp báo chí TTCS CCHCNN được xem xét trên ba khía cạnh là nội dung thông điệp, hình thức thông điệp và cách thức truyền thông điệp.

+ Nội dung thông điệp:

Căn cứ vào mục đích, nội dung thông điệp được chia thành các loại: (i) thông báo: cho người dân biết về sự hình thành, ban hành một CS mới hoặc kết thúc một CS cũ; (ii) giải thích: làm rõ các khía cạnh, thành phần khác

nhau của CS giúp người dân hiểu được CS; (iii) phân tích: không chỉ làm rõ CS, thông điệp phân tích, đi sâu vào các chiều cạnh khác nhau của CS để đánh giá đầy đủ khả năng và phạm vi tác động của CS. Theo đó, thông điệp báo chí TTCS CCHCNN được xem xét trên một số khía cạnh cụ thể: (i) Nội dung thông báo CS CCHCNN: Thông tin về những điểm mới của CS CCHCNN; (2) Nội dung giải thích CS CCHCNN: Thông tin mặt tích cực của CS CCHCNN khi áp dụng vào thực tiễn; Thông tin mặt hạn chế, bất cập trong thực hiện CS CCHCNN; (3) Nội dung phân tích CS CCHCNN: Nêu lên quan điểm, giải pháp về CS CCHCNN; Giám sát việc thực hiện CS CCHCNN;

Giới thiệu kinh nghiệm và sáng kiến thực hiện thành công CS CCHCNN.

+ Hình thức thông điệp:

Hình thức báo chí TTCS CCHCNN được xem xét ở một số khía cạnh như: (i) Thể loại báo chí (ii) Tên và cách thức đặt vấn đề tác phẩm báo chí TTCS CCHCNN; (iii) Lĩnh vực CS CCHCNN được phản ánh.

(i) Thể loại báo chí TTCS CCHCNN được đăng tải thông thường được phân chia thành 3 loại gồm: Thứ nhất: Các thể loại báo chí thông tấn (thông tin) bao gồm tin, tường thuật, phỏng vấn, ghi nhanh, bài báo, phóng sự điều tra; Thứ hai: Các thể loại báo chí chính luận gồm: bình luận, xã luận, chuyên luận, luận văn tuyên truyền; Thứ ba: Các thể loại báo chí thông tấn - nghệ thuật (hay còn gọi là các thể loại chính luận - nghệ thuật) bao gồm: bút ký, ký sự, nhật ký phóng viên, tiểu phẩm, thư phóng viên, thư tòa soạn... Sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối bởi giữa các thể loại vốn có sự đan xen, giao thoa, biến đổi và phát triển không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu công chúng.

(ii) Tên và cách thức đặt vấn đề tác phẩm báo chí TTCS CCHCNN:

Tên tác phẩm (tít), cách đặt vấn đề (sapo) là yếu tố đầu tiên trong một tác phẩm báo chí, có ảnh hưởng lớn đến công chúng khi quyết định có tiếp tục theo dõi bài viết đó nữa hay không.

Tên tác phẩm: Tên tác phẩm báo chí hay tít bài là tín hiệu thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận của nhà báo về CS CCHCNN trong bài viết của mình.

Tên tác phẩm phải chuyển tải được thông điệp chính và chứa đựng 3 yếu tố chính là: Ai? Cái gì? Khi nào? và có thể thêm một vài yếu tố phụ: Như thế nào? Tại sao?. Theo mức độ phản ánh, tên tác phẩm được chia thành bốn loại:

Phản ánh đầy đủ nội dung bài viết, phản ánh phần lớn nội dung bài viết, phản ánh một phần nội dung bài viết, không phản ánh nội dung bài viết.

Xét theo độ dài: Thông thường tít có độ dài từ 8-12 chữ là vừa đủ trong việc cung cấp thông tin cho công chúng và giúp họ dễ ghi nhớ. Nếu dài hơn 12 chữ sẽ thường khó để lại ấn tượng và ghi nhớ lâu trong tiềm thức của công chúng; hay tít có ít hơn 8 chữ thường ngắn gọn, súc tích, khái quát cao và khiến công chúng dễ ghi nhớ. Theo đó, tít càng ngắn gọn, súc tích thì khả năng tạo sức hút, gây chú ý đối với công chúng càng lớn, thúc đẩy động cơ đọc, nghe, xem để hiểu sâu hơn về nội dung bài viết.

Bên cạnh đó, một số tít bài thường được sử dụng trong báo chí như: tít xác nhận thông tin sự kiện, tít bình luận, tít đặt câu hỏi, tít giật gân. Cụ thể:

Tít xác nhận thông tin sự kiện thường thông báo về vấn đề một cách ngắn gọn, dễ hiểu, sử dụng câu trần thuật với đủ chủ ngữ và vị ngữ; có tính khái quát toàn bộ nội dung bài viết. Tít bình luận là tít biểu thị thái độ, biểu cảm và quan điểm của tác giả. Tít giật gân nhằm tạo ra sự tò mò, gây chú ý, thu hút người đọc. Tít đặt câu hỏi là dạng tít mở, nêu câu hỏi về một vấn đề nào đó.

Cách đặt vấn đề- Sapo là một trong những yếu tố tạo nên thành công của một bài báo để thu hút độc giả, đồng thời chứa đựng nội dung cốt lõi của vấn đề cần đề cập. Có nhiều cách đặt vấn đề khác nhau trong bài viết, trong đó có cách đặt vấn đề bằng cách đưa ra trực tiếp hoặc gián tiếp vấn đề CS CCHCNN. Nếu như cách đặt vấn đề trực tiếp thường tóm lược khái quát nội dung thông tin, nói rõ chủ đề bài viết và góc độ tiếp cận đề tài thì cách đặt vấn đề gián tiếp lại thường nêu vấn đề từ xa đến gần, thông tin chính cần thể hiện.

Với cách thức đặt vấn đề trực tiếp, công chúng dễ dàng nắm và hiểu được nội dung cốt lõi của bài viết, tại sao tác giả lại lựa chọn viết về sự kiện hay hiện tượng đó. Điều này rất cần thiết và phù hợp với công chúng có nhu cầu đọc nhanh, đọc lướt.

(iii) Lĩnh vực CS CCHCNN được phản ánh: Đó là các lĩnh vực gắn với 06 nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình CCHCNN gồm: CS CC thủ tục hành chính, CS cải cách bộ máy hành chính, CS nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC, CS tài chính công, CS hiện đại hóa hành chính, CS cải cách thể chế.

+ Cách thức truyền thông điệp báo chí TTCS CCHCNN: tức là thông điệp được truyền đạt như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu. Một số khía cạnh được xem xét trong cách thức truyền thông điệp báo chí TTCS CCHCNN đó là: (i) Tần suất tin bài trên các cơ quan báo chí được lựa chọn theo thời gian; (ii) Chuyên mục đăng tải; (iii) Cấp độ và phạm vi CS CCHCNN được phản ánh.

(i) Tần suất tin bài về CS CCHCNN trên báo chí theo thời gian: là sự lặp lại thông điệp, sự phân bổ theo thời gian hoặc thời điểm để kiểm chứng sự quan tâm thông tin về CS CCHCNN trên cơ quan báo chí được lựa chọn khảo sát.

(ii) Chuyên mục/ khung giờ đăng tải tin bài về CS CCHCNN: Chuyên mục, chuyên trang hay khung giờ là những vị trí và thời gian đăng tải tin bải trên một tờ báo/ trang báo hay kênh truyền hình mà theo đó sự tiếp xúc của độc giả với tác phẩm báo chí sẽ có sự khác biệt đáng kể. Công chúng tiếp nhận thông điệp một cách chủ động thì thói quen, sở thích chuyên trang, chuyên mục hay chương trình nào đó… rõ hơn. Ví dụ, nếu công chúng quan tâm đến vấn đề thời sự thì thông tin trang đầu và chương trình thời sự trong khung giờ vàng sẽ được lựa chọn trước và nhiều hơn. Theo đó, CS CCHCNN

có thể được nhận diện trên báo chí thông qua quan sát vào vị trí mà nó được xuất hiện.

(iii) Cấp độ và phạm vi CS CCHCNN được phản ánh: Phân bố theo cấp HC và phạm vi phản ánh gồm có Cấp trung ương là những thông tin CS CCHCNN liên quan đến Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ ngành các cơ quan trung ương; Cấp địa phương là những thông tin CS CCHCNN liên quan đến các tỉnh/ thành phố được phản ánh trên báo chí. Phân bố theo chu trình CS gồm có ba giai đoạn: Hoạch định CS; Thực thi CS; Đánh giá CS.

+ Yêu cầu của thông điệp báo chí TTCS CCHCNN:

Tính chuyên môn: Tính chuyên môn đề cập đến kiến thức chuyên môn mà người sử dụng thông tin có từ thông điệp TTCS. Tính chuyên môn ảnh hưởng đến độ tin cậy, tính thuyết phục của thông điệp TTCS - tức là tạo ra nỗ lực tích cực làm thay đổi hành động và niềm tin của người nhận thông điệp.

Tính chuyên môn của thông điệp TTCS sẽ tạo ra tính hiệu quả của bài TTCS, được thể hiện ở tính tương tác, tính hữu ích hay ý nghĩa của bài viết.

Tính tin cậy: Sự đánh giá của người đọc quyết định sự tin cậy của bài viết. Nói cách khác, nếu mọi người coi thông điệp TTCS đáng tin cậy, họ có xu hướng chấp nhận và sử dụng chúng trong quá trình ra quyết định. Độ tin cậy của thông điệp TTCS thể hiện ở việc nó giúp người đọc hiểu được nội dung TTCS về chiều rộng và chiều sâu hay không. Tính tin cậy phụ thuộc vào độ chính xác của thông điệp được trình bày khớp với nội dung bài viết hay tác phẩm truyền thông.

Tính thuyết phục: Tính thuyết phục của thông điệp TTCS tập trung vào lợi ích người nhận hay người sử dụng thông tin. Thông điệp TTCS thuyết phục tạo nên những tranh luận hiệu quả. Tính thuyết phục của thông điệp TTCS phải thể hiện qua lượt thích và bình luận, cũng như chia sẻ và phản hồi bình luận; hay mức độ mà các đánh giá có liên quan được áp dụng.

Tính hội tụ và hấp dẫn: Tính hội tụ yêu cầu thông điệp phải quy tụ ý nghĩa của bài viết; đòi hỏi nội dung và hình thức của thông điệp TTCS thể hiện sự uy tín, sức hấp dẫn, chuẩn văn hóa đọc, nghe nhìn. Các nhân tố này có tác động đến nhận thức và động lực của người đọc về chính xác và trung thực của thông điệp TTCS. Tính hội tụ, hấp dẫn phụ thuộc vào tính nhất quán và toàn vẹn của thông điệp TTCS.

Tính nhất quán với nội dung bài viết: Tính nhất quán của thông điệp với nội dung bài viết thể hiện ở sự khớp nối chặt chẽ giữa nội hàm của thông điệp với nội dung trình bày của bài viết. Nó ảnh hưởng đến tính thuyết phục của các yếu tố (nội dung) được đưa vào bài viết, tạo phản ứng tích cực giữa những người gửi và sử dụng thông tin, góp phần củng cố hoặc cải thiện niềm tin của họ đối với CS. Tính nhất quán với nội dung bài viết của thông điệp TTCS tạo khả năng lập luận, giúp những người sử dụng thông tin nhận thức, hiểu được CS CCHCNN, đồng thuận với Chính phủ.

- Kênh: Trong phạm vi luận án này, kênh để truyền tải thông điệp về CS CCHCNN đến với công chúng xã hội được xác định là loại hình báo chí:

báo in, báo mạng điện tử và truyền hình. Trong môi trường truyền thông số, các kênh này có thể kết nối các yếu tố kỹ thuật và công nghệ số như các mạng xã hội, weblog, facebook,... để tạo ra những khả năng vô tận cho quá trình truyền dẫn, quảng bá, giao tiếp và sáng tạo thông điệp TTCS.

- Đối tượng: Đối tượng hay người nhận thông tin là cá nhân hay tổ chức tiếp nhận thông điệp CS CCHCNN. Đối tượng được của báo chí TTCS CCHCNN là: (i) CBCCVC làm trong cơ quan hành chính nhà nước. Họ vừa là người chịu tác động của CS vừa đồng thời là người thực thi CS tức áp dụng, triển khai CS trong thực tế; (ii) Người dân, doanh nghiệp (trong và ngoài nước), tổ chức xã hội. Họ là những cá nhân, đơn vị chịu tác động bởi CS CCHCNN. Có thể thấy, đối tượng của báo chí TTCS CCHCNN khá rộng gần như bao trùm toàn xã hội bởi bất kỳ ai đều phải thực hiện các giao dịch

hành chính với cơ quan Nhà nước để phục vụ các hoạt động trong đời sống, công việc, kinh doanh.

- Phản hồi: Phản hồi là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ người nhận thông tin tượng tác động trở về nguồn phát. Mức độ phản hồi là thước đo hiệu quả của hoạt động truyền thông. Dòng phản hồi càng lớn về quy mô và cường độ thì năng lực, hiệu lực truyền thông càng cao và càng dễ tạo hiệu quả truyền thông cao. Một số kênh phản hồi trong báo chí TTCS CCHCNN đó là: Mạng xã hội, Cổng thông tin điện tử, Thư điện tử, Văn bản.

- Môi trường: Như đã trình bày ở trên, xét về khía cạnh chính trị, báo chí TTCS CCHCNN diễn ra trong khuôn khổ hệ thống chính trị một đảng cầm quyền và không tách rời sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với sự chỉ đạo, quản lý thống nhất của Chính phủ. Do đó, báo chí TTCS CCHCNN dễ tạo được sự đồng thuận hơn so với những quốc gia đa đảng.

1.4.1.2. Mô hình đánh giá chất lượng thông điệp báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước

Thông điệp được coi là linh hồn trong TTCS. Do đó, mô hình này được thực hiện nhằm kiểm tra tác động của hình thức thông điệp, nội dung thông điệp và ý nghĩa của thông điệp đối với chất lượng của thông điệp và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và CBCCVC về CS CCHCNN qua báo chí.

Mô hình có 3 biến độc lập gồm: (1). Hình thức; (2). Nội dung; (3). Ý nghĩa.

Có 2 biến phụ thuộc: Chất lượng thông điệp và sự hài lòng (Sơ đồ 2).

Sơ đồ 2. Mô hình đánh giá chất lượng thông điệp báo chí TTCS CCHCNN

Nguồn: Tác giả đề xuất Mô hình đánh giá chất lượng của thông điệp báo chí TTCS dựa trên cơ sở hình thức, nội dung và ý nghĩa của thông điệp. Chất lượng thông điệp báo chí TTCS tác động đến sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và CBCCVC. Chất lượng thông điệp càng tốt sẽ gia tăng sự hài lòng của đối tượng tiếp nhận.

1.4.1.3. Mô hình đánh giá tác động của thông điệp báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước

Mô hình này gồm các biến số: 3 biến độc lập: (1) Tính hiệu quả của thông điệp; (2) Hình thức truyền thông điệp; (3) Hình thức phản hồi của thông điệp; 2 biến phụ thuộc: Sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và Sự hài lòng của CBCCVC. Mục tiêu của mô hình này là kiểm tra sự tác động của tính hiệu quả thông điệp báo chí TTCS CCHCNN; hình thức truyền thông điệp báo chí TTCS CCHCNN và hình thức phản hồi của thông điệp báo chí

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí truyền thông chính về sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 92 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(210 trang)
w