Thực trạng báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí truyền thông chính về sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 113 - 147)

8. Kết cấu của luận án

2.2. Thực trạng báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam

2.2.1. Nội dung báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam

Khác với truyền thông doanh nghiệp, báo chí TTCS chú trọng đến mức độ nhận biết thông điệp truyền thông qua nội dung, mức độ nhớ và hiểu về nội dung truyền thông. Hiệu quả báo chí TTCS CCHCNN dựa trên cơ sở nhận thức đúng về tính chuyên nghiệp trong xây dựng nội dung bài viết. Dựa trên phân tích các bài viết, luận án khái quát một số nội dung về CS CCHCNN như sau:

2.2.1.1. Báo chí thông tin về những điểm mới của chính sách cải cách hành chính nhà nước

Bài viết về những điểm mới của CS CCHCNN xuất hiện khi Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2011-2020 được triển khai, bằng việc so sánh với Chương trình CCHCNN giai đoạn 2001 - 2010. Cụ thể, báo chí đã truyền thông 3 nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2011-2020 là cải cách thể chế; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC và chất lượng dịch vụ hành chính, chất lượng dịch vụ công.

Biều đồ 2.1. Xu hướng quan tâm thông tin những điểm mới của CS CCHCNN so với thông tin CCHCNN (2015- 2020)

Nguồn: google trends Điểm mới về CS CCHCNN thu hút lượng người quan tâm cao từ năm 2015. Biểu đồ 2.1 cho thấy, lượng người quan tâm đến thông tin về những điểm mới của CS CCHCNN (đường màu xanh) so với thông tin CCHCNN nói chung (đường màu đỏ) mà báo chí đã đăng tải trên mạng internet không có sự dao động lớn. Lượng người quan tâm thông tin về CCHCNN và những điểm mới về CCHCNN tập trung chủ yếu vào tháng 4/2015 và tháng 11/2020.

Đây là thời điểm có những sự kiện quan trọng về CCHCNN. Thời gian tháng 4/2015 gắn với việc triển khai thực hiện chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2015-2020. Thời gian tháng 11/2020 gắn với việc tổng kết, đánh giá chương trình CCHCNN.

Xoay quanh CS CCHCNN, trước khi CS được ban hành, báo chí thường đưa tin về những điểm mới có trong dự thảo để công chúng nắm bắt được thông tin CS. Bài viết Sửa đổi Luật Quản lý thuế tương thích với yêu cầu thực tiễn (VietnamPlus, 25/4/2019) nêu lên điểm mới của Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) gồm 17 chương, 151 điều, với một số sửa đổi đáng chú ý là quy định thẩm quyền xóa nợ, cải cách trong quản lý thuế, chứng từ, hóa

đơn điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, chống chuyển giá, xói mòn cơ sở thuế; các quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết chống chuyển giá.

Ngay sau khi CS chính thức được ban hành, thông tin về điểm mới của nội dung CS vẫn là nội dung được các cơ quan báo chí ưu tiên lựa chọn để đưa tin. Bài báo”Bộ Tài chính phê duyệt cắt giảm, đơn giản hóa 176 thủ tục hành chính” (VietnamPlus, 21/11/2018) thông tin về Quyết định 2141/QĐ- BTC của Bộ Tài chính phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ, theo đó đã cắt giảm 148 thủ tục hành chính và đơn giản hóa 28 thủ tục hành chính thuộc 13 lĩnh vực.

Hay bài báo “Chỉ thị về tăng cường sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ” (VietnamPlus, 21/1/2019) thông tin về Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 23/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp. Theo đó, điểm mới được phản ánh là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý sử dụng chữ kỹ số chuyên dùng trong các loại hình giao dịch điện tử phục vụ quản lý, điều hành, xử lý công việc và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Bài viết “Xin lỗi dân nếu trễ hẹn” (VTV1, 19/11/2018) đề cập đến nội dung cơ bản trong Chỉ thị số 30/CT-TTg về “Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương” đó là hạn chế tối đa việc người dân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, thực hiện nghiêm việc xin lỗi cá nhân, tổ chức khi xảy ra tình trạng chậm, muộn trong giải quyết thủ tục hành chính.

Những thông tin này luôn thu hút sự quan tâm của công chúng. Tuy nhiên, cơ quan báo chí cũng cần tính đến việc dễ gây nhầm lẫn giữa điểm mới của dự thảo CS với CS khi chính thức được ban hành.

2.2.1.2. Báo chí giải thích về chính sách cải cách hành chính nhà nước Báo chí thông tin mặt tích cực của CS CCHCNN khi áp dụng vào thực tiễn

Đây là nội dung được đề cập khá nhiều trên báo chí nhằm giúp cho công chúng hiểu được mục đích, ý nghĩa của CS, tạo dựng lòng tin vào quyết sách của nhà nước và đồng thuận xã hội. Mỗi CS CCHCNN đều có tác dụng, ý nghĩa nhất định khi được áp dụng vào cuộc sống. Điều này đã được báo chí phản ánh khá rõ nét.

Biều đồ 2.2 cho thấy, lượng thông tin về những thành công của CS CCHCNN (đường màu xanh) lớn hơn lượng thông tin về những hạn chế của CS CCHCNN (đường màu đỏ). Kết quả này khớp với thực tế khi trong thời gian qua cơ quan báo chí đã cho đăng tải nhiều bài viết làm rõ hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn của các CS CCHCNN nói chung và từng lĩnh vực nói riêng, trong đó chủ yếu là về cải cách thủ tục hành chính: Nhiều ngân hàng điều chỉnh cắt giảm các loại phí không hợp lý (VietnamPlus, 22/10/2018), Đẩy mạnh công tác CCHC để tạo thuận lợi cho người dân (VTV1, 25/5/2018),…

Biều đồ 2.2. So sánh lượng thông tin những thành công và những hạn chế CS CCHCNN (2005- 2020)

Nguồn: google trends Nhiều bài báo cũng đã làm rõ vai trò của CCHCNN đối với nâng cao hình ảnh nền hành chính Việt Nam từ trung ương đến địa phương trong mắt người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là với các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như bài báo “Hà Nội thu hút đầu tư nhờ cải cách hành chính” (VTV1, 15/6/2018); “Cải cách hành chính từ phần mềm Quận 11 - trực tuyến” (BND, ngày 29/11/2019). Bài báo phản ánh UBND quận 11 đã triển khai ứng dụng phần mềm “Quận 11 - trực tuyến” với mong muốn hỗ trợ tổ chức, người dân gửi các phản ánh, đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền, qua đó giúp tổ chức, người dân theo dõi, giám sát và theo dõi kết quả xử lý các phản ánh, góp ý của mình mọi lúc mọi nơi; phát huy dân chủ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn.

Bên cạnh đó, thành tựu của CS CCHCNN đối với công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và việc thực hiện chế độ, CS đối với CBCCVC; nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực được đề cập, như bài báo “Đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội” (BND, 13/7/2019). Bên cạnh đó là những thành tựu của CS tài chính công như đổi mới cơ chế hoạt

động của các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành từng bước đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Bài báo “Chỉ thị về tăng cường sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ” (VietnamPlus, 21/1/2019) phân tích việc triển khai, sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đã góp phần quan trọng đảm bảo an toàn các giao dịch điện tử, tạo môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian, chi phí; nâng cao hiệu quả công việc, tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành. Hay báo chí thông tin về những thành tựu mang lại từ CS đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển Chính phủ điện tử, như bài “Những bước tiến trong xây dựng Chính phủ điện tử” (VietnamPlus, 17/12/2019).

Báo chí thông tin mặt hạn chế, bất cập trong thực hiện CS CCHCNN Không phải bất kỳ CS nào đi vào cuộc sống cũng ưu việt mà chúng vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Việc nêu lên hạn chế, bất cập trong thực hiện CS CCHCNN thể hiện báo chí đã góp thêm tiếng nói để cơ quan hoạch định CS có thêm thông tin tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện CS tốt hơn hoặc đưa ra giải pháp khắc phục để triển khai CS có hiệu quả.

Nội dung được nhắc đến nhiều, xuyên suốt là tình trạng CS thủ tục hành chính không được xây dựng trên cơ sở thực tế, thiếu đồng bộ, không còn thích hợp để vận hành bộ máy hành chính theo cơ chế thị trường và hội nhập.

Hiểu biết CS của người dân, thậm chí của một bộ phận CBCCVC chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Điều này đã làm cho việc tuân thủ CS nói chung và các CS thủ tục hành chính nói riêng chưa tốt. Bài viết “Vì sao không đạt mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020?” (VietnamPlus, ngày 19/10/2020) đề cập tới những rào cản đối với hoạt động của doanh nghiệp do thủ tục hành chính tạo ra. Bài viết “Lược giản bản vẽ cấp phép xây dựng vướng mắc, tiến tới áp dụng thực hiện để đẩy nhanh tiến độ cấp phép”

(VTV1, 23/11/2018) nêu lên bất cập khi lược giản bản vẽ trong cấp phép xây

dựng, bởi nó sẽ gây khó khăn cho các chuyên viên đi kiểm tra, nhất là khi bản vẽ đó không thể hiện những chi tiết phát sinh; hay “Vẫn còn hạn chế trong quy hoạch, quản lý đất đai đô thị ở Đà Nẵng” (VietnamPlus, 28/3/2019) đề cập đến việc trong quá trình triển khai Luật Đất đai năm 2013 ở Đà Nẵng vẫn còn những vấn đề tồn tại như công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai đô thị.

Nhiều bài báo đề cập đến thực trạng triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” còn thiếu đồng bộ, thủ tục giải quyết một số loại hồ sơ hành chính còn bị cắt khúc theo cấp hành chính, chưa tạo thành quy trình giải quyết thống nhất từ Trung ương đến địa phương nên còn gây phiền hà cho tổ chức, công dân. Quan hệ phối hợp trong giải quyết hồ sơ giữa các cấp, các ngành còn tồn tại nhiều thiếu sót, còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.

2.2.1.3. Báo chí phân tích chính sách cải cách hành chính nhà nước Báo chí nêu lên quan điểm, giải pháp về CS CCHCNN

Từ thực tiễn hơn 30 năm cho thấy, CCHCNN là chủ trương nhất quán, thể hiện tầm nhìn của Đảng trong lãnh đạo tổ chức và hoạt động của Nhà nước thông qua các CS cụ thể ở từng giai đoạn phát triển để cải cách, đổi mới nền hành chính nhà nước phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.

Quan điểm và giải pháp về CS CCHCNN là hai chủ để luôn được báo chí bám sát để phản ánh. Kết quả trong Biểu đồ 2.3 cho thấy, từ năm 2015 - 2020, hàm lượng thông tin về quan điểm, giải pháp về CS CCHCNN được báo chí đăng tải trên mạng internet rất lớn. Lượng thông tin về giải pháp CS CCHCNN (đường màu đỏ) lớn hơn lượng thông tin quan điểm CCHCNN (đường màu xanh). Kết quả này phù hợp với lượng bài báo đăng tải trên mạng internet trong thời gian qua.

Biểu đồ 2.3. Xu hướng quan tâm thông tin về quan điểm và giải pháp thực hiện CS CCHCNN của báo chí trên internet (giai đoạn 2015-2020)

Nguồn: google trends Thứ nhất, báo chí tuyên truyền quá trình thay đổi tư duy về quan điểm của Đảng về CCHCNN. Từ khi thực hiện Chương trình tổng thể CCHCNN (2011-2020), báo chí tập trung đẩy mạnh truyền thông về quan điểm của Đại hội VII của Đảng. Cụ thể, quan điểm tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước và đề ra những nhiệm vụ về sửa đổi Hiến pháp, cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội, sửa đổi cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương. Ví dụ như bài “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp cơ sở” đăng trên BND ngày 24/12/2018 viết về yêu cầu đổi mới đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hướng đến tính chuyên nghiệp.

Quan điểm của Đảng, Nhà nước hay cơ quan hoạch định CS CCHCNN được báo chí phản ánh khá rõ nét. Đặc biệt, BND có nhiều bài chuyên luận phân tích quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề này như như “ Quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển thời kỳ mới” (BND, 28/5/2018), Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII)để xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới” (BND, 3/6/2018),… Việc viện dẫn ý kiến chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Nhà nước xuất hiện khá nhiều trên tác phẩm báo chí, như “Thủ

tướng: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các vấn đề xã hội (VietnamPlus, 01/4/2019), Chủ tịch Quốc hội: Ngành Hải quan tiếp tục mở rộng cơ chế một cửa” (VietnamPlus, 11/2/2019),… Điều này góp phần tăng cường độ tin cậy vào thông tin CS được đăng tải trên báo chí.

Cũng theo chuyên gia, phản ánh nội dung trong Nghị quyết Đại hội IX (năm 2001) về CCHCNN, báo chí đã phân tích, đánh giá mục tiêu xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá. Nhiều bài phân tích những chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong CCHCNN như điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ, nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; phân công, phân cấp; tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; cải cách doanh nghiệp Nhà nước, tách rõ chức năng quản lý Nhà nước với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ CBCCVC trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ

cương, chống quan liêu, tham nhũng [Phụ lục 7].

Thứ hai, báo chí truyền thông về quan điểm, giải pháp thực hiện CS CCHCNN của Chính phủ. Ngay từ khi thực hiện chương trình tổng thể CCHCNN (2011-2020), báo chí tập trung vào truyền thông quyền lực và khả năng của Nhà nước trong hoạch định CS, định ra nguyên tắc tổ chức, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng CS; hay chuyên môn hóa trong quản lý xã hội của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp. Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra thông điệp về “chính phủ kiến tạo” năm 2017, báo chí tập trung đăng hàng loạt bài về nội hàm khái niệm “chính phủ kiến tạo”. Bài viết

Nhà nước kiến tạo phát triển” (BND, ngày 15/01/2018) thông tin về việc xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển là một trong những thông điệp CS đầy ấn tượng của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Tác giả đã làm rõ sự quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng định hướng hoạt động của Chính phủ nhằm kiến tạo phát triển đất nước, thúc đẩy CCHCNN để cải thiện môi trường kinh

doanh; trực tiếp đối thoại với doanh nghiệp; Nhà nước phải biết tạo ra cạnh tranh lành mạnh để tất cả mọi chủ thể trong xã hội đều phải vươn lên và để thu hút được người tài…

Báo chí đã đăng tải nhiều bài báo có hàm lượng chuyên môn cao về cải cách thủ tục hành chính, tập trung phân tích các giải pháp bảo đảm tính công khai, minh bạch thủ tục hành chính, kiến nghị loại bỏ những quy định, thủ tục không phù hợp, gây phiền hà, sách nhiễu, khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Nhiều bài báo đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định về cơ chế CS, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng, cấp các loại giấy phép, đơn giản hóa trình tự thực hiện, giảm thời gian, thành phần hồ sơ của chính phủ và chính quyền địa phương [Phụ lục 7]. Có thể kể đến một số bài báo nêu lên quan điểm của nhà nghiên cứu thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị như: “Thảo luận đề án về công tác cán bộ và CS tiền lương” (BND, 9/5/2018); quan điểm của công chúng về CS CCHCNN được thể hiện chủ yếu thông qua các kỳ họp quốc hội, lấy ý kiến cử tri về dự thảo CS, như bài báo “Họp Quốc hội:Nhiều kiến nghị liên quan đến thủ tục hành chính” (VietnamPlus, 01/11/2018), “3.480 ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội” (VietnamPlus, 23/10/2018), “Thảo luận đề án về công tác cán bộ và CS tiền lương” (BND, 9/5/2018),… Thực hiện tốt nội dung này có nghĩa là báo chí đang làm tốt chức năng phản biện CS - yếu tố quan trọng góp phần xây dựng thành công CS. Bên cạnh đó, báo chí còn tập trung phản ánh hệ thống các giải pháp hoàn thiện tổ chức và phương thức hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong cơ quan Nhà nước, xây dựng chính quyền điện tử, phần mềm quản lý văn bản và điều hành, ứng dụng chữ ký số, dịch vụ công trực tuyến.

Báo chí giám sát việc thực hiện CS CCHCNN

Trong khâu thực thi CS, nội dung truyền thông tập trung vào giám sát thực hiện CS. Đây được xem là một trong những chức năng quan trọng hàng

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí truyền thông chính về sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 113 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(210 trang)
w