Thành tựu, hạn chế báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí truyền thông chính về sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 147 - 177)

8. Kết cấu của luận án

2.3. Thành tựu, hạn chế báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam và nguyên nhân

2.3.1. Thành tựu báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam và nguyên nhân

2.3.1.1. Thành tựu

Nội dung truyền thông về CS CCHCNN của báo chí có ý nghĩa và tác động tích cực đến hiệu quả phản hồi

Ý nghĩa của nội dung báo chí TTCS CCHCNN bao gồm các thuộc tính như: dễ gây ấn tượng; tác động mạnh đến cảm xúc người dùng thông tin, có tính sáng tạo, có sự độc đáo. Mức độ hiệu quả hình thức phản hồi của thông điệp qua báo chí gồm có các hình thức như sự phản hồi qua mạng xã hội; sự phản hồi qua cổng thông tin điện tử; sự phản hồi qua thư điện tử; sự phản hồi bằng văn bản. Kết quả phân tích mô hình SEM cho thấy ý nghĩa của nội dung TTCS CCHCNN tác động tích cực và có ý nghĩa đối với sự phản hồi với trọng số hồi quy β = 0.234 và mức ý nghĩa p-value = 0.038. Có nghĩa là, nếu các yếu tố khác trong mô hình không đổi, ý nghĩa nội dung thông điệp tăng lên 1 đơn vị thì mức độ phản hồi tăng lên 0.234 đơn vị [Phụ lục 4].

Kết quả khảo sát cho thấy, những bài báo có thông điệp rõ ràng, mang đầy đủ thông tin, dễ gây ấn tượng, có tính sáng tạo, có sự độc đáo sẽ có số lượng người quan tâm, chia sẻ và bình luận cao. Ví dụ như bài “TP. Hồ Chí Minh công bố 10 sự kiện nổi bật 2019”, đăng trên website VTV1 ngày 29/12/2019 phản ánh về việc TP. Hồ Chí Minh đã công bố 10 sự kiện nổi bật chủ đề năm đột phá CCHCNN và thực hiện nghị quyết 54 của Quốc hội trong năm 2019. Tính đến thời điểm khảo sát, có 1700 lượt người thích, 25 lượt chia sẻ và 30 bình luận. Các bình luận đánh giá cao hình thức của bài báo ngắn gọn, thông điệp rõ ràng và ý nghĩa. Bài báo “Đồng thuận để thành công”, đăng trên BĐTĐBND ngày 01/9/2018 phản ánh huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái tự ý vượt quyền tuyển dụng thừa mấy trăm giáo viên khiến tỉnh phải xắn tay giải quyết. Nhưng lần này, giáo dục cùng với y tế lại là những ngành đi đầu giải quyết bài toán cải cách bộ máy, tinh giản biên chế hiệu quả ở địa phương này. Tại thời điểm khảo sát, bài báo nhận được 1321 lượt người thích, 35 lượt người chia sẻ và 154 lượt người bình luận. Các bình luận đánh giá cao chất lượng của bài báo như thông tin kịp thời, thông điệp rõ ràng, ấn tưởng, phản ánh vấn đề bức xúc dư luận đang quan tâm.

Nội dung thông điệp báo chí truyền thông về CS CCHCNN phù hợp, tác động tích cực đối với hiệu quả phản hồi thông tin

Nội dung báo chí TTCS CCHCNN thỏa mãn yêu cầu bảo đảm dễ hiểu, dễ nhớ, minh bạch, pháp lý. Kết quả phân tích mô hình SEM cho thấy trọng số hồi quy β của nhân tố nội dung thông điệp = 0.274 và khoảng tin cậy 95%

với giá trị p-value = 0.010. Có nghĩa là, nếu các nhân tố khác trong mô hình không đổi, nội dung thông điệp hay yêu cầu của thông điệp tăng lên 1 đơn vị thì nhân tố hiệu quả phản hồi thông tin CS CCHCNN tăng lên 0.274 đơn vị [Phụ lục 4].

Kết quả khảo sát cho thấy, những bài báo có nội dung thông điệp rõ ràng, tạo cho người đọc, người xem có cái nhìn tổng thể nội dung thông tin

trình bày ngay từ đầu, dễ hiểu, dễ nhớ, minh bạch, không vi phạm pháp luật như kiểu “giật gân…” đều nhận được sự quan tâm, chia sẻ và bình luận tích cực với số lượng lớn. Bài viết “Cải cách và tinh giản biên chế”, đăng trên BĐTĐBND ngày 08/02/2018 phản ánh Ban Chỉ đạo CCHCNN của Chính phủ đã họp trực tuyến toàn quốc, tổng kết công tác trong năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp. Tại thời điểm khảo sát, bài báo nhận được 1321 lượt người thích, 35 lượt người chia sẻ và 154 lượt người bình luận tích cực.

Nội dung truyền thông về CS CCHCNN có tính phản hồi và tác động tích cực đối với hiệu quả hình thức phản hồi qua báo chí

Nội dung báo chí TTCS CCHCNN có tính phản hồi cần phù hợp quy tắc và giá trị xã hội, với văn hóa - lối sống dân tộc, với tâm lý xã hội, thể hiện lợi ích của công chúng và có tính lan tỏa. Kết quả phân tích SEM cho thấy nhân tố sự phù hợp của thông điệp TTCS CCHCNNN của báo chí tác động tích cực và ý nghĩa đối với hiệu quả phản hồi thông tin CCHCNN với trọng số hồi quy β = 0.224 và khoảng tin cậy 95% với giá trị p-value = 0.021. Có nghĩa là, khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố tính phản hồi của thông điệp TTCS CCHCNN tăng lên 1 đơn vị thì hiệu quả hình thức phản hồi của thông điệp TTCS CCHCNN của báo chí tăng lên 0.224 đơn vị [Phụ lục 4].

Kết quả khảo sát cho thấy, những bài báo có lượng người chia sẻ và phản hồi (bình luận) nhiều có thông điệp rõ ràng, giá trị xã hội, với văn hóa - lối sống dân tộc, với tâm lý, tâm trạng xã hội, thể hiện lợi ích của công chúng và có tính lan tỏa. Ví dụ như bài “Thành phố Thái Bình tập trung tinh gọn bộ máy cơ sở”, đăng trên BND ngày 13/1/2018, sau đó đăng lại trên Báo Nhân dân điện tử phản ánh những hạn chế về sắp xếp lại bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể. Đó là những bất cập khi đội ngũ cán bộ được sắp xếp chưa tinh gọn, nhiệm vụ chồng chéo, chưa cụ thể, và hoạt động hiệu quả chưa cao

ở TP. Thái Bình. Tại thời điểm khảo sát, bài báo nhận được 124 lượt chia sẻ và 341 lượt bình luận. Đa số những phản hồi về bài báo đánh giá cao chất lượng bài báo, thông điệp rõ ràng, tích cực. Nhiều phản hồi về bài báo mang tính xây dựng, tham mưu, có ý nghĩa đối với Đảng, Nhà nước về CCHCNN.

Hay bài “Khi đồng lương không được chấp nhận”, đăng trên BND ngày 26/01/2018, sau đó đăng lại trên Báo Nhân dân điện tử phản ánh những bất cập và hệ quả khi lương công chức thấp. Tình trạng tăng lương khiến người dân mừng ít lo nhiều. Trong thực tế, nói đến chuyện tăng lương nhiều người lao động lại không mấy hào hứng. Tại thời điểm khảo sát, bài báo nhận được 142 lượt chia sẻ nhưng có đến 1462 bình luận. Có lẽ sự quan tâm đến lương là chính đáng nhất vì lương tác động trực tiếp đến đời sống người lao động nên nhận được nhiều lượt bình luận và chia sẻ đến như vậy. Hầu như những bình luận phản ánh đời sống khó khăn của người lao động, những giải pháp và lộ trình tăng lương. Những phản hồi này rất có ý nghĩa đối với CS cải cách tiền lương của Chính phủ.

Nội dung truyền thông về CS CCHCNN có tính phản hồi, tác động tích cực và có ý nghĩa đối với hiệu quả truyền thông điệp của các thể loại báo chí

Tính phản hồi hay mức độ phản hồi của thông điệp TTCS CC HC của báo chí thể hiện qua hiệu quả phản hồi qua mạng xã hội, hiệu quả phản hồi qua cổng thông tin điện tử, hiệu quả phản hồi qua thư điện tử và hiệu quả phản hồi bằng văn bản. Kết quả phân tích SEM cho thấy tính phản hồi hay mức độ phản hồi của thông điệp TTCS CCHCNN của báo chí có trọng số hồi quy β = 0.236 với khoảng tin cậy 95% với giá trị p-value = 0.015. Có nghĩa là, khi các nhân tố khác trong mô hình không đổi, nếu tính phản hồi hay mức độ phản hồi của thông điệp TTCS CCHCNN của báo chí tăng lên 1 đơn vị thì hiệu quả truyền thông điệp của các chuyên mục báo chí tăng lên 0.236 đơn vị [Phụ lục 4].

Kết quả phân tích luồng thông tin TTCS CCHCNN của các chuyên mục báo chí cho thấy, hầu hết các phương thức lan truyền thông tin CS CCHCNN của báo chí qua các tiện ích của mạng xã hội như like (thích), dislike (không thích), comment (bình luận), share (chia sẻ) của facebook.

Tính phản hồi của thông điệp TTCS CCHCNN chủ yếu qua các tiện ích của facebook, email (google mail). Mặc dù nhiều địa phương tích hợp mạng Zalo lên cổng thông tin điện tử (như An Giang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Nông, Cao Bằng, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Lâm Đồng, Lào Cai, Long An, Nam Định, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Thái Bình, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. Để cập nhật thông tin, mã QR được tích hợp vào cổng thông tin điện tử) nhưng lượng phản hồi thông điệp TTCS CCHCNN của báo chí qua zalo ít hơn facebook và các mạng xã hội khác.

Nội dung thông điệp báo chí truyền thông về CS CCHCNN phù hợp, tác động tích cực đối với mức độ hiệu quả truyền thông điệp của các thể loại báo chí

Sự phù hợp của nội dung thông điệp CS CCHCNN của báo chí thể hiện qua sự phù hợp quy tắc và giá trị xã hội, sự phù hợp với văn hóa - lối sống dân tộc, sự phù hợp với tâm lý, tâm trạng xã hội và thể hiện lợi ích của công chúng cũng như có tính lan tỏa. Kết quả phân tích SEM cho thấy nhân tố sự phù hợp của nội dung thông điệp TTCS CCHCNN có trọng số hồi quy β = 0.217 và khoảng tin cậy 95% với giá trị p-value = 0.037. Có nghĩa, khi các nhân tố khác trong mô hình không đổi, nếu nhân tố sự phù hợp nội dung thông điệp TTCS CCHCNN tăng lên 1 đơn vị thì hiệu quả truyền thông điệp của các chuyên mục báo chí tăng 0.217 đơn vị [Phụ lục 4].

Nội dung báo chí truyền thông về CS CCHCNN có ý nghĩa

Ý nghĩa của nội dung báo chí TTCS CCHCNN của báo chí thể hiện bởi các thuộc tính dễ gây ấn tượng, sự tác động mạnh đến cảm xúc người khai thác và sử dụng thông tin, tính sáng tạo, tính độc đáo và có sự khác biệt. Kết quả phân tích SEM cho thấy nhân tố ý nghĩa của nội dung báo chí TTCS CCHCNN có trọng số hồi quy β = 0.302 và khoảng tin cậy 95% với giá trị p- value = 0.008. Có nghĩa, khi các nhân tố khác trong mô hình không đổi, ý nghĩa của nội dung báo chí TTCS CCHCNN tăng lên 1 đơn vị thì mức độ hiệu quả truyền thông điệp của các chuyên mục báo chí tăng lên 0.302 đơn vị.

Kết quả phân tích thực tế đồng thời cũng cho thấy những nội dung bài báo dễ gây ấn tượng, có tác động mạnh đến cảm xúc người khai thác và sử dụng thông tin. Nhất là những bài báo có nội dung mang tính sáng tạo, độc đáo và có sự khác biệt. Bài viết “Mặn hay nhạt”, đăng trên BND ngày 19/4/2018, sau đó đăng lại trên báo Nhân dân điện tử phản ánh các thủ tục kinh doanh đã kìm hãm doanh nghiệp như thế nào. Tại thời điểm khảo sát, bài báo nhận được 1215 lượt bình luận, trong đó có 7 nhóm bình luận về cụm từ

“mặn hay nhạt”. Ngoài ra, bài báo còn có 146 chia sẻ. Hay với nhan đề

“Thiếu “nhạc trưởng”“ trong quản lý chung cư TP. Hồ Chí Minh”, đăng trên VietnamPlus ngày 09/12/2019, tại thời điểm khảo sát bài viết có 1542 lượt người thích, 07 chia sẻ nhưng có đến 871 bình luận. Những bình luận chia thành 14 nhóm xoay quanh cụm từ và ý nghĩa của cụm từ “nhạc trưởng” trong tiêu đề.

Tính phản hồi thông tin của nội dung báo chí truyền thông về CSCCHCNN hiệu quả

Tính phản hồi hay mức độ hiệu quả phản hồi thông tin của nội dung TTCS CCHCNN của báo chí thể hiện thể hiện qua hiệu quả phản hồi qua mạng xã hội, phản hồi qua cổng thông tin điện tử, phản hồi qua thư điện tử và phản hồi bằng văn bản. Kết quả phân tích CFA đối với nhân tố mức độ hiệu quả hình thức phản hồi của thông điệp qua báo chí đã được trình bày trong

tiểu mục 3.1.1.2 (yếu tố phản hồi qua mạng xã hội có trọng số hồi quy β = 1 và khoảng tin cậy 95% với giá trị p-value = 0.000. Yếu tố sự phản hồi qua cổng thông tin điện tử có trọng số hồi quy β = 1.068 và khoảng tin cậy 95%

với giá trị = 0.000. Yếu tố sự phản hồi qua thư điện tử có trọng số hồi quy β = 0.883 và khoảng tin cậy 95% với giá trị p-value = 0.000. Yếu tố sự phản hồi bằng văn bản có trọng số hồi quy β = 0.81 và khoảng tin cậy 95% với giá trị p-value = 0.000) [Phụ lục 4].

Kết quả phân tích định lượng chuyên sâu đã đo lường sự tác động và ý nghĩa của các thuộc tính của nội dung thông điệp như tính toàn diện, tính trọng tâm, tính định hướng dư luận và tính pháp lý tác động đến hiệu quả phản hồi của người dùng, chia sẻ thông điệp. Để bổ sung cho kết quả phân tích định lượng, kết quả phân tích bài báo cho thấy, hầu hết nội dung của bài báo được phản hồi qua các công cụ like (thích), dislike (không thích), comment (bình luận), quan tâm, không quan tâm, share (chia sẻ), email (thư điện tử). Rất ít trường hợp nhận được phản hồi qua thư truyền thống. Những bài viết được đính kèm các chức năng của mạng xã hội facebook (like, dislike, comment) thường nhận được lượng người quan tâm, chia sẻ và bình luận với số lượng lớn. Điều đó cho thấy, mạng xã hội là nền tảng cung cấp cho người tiếp nhận và chia sẻ thông tin bài viết TTCS những công cụ tiện ích nhất, nên nhận được lượng thông tin phản hồi lớn nhất. Những hình thức phản hồi thông tin về thông điệp truyền thông của cổng thông tin điện tử thường chỉ cung cấp địa chỉ cơ quan, điện thoại, fax và email nên không thuận tiện trong công tác phản hồi thông tin về thông điệp TTCS CCHCNN qua báo chí, cụ thể là những bài viết có liên kết với cổng thông tin điện tử. Cổng thông tin điện từ chính phủ có liên kết với nhiều mạng xã hội nhất (google plus, facbook, twitter, email) nên gián tiếp cung cấp những công cụ phản hồi của mạng xã hội. Cổng thông tin điện tử của các địa phương thường ít có những tiện ích này. Nhiều cổng thông tin có tiện ích “ý kiến bạn đọc” với các trường thông tin gồm: họ tên người góp ý, địa chỉ email, số ký tự, mã bảo mật nên rất

khó nhận và phản hồi thông tin, vì liên quan đến danh tính người phản hồi.

Kết quả phân tích tiện ích và luồng thông tin trên mạng xã hội, cổng thông tin điển tử và thư truyền thống cho thấy lượng phản hồi và hiệu quả phản hồi về nội dung thông điệp những bài viết về TTCS CCHCNN qua mạng xã hội chiếm ưu thế và hiệu quả. Những hình thức còn lại như phản hồi qua cổng thông tin điện tử, thư điện tử có hiệu quả trong chừng mực nhất định. Hình thức phản hồi bằng văn bản rất ít sử dụng.

Như vậy, từ kết quả phân tích định lượng chuyên sâu có thể khẳng định các thuộc tính của nội dung báo chí tác động tích cực và có ý nghĩa đối với tính hiệu quả của báo chí TTCS CCHCNN qua các hình thức phản hồi thông tin. Kết quả khảo sát, cho thấy số lượng và hiệu quả phản hồi thông tin CS CCHCNN chủ yếu qua mạng xã hội. Những hình thức khác như cổng thông tin điện tử, thư điện tử, đặc biệt là thư truyền thống vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định điều này.

Báo chí truyền thông về CS CCHCNN có hiệu quả

Tính hiệu quả quả TTCS CCHCNN của báo chí thể hiện ở quan hệ tuyến tính giữa mức độ hiệu quả truyền nội dung của các thể loại báo chí và tính hiệu quả của nội dung báo chí TTCS CCHCNN. Tính hiệu quả của nội dung TTCS CCHCNN của báo chí thể hiện ở tính toàn diện, tính trọng tâm, tính định hướng dư luận và tính pháp lý của thông điệp. Kết quả phân tích SEM cho thấy nhân tố mức độ hiệu quả của nội dung báo chí TTCS CCHCNN có trọng số hồi quy β = 0.388 và khoảng tin cậy 95% p-value = 0.000 [Phụ lục 4]. Kết quả phân tích định lượng chuyên sâu còn cho thấy tính hiệu quả truyền nội dung thông tin của các thể loại báo chí thể hiện qua tính hiệu quả của phóng sự chuyên đề, bản tin và các hình thức khác.

Theo các chuyên gia, mức độ hiệu quả truyền nội dung thông điệp tích cực của các thể loại báo chí cũng như nội dung báo chí TTCS CCHCNN thể hiện đầy đủ tính hiệu quả của TTCS CCHCNN. Nếu điều này không xảy ra sẽ

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí truyền thông chính về sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam (Trang 147 - 177)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(210 trang)
w