1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và nhu cầu nhân lực y tế dự phòng tỉnh Dak Lak

3 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và nhu cầu nhân lực y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk
Tác giả Đoàn Phước Thuộc, Trần Thị Mai Anh
Trường học Trường Đại học Y Dược Huế
Chuyên ngành Y tế dự phòng
Thể loại Nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2011
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 4,56 MB
File đính kèm 59-61.zip (2 MB)

Nội dung

Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu nhân lực y tế dự phòng tỉnh Dăklăk được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2011. Mục tiêu là đánh giá thực trạng và trên cơ sở đó ước tính nhu cầu cán bộ trong toàn tỉnh đến năm 2015. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là tất cả cán bộ chuyên môn(444 người) đang công tác tại các cơ sở y tế dự phòng. Số liệu thu thập được qua nghiên cứu sổ sach về nhân lực của các cơ sở y tế và phỏng vấn cán bộ. Căn cứ vào Quyết định 2552006QĐTTg ngày 09112006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 7 để ước lượng nhân lực. Kết quả cho thấy: Số CBYTDP trên 10.000 dân là 2,6; Tỷ lệ bác sỹ 10.000 dân là 0,9

Trang 1

Y HỌC THỰC HÀNH (815) - SỐ 4/2012 59

THùC TR¹NG Vµ NHU CÇU NH¢N LùC Y TÕ Dù PHßNG TØNH §¡KL¡K

ĐOÀN PHƯỚC THUỘC - Trường Đại học Y Dược Huế TRẦN THỊ MAI ANH - TTYT dự phòng tỉnh Đăklăk

TÓM TẮT

Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu nhân lực y tế dự

phòng tỉnh Dăklăk được tiến hành từ tháng 1 đến tháng

6 năm 2011 Mục tiêu là đánh giá thực trạng và trên cơ

sở đó ước tính nhu cầu cán bộ trong toàn tỉnh đến năm

2015 Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô

tả cắt ngang Đối tượng nghiên cứu là tất cả cán bộ

chuyên môn(444 người) đang công tác tại các cơ sở y tế

dự phòng Số liệu thu thập được qua nghiên cứu sổ

sach về nhân lực của các cơ sở y tế và phỏng vấn cán

bộ Căn cứ vào Quyết định 255/2006/QĐ-TTg ngày

09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt

chiến lược quốc gia về y tế dự phòng Việt Nam đến năm

2010, định hướng đến năm 2020 [7] để ước lượng nhân

lực Kết quả cho thấy: Số CBYTDP trên 10.000 dân là

2,6; Tỷ lệ bác sỹ /10.000 dân là 0,9; Tỷ lệ dược sỹ

/10.000 dân là 0,3 Cán bộ trung cấp chiếm tỷ lệ 58,8%

cao hơn đại học và cao đẳng (31,3%) và sau đại học

(7,7%) Tổng số 148 Bác sĩ (33,3%), trong đó bác sỹ

YHDP chiếm 1,2%, bác sĩ hệ điều trị 29,5% và 1 BS

CKII (0,2%) và 11 thạc sỹ (2,5%) Có 90,5% được làm

việc phù hợp với chuyên môn, 94,8% hài lòng với công

việc đang làm, 96,2% CBYT muốn tiếp tục công việc

đang làm với lý do phù hợp công việc chiếm tỷ lệ 72,1%,

không muốn tiếp tục công việc 3,8% Uớc tính nhu cầu

nhân lực Y tế dự phòng cho toàn tỉnh đến năm 2015 là

cần bổ sung 300 cán bộ trung bình mỗi năm cần tuyển

60 người Trong đó bác sỹ mỗi năm cần 18 người, kỹ

thuật viên XN 12 người, chuyên môn khác 30 người

Đào tạo lại 376 người, mỗi năm cần đào tạo lại sau đại

học 20, đại học 25, cao đẳng 17, kỹ thuật viên xét

nghiệm 3 và cử nhân y tế công cộng 8

Từ khóa: thực trạng, nhu cầu nhân lực y tế dự phòng

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời gian qua hoạt động y tế dự phòng đã đạt

được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp chăm sóc

sức khoẻ nhân dân Tuy nhiên còn nhiều bất cập cần

được giải quyết từ Trung ương đến địa phương mà quan

trọng nhất là thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực y tế dự

phòng, đây là vấn đề trọng tâm cần được quan tâm giải

quyết để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ và chăm

sóc sức khoẻ cho nhân dân trong công cuộc hiện đại hoá

và công nghiệp hoá đất nước và hội nhập quốc tế

Tại tỉnh ĐắkLắk, nhân lực y tế dự phòng đang gặp

nhiều khó khăn nhưng chưa được nghiên cứu một cách

đầy đủ và toàn diện

Để xác định được thực trạng và xây dựng kế hoạch

phát triển nguồn nhân lực y tế dự phòng tỉnh ĐắkLắk

đúng hướng, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu

thực trạng và nhu cầu nhân lực y tế dự phòng của tỉnh

ĐắkLắk” với các mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng nguồn nhân lực y tế hệ dự phòng

của tỉnh ĐắkLắk năm 2010

2 Xác định nhu cầu nhân lực y tế dự phòng tỉnh ĐắkLắk đến năm 2015

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

- Cán bộ đang công tác ít nhất 6 tháng tại các đơn vị

hệ y tế dự phòng tại địa bàn tỉnh ĐắkLắk năm 2010 Thời gian nghiên cứu từ tháng 01 năm 2011 đến tháng

06 năm 2011

2 Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

Cỡ mẫu: Tất cả cán bộ làm công tác chuyên môn y

tế dự phòng bao gồm 444 người có thời gian làm việc ít nhất 6 tháng theo Quyết định tiếp nhận đến thời điểm nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu

- Phỏng vấn theo bộ câu hỏi

- Quan sát, thống kê số liệu có sẵn

Phương pháp xác định nhu câu

Căn cứ vào Quyết định 255/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về y tế dự phòng Việt Nam đến năm

2010, định hướng đến năm 2020 [6], [7]

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Thực trạng cơ cấu cán bộ YTDP/10.000 dân

Bảng 1 Cơ cấu CBYT/10.000 dân Cán bộ Dân số Số CBYT Số

CB/10.000 CBYT dự phòng 1.733.113 444 2,6 Bác sỹ 1.733.113 148 0,9 Dược sỹ 1.733.113 48 0,3

Số CBYTDP trên 10.000 dân là 2,6 ; Tỷ lệ bác sỹ /10.000 dân là 0,9 thấp hơn so ; Tỷ lệ dược sỹ /10.000 dân là 0,3

Bảng 2 Trình độ cán bộ y tế dự phòng theo tuyến Đối tượng

Tỉnh Huyện Tổng số

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

% Sau đại học 25 14 9 3,4 34 7,7

ĐH và cao đẳng 74 41,3 65 24,5 139 31,3 Trung cấp 77 43 184 69,4 261 58,8

Sơ cấp 3 1,7 7 2,7 10 2,3 Cộng 179 40 265 60 444 100 Cán bộ trung cấp chiếm tỷ lệ 58,8% cao hơn đại học

và cao đẳng (31,3%) và sau đại học (7,7%)

Bảng 3 Chất lượng bác sĩ đang công tác YHDP Chất lượng cán bộ Số lượng Tỷ lệ %

Bác sỹ CK điều trị 111 25

Bác sỹ CKI điều trị 20 4,5 Bác sỹ chuyên khoa 2 1 0,2

Thái độ của CBYT với công việc đang làm

Bảng 4 Sự phù hợp công việc chuyên môn với bằng cấp được đào tạo

Sự phù hợp công việc với bằng cấp Số lượng Tỷ lệ (%)

Trang 2

Y HỌC THỰC HÀNH (815) - SỐ 4/2012 60

được đào tạo

Sự hài lòng về công việc Số lượng Tỷ lệ (%)

Muốn tiếp tục công việc Số lượng Tỷ lệ (%)

Lý do: Phù hợp 308 72.1

Có cơ hội học lên 111 26.0

Công việc không Phù hợp 8 47.1

Công việc không đúng chuyên ngành 7 41.2

Khác (tiền lương thấp) 2 11.8

90,5% được làm việc phù hợp với chuyên môn, 94,8%

hài lòng với công việc đang làm 96,2% CBYT muốn tiếp

tục công việc đang làm Lý do phù hợp công việc chiếm tỷ

lệ 72,1% Không muốn tiếp tục công việc 3,8%

Nhu cấu tuyển dụng và đào tạo CBYTDP đến

2015

Bảng 5 Nhu cầu số lượng cán bộ y tế qua các năm

Tuyến Năm

2011

Năm

2012 Năm

2013 Năm

2014 Năm

2015 Tổng cộng

Tổng

Mỗi năm ngành y tế cần tuyển thêm 60 CB chuyên

môn YTDP

Bảng 6 Nhu cầu trình độ CBYTDP

CBYT cần

tuyển

Năm

2011

Năm

2012 Năm

2013 Năm

2014 Năm

2015 Tổng cộng Bác sỹ 18 18 18 18 18 90

KTV xét

nghiệm 12 12 12 12 12 60

Chuyên

môn khác 30 30 30 30 30 150

Tổng cộng 60 60 60 60 60 300

Để tuyển đúng cơ cấu thì mỗi năm cần tuyển thêm

18 bác sỹ, 12 KTV xét nghiệm

Bảng 7 Nhu cầu đào tạo CBYTDP

Bậc đào

tạo

Hiện

Cần đào tạo đến

2015

Số người đào tạo theo năm

2011 2012 2013 2014 2015 Sau đại

học 34 100 20 20 20 20 20

Đại học 137 129 25 25 25 25 29

Cao đẳng 2 86 17 17 17 17 18

Trung cấp 232 0 0 0 0 0 0

KTV xét

nghiệm 29 17 3 3 3 3 5

Tổng cộng 444 376 73 74 74 74 81

BÀN LUẬN

Thực trạng nguồn nhân lực y tế dự phòng tỉnh

Dăklăk

Số lượng cán bộ y tế dự phòng theo tuyến trong tỉnh:

Hệ y tế dự phòng tỉnh ĐắkLắk có 444 CB chuyên môn,

so với định biên CBYTDP theo thông tư liên tịch 08

BNV-BYT là 591 - 712 như vậy toàn tỉnh còn thiếu từ

147 - 268 biên chế Tình trạng số lượng CBYTDP thiếu

trầm trọng, thấp so với cả nước [2], [8] và càng khó khăn hơn cho tuyến huyện sau khi thực hiện nghị định 172 của Chính phủ [5], nguyên nhân là sự phối hợp giữa trung tâm y tế và bệnh viện ngày càng hạn chế hơn, không hỗ trợ công tác chuyên môn lẫn nhau Vì vậy biên chế trung tâm y tế không đủ người để đảm đương công tác phòng dịch

Trình độ và cơ cấu nguồn nhân lực YTDP: Tỷ lệ

CBYT có trình độ đại học và sau đại học chiếm 39,2%, trình độ trung cấp 58,3% chiếm tỷ lệ cao nhất, trình độ

sơ cấp vẫn còn chiếm 2,5% Qua phân tích cơ cấu về trình độ cán bộ y tế dự phòng cho thấy đối tượng trung cấp chiếm nhiều nhất 58,3 % trong đó bao gồm: Y sỹ, điều dưỡng và nữ hộ sinh Hiện nay cán bộ trình độ sau đại học hệ dự phòng trong tỉnh chiếm tỷ lệ 7,7%, không

có trình độ tiến sỹ Nếu so với các tỉnh trong khu vực và

cả nước thì trình độ cán bộ ngành y tế tỉnh ĐắkLắk còn nhiều hạn chế Cán bộ y tế dự phòng chủ yếu được đào tạo từ hệ điều trị, sau đó chuyển sang công tác hệ dự phòng, đây cũng là tình trạng chung của cả nước Trình

độ điều dưỡng, nữ hộ sinh phần lớn là trung cấp, nhưng khi chuyển sang hệ y tế dự phòng đây là nguồn lực dồi dào để đào tạo kỹ thuật viên và cử nhân y tế công cộng, nếu các trường cao đẳng, đại học có mã ngành đào tạo cho hệ vừa học vừa làm [3] Kỹ thuật viên xét nghiệm còn thấp 11,3% so với số lượng các đơn vị hệ dự phòng trong toàn tỉnh, theo quy định thông tư liên bộ 08 BNV-BYT, cơ cấu kỹ thuật viên xét nghiệm phải chiếm 20% biên chế chuyên môn

Sự phù hợp công việc chuyên môn với bằng cấp được đào tạo: Có 90,5% ý kiến cho là phù hợp với chuyên môn theo bằng cấp được đào tạo và có 9,5% ý kiến cho là không phù hợp, có 94,8% hài lòng với công việc mình đang làm, 5,2% không hài lòng Như vậy trong việc phân công nhiệm vụ cần lưu ý đến bằng cấp chuyên môn

Nhu cầu tuyến và đào tạo CBYTDP giai đoạn 2011-2015

Tổng biên chế cần thu thêm cho hệ dự phòng toàn tỉnh là 300 người (27 người nghỉ hưu + 108 người tuyến tỉnh + 165 tuyến huyện) Tính đến 2015, mỗi năm ngành

y tế cần tuyển mới 60 CBYT cho các đơn vị dự phòng

Để tuyển đúng cơ cấu thì mỗi năm cần mới 18 bác sỹ,

12 KTV xét nghiệm Công tác đào tạo lại, theo cơ cấu 30% CBYTDP trên đại học, 60% CBYTDP đại học, 20% cao đẳng, 10% cử nhân y tế công cộng, 25% bác sỹ, 15% KTV xét nghiệm Để đảm bảo chất lượng cán bộ [1], nhu cần đào tạo lại hàng năm đối với các trình độ như sau: Sau đại học cần đào tạo 20 người, đại học đào tạo 25 người, Cao đẳng đào tạo 17 người, kỹ thuật viên xét nghiệm đào tạo 3 người, cử nhân y tế công cộng đào tạo 8 người Đối với TTYT dự phòng tuyến tỉnh cần xây dựng cơ cấu chuyên môn như sau: Dịch tễ học cần

5 bác sỹ chuyên khoa dịch tể học trong đó có 1 tiến sỹ hoặc 1 thạc sỹ Chuyên ngành vi sinh cần có 2 bác sỹ trong đó có 1 thạc sỹ, 2-3 trung cấp kỹ thuật Chuyên ngành động vật và côn trùng, mỗi chuyên ngành cần 1 bác sỹ và 1 trung cấp kỹ thuật Môi trường, vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp, mỗi chuyên ngành 1 đại học

và 1-2 trung cấp kỹ thuật Vệ sinh an toàn thực phẩm và chất độc hóa học 2 cán bộ đại học, 2 trung cấp kỹ thuật cho các chuyên ngành sốt rét, dinh dưỡng, an toàn thực

Trang 3

Y HỌC THỰC HÀNH (815) - SỐ 4/2012 61

phẩm, an toàn lao động, bệnh nghề nghiệp và môi

trường Trong kế hoạch củng cố và phát triển y tế tuyến

huyện, trong đó có trung tâm y tế làm công tác phòng

chống dịch bệnh, nếu không có kế hoạch đào tạo và

chính sách sử dụng hợp lý, thì sẽ không đủ nguồn nhân

lực để hoạt động, sẽ tiếp tục khó tuyển nhân lực mới

cũng như kéo dài tình trạng chảy máu chất xám Đối với

tuyến xã y sĩ định hướng y học dự phòng là loại hình

phù hợp nhất, hiện nay nhiều tỉnh trường trung cấp y tế,

cao đẳng y tế đang đào tạo y sĩ định hướng chuyên

khoa y học dự phòng [4]

KẾT LUẬN

Thực trạng nguồn nhân lực

Số cán bộ y tế dự phòng/ 10.000 dân là 2,6; trong đó

tỷ lệ bác sỹ /10.000 dân là 0,9; tỷ lệ dược sỹ /10.000 dân

là 0,3 Cán bộ trung cấp chiếm tỷ lệ 58,8% cao hơn đại

học và cao đẳng (31,3%) và sau đại học (7,7%) Tổng

số có 148 Bác sĩ (33,3%), trong đó bác sỹ y học dự

phòng chiếm 1,2%, bác sĩ hệ điều trị 29,5%, 1 bác sĩ

chuyên khoa 2 (0,2%) và 11 thạc sỹ (2,5%) Có 90,5%

cán bộ được làm việc phù hợp với chuyên môn, 94,8%

hài lòng với công việc đang làm 96,2% cán bộ muốn

tiếp tục công việc đang làm Lý do phù hợp công việc

chiếm tỷ lệ 72,1% Không muốn tiếp tục công việc 3,8%

Nhu cầu nhân lực từ 2011-2015

Nhu cầu nhân lực Y tế dự phòng đến năm 2015 cần

300 người trung bình mỗi năm cần tuyển 60 người

Trong đó bác sỹ mỗi năm cần 18 người, kỹ thuật viên

xét nghiệm cần 12 người, chuyên môn khác 30 người

Đào tạo lại 376 người, mỗi năm cần đào tạo lại sau đại

học 20, đại học 25, cao đẳng 17, kỹ thuật viên xét nghiệm 3, cử nhân y tế công cộng 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ y tế (2006), Chỉ thị số 06/2006/CT-BYT, ngày 14/6/2006 “Về việc bảo đảm chất lượng đào tạo nhân lực y tế”

2 Bộ y tế (2002), Tình hình cán bộ y tế cả nước phân theo trình độ, niên giám thống kê BYT

3 Bộ y tế (2002), Thông tư số 05/2004/TT-BYT,

ngày 19/4/2004 hướng dẫn tuyển sinh đào tạo cử nhân

và Cao đẳng điều dưỡng, Kỹ thuật y học hệ vừa học

vừa làm- năm 2004

4 Bộ y tế (2004), Quản lý nguồn nhân lực trong mạng lưới y tế dự phòng

5 Chính phủ (2004), Nghị quyết số

172/2004/NĐ-CP, ngày 29/9/2004 “Về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thược Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”

6 Chính phủ (2006), Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg, ngày 30/6/2006 “V/v phê duyệt quy hoạch tổng thể

hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”

7 Chính phủ (2006), Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg, ngày 09/11/2006 “V/v phê duyệt chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”

8 Tạp chí Y học thực hành (2007), Thực trạng nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo kỹ thuật xét nghiệm tại các Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố phía Bắc

KÕT QU¶ SµNG LäC PH¸T HIÖN SíM UNG TH¦ Vó Vµ UNG TH¦ Cæ Tö CUNG

T¹I MéT Sè TØNH THµNH GIAI §O¹N 2008-2010

NguyÔn TuÊn H­ng, Bộ Y tế,

TrÇn V¨n ThuÊn, Bệnh viện K

TÓM TẮT

Ung thư vú và ung thư cổ tử cung là 2 loại ung thư

phổ biến nhất ở phụ nữ có tỉ lệ mới mắc đứng hàng đầu

ở nhiều nước trên thế giới Qua khám sàng lọc 70.980

phụ nữ từ 35-60 tuổi tại 7 tỉnh/thành trong 3 năm

2008-2010 đã phát hiện được 0,06% ung thư vú (tỷ lệ phát

hiện ung thư vú qua sàng lọc là 59, 2/100.000), trong đó

21,4% ở giai đoạn I và 31,0% ở giai đoạn II 0,02% các

trường hợp là ung thư cổ tử cung (tỷ lệ phát hiện ung

thư cổ tử cung qua sàng lọc gần bằng 19,9/100 000,

trong đó 28,6% ở giai đoạn I và 21,4% ở giai đoạn II

Đặc biệt đã phát hiện ra 3,3% và 1,3% các trường hợp

LSIL và HSIL được phát hiện để điều trị kịp thời ngăn

chặn tiến triển thành tổn thương ung thư CTC sau này

Trong quá trình thực hiện tổ chức sàng lọc chúng tôi

nhận thấy để công tác sàng lọc có hiệu quả cần có sự

kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan thực hiện

Muốn đạt được kết quả tốt và mở rộng quy mô trong quá

trình sàng lọc cần triển khai việc chuyển giao kỹ thuật

khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử

cung cho các cán bộ tại địa phương có thế mới đảm bảo

tính bền vững của hoạt động Cần có sự lồng ghép hoạt

động sàng lọc với các hoạt động khác như truyền thông

giáo dục sức khoẻ, hoạt động của các trung tâm chăm

sóc sức khoẻ sinh sản…

Từ khóa: Ung thư vú, ung thư cổ tử cung

SUMMARY

The screening results for early detection of breast and cervical cancer in some cities or provinces from 2008 to 2010

Background: Breats cancer and cervical cancer are

the most common in female with the highest incidence in

many countries in the world Purpose: To report the

general screening results for early detection of breast

and cervical cancer in 7 cities or provinces Materials

and methods: Screening examination for 70,980 female

ranging from 35 to 60 years-old in 8 cities or provinces

for 3 years (2008-2010) Results and conclusions: In

70.980 females, there are 0 06% breast cancer (59.2/100.000 population): 21.4% stage I and 31.0% stage II; and 0.02% cervical cancer (19.9/100.000 population): 28.6% stage I and 21.4% stage II Especially, 3.3% LSIL and 1.3% HSIL are found These pre-malignant cervical lesions may cure so that prevent from cancer development

Keywords: Breats cancer, cervical cancer

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư vú và ung thư cổ tử cung là 2 loại ung thư

Ngày đăng: 07/03/2024, 08:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w