1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP CÓ TỶ LỆ MẮC VÀ TỬ VONG CAO NHẤT TẠI YÊN BÁI TRONG 5 NĂM 20102014

52 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng các bệnh truyền nhiễm thường gặp có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất tại tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2010-2014
Tác giả Vũ Thị Thanh Hoa, Nguyễn Văn Dậu
Trường học Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Chuyên ngành Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và Vắc xin sinh phẩm
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2015
Thành phố Yên Bái
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 2,17 MB
File đính kèm De tai Cn Hoa sua(03).zip (2 MB)

Cấu trúc

  • 1.1. CÁC KHÁI NIỆM (11)
  • 1.2. PHÂN LOẠI BỆNH TRUYỀN NHIỄM (11)
  • 2. TÌNH HÌNH VÀ DIỄN BIẾN BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2014 (12)
    • 2.1. TRÊN THẾ GIỚI (12)
    • 2.2. TẠI VIỆT NAM (12)
  • 3. TÌNH HÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI YÊN BÁI (17)
    • 3.1. TRƯỚC NĂM 2010 (17)
    • 3.2. TỪ NĂM 2010-2014 (18)
  • 4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM (21)
  • CHƯƠNG II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (23)
    • 1. MỤC TIÊU CHUNG (23)
    • 2. MỤC TIÊU CỤ THỂ (23)
  • CHƯƠNG III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (24)
    • 1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (24)
    • 2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM (24)
    • 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (24)
    • 4. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU (24)
  • CHƯƠNG IV. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU (25)
    • 1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU (25)
    • 2. XỬ LÝ SỐ LIỆU (25)
    • 3. HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU (25)
    • 4. KHỐNG CHẾ SAI SỐ (25)
    • 5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU (25)
  • CHƯƠNG V. CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU (26)
  • CHƯƠNG VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (26)
    • 1. THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA (26)
    • 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH 28 BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI TỪ 2010-2014 (27)
    • 3. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP CÓ TỶ LỆ MẮC VÀ TỬ VONG CAO NHẤT TẠI TỈNH YÊN BÁI 2010-2014 (30)
      • 3.1. BỆNH CÚM (30)
      • 3.2. BỆNH TIÊU CHẢY (32)
      • 3.3. BỆNH DẠI VÀ PHƠI NHIỄM DẠI (34)
      • 3.4. BỆNH THỦY ĐẬU (36)
      • 3.5. BỆNH QUAI BỊ (38)
      • 3.6. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG (40)
  • CHƯƠNG VIII. KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHỊ (49)
    • 1. KẾT LUẬN (49)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (51)

Nội dung

Niêm giám thống kê có thể không phản ánh đầy đủ tình hình thực tế do số liệu chủ yếu thu thập được từ hệ thống báo cáo thống kê thường quy của các cơ sở y tế nhà nước và phản ánh tình hình số lượt khám hơn là số người bệnh. Tuy nhiên số liệu của các nghiên cứu khác cũng cho thấy sự thay đổi mô hình bệnh tật và gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng 12 cho thấy, tổng gánh nặng bệnh tật của Việt Nam là 12.3 triệu DALYs, bao gồm: Bệnh không lây nhiễm (71%); chấn thương (16%), các bệnh nhiễm trùng, sơ sinh và các bệnh liên quan đến sinh đẻ (13%). Gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm chiếm 66% tổng gánh nặng bệnh tật ở nam và 77% tổng gánh nặng bệnh tật ở nữ. Chấn thương không chủ định (18%), các bệnh tim mạch (17%) và các bệnh tâm thần kinh (14%) là các nhóm nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật là các bệnh tâm thần kinh (22%), các bệnh tim mạch (18%) và ung thư (12%). Ở nam giới, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật (10%), tiếp đến là tai nạn giao thông (8%) và các rối loạn do lạm dụng rượu (5%). Ở nữ giới, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật (12%), tiếp đến là đột quỵ (10%) và khiếm thị (4%). Nhiễm khuẩn hô hấp dưới (viêm phổi) là nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật ở trẻ em, chiếm 11% tổng gánh nặng bệnh tật.

CÁC KHÁI NIỆM

- Bệnh truyền nhiễm: là bệnh lây trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

- Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.

- Trung gian truyền bệnh là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.

- Người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh.

- Người tiếp xúc là người có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, động vật mắc bệnh trung gian truyền nhiễm hoặc môi trường nhiễm tác nhân gây bệnh và có khả năng mắc bệnh.

- Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh.

- Người mang mầm bệnh truyền nhiễm là người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh.

- Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.

- Vùng có dịch là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch.

- Vùng có nguy cơ dịch là khu vực lân cận với vùng có dịch hoặc xuất hiện các yếu tố gây dịch [5],[6],[9].

PHÂN LOẠI BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây: a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la

(Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh; b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. c) Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.[9]

TÌNH HÌNH VÀ DIỄN BIẾN BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2014

TRÊN THẾ GIỚI

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2013 cho thấy bệnh tiêu chảy giết chết 2,2 triệu người trên toàn cầu, hầu hết dưới 5 tuổi, chiếm tới 4% tỷ lệ tử vong Các chuyên gia đều cho rằng, thời tiết nắng nóng, vệ sinh cá nhân, môi trường, thiếu thuốc đặc trị và vắcxin dự phòng đã khiến bệnh dễ lây lan, khó phát hiện, thời gian mắc bệnh kéo dài và triệu chứng có thể nghiêm trọng.

Trong năm 2014, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp, nhiều dịch bệnh mới nổi và nguy hiểm phát sinh, gia tăng tại nhiều nước trên thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế-xã hội Đặc biệt là Bệnh Ebola bùng phát và hiện vẫn chưa thể chấm dứt Bệnh cúm do vi rút lây truyền từ gia cầm như cúm A(H5N1) ở Cam Pu Chia, cúm A(H7N9), cúm A(H5N6) đã bùng phát tại Trung Quốc và lây lan ra một số quốc gia châu Á (Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia) với hàng trăm trường hợp mắc và tử vong Dịch bệnh MERS-CoV xảy ra ở các quốc gia khu vực Trung Đông, Hàn Quốc Bệnh sởi ghi nhận ở 178/194 quốc gia và vùng lãnh thổ Dịch hạch đã bùng phát tại Madagascar cuối năm 2014 với 40 trường hợp tử vong, 119 trường hợp mắc Các dịch bệnh mới nổi và nguy hiểm có nguy cơ cao xâm nhập và bùng phát vào nước ta qua đường nhập cảnh việc buôn lậu gia cầm qua biên giới Việt Trung chưa được kiểm soát triệt để.

TẠI VIỆT NAM

Mô hình bệnh tật ở nước ta hiện nay đan xen giữa các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm: như các bệnh do tai nạn, ngộ độc, chấn thương có xu hướng gia tăng, cả về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong, nhất là các bệnh tim mạch, ung bướu, tâm thần, các chấn thương do tai nạn… Theo thống kê từ các bệnh viện trong hệ thống thông tin y tế, tỷ lệ mắc của nhóm bệnh lây nhiễm chiếm khoảng 55,5% năm 1976 đã giảm xuống 25,2% vào năm 2008 Ngược lại, nhóm bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng qua các năm, từ 42,7% năm 1976 lên 63,1% năm 2008 Nhóm bệnh do ngộ độc, chấn thương, tai nạn vẫn tiếp tục duy trì ở tỷ lệ trên 10%.

Có sự thay đổi rõ rệt về mô hình bệnh tật từ năm 1986 đến năm 2010 Theo số liệu về cơ cấu số lượt KCB tại cơ sở y tế nhà nước trong Niên giám thống kê năm 2010, xu hướng tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm gia tăng liên tục ở mức cao. Nếu tỷ lệ này năm 1986 chỉ là 39% thì năm 1996 tăng lên 50%, năm 2006 là 62% và chỉ sau 5 năm, đến năm 2010, tỷ lệ này đã tăng mức 72% Ngược lại với xu hướng này là sự giảm đi nhanh chóng của tỷ trọng số lượt KCB đối với người mắc bệnh truyền nhiễm Như vậy, gánh nặng bệnh tật chuyển dịch mạnh sang các bệnh không lây nhiễm [1] Đối với mô hình tử vong, theo số liệu bệnh viện, cũng có những thay đổi nhanh chóng: Tỷ lệ tử vong trong bệnh viện do bệnh không lây nhiễm tăng lên đáng kể, trong giai đoạn 1986-2006: Tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm giảm dần,nhưng đến nhăm 2010 lại tăng lên, chiếm 30% tổng số trường hợp tử vong trong bệnh viện Điều này có thể giải thích là trong những năm gần đây, một số bệnh truyền nhiễm cũ như sốt xuất huyết, sởi, UVSS, viêm não virut… đã quay trở lại,cùng với đó là một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi như cúm A(H5N1),A(H1N1), bệnh tay-chân-miệng… đã gia tăng nhanh chóng, góp phần tạo ra sự thay đổi này.

Biểu đồ 1.1 Nguyên nhân tử vong trong nhóm người sử dụng dịch vụ y tế 1986-

2010 Niêm giám thống kê có thể không phản ánh đầy đủ tình hình thực tế do số liệu chủ yếu thu thập được từ hệ thống báo cáo thống kê thường quy của các cơ sở y tế nhà nước và phản ánh tình hình số lượt khám hơn là số người bệnh Tuy nhiên số liệu của các nghiên cứu khác cũng cho thấy sự thay đổi mô hình bệnh tật và gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam Nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng [12] cho thấy, tổng gánh nặng bệnh tật của Việt Nam là 12.3 triệu DALYs, bao gồm: Bệnh không lây nhiễm (71%); chấn thương (16%), các bệnh nhiễm trùng, sơ sinh và các bệnh liên quan đến sinh đẻ (13%) Gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm chiếm 66% tổng gánh nặng bệnh tật ở nam và 77% tổng gánh nặng bệnh tật ở nữ. Chấn thương không chủ định (18%), các bệnh tim mạch (17%) và các bệnh tâm thần kinh (14%) là các nhóm nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật là các bệnh tâm thần kinh (22%), các bệnh tim mạch (18%) và ung thư (12%) Ở nam giới, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật (10%), tiếp đến là tai nạn giao thông (8%) và các rối loạn do lạm dụng rượu (5%) Ở nữ giới, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật (12%), tiếp đến là đột quỵ (10%) và khiếm thị (4%) Nhiễm khuẩn hô hấp dưới (viêm phổi) là nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật ở trẻ em, chiếm 11% tổng gánh nặng bệnh tật. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, nguyên nhân chết được phát hiện trong nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật cho thấy, trên 50% trẻ em chết do bệnh truyền nhiễm(chủ yếu nhiễm khuẩn hô hấp), khoảng 1/3 do bệnh không lây nhiễm (chủ yếu chết chu sinh, dị tật bẩm sinh), và khoảng 13-14% do tai nạn, chấn thương (chủ yếu chết đuối) Đối với với người cao tuổi (70+) tử vong chủ yếu do bệnh không lây nhiễm (87%), trong khi bệnh lây nhiễm chỉ chiếm 9% và tai nạn chấn thương chiếm 3% tử vong ở người từ 70 tuổi trở lên Trong nhóm bệnh không lây nhiễm, bệnh tim mạch chiếm 40% tử vong (tai biến mạch máu não là nhóm lớn nhất), trong khi ung thư chiếm khoảng 14% tử vong ở người cao tuổi [12]

Tình hình một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sau:

Cúm A(H5N1) ở người: Trong 6 tháng đầu năm 2012, Việt Nam ghi nhận 4 trường hợp mắc cúm A(H5N1) Tích lũy từ năm 2003 đến nay là 123 trường hợp mắc, 61 trường hợp tử vong, chiếm 49,6% và đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết, không có liên quan dịch tễ Chưa ghi nhận ca bệnh lây truyền từ người sang người.

Cúm A(H1N1): Việt Nam đã cơ bản khống chế được dịch cúm A(H1N1) từ tháng 7/2010 Từ 2010-2014, theo hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia, ghi nhân rải rác một số trường hợp dương tính với cúm A(H1N1) chủng đại dịch, không có ổ dịch lớn trong cộng đồng Hiện nay, việc giám sát cúm A(H1N1) được lồng ghép trong hệ thống giám sát trọng điểm cúm quốc gia.

Tình hình dịch tả: Năm 2010 tỷ lệ mắc/100.000 dân là 0,69 và không trường hợp tử vong Năm 2011 giảm còn 0,002 và đến năm 2012 đến nay tại Việt Nam không ghi nhận trường hợp mắc bệnh tả Việc giám sát các trường hợp tiêu chảy cấp được thực hiện thường xuyên trên phạm vi cả nước Tiêu chảy là nguyên nhân thứ 7 làm gánh nặng bệnh tật đối với trẻ em dưới 15 tuổi.

Sốt xuất huyết: Năm 2010 tỷ lệ mắc, chết/100.000 dân là 0,12/146,69 Năm

2013 lại giảm gần 50% (0,05/74,78)[2] Tại miền Bắc Việt Nam, số ca mắc SXHD ghi nhận trung bình 3.843 ca /năm, trong đó giai đoạn 5 năm từ 2010 – 2014 có tổng số 19.567 ca mắc, giảm 37% so với giai đoạn 5 năm từ 2005 – 2009 (31.069 ca), năm 2009 với 18.485 ca mắc tại 17/28 tỉnh thành phố, 4 ca tử vong tại Hà Nội. [17]

Bệnh tay-chân-miệng: Từ năm 2011, bệnh tay chân miệng chính thức được đưa vào hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm thường xuyên Liên tục từ năm 2011 đến nay, mỗi năm ghi nhận hàng trăm nghìn ca bệnh tay chân miệng, trung bình trên 300.000 ca/năm Cao điểm vào năm 2012 với 157.391 ca mắc và 45 ca tử vong. Đến năm 2014, bệnh có xu hướng giảm dần [17]

Bệnh dại: Năm 2010, tỷ lệ tử vong/100.000 là 0,09 Trong 3 năm tiếp theo thì tăng lên, năm 2013 tỷ lệ này là 0,12 Đến năm 2014 thì tỷ lệ tử vong giảm đáng kể xuống còn 0,007 Năm 2014 là năm có số tử vong do dại thấp nhất trong 10 năm vừa qua.

Tình hình HIV/AIDS: Hiện tại, hệ thống chăm sóc y tế quốc gia phải chuẩn bị cho việc đón nhận khoảng 5.000-10.000 người mới bị nhiễm HIV/ AIDS mỗi năm Đến năm 2012, người nhiễm HIV đã phát hiện tại 78% xã/phường, gần 98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố Tính đến 30/9/2014, Việt Nam có 224 223 người nhiễm HIV và 69 617 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS được báo cáo là còn sống; tổng số người tử vong liên quan đến HIV/AIDS lũy tích là 70 734 trường hợp Tỷ lệ nhiễm HIV chung trong cộng đồng là khoảng 0,26% dân số Trong thời gian qua, số nhiễm HIV mới, số mắc AIDS và số tử vong liên quan đến AIDS hằng năm được báo cáo đã giảm dần Tuy nhiên, mức độ giảm chưa sâu, chưa bền vững và các chỉ số lũy tích vẫn tiếp tục gia tăng Tại một số địa phương, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, số lượng người nhiễm HIV mới hằng năm vẫn gia tăng Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ liên quan đến lây nhiễm HIV diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, như tiêm chích ma túy, sử dụng ma túy tổng hợp, mại dâm, tình dục nam đồng giới…[1]

Tỷ lệ mắc sốt rét ở Việt Nam rất thấp, năm 2012 là 33/100 000 dân, đứng thứ

5 trong các nước đang phát triển tham khảo tại châu Á Mông Cổ không có trường hợp nào vì không nằm trong vùng có khí hậu thuận lợi cho muỗi phát triển Bài học rút ra từ thành công của Xri Lan-ca, nước đang phát triển đi đầu trong việc loại trừ sốt rét, là cần thực hiện đều đặn và chặt chẽ các can thiệp phòng, chống sốt rét ở nhóm dân cư có nguy cơ cao, trong đó có các can thiệp chẩn đoán, điều trị, giám sát dịch để xử lý kịp thời khi có ổ dịch Ở Việt Nam, mặc dù số người mắc và tử vong do sốt rét đã giảm rất đáng kể, tuy nhiên vẫn có 37% dân số sống trong vùng nguy cơ và 18% dân số sống trong vùng có nguy cơ cao[1]

Tình hình bệnh lao: Việt Nam là một trong 22 quốc gia có tỷ lệ hiện mắc và mới mắc bệnh lao cao, tỷ lệ mắc mới ước tính năm 2013 khoảng 130/100 000 dân và tỷ lệ hiện mắc vào khoảng 200/100 000 dân Số người hiện mắc lao được phát hiện ở Việt Nam khoảng 100.000 người, chưa giảm qua các năm Với số bệnh nhân lao cao, nguy cơ lây truyền cũng rất cao bởi lao là một bệnh rất dễ lây truyền từ người sang người qua không khí Hơn nữa, trước giai đoạn lao tiến triển, các triệu chứng có thể âm thầm trong một thời gian dài nhiều tháng, khiến cho bệnh nhân chậm đi khám và điều trị, làm tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn lao cho những người có tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân Gánh nặng bệnh tật của bệnh lao đang đứng thứ 3 trong các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam Số liệu ước tính cho thấy tỷ lệ hiện mắc bệnh lao ở Việt Nam thấp hơn Cam-pu-chia và Phi-líp-pin

TÌNH HÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI YÊN BÁI

TRƯỚC NĂM 2010

Từ 2006 đến 2010: Dịch cúm B tại xã Nậm Búng huyện Văn Chấn mắc trên

300 ca, có 3 ca tử vong Dịch sốt phát ban (Rubella) hàng năm đều ghi nhận nhiều ca bệnh ở 7/9 huyện, thị xã, thành phố vùng thấp, dịch thường có chu kỳ 3 năm 1 lần bùng phát mạnh:

Dịch quai bị có số mắc được ghi nhận tăng cao vào năm 2009 (2504 ca) Bệnh tiêu chảy có xu hướng giảm, tuy nhiên cũng không có sự chệnh lệch lớn giữa các năm, năm 2008 ghi nhận 1 vụ dịch tiêu chảy cấp tại xã Làng Nhì – huyện Trạm Tấu có 37 ca mắc, 2 trường hợp tử vong, nguyên nhân gây dịch là do trực khuẩn lỵ [14]Yên Bái được xác định là địa phương có ổ dịch dại tiềm tàng lưu hành địa phương, bệnh dại tuy có tỷ lệ bệnh nhân phơi nhiễm được thống kê thấp so với cả nước nhưng tỷ lệ tử vong cao gấp nhiều lần: tỷ lệ phơi nhiễm với bệnh dại là176,388/100 000 dân, tỷ lệ tử vong 1,111/100 000 dân Năm 2007 có số mắc/chết cao nhất, 2129 người bị súc vật cắn được thống kê, có 21 người tử vong, chiếm tỷ lệ

0,97%) Số người tử vong do bệnh dại hầu hết là không được tiêm vắc xin phòng dại hoặc đi tiêm quá muộn, tiêm không đủ liều [11],[14]

- Trong giai đoạn 20006-2010: 5 bệnh thường gặp có tỷ suất mắc cao/100.000 người là cúm, tiêu chảy, hội chứng lỵ, quai bị, thủy đậu 4 bệnh có tỷ suất tử vong/100 000 người, cao nhất là bệnh dại (1,111), cúm B (0,4); lỵ trực trùng (0,27), cúm A/H5N1 (0,1) Một số bệnh không thấy xuất hiện tại Yên Bái là bệnh than, thương hàn và một số bệnh trong Chương trình TCMR: bạch hầu, ho gà, uốn ván sơ sinh, bại liệt.

- Giai đoạn 2006-2010 tỷ lệ mắc/100.0000 của bệnh cúm năm 2009 tăng cao đột biến 2718,18 năm 2009 đã chịu ảnh hưởng của dịch cúm A/H1N12009 đại dịch, bệnh quai bị cũng tăng cao vào năm 2009, bệnh thủy đậu tăng cao năm 2010 [14].

- Bệnh truyền nhiễm đã gây ra các vụ dịch tại tỉnh Yên Bái ngoài 5 bệnh kể trên còn có một số bệnh TN đã gây lên các ổ dịch là: APC-A-đê-nô vi rút, tay chân miệng

+ Huyện Trạm Tấu có tỷ lệ mắc cúm, tiêu chảy, hội chứng lỵ/ 100 000 dân cao nhất so với toàn tỉnh

+ Thành phố Yên Bái có tỷ lệ mắc thủy đậu/ 100 000 dân cao nhất so với toàn tỉnh.

+ Huyện Lục Yên có tỷ lệ mắc quai bị cao sau thành phố Yên Bái.

- Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao tập trung ở độ tuổi trẻ em dưới 14.[14]

TỪ NĂM 2010-2014

- Tháng 01/2010, ghi nhận 01 ổ dịch Cúm A/H1N1 tại Công an tỉnh Yên Bái; có 30 ca mắc, xét nghiệm 5 mẫu bệnh phẩm có 03/5 mẫu dương tính với cúm A/H1N1; 03 ổ dịch Cúm A,B tại huyện Trạm Tấu, Yên Bình với 114 ca mắc, dịch thủy đậu, dịch sốt phát ban, dịch quai bị tại một số trường học của huyện Trấn Yên, Lục Yên, thành phố Yên Bái

- Bệnh Dại: ghi nhận 04 trường hợp tử vong: 02 trường hợp tại huyện YênBình, 01 trường hợp tại phường Nguyễn Phúc thành phố Yên Bái, 01 trường hợp tại xã Yên Bình, huyện Yên Bình Trong 04 trường hợp tử vong có 03 trường hợp không đi tiêm phòng, 01 trường hợp không tiêm đầy đủ theo lịch (chỉ tiêm 2/5 mũi)

Ngoài ra, còn ghi nhận một số bệnh truyền nhiễm: Viêm não vi rút 12 ca, viêm gan vi rút 143, thủy đậu 1.484 ca, quai bị 907 ca, adeno vi rút 210 ca, đặc biệt đã phát hiện 01 ca mắc liên cầu lợn tại huyện Văn Chấn

Dịch bệnh diễn biến tương dối phức tạp: Dịch cúm A/H1N1 (có 06 ca dương tính) xuất hiện tại huyện Trạm Tấu (03 ca), thành phố Yên Bái (01 ca), huyện Yên Bình (02 ca) 12 ổ dịch tập trung tổng cộng có 2722 ca tại 7/9 huyện, thị xã, thành phố, dịch bắt đầu từ quí I, cao điểm vào giữa tháng 4 và giảm dần đến cuối tháng

10, xét nghiệm có 11/25 mẫu dương tính với Rubella Dịch Tay-Chân- Miệng xuất hiện tản phát từ giữa tháng 6 đến tháng 10, (ghi nhận bao nhiêu ca 523) tại 7/9 huyện, thị xã, thành phố

Tình hình bệnh dại diễn biến rất phức tạp, có 14 ca tử vong tăng gấp trên 3 lần so với năm 2010, tập trung tại các huyện Lục Yên: 05 ca, Yên Bình: 08 ca, Trấn Yên: 01 ca Cả 14 trường hợp đều không đi tiêm vắc xin phòng dại

Tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp và bất thường, đặc biệt là bệnh dại, bệnh tay - chân - miệng, các bệnh theo mùa như cúm, quai bị, thủy đậu cũng xuất hiện ngay từ đầu năm

+ Bệnh tay - chân - miệng: Xuất hiện sớm và tăng dần vào các tháng tiếp theo, cao điểm là tháng 4 đến tháng 6 sau đó giảm dần đến tháng 9, từ tháng 10 đến tháng

12 lại có dấu hiệu tăng dần Tổng số ca mắc: 2.579 ca (tăng 5,3 lần so với năm

2011) Số mắc chủ yếu ở độ tuổi từ 1 – 3 tuổi, tất cả các ca bệnh đều ở thể nhẹ và được điều trị tại trạm y tế xã và tại nhà, có 31 ca độ 2a, 2b điều trị tại các bệnh viện huyện và tỉnh, không có bệnh nhân tử vong.

+ Bệnh dại: Tình hình bệnh dại trên đàn chó có dấu hiệu lan rộng hơn so với năm 2011, xuất hiện và phát triển thành dịch, cao điểm từ tháng 4 - 7 và xảy ra tại nhiều xã của các huyện Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên, Mù Cang Chải, Trấn Yên,Văn Chấn, Trạm Tấu Chi cục Thú Y tỉnh đã lấy 4 mẫu bệnh phẩm chó nghi dại tại

Văn Chấn, Trạm Tấu, thị xã Nghĩa Lộ, cả 4 mẫu có kết quả dương tính với virus dại Số người bị phơi nhiễm với bệnh dại đến các cơ sở y tế để tiêm phòng tăng gấp

3 lần so với cùng kỳ năm 2011 (3.054/1.030) Trong năm có 11 trường hợp tử vong do bệnh dại (Yên Bình 4 , Mù Cang Chải 3, Trấn Yên 1, Văn Yên 2, Trạm Tấu 1), giảm 3 ca so với năm 2011 Trong đó có 10 trường hợp không được tiêm vắc xin phòng dại, 01 trường hợp đến tiêm muộn

+ Bệnh cúm mùa: Xảy ra rải rác tại 9/9 huyện, thị, thành phố; trong năm đã ghi nhận 9 ổ dịch, số mắc trung bình 20 - 25 ca/ổ dịch, tổng số ca mắc: 16.314 Kết quả xét nghiệm có 5/32 mẫu dương tính cúm A, 1 mẫu dương tính cúm A/H1N1 cũ,

4 mẫu dương tính cúm A/H3N1, 14 mẫu dương tính cúm B Số mắc tương đương so với năm 2011

+ Bệnh liên cầu khuẩn lợn: Ghi nhận 2 ca điều trị vượt tuyến tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (1 ca ở Văn Chấn, nhập viện 28/6; 1 ca ở Yên Bình, nhập viện 9/9)

- Tình hình bệnh dại vẫn diễn biến phức tạp, số người bị phơi nhiễm với bệnh dại đi tiêm phòng tăng 115,3% so với năm 2012 Ghi nhận 6 trường hợp tử vong do bệnh dại

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM

- Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thúy Lan và cộng sự, tỷ suất tử vong do bệnh dại là 1,022/100 000 dân Kết quả điều tra cho thấy: 48,71% không đi tiêm vắc xin phòng dại vì thiếu hiểu biết do thiếu thông tin, 32% do chủ quan, 14,46% do không có tiền, 4,83% lý do khác.[11]

- Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Dậu và cộng sự: Trong giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 20 bệnh truyền nhiễm lưu hành, trong đó có 5 bệnh thường gặp có tỷ lệ mắc cao/100.000 người là cúm, tiêu chảy, hội chứng lỵ, quai bị, thủy đậu 4 bệnh có tỷ lệ tử vong/100 000 người, cao nhất là bệnh dại (1,111), cúm B (0,4); lỵ trực trùng (0,27 ), cúm A/H5N1 (0,1) Một số bệnh không thấy xuất hiện tại Yên Bái là bệnh than, thương hàn và một số bệnh trong Chương trình TCMR: bạch hầu, ho gà, uốn ván sơ sinh, bại liệt.[14]

- Nguyễn Trần Hiển (2010), “Dịch tễ học phân tử bệnh dại ở việt nam”

- Trần Ngọc Hữu (2012), “Các bệnh truyền nhiễm bùng phát ở khu vực phía

- Trần Như Dương (2015), “Tình hình bệnh truyền nhiễm tại miền Bắc ViệtNam, giai đoạn 2000-2014”

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

MỤC TIÊU CHUNG

Thực trạng các bệnh truyền nhiễm thường gặp có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất tại Yên Bái giai đoạn 2010-2014.

MỤC TIÊU CỤ THỂ

2.1 Mô tả thực trạng tình hình các bệnh truyền nhiễm thường gặp có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất tại tỉnh Yên Bái 5 năm (2010-2014).

2.2 Xu hướng diễn biến các bệnh truyền nhiễm thường gặp tại Yên Bái từ 2010-2014.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- 100% Báo cáo thống kê bằng văn bản/ bằng phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm hàng tháng của 9/9 Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố từ năm 2010-

2014 (Số liệu thống kê của các BV tuyến tỉnh đã được gộp vào số liệu của các huyện)

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

- Địa điểm: Tỉnh Yên Bái

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu

PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU

- Tiêu chuẩn để chọn mẫu:

Báo cáo văn bản (tháng, năm) phải có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị y tế huyện/tỉnh/bệnh viện ký từ năm 2010-2014.

Các báo bằng phần mềm giám sát đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành thay thế các báo cáo bằng văn bản (2013-2014).

100% báo cáo thống kê các bệnh truyền nhiễm tháng (từ tháng 1/2010 đến hết tháng 12/2014) theo mẫu được qui định tại Quyết định 4880/2002/QĐ-BYT và thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế (n = 12 tháng x 9 huyện x 5 năm = 540 báo cáo).

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

- Thu thập tất cả các báo cáo tháng từ năm 2010 – 2014 của 9 huyện, thị, thành phố hiện được lưu trữ tại TTYT dự phòng tỉnh và TTYT huyện, thị, thành phố.

- Lập các bảng, biểu trống để thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu.

XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Nhập số liệu bằng bảng số excel.

- Xử lý và phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê thông thường.

HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp là các báo cáo bệnh truyền nhiễm hàng tháng lưu tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và TTYT huyện từ 2010 đến 2014 nên có thể bị bỏ sót thông tin, có thông tin không giải thích được.

- Trong các bản báo cáo này chỉ có số lượng mắc/chết không chia theo giới và độ tuổi nên không đánh giá được mối liên quan đến tỷ lệ mắc/chết theo giới và độ tuổi Để đánh giá được điều này, cần có một nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn

KHỐNG CHẾ SAI SỐ

* Các biện pháp khắc phục để tránh những hạn chế này:

- Thu thập tối đa các báo cáo tháng của TTYT huyện, TTYTDP để hạn chế bỏ sót thông tin

ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

- Đề cương nghiên cứu được Hội đồng khoa học Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thông qua và được sự đồng ý của Sở Y tế tỉnh Yên Bái.

- Cam kết tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực trong nghiên cứu, áp dụng các nguyên lý về nghiên cứu và đạo đức nghiên cứu cũng như phổ biến kết quả nghiên cứu.

- Các kết quả nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phải được công bố cho mọi người và đối tượng nghiên cứu biết.

- Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ dành cho mục đích nghiên cứu.

CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU

I Thông tin về đối tượng điều tra

1 Tỷ lệ % số báo cáo tháng của 28 bệnh truyền nhiễm của 9 huyện,thị,thành phố trong giai đoạn 2010-2014

II Thực trạng tình hình 28 bệnh truyền nhiễm trên tỉnh Yên Bái 2010-2014

1 Tỷ lệ mắc (/100.000 người) của 28 BTN thuộc diện quản lý theo TT 48 trong giai đoạn 2010-2014 tại Yên Bái

3 Tỷ lệ tử vong (/100.000 người) của các bệnh TN có tỷ lệ TV cao nhất từ 2010 -2014

4 Các bệnh truyền nhiễm thường gặp có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất được chọn

III Thực trạng tình hình các bệnh truyền nhiễm thường gặp có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất tại tỉnh Yên Bái 2010 -2014

1 Tỷ lệ chết/mắc (tỷ suất tử vong) các BTN thường gặp có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất tại Yên Bái giai đoạn 2010-2014

III Xu hướng diễn biến các bệnh truyền nhiễm thường gặp tại Yên Bái từ 2010-

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA

Bảng 6 1 Tỷ lệ % số báo cáo tháng của 9 huyện thị trong giai đoạn 2010-2014

SL % SL % SL % SL % SL %

* Nhận xét: 100% các báo cáo bệnh truyền nhiễm của các huyện, thị, thành phố đã thực hiện đúng qui định theo thông tư 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế về hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm[5] Và từ 2 năm gần đây (2013- 2014) đã thực hiện báo cáo qua phần mềm nên việc kiểm soát các số liệu báo cáo nhanh và chính xác hơn.

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH 28 BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI TỪ 2010-2014

Bảng 6 2 Thống kê số mắc và chết của 28 bệnh truyền nhiễm trong giai đoạn 2010-2014

10 Bệnh Dại (Phơi nhiễm Dại)

11 Viêm màng não do não mô cầu

16 Uốn ván (không phải uốn ván sơ sinh)

17 Liệt mềm cấp nghi bại liệt

28 Bệnh do liên cầu lợn ở người

Trong 28 bệnh truyền nhiễm thuộc diện quản lý, tại Yên Bái ghi nhận có 21/28 bệnh, trong đó 7 bệnh thường xuyên lưu hành với số mắc cao hàng năm là tiêu chảy, thủy đậu, quai bị, cúm, tay chân miệng, phơi nhiễm dại, Adeno vi rút. 7/28 bệnh không thấy xuất hiện trong vòng 5 năm (2010 – 2014) là tả,thương hàn, bạch hầu, ho gà, dịch hạch, than, cúm A(H5N1)

Bảng 6 3 Tỷ lệ mắc /100.000 dân 20/28 BTN thuộc diện quản lý theo TT48 tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2014

TT Thời gian 2010 2011 2012 2013 2014 Trung bình YB

13 Viêm màng não do não mô cầu

(không phải uốn ván sơ sinh)

16 Liệt mềm cấp nghi bại liệt 0,00 0,00 0,00 0,00 0,38 0,08 0,4 0,3

Trong 20 bệnh TN xuất hiện tại Yên Bái, thì 7 bệnh thường xuyên xuất hiện có tỷ suất mắc /100.000 dân cao là tiêu chảy, thủy đậu, quai bị, cúm, tay chân miệng, phơi nhiễm dại, Adeno vi rút.

Các bệnh được chọn để nghiên cứu gồm 7 bệnh: Tiêu chảy, dại, thủy đậu, tay-chân-miệng, cúm, quai bị, Adeno vi rút là những bệnh thường gặp và có tỷ suất mắc/100.000 dân cao nhất Tỷ lệ chết trung bình dại (1,018/100.000 dân), cúm (0,078/100.000 dân), các bệnh còn lại không có tử vong.

Ngoài ra các bệnh có xu hướng tăng: Lỵ trực trùng, viêm não vi rút, viêm gan vi rút, liệt mềm cấp nghi bại liệt, sởi, rubella

Các bệnh có xu hướng giảm: viêm màng não mô cầu, uốn ván sơ sinh, uốn ván không phải sơ sinh, liên cầu lợn.

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP CÓ TỶ LỆ MẮC VÀ TỬ VONG CAO NHẤT TẠI TỈNH YÊN BÁI 2010-2014

Bảng 6 4 Tỷ lệ mắc/100.000 dân 7 BTN thường gặp theo tại các huyện Yên Bái

Nhận xét: Các bệnh tập trung nhiều nhất ở Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên, Yên

Bình, ít nhất ở TX Nghĩa Lộ và Mù Cang Chải.

Thủy đậu cao nhất ở Yên Bái, quai bị cao nhất ở Lục Yên, tiêu chảy cao nhất ơ Văn Chấn và Trạm Tấu, T-C-M cao nhất ở Văn Yên, Cúm cao nhất ở Trấn Yên và Văn Chấn, Mắc dại cao nhất ở Yên Bình, Adeno cao nhất ở Trấn Yên và Văn Chấn.

Biểu đồ 6 1 Diễn biến tình hình bệnh cúm giai đoạn 2010-2014

Số người mắc cúm năm 2012 cao nhất, giảm dần vào năm 2013 và 2014 nhưng lại có 3 ca tử vong có xét nghiệm dương tính với A/H1N1.

Tỷ lệ mắc cúm/100.000 dân chung tại Yên Bái thấp hơn tỷ lệ mắc cúm khu vực miền Bắc (1945,28/2127), thấp hơn giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Yên Bái (1945,28/2178,57) [14],[17].

Trong giai đoạn 2010-2014 so với các tỉnh lân cận thì Yên Bái có tỷ lệ mắc thấp nhất nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao nhất.

Bảng 6 5 Tỷ lệ mắc, chết/100.000 dân bệnh cúm trong 2010-2014

Yên Bái Hà Giang Lào Cai

Biểu đồ 6 2 Diễn biến bệnh cúm theo tháng giai đoạn 2010 - 2014

Nhận xét: Bệnh cúm xảy ra quanh năm (khoảng 1000ca/tháng), tuy nhiên mắc nhiều nhất vào tháng 3-4 và từ tháng 8-12 Ghi nhận 3 ca tử vong (2013: 2 ca, 2014:1 ca) đều vào tháng 4.

Biểu đồ 6 3 Diễn biến bệnh cúm theo các huyện giai đoạn 2010 - 2014

- Tỷ lệ mắc cúm cao nhất là ở Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên,

- Yên Bình có 2 ca tử vong (2013,2014 mỗi năm 1 ca) và Văn Yên có 1 ca tử vong (2013).

Biểu đồ 6 4 Diễn tình hình bệnh tiêu chảy giai đoạn 2010-2014 tại Yên Bái

Nhận xét: Bệnh tiêu chảy ghi nhận số mắc cao nhất năm 2010, bệnh có xu hướng giảm dần vào các năm tiếp theo, không có tử vong.

So với cả nước: Trong giai đoạn 2010-2014, trung bình tỷ lệ mắc tiêu chảy/100.000 dân tại Yên Bái là 550,17 thấp hơn nhiều so với cả nước (>800)

So với các tỉnh lân cận: Trong giai đoạn 2010-2014, Yên Bái đứng thứ 4 sau Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang [2]

Bảng 6 6 Xu hướng diễn biến bệnh tiêu chảy trong 2010-2014

Yên Bái Hà Giang Lào Cai

Biểu đồ 6 5 Diễn biến bệnh tiêu chảy theo tháng giai đoạn 2010 – 2014

Nhận xét: Bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm, cao nhất vào khoảng tháng 2-5.

Nhìn chung, bệnh tiêu chảy không có diễn biến gì đặc biệt

Biểu đồ 6 6 Diễn biến bệnh tiêu chảy theo các huyện giai đoạn 2010 – 2014

Nhận xét : Bệnh tiêu chảy mắc nhiều nhất ở Văn Chấn, Trạm Tấu, rồi đến

3.3 Bệnh dại và phơi nhiễm dại

Biểu đồ 6 7 Diễn biến PN và TV do bệnh dại tại tỉnh Yên Bái từ 2006 – 2014

Số ca phơi nhiễm được tiêm phòng dại ghi nhận từ 2010-2014, xu hướng tăng cao từ 2012 (đặc biệt sau khi có sự hỗ trợ miễn phí tiêm phòng dại cho người nghèo từ tháng 7/2012), năm 2013 cao nhất, gấp 10 lần năm 2010, gấp 6 lần năm 2011, số ca TV tăng cao vào năm 2011, giảm dần vào năm 2012; 2013, 2014 Số tiêm phòng dại càng tăng cao thì số chết càng giảm.

So với cả nước: Trung bình trong 5 năm từ 2010-2014 thì tỷ lệ mắc/100.000 dân của bệnh dại của Yên Bái là 442,99 tăng 32,2% so với của cả nước (335,2), tỷ lệ tử vong dại/100.000 dân của Yên Bái là 1,02 cao hơn nhiều so với cả nước (0,1)

So với các tỉnh lân cận: Yên Bái cũng có số tiêm phòng dại và tử vong cao như Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai Yên Bái chỉ đứng sau Hà Giang[2],[18]

Bảng 6 7 Tỷ lệ mắc, chết/100.000 dân tại cá tỉnh lân cận

Yên Bái Hà Giang Lào Cai

Biểu đồ 6 8 Diễn biến PN và TV dại theo tháng giai đoạn 2010 – 2014

Nhận xét: Trong giai đoạn 2010-2014: Số phơi nhiễm dại hầu như tháng nào cũng cao, cao nhất vào tháng 4, tháng 7 và tháng 11 Tình hình TV do lên cơn dại không còn diễn ra theo mùa (mùa hè) mà xảy ra quanh năm

Biểu đồ 6 9 Số tiêm phòng dại và chết dại theo tháng giai đoạn 2010 - 2014

Nhận xét : Ta thấy từ tháng 7/2012 có kinh phí hỗ trợ tiêm phòng dại cho người nghèo nên số tiêm phòng dại tăng cao Tiêm cao vào đầu năm và giảm dần ở cuối năm Tử vong dại cao từ tháng 5-8, nhưng cũng sang đầu xuân và đầu đông.[19] Biểu đồ 6 10 Tỷ lệ tử vong dại phân bố tại các huyện giai đoạn 2010-2014

Từ bảng trên ta thấy hầu như huyện nào cũng có mắc và chết dại trừ T.X Nghĩa Lộ Trước 2011, Các trường hợp TV tập trung ở các huyện: Lục Yên, Văn Yên, Yên Bình, Trấn Yên và thành phố Yên Bái, từ 2011 đến nay, số ca TV đã dàn đều khắp các huyện trong tỉnh. Đáng chú ý là số ca TV từ 2012 tăng mạnh tại huyện Mù Cang Chải và Văn Chấn là những huyện lần đầu xuất hiện bệnh dại [18][19]

Yên Bình là huyện có tỷ lệ chết do lên cơn dại cao nhất 14/39 ca (35,9%), và duy nhất ở Nghĩa Lộ là không có ca tử vong.

Biểu đồ 6 11 Diễn biến mắc bệnh thủy đậu giai đoạn 2010-2014 tại Yên Bái

Nhận xét: số lượng người mắc thủy đậu cao nhất vào năm 2010, giảm dần từ năm 2010-2013, nhưng lại tăng cao trở lại vào năm 2014, khoảng cách từ 2010 đến 2014 là khoảng 3 năm Điều này trùng khớp với tính chất chu kỳ của bệnh thủy đậu.

So với cả nước: Trong giai đoạn 2010-2014, trung bình tỷ lệ mắc thủy đậu/100.000 dân của Yên Bái là 124,67 cao hơn rất nhiều so với cả nước.[2],[18]

So với các tỉnh lân cận: Trong giai đoạn 2010-2014, Yên Bái đứng thứ 2 sau Lào Cai [2]

Bảng 6.8 Tỷ lệ mắc, chết/100.000 dân bệnh thủy đậu trong 2010-2014

Yên Bái Hà Giang Lào Cai

Biểu đồ 6 12 Diễn biến mắc thủy đậu theo tháng giai đoạn 2010 – 2014

Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy thủy đậu tháng nào cũng có người mắc, nhưng tập trung chủ yếu từ tháng 1-6 (mùa xuân, mùa hè), giảm dần vào các tháng cuối năm. Biểu đồ 6 13.Tỷ lệ % phân bố bệnh thủy đậu tại các huyện trong giai đoạn 2010-

 Nhận xét: trong giai đoạn 2010-2014 tỷ lệ % mắc bệnh thủy đậu ở các huyện là tương đối giống nhau TP Yên Bái có tỷ lệ mắc thủy đậu lại cao nhất (16,59%), sau đó đến Trấn Yên(15,12%), Trạm Tấu (13,28%), Văn Yên(12,73%), rồi đến Văn Chấn (11,68%), Lục Yên(11,43%) Thủy đậu là bệnh rất dễ mắc ở lứa tuổi học sinh và rất dễ lây lan, đặc biệt là những nơi tập trung đông người khi không được phát hiện sớm và cách ly kịp thời.

Biểu đồ 6 14 Diễn biến mắc bệnh quai bị giai đoạn 2010-2014 tại Yên Bái

Nhận xét: Bệnh quai bị tăng cao vào năm 2011 và giảm dần vào các năm 2012;

2013, 2014 Bệnh thường có chu kỳ 3-5 năm có thể bùng phát trở lại Bệnh quai bị không ghi nhận ca tử vong.

* So với cả nước và các tỉnh lân cận:

- Trên cả nước: trong giai đoạn 2010-2013, Yên Bái có tỷ lệ 86,46/100.000 dân cao hơn trung bình của cả nước (khoảng 30/100.000 dân), và đứng thứ 3 sau Hà Giang và Lào Cai.[2],[18]

Bảng 6 9 Xu hướng diễn biến bệnh quai bị trong 2010-2014

Yên Bái Hà Giang Lào Cai

Biểu đồ 6 15 Diễn biến mắc quai bị theo tháng giai đoạn 2010 – 2014

Nhận xét: Từ biểu đồ trên ta thấy bệnh rải rác quanh năm và mắc cao nhất vào giai đoạn từ tháng 3-8 và tháng 11-12, như vậy bệnh không chỉ xuất hiện vào các tháng thu-đông nữa.

Biểu đồ 6 16 Diễn biến mắc quai bị tại các huyện thị giai đoạn 2010 – 2014

Nhận xét: Lục Yên là huyện có số mắc quai bị cao nhất, rồi đến Trấn Yên và thành phố Yên Bái.

Biểu đồ 6 17 Diễn biến mắc bệnh tay chân miệng giai đoạn 2010-2014

 Nhận xét: Từ 2010 đến 2014, theo chu kỳ số ca mắc tay chân miệng cao nhất là năm 2012 với 2632 ca, sau đó giảm dần vào các năm 2013 và 2014 [18]

* So với cả nước và các tỉnh lân cận:

Dịch TCM cao điểm xảy ra vào năm 2012 cũng trùng với sự gia tăng các ca bệnh của cả nước Năm 2012, Yên Bái đứng thứ 3 sau Lào Cai, Tuyên Quang [2]

Bảng 6 60 Xu hướng diễn biến bệnh T-C-M trong 2010-2014

Yên Bái Hà Giang Lào Cai

Biểu đồ 6 18 Diễn biến mắc T-C-M theo tháng giai đoạn 2010 – 2014

 Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta cũng thấy trong năm có 2 thời điểm số mắc tay chân miệng tăng cao là giai đoạn tháng 4 – 5 và tháng 8 – 11[3]

Biểu đồ 6 19 Tỷ lệ mắc bệnh T-C-M tại các huyện thị Yên Bái từ 2010 –2014

 Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy bệnh tập trung chủ yếu ở Văn Yên,Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn; sau đó đến thành phố Yên Bái.

Biểu đồ 6 20 Xu hướng diễn biến bệnh do vi rút Adeno trong 2010-2014

 Nhận xét: bệnh do vi rút Adeno tăng đột biến vào năm 2014 với 6753 ca (các năm trước trung bình mỗi năm khoảng 169 ca).

Tỷ lệ mắc/100.000 dân: của bệnh Adeno vi rút là 190,5 thấp hơn so với cả nước(>220) và cao hơn so với miền Bắc(77,9) Trong các tỉnh lân cân thì Yên Bái chỉ đứng sau Lào Cai (>300).[2],[18]

Biểu đồ 6 21 Diễn biến mắc quai bị theo tháng giai đoạn 2010 – 2014

KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 – 2014 là các bệnh: Dại, Cúm, tiêu chảy, thủy đậu, quai bị, tay-chân- miệng, Adeno vi rút.

Ngoài ra các bệnh có xu hướng tăng: Lỵ trực trùng, viêm não vi rút, viêm gan vi rút, liệt mềm cấp nghi bại liệt, sởi, rubella.

Các bệnh có xu hướng giảm: viêm màng não mô cầu, uốn ván sơ sinh, uốn ván không phải sơ sinh, liên cầu lợn.

Trong giai đoạn 2010-2014 thì 2 bệnh có tỷ lệ tử vong cao là: dại và cúm Nếu không tiêm phòng dại thì số người tử vong có thể lại cao sau 4-5 năm Chủng cúm gây biến chứng và tử vong ở Yên Bái là A/H1N1, do tính chất dễ biến đổi gen, kết hợp với các chủng cúm khác tạo thành các chủng cúm mới nguy hiểm nên việc giám sát, phòng chống cúm cần được quan tâm hơn.

100% báo cáo bệnh truyền nhiễm đã theo đúng thông tư 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế về hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm

Yên Bình là huyện có tỷ lệ tử vong dại cao nhất 35,9% (14/39 ca) Trong 2 năm liên tiếp (2013 và 2014) đều có người tử vong cúm H1N1

Chu kỳ bệnh thủy đậu khoảng 3 năm, nhưng bệnh không còn chỉ mắc vào mùa đông và xuân nữa mà xảy ra quanh năm Thành phố Yên Bái có tỷ lệ mắc cao nhất (16,59%)

Bệnh quai bị cũng thường tăng cao theo chu kỳ 3-5 năm, bệnh không chỉ xuất hiện vào các tháng thu- đông nữa mà sảy ra rải rác quanh năm, Lục Yên là huyện có tỷ lệ mắc cao nhất (33,4%), sau đó Trấn Yên, TP.Yên Bái.

Bệnh T-C-M có số mắc cao nhất vào năm 2012 với sự gia tăng bệnh trong cả nước, bệnh tăng cao vào tháng 4-5 và 8-11 cũng trùng khớp với đặc điểm dịch tễ học của bệnh Huyện Văn Yên có số mắc cao nhất, sau đó đến Yên Bình, Trấn Yên.

Bệnh Adeno vi rút có xu hướng tăng và đã bùng phát vào năm 2014, tập trung vào tháng 9-10, và mắc cao tại Trấn Yên, Văn Chấn.

Cần tích cực có những kế hoạch, biện pháp chủ động phòng chống các bệnh trên để làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong:

Tăng cường các biện pháp truyền thông phòng chống các bệnh cúm, dại, tiêu chảy, thủy đậu, tay-chân-miệng, quai bị, Adeno vi rút trên các phương tiện truyền thông như đài, báo, tivi…trên tất cả 180 xã/phường của 9 huyện thị.

Mở các lớp tập huấn thêm cho các cán bộ y tế của huyện, xã, y tế thôn bản để họ có đủ kiến thức để tư vấn và chữa trị cho người dân.

Tiếp tục nỗ lực trong các hoạt động hỗ trợ kinh phí tiêm dại cho người nghèo, phối hợp với bên chi cục thú y theo thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT- BNN&PTNT ngày 27/5/2013 giữa Bộ Y tế và Bộ nông nghiêp phát triển nông thôn về hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người Tăng cường truyền thông phòng chống bệnh dại, cúm đặc biệt Yên Bình là huyện gần thành phố Yên Bái nhưng tỷ lệ chết dại và cúm cao.

Ngoài những biện pháp được đề cập cụ thể cho từng bệnh trên thì chúng ta cũng cần có nhưng biện pháp nâng cao sức khỏe cho người dân như: tiêm phòng, tập luyện thể dục thể thao phù hợp với từng lứa tuổi, chế độ ăn uống, sống vui khỏe … để có một sức khỏe tốt hơn trong tương lai

- Vẫn cần liên tục cập nhật các bệnh truyền nhiễm trên thế giới và cả nước lẫn khu vực miền Bắc để có những kế hoạch chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm khác nữa để tránh việc dịch xảy ra rồi mới có biện pháp phòng chống.

CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

Ngày đăng: 04/03/2024, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w