1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm luật lao động đề số 05

23 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài tập nhóm Môn: Luật Lao động Đề số: 05
Tác giả Nguyễn Ngọc Hải Yến, Nguyễn Minh Châu, Lê Sỹ Tùng, Nông Điệp Hương, Đỗ Hương Quân, Hoàng Thanh Huyền, Nguyễn Thị Chi, Đinh Thị Nhung, Lê Lâm Anh, Phạm Thu Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Oanh, Lê Dung
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Lao Động
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 634,85 KB

Nội dung

Như vậy, tiền lương thử việc tối thiểu củaông A = 85% × 6.000.000 đồng = 5.100.000 đồng.So sánh với mức lương thử việc ông A nhận được là 4 triệu đồng cho thấyông A đã nhận dưới mức tối

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

ĐỀ BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT LAO ĐỘNG

KỲ 1 NĂM HỌC 2023 – 2024 Lưu ý: Sinh viên sử dụng Bộ luật Lao động năm 2019

Bài 5 :

Công ty X (trụ sở tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) tiến hành thử việc ông Atrong thời gian 3 tháng, công việc lái xe đưa đón chuyên gia và nhân viên, mứclương 4 triệu đồng/tháng Hết thời hạn thử việc nói trên, ngày 15/06/2022, công

ty ký HĐLĐ chính thức thời hạn 12 tháng với ông A, mức lương 6 triệu/tháng

Ngày 14/06/2023, hai bên ký phụ lục HĐLĐ kéo dài thời hạn làm việccủa ông A thêm 12 tháng

Ngày 05/07/2023, khi đi kiểm tra khuôn viên, bảo vệ công ty phát hiệnông A và 03 người khác là nhân viên đội xe (ông M, ông N và ông P) có hành viđánh bài, mỗi ván thắng - thua phải trả 20 ngàn đồng Trước sự việc này, công tytiến hành tổ chức phiên họp xử lý kỷ luật với sự tham gia của: Phó giám đốc phụtrách nhân sự; chủ tịch công đoàn công ty, bảo vệ, người làm chứng và 04 người

bị lập biên bản Tại cuộc họp, ông M, ông N và ông P thừa nhận hành vi viphạm, mong công ty tạo điều kiện tiếp tục làm việc Còn ông A cho rằng việcđánh bài chỉ nhằm mục đích giải trí trong thời gian chờ đưa đón nhân viên, giátrị quá ít, nên không vi phạm quy định Phó giám đốc phụ trách nhân sự raQuyết định sa thải ông A và tiến hành nhắc nhở với 3 người lao động còn lại.Ông A không đồng ý với cách giải quyết của công ty vì cho rằng pháp luậtkhông cho phép áp dụng nhiều hình thức xử lý khác nhau đối với người có cùngmột hành vi

Hỏi:

1 Nhận xét về quá trình thử việc và giao kết HĐLĐ của ông A tại công ty X?

2 Nếu không đồng ý với quyết định của công ty, ông A có thể nộp đơn đến cơquan, tổ chức nào để yêu cầu giải quyết tranh chấp?

3 Việc xử lý kỷ luật của công ty đối với ông A đúng/sai? Tại sao?

4 Hãy giải quyết quyền lợi cho ông A theo quy định của pháp luật?

Trang 3

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT LAO ĐỘNG

Ngày: 02/11/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật HàNội

Khoa: Pháp luật kinh tế Khóa: K47

Tổng số sinh viên của nhóm: 12

………

+ Vắng mặt:………….… Có lý do:……… … Không có lý do:…

………

Nội dung: Đề bài số 5

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong quátrình làm bài tập nhóm:

STT Mã SV Họ và tên Đánh giá của SV SV ký tên

Đánh giá của giảng viên

Trang 4

10 472022 Phạm Thu Thủy A Thủy

Kết quả điểm bài tập:

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1

1 Nhận xét về quá trình thử việc và giao kết HĐLĐ của ông A tại công ty X? 1

1.1 Nhận xét về quá trình thử việc 1

1.2 Nhận xét về quá trình giao kết HĐLĐ 3

2 Nếu không đồng ý với quyết định của công ty, ông A có thể nộp đơn đến cơ quan, tổ chức nào để yêu cầu giải quyết tranh chấp? 5

3 Việc xử lý kỷ luật của công ty X đối với ông A đúng/sai? Tại sao? 9

4.1 Ông A sẽ được hưởng các quyền sau: 11

4.2 Ông A sẽ không được hưởng các quyền sau: 14

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

PHỤ LỤC 17

Trang 6

MỞ ĐẦU

Hợp đồng lao động có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội

Nó không chỉ là hình thức để các bên xác lập và thực hiện một quan hệ pháp luật

mà nó còn là cơ sở pháp lý để các bên bảo vệ quyền lợi của mình khi có tranhchấp xảy ra, đặc biệt là tranh chấp giữa lợi ích của người sử dụng lao động vàquyền lợi của người lao động Để có thể giải quyết những tranh chấp đó thì cầntuân thủ theo đúng trình tự luật định nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cácbên có liên quan Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, nhóm em đã tiến hànhnghiên cứu trả lời các câu hỏi được nêu trong đề bài 05

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1 Nhận xét về quá trình thử việc và giao kết HĐLĐ của ông A tại công ty X?

1.1 Nhận xét về quá trình thử việc

Về thời gian thử việc: Theo Điều 25 BLLĐ 2019: "Thời gian thử việc do

hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1 Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2 Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3 Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4 Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác."

Trang 7

Theo quy định trên, thời gian thử việc sẽ do 02 bên thỏa thuận và đượccăn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng không được quáthời gian tối đa theo quy định đưa ra Như vậy, công ty X có thể yêu cầu NLĐ

thử việc 03 tháng nhưng chỉ áp dụng đối với các vị trí công việc của người quản

lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụngvốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp Vậy nên việccông ty X tiến hành thử việc ông A làm công việc lái xe đưa đón chuyên gia và

03 tháng là trái với quy định của pháp luật Trong trường hợp này công ty X chỉđược yêu cầu ông A thử việc không quá 60 ngày nếu công việc lái xe yêu cầutrình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên và không quá 30 ngày nếu yêucầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viênnghiệp vụ Mặt khác, lái xe là một công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn nhấtđịnh nên không thuộc trường hợp thử việc không quá 06 ngày quy định tạiKhoản 4 Điều 25 BLLĐ 2019 Đồng thời công ty X sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000đến 10.000.000 đồng vì hành vi vi phạm của mình theo như quy định tại Điểm b

biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 10 cũng tại

Nghị định trên là phải “trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động”.

Về mức lương thử việc: Căn cứ theo Điều 26 BLLĐ 2019 quy định:

“Tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít

nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó” Theo đó, lương thử việc của

NLĐ trong thời gian thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận Tuy nhiên mức ít nhấtphải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó

1 Về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam

đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Trang 8

Xét trường hợp của công ty X và ông A, mức lương chính thức ông Anhận được là 6.000.000 đồng/tháng Như vậy, tiền lương thử việc tối thiểu củaông A = 85% × 6.000.000 đồng = 5.100.000 đồng.

So sánh với mức lương thử việc ông A nhận được là 4 triệu đồng cho thấyông A đã nhận dưới mức tối thiểu về mức lương thử việc mà pháp luật quy định

Đồng thời, hành vi “trả lương cho NLĐ trong thời gian thử việc thấp hơn 85%

mức lương của công việc đó” của công ty X cũng sẽ bị xử phạt theo quy định tại

Điểm c Khoản 2 Điều 10 và Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP là phạttiền từ 4.000.000 đến 10.000.000 đồng; đồng thời bị áp dụng biện pháp khắcphục hậu quả là trả đủ tiền lương của công việc đó cho NLĐ

Về kết thúc thời gian thử việc: căn cứ vào Khoản 1 Điều 27 BLLĐ 2019:

“Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.”

Xét trường hợp trên, sau khi kết thúc thời gian thử việc hai bên đã giaokết HĐLĐ Bên cạnh đó, pháp luật cũng không quy định hình thức và thời gianthông báo kết quả thử việc đến NLĐ Ông A đã được công ty X đánh giá, nhậnxét năng lực cũng như các yếu tố khác trong suốt thời gian thử việc và công ty Xquyết định giao kết ký hợp đồng lao động trong thời hạn 12 tháng Điều nàyđồng nghĩa với việc ông A đã được công ty X thông báo đạt yêu cầu trong quátrình thử việc Vì vậy, nhìn trên khía cạnh này có thể thấy công ty X đã tuân thủnghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về trách nhiệm thông báo kết quả thửviệc đến NLĐ

Trang 9

1.2 Nhận xét về quá trình giao kết HĐLĐ

Về loại hợp đồng và thời hạn hợp đồng: Pháp luật Việt Nam chỉ cho

phép các bên trong QHLĐ giao kết 2 loại hợp đồng nhất định, đó là HĐLĐ xácđịnh thời hạn và HĐLĐ không xác định thời hạn Điểm b Khoản 1 Điều 20

BLLĐ 2019 giải thích rõ: “Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng

mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng” Ông A và công ty X ký kết hợp đồng xác định thời hạn 12 tháng, với thời

hạn không quá 36 tháng Điều này đúng với loại hợp đồng và thời hạn mà phápluật đã quy định Có thể thấy về khía cạnh này, giữa hai bên chủ thể đã thực hiệnđúng luật, không phát sinh vấn đề sai sót

Về mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ: Nghị định số 38/2022/NĐ-CP

về quy định mức lương tối thiểu đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao độngtheo đó cả nước được chia thành 4 vùng Cụ thể căn cứ vào Điều 3 và danh sáchquy định địa bàn tại phụ lục của nghị định trên thì quận Cầu Giấy, thành phố HàNội thuộc vùng I với mức lương tối thiểu là 4.680.000 đồng/tháng Vì vậy, mứclương 6.000.000 đồng/tháng mà ông A và công ty X thỏa thuận trong hợp đồng

là hợp pháp và thỏa mãn quy định về mức lương tối thiểu vùng

Về phụ lục HĐLĐ: Căn cứ tại Khoản 1 Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015

quy định phụ lục hợp đồng như sau: “Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để

quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng” Và theo Điều 22 BLLĐ 2019, “phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động”, thì hợp

đồng không bắt buộc phải có phụ lục Phụ lục lao động được các bên lập ranhằm sửa đổi, bổ sung hoặc quy định nội dung chi tiết một số điều khoản trong

hợp đồng lao động, “nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao

động” (Khoản 2 Điều 22 BLLĐ 2019).

Trang 10

Trong tình huống trên, ông A và công ty X đã ký kết phụ lục HĐLĐ vớinội dung kéo dài thời gian làm việc của ông A thêm 12 tháng đồng nghĩa vớiviệc sửa đổi thời hạn của HĐLĐ Vì vậy, phụ lục HĐLĐ giữa ông A và công ty

X là trái pháp luật

Mặt khác, theo Điểm a, b Khoản 2 Điều 20 BLLĐ 2019 thì trong thờigian 30 ngày nếu ông A và công ty X không ký HĐLĐ mới thì quyền và nghĩa

và lợi ích phát sinh trong khoảng thời gian này vẫn được thực hiện theo HĐLĐ

cũ Sau khi hết 30 ngày, nếu hai bên vẫn không tiếp tục ký kết HĐLĐ mới thìHĐLĐ cũ được chuyển thành HĐLĐ không xác định thời hạn Như vậy, saungày 15/06/2023 ông A vẫn là nhân viên của công ty X

2 Nếu không đồng ý với quyết định của công ty, ông A có thể nộp đơn đến cơ quan, tổ chức nào để yêu cầu giải quyết tranh chấp?

Ông A không đồng ý với quyết định xử lý kỉ luật sa thải của công ty X vìcho rằng cách áp dụng hình thức xử lý kỷ luật của công ty là trái pháp luật.Trong trường hợp này giữa ông A và công ty X hình thành tranh chấp lao động

cá nhân theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 179 BLLĐ 2019 Như vậy, căn

cứ vào Điều 73 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về khiếu nại về KLLĐ, trách nhiệmvật chất và Điều 187 BLLĐ 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấplao động cá nhân, ông A nếu không đồng ý với quyết định sa thải của công ty,ông A hoàn toàn có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tới các cơ quan cụthể như sau:

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 188 BLLĐ 2019, “Tranh chấp lao động cá

nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, ” ông A

hoàn toàn có thể gửi đơn yêu cầu hòa giải trực tiếp tới hòa giải viên trực thuô ̣c

cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân Khi có yêu cầu, cơ quan chuyên môn

về lao động thuộc ủy ban nhân dân là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh

Trang 11

chấp lao động và có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các bêntrong giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 181 BLLĐ

2019 Căn cứ vào Khoản 1 Điều 95 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về trình tự, thủtục cử hòa giải viên lao động, ông A có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranhchấp lao động tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội hoặc trực tiếp tới hòa giải viên lao động trực thuô ̣c

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 189 BLLĐ 2019, “Trên cơ sở đồng thuận,

các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp quy định tại Khoản 7 Điều 188 của Bộ luật này Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này” Như vậy ông A có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tới Hội

đồng trọng tài lao động Căn cứ vào Điều 102 Nghị định 145/2020/NĐ-CP vềThành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động, nếu ông A và công ty Xthống nhất gửi đơn yêu cầu giải quyết tới Hội đồng trọng tài, thì cơ quan chuyênmôn sẽ có các nhiệm vụ thành lập Ban trọng tài lao động:

theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 185 của BLLĐ 2019 thì Chủ tịchHội đồng trọng tài lao động quyết định lựa chọn thay cho bên tranh chấpkhông đưa ra lựa chọn đó

không thống nhất chọn một trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Bantrọng tài lao động theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 185 BLLĐ

2019 thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quyết định chọn một trọngtài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động

Căn cứ tại Điểm b Khoản 7 Điều 188 BLLĐ 2019, ông A cũng có thể

khởi kiện trực tiếp vụ án tranh chấp lao động tới TAND các cấp để giải quyết

Trang 12

Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm aKhoản 2 Điều 219 BLLĐ 2019, thủ tục giải quyết sẽ tương tự với thủ tục giảiquyết vụ việc dân sự tại tòa án nhân dân tuân theo quy định về trình tự, thủ tục

tố tụng quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Theo Điểm a Khoản 2 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về nhữngtrường hợp tranh chấp thuộc thẩm quyền của TAND và Điểm c Khoản 1 Điều 35

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền của TAND cấp huyện, thì tranh chấplao động cá nhân của ông A và công ty X sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết củaTAND cấp huyện do không có yếu tố nước ngoài đặc biệt Như vậy, TAND cấphuyện nơi ông A cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp lao động

cá nhân giữa ông A và công ty X

Tuy nhiên, trường hợp tranh chấp lao đô ̣ng của ông A và công ty X thuô ̣c

vào trường hợp tranh chấp lao đô ̣ng đă ̣c biê ̣t được quy định tại Điểm a Khoản 1Điều 188 BLLĐ 2019 và không nhất thiết bắt buô ̣c phải thông qua thủ tục hòagiải Sở dĩ thủ tục giải quyết tranh chấp lao đô ̣ng cá nhân bằng hòa giải viên lao

đô ̣ng hoă ̣c hô ̣i đồng trọng tài lao đô ̣ng thường mang những mă ̣t hạn chế nhấtđịnh khi xét tới trường hợp tranh chấp lao đô ̣ng giữa ông A và công ty X, dokhông có cơ chế đảm bảo thực hiê ̣n biên bản hòa giải của hòa giải viên lao đô ̣nghoă ̣c quyết định/biên bản của hô ̣i đồng trọng tài Vâ ̣y căn cứ theo Khoản 7 Điều

188 BLLĐ 2019 về các phương thức giải quyết các tranh chấp lao đô ̣ng đă ̣c biê ̣tđược quy định tại Khoản 1 Điều này hoă ̣c trường hợp hết hạn hòa giải quy địnhtại Khoản 2 Điều này, ông A có thể lựa chọn các phương án sau để yêu cầu các

cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao đô ̣ng cá nhân giữa ông A vàcông ty X:

+ Phương án 1: Ông A có thể thực hiê ̣n yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải

quyết tranh chấp lao đô ̣ng cá nhân với công ty X theo trình tự như các trườnghợp giải quyết tranh chấp lao đô ̣ng cá nhân thông thường cụ thể như sau:

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w