1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm luật lao động 1 tại công ty c việt nam (100 vốn nước ngoài,

27 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Luật Lao Động 1 Tại Công Ty C Việt Nam (100% Vốn Nước Ngoài)
Tác giả Đinh Ngọc Yến Nhi, Lê Huyền Mai Ngân, Lê Thị Thanh Huyền, Ngô Minh Quân, Bùi Ngọc Quỳnh, Nguyễn Thị Thùy Mỵ, Trần Mai Phương, Bùi Trịnh Tuyết Mai, Đỗ Đoàn Hoàng Đạt, Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Phạm Minh Trang, Nguyễn Ngọc Vân
Người hướng dẫn Giáo viên
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Lao Động
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 692,64 KB

Nội dung

Theo HĐLĐông M lăm việc tại chi nhânh Đă Nẵng của công ty C với chức danh Giâm đốc điềuhănh, việc lăm của ông M lă việc lăm ổn định lđu dăi vậy việc ký kết HĐLĐ khôngxâc định thời hạn lă

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM

BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT LAO ĐỘNG 1

Ngày: / /2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Tổng số sinh viên của nhóm: 12

+ Có mặt:

+ Vắng mặt: Có lý do: Không lý do:

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong quá trình làmbài tập nhóm:

ST

Đánh giá của sinh viên

Sinh viên kí tên

Trang 3

Điểm kết luận cuối cùng:

Giáo viên đánh giá cuối cùng:……

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

NHÓM TRƯỞNG

Phạm Minh Trang

Trang 4

ĐỀ BÀI TẬP NHÓM

Ngày 08/01/2019, tại công ty C Việt Nam (100% vốn nước ngoài, trụ sở tại quận 1,

Tp HCM), Tổng giám đốc công ty và ông M (quốc tịch Việt Nam) ký HĐLĐ khôngxác định thời hạn; Chức danh: Giám đốc chi nhánh miền Trung (tại Đà Nẵng); mứclương 5.000 USD bao gồm lương cơ bản, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểmthất nghiệp (ông M tự lo việc đóng BHXH, BHYT, BHTN) Ông M có trách nhiệmđiều hành hoạt động kinh doanh của công ty tại khu vực miền Trung

Năm 2022, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, công ty C Việt Namquyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh miền Trung tại Đà Nẵng Vì vậy, công

ty có nhu cầu chấm dứt HĐLĐ với ông M và 10 nhân viên của chi nhánh Ông M đãkhông hợp tác trong việc tiến hành các thủ tục để chấm dứt hoạt động của chi nhánh

Hỏi:

1 Nhận xét về HĐLĐ của ông M và công ty C Việt Nam?

2 Công ty C Việt Nam có căn cứ để chấm dứt HĐLĐ với ông M và các nhân viên không?

3 Tư vấn thủ tục cho công ty C Việt Nam để chấm dứt HĐLĐ với công M và cácnhân viên?

4 Giả sử khi bị chấm dứt HĐLĐ, ông M có gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động Hãy xác định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết

5

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

Câu 1: 1

Câu 2: 5

Câu 3: 6

Câu 4: 12

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

PHỤ LỤC 16

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quan hệ lao động có rất nhiều những yếu tố phức tạp đan xen lẫn nhau vềcông việc, tiền lương, thời gian làm việc các quyền và lợi ích khác giữa người laođộng và người sử dụng lao động Do đó, cần có một bản giao kết giữa người lao động

và người sử dụng lao động là hợp đồng lao động Đây chính là căn cứ quan trọng đểgiải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp có thể xảy ra, đồng thời bảo vệ quyền vànghĩa vụ của các bên tương ứng Song trên thực tế vẫn có rất nhiều trường hợp tranhchấp lao động khi hợp đồng lao động không rõ ràng gây phương hại tới quyền vànghĩa vụ của các bên Với đề số 4, tranh chấp đó đã xảy ra khi Công ty C Việt Nam(100% vốn nước ngoài, trụ sở tại quận 1, Tp HCM) đơn phương chấm dứt hợp đồnglao động với ông M (được ký hợp đồng với chức danh là giám đốc của chi nhánh miềnTrung) Bằng kiến thức môn Luật Lao động đã học và những quy định pháp luật hiệnhành, nhóm chúng em sẽ giải quyết các yêu cầu của đề bài và đưa ra quan điểm củamình về tranh chấp giữa Công ty C Việt Nam (100% vốn nước ngoài, trụ sở tại quận 1,

Tp HCM) và ông M

NỘI DUNG

Câu 1: Nhận xét về HĐLĐ của ông M và công ty C Việt Nam?

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng laođộng về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bêntrong quan hệ lao động (Điều 26 BLLĐ 2019)

Trong tình huống trên, ông M và công ty C Việt Nam đã ký kết HĐLĐ vào ngày08/01/2019 và HĐLĐ đã ký kết là HĐLĐ không xác định thời hạn Sau đây là nhữngphân tích để về HĐLĐ giữa ông M và công ty C Việt Nam:

1.1 Về chủ thể giao kết hợp đồng

Chủ thể của HĐLĐ bao gồm người lao động và người sử dụng lao động Ngườilao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo HĐLĐ,được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động Trongtrường hợp này:

Người sử dụng lao động: Công ty C Việt Nam (100% vốn nước ngoài, trụ sở

tại quận 1, Tp.HCM), sau đây gọi là công ty C

Theo khoản 2 Điều 3 BLLĐ 2019: “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ

quan, tổ chức, hợp tác x愃̀, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.

Trang 8

Theo điểm a khoản 3 Điều 18 BLLĐ 2019 quy định về người giao kết hợp đồngbên phía người sử dụng lao động thì người ký hợp đồng với người lao động của một

doanh nghiệp có thể là: “ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người

được ủy quyền theo quy định của pháp luật”.

Đây là công ty có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh và được cấp giấychứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp nên có đầy đủ năng lực để xác lậpHĐLĐ Tổng giám đốc công ty C là người đại diện của công ty theo điểm a khoản 3Điều 18 BLLĐ 2019, là người có quyền giao kết HĐLĐ với ông Vì vậy nên việc giaokết HĐLĐ không vi phạm điều kiện chủ thể

Người lao động: ông M (quốc tịch Việt Nam)

Theo khoản 1 Điều 3 BLLĐ 2019: “Người lao động là người làm việc cho người

sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản l礃Ā, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ

15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này”

Theo khoản 4 Điều 18 BLLĐ 2019, người giao kết HĐLĐ bên phía người lao

động là người thuộc một trong các trường hợp: “a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở

lên; b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng 礃Ā bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó; c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động”

Theo đó, ông M là người lao động Việt Nam, đã làm việc ở vị trí Giám đốc chocông ty C từ năm 2018 đến năm 2021 với mức lương 5000 USD Với những dữ kiện

đó có thể thấy ông M đã làm việc với thời gian dài và được hưởng lương từ công ty C,điều đó chứng minh khả năng lao động, làm việc theo HĐLĐ, được trả lương và chịu

sự quản lý của người sử dụng lao động Do đó không có dấu hiệu cho thấy ông M viphạm điều kiện về chủ thể

1.2 Về hình thức hợp đồng

Theo tình huống đề bài, loại hình hợp đồng mà công ty C và ông M ký kết là loạihợp đồng không xác định thời hạn được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 BLLĐ

2019: “Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên

không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng” Theo HĐLĐ

ông M làm việc tại chi nhánh Đà Nẵng của công ty C với chức danh Giám đốc điềuhành, việc làm của ông M là việc làm ổn định lâu dài vậy việc ký kết HĐLĐ khôngxác định thời hạn là hợp lý

Về hình thức của hợp đồng, ông M và công ty C ký kết HĐLĐ vậy hình thức

Trang 9

Nội dung của HĐLĐ bao gồm các điều khoản do các bên thỏa thuận, theo đề bài,

cụ thể về nội dung của HĐLĐ của ông M và công ty C chỉ có tiền lương và quy định

về các loại bảo hiểm, vậy nên các nội dung khác của HĐLĐ của ông M và công ty Cmặc nhiên phù hợp với pháp luật lao động được quy định tại điều 21 BLLĐ 2019iii

Về tiền lương trong HĐLĐ của ông M

Đầu tiên có thể thấy, pháp luật lao động có quy định về việc trả lương bằng

ngoại tệ cho người lao động Theo khoản 2 điều 95 BLLĐ 2019: “Tiền lương ghi

trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.” Như vậy có thể thấy rằng việc HĐLĐ quy định trả lương cho ông M bằng

đồng USD là không phù hợp vì ông M là người có quốc tịch Việt Nam

Đối với lương của ông M được ghi trong HĐLĐ: ông M và công ty C ký HĐLĐvới lương là 5.000 USD/tháng (xấp xỉ 114.000.000 VNĐ/tháng)

Xét về mức lương tối thiểu, pháp luật lao động có quy định về mức lương tốithiểu vùng cụ thể theo quy định tại điều 3iv và khoản 1 điều 4 nghị định 90/2019/NĐ-

CPv, Doanh nghiệp hay chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì ápdụng mức lương tối thiểu của địa bàn đó Theo HĐLĐ mà ông M đã ký, ông M sẽ làmviệc ở chi nhánh tại Đà Nẵng, đây là khu vực 2 vậy nên mức lương tối thiểu ở đâyđược căn cứ vào điểm b khoản 1 điều 3 của nghị định này là 3.920.000 đồng/tháng Căn cứ thêm vào điểm b khoản 1 điều 5 nghị định trên thì mức lương tối thiểu

của ông C phải: “ Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người

lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đ愃̀ qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.” Bản thân ông M làm việc cho công ty C với chức

danh Giám đốc chi nhánh miền Trung từ năm 2019 đến 2022 nên có thể thấy ông Mthuộc đối tượng người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề Như vậy tối thiểu ông

M phải nhận được mức lương: 3.920.000 x (100 + 7)% = 4.194.000 đồng/tháng Vớicon số 5.000 USD mà công ty C trả cho ông M là phù hợp với quy định pháp luật vềmức lương tối thiểu vùng và dù sau khi trừ đi các loại bảo hiểm thì mức lương ấy vẫncao hơn so với quy định tại điểm b khoản 1 điều 5 của nghị định

Về vấn đề bảo hiểm

Trang 10

Việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là quyền vànghĩa vụ của công dân khi tham gia quan hệ lao động căn cứ vào Khoản 1 Điều 168

BLLĐ 2019: “Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm x愃̀

hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm x愃̀ hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.” Theo đó, cả NSDLĐ và NLD đều có trách nhiệm tham gia đóng bảo hiểm.

Do vậy, cả công ty C và ông M đều có trách nhiệm trong việc đóng bảo hiểm

Theo hợp đồng, công ty C trả lương cho ông M 5000 USD bao gồm lương cơbản, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và ông M phải tự đóng cácloại bảo hiểm này

các đối tượng tham gia BHYT, ông M là người lao động làm việc theo hợp đồng laođộng thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc, không thuộc đốitượng tham gia BHXH, BHYT tự nguyện Vì thế, ông M không thể tự mình tham giaBHXH, BHYT được mà cần đóng bảo hiểm thông qua công ty C

Tiếp đó, việc đóng BHXH, BHYT, BHTN là trách nhiệm của người sử dụng laođộng được quy định rõ trong Luật BHXH, Luật BHYT và Luật việc làm Cụ thể tại

Khoản 1 và 2 Điều 21 Luật BHXH 2014 quy định trách nhiệm của NSDLĐ:

“1 Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm x愃̀ hội, đóng, hưởng bảo hiểm x愃̀ hội.

2 Đóng bảo hiểm x愃̀ hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm x愃̀ hội.”

Theo Khoản 1 Điều 15 Luật BHYT 2008, sửa đổi bổ sung 2014: “1 Hằng tháng,

người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.”

Theo khoản 2 Điều 44 Luật việc làm 2013: “Hằng tháng, người sử dụng lao

động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 của Luật này và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”.

sau:

+ Mức đóng BHXH 26% trong đó: người lao động đóng 8%, đơn vị đóng18%

Trang 11

+ Mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% trong đó: người lao động đóng 1,5%, đơn

Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Như vậy, trường hợp người ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn hợp pháp thì

HĐLĐ giữa ông M và công ty C bị vô hiệu một phần vì phần nội dung hợp đồng trảlương bằng USD và đóng bảo hiểm cho ông M không hợp pháp

Câu 2: Công ty C Việt Nam có căn cứ để chấm dứt HĐLĐ ông M và các nhân viên không?

Công ty C Việt Nam có căn cứ để chấm dứt hợp đồng với ông M và các nhânviên

Theo đề bài, do tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, công ty C ViệtNam quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh miền Trung tại Đà Nẵng (nơi ông

M và các nhân viên khác làm việc)

Căn cứ vào khoản 1 Điều 213 Luật Doanh Nghiệp 2020: “Chi nhánh, văn phòng

đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng k礃Ā hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Như vậy pháp luật có quy định về việc chấm dứt chi nhánh của doanh nghiệp đượcdựa vào quyết định của chính doanh nghiệp hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhậnđăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tức là công ty C

có thể chủ động chấm dứt hoạt động của chi nhánh nếu hoạt động không hiệu quả và

cụ thể trong trường hợp này là vì lý do dịch bệnh

có thể cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của BLLĐ

2019 Cụ thể khoản 1 điều 42 BLLĐ 2019 như sau:

“1 Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

Trang 12

a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.”

Như vậy ta có thể thấy, việc thay đổi cơ cấu tổ chức được pháp luật quy định làcăn cứ hợp pháp để người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc Và ở đây,trường hợp quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh tại miền Trung của công ty Cđược coi là trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức tại điểm a khoản 1 điều 42

Sở dĩ, căn cư hợp pháp để công ty C Việt Nam chấm dứt HĐLĐ là thay đổi cơcấu mà không phải do dịch bệnh vì việc giải thể một chi nhánh mới là nguyên nhântrực tiếp khiến công ty phải chấm dứt những hợp đồng đó Việc giải thể một chi nhánhkhiến cho công ty không còn nhu cầu sử dụng lao động nữa, vì lẽ đó mà phải chấm dứtHĐLĐ với các nhân viên Còn dịch bệnh Covid 19 chỉ là nguyên nhân gây ra việc chinhánh đó hoạt động không hiệu quả dẫn đến giải thể chứ không trực tiếp khiến người

sử dụng phải chấm dứt HĐLĐ Do vậy nên công ty C phải căn cứ vào việc chấm dứthoạt động chi nhánh để chấm dứt hợp đồng lao động với ông M và các nhân viênkhác

Câu 3: Tư vấn thủ tục cho công ty C Việt Nam chấm dứt thủ tục với ông M và các nhân viên?

Về chấm dứt HĐLĐ, Công ty C có 2 phương thức để thực hiện, đó là: thỏathuận chấm dứt HĐLĐ và đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lý do thay đổi cơ cấu, tổchức lại doanh nghiệp Tuy nhiên, đối với phương thức chấm dứt HĐLĐ đầu tiên đòihỏi ông M cũng như toàn bộ 10 nhân viên đều phải thiện chí, đồng ý với thỏa thuận

mà bên công ty C đưa ra Do đó phương thức này không thể áp dụng đối với toàn bộ

10 nhân viên cũng như ông M bởi bản thân ông M đã không hợp tác trong việc tiếnhành các thủ tục để chấm dứt hoạt động của chi nhánh Vậy nên nếu công ty C ViệtNam muốn chấm dứt HĐLĐ với ông M và các nhân viên, công ty C sẽ phải chia ra 2trường hợp với những trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

Trường hợp 1: Trình tự chấm dứt HĐLĐ của công ty C với những nhân viên có thiện chí thoả thuận chấm dứt HĐLĐ

Căn cứ Khoản 3 Điều 34 BLLĐ 2019 về các trường hợp chấm dứt HĐLĐ:

“Hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ”, công ty C có thể đề xuất đưa ra thỏa thuận

chấm dứt HĐLĐ Với phương thức chấm dứt HĐLĐ này, hai bên người sử dụng vàngười lao động vẫn có thể giữ gìn hoà khí sau khi chấm dứt hợp đồng, quan hệ lao

Trang 13

động vẫn bảo đảm được sự hài hoà, ổn định Bởi, như đã nói trên, việc thỏa thuận này

sẽ xuất phát từ nguyện vọng của 2 phía trên cơ sở ý chí của mỗi bên nó không mangtính cưỡng ép, có thể tránh được tranh chấp lao động phát sinh Do đó nên trình tự nàychỉ áp dụng đối với những nhân viên có thiện chí, hợp tác, đồng tình với quyết địnhcủa công ty C Nếu các nhân viên đó đồng ý thì hai bên người sử dụng và người laođộng mới có cơ sở để đi đến thỏa thuận cuối cùng Khi đó, công ty C cần thực hiệnnhững trình tự, thủ tục như sau:

Bước 1: Thông báo chấm dứt HĐLĐ

Căn cứ Khoản 1 Điều 45 BLLĐ 2019 về thông báo chấm dứt HĐLĐ: “Người

sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này”, pháp

luật không quy định thời hạn tối thiểu NSDLĐ phải thông báo chấm dứt HĐLĐ đốivới NLĐ, vì thế, trong trường hợp này, để chấm dứt HĐLĐ với những nhân viên ở chinhánh, công ty C phải thông báo bằng văn bản cho các nhân viên về việc chấm dứtHĐLĐ khi HĐLĐ chấm dứt

Trong trường hợp công ty C Việt Nam không thông báo bằng văn bản cho ngườilao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định trên thì sẽ bị xử phạt vi

Bước 2: Ban hành quyết định quyết định chấm dứt HĐLĐ (trên cơ sở của biên bảnthỏa thuận chấm dứt HĐLĐ)

Sau khi đưa ra thông báo chính thức bằng văn bản đến những nhân viên ở chinhánh, công ty C sẽ tiến hành soạn thảo quyết định chấm dứt HĐLĐ trên cơ sở biênbản thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ giữa hai bên Tiếp theo, công ty sẽ phải ban hànhquyết định này và đó là căn cứ chính thức cho việc chấm dứt HĐLĐ giữa công ty C vànhững nhân viên chi nhánh

Bước 3: Thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ theo thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ

Công ty C sau khi đã đạt được thỏa thuận với các nhân viên về việc chấm dứtHĐLĐ thì có nghĩa vụ lập biên bản bàn giao hồ sơ, tài sản, trang thiết bị và công việc.Bên cạnh đó, công ty C còn phải ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin giữa công ty vớicác nhân viên để đảm bảo vấn đề bảo mật sau khi hai bên chấm dứt HĐLĐ

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN