1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhómmôn luật lao động việt namđề bài số 05

24 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài tập nhóm môn Luật Lao động Việt Nam
Tác giả Nhóm 05 – N05-TL2
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Lao động Việt Nam
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 492,36 KB

Nội dung

Nhưng trín thực tế, thời gian thử việc của ông A tại côngty X lă 3 thâng 90 ngăy nín hợp đồng thử việc giữa Công ty X vă ông A lă trâiphâp luật vì vi phạm về thời gian thử việc tối đa đư

Trang 1

Hà Nội - 2023

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

ĐỀ BÀI SỐ 05

Nhóm – Lớp: 05 – N05-TL2

Trang 2

Tên bài tập: Bài tập nhóm

Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Lớp: 4718

Lý do: Không

Môn học: Luật Lao động Việt Nam

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong quá trìnhlàm bài tập nhóm:

ST

ĐÁNHGIÁCỦA SV

SVKÝTÊN

ĐÁNH GIÁCỦA GV

Kết quả điểm bài tập:

Giáo viên chấm thứ nhất

Giáo viên chấm thứ hai

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2023

Trưởng nhóm Trường Lưu Vũ Trường

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5

MỞ ĐẦU 6

NỘI DUNG 7

1 Nhận xét về quá trình thử việc và giao kết HĐLĐ của ông A tại công ty X? 7

2 Nếu không đồng ý với quyết định của công ty, ông A có thể nộp đơn đến cơ quan, tổ chức nào để yêu cầu giải quyết tranh chấp? 10

3 Việc xử lý kỷ luật của công ty đối với ông A đúng/sai? Tại sao? 13

4 Hãy giải quyết quyền lợi cho ông A theo quy định của pháp luật ? 16

Trang 4

KẾT LUẬN 23 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 5

TAND Toà án nhân dân

MỞ ĐẦU

Trong xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nền kinh tếnước ta đã đạt được những thành tựu nhất định, kéo theo đó là sự ra đời của hàngloạt các doanh nghiệp lớn nhỏ Các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động cũng đã

có nhiều chính sách nhằm nâng cao điều kiện lao động, nâng cao trình độ củangười lao động Tuy nhiên hiện nay tình trạng người lao động vi phạm kỷ luật laođộng diễn ra không hề ít Bên cạnh đó việc xử lý vi phạm kỷ luật đối với người laođộng không phải lúc nào cũng nghiêm túc, đúng pháp luật Hệ quả của tình trạng

xử lý vi phạm kỷ luật người lao động trái với quy định của pháp luật là gây ảnhhưởng trực tyếp đến quyền lợi người lao động và gây ra các tình trạng tranh chấp,khiếu kiện giữa người lao động và người sử dụng lao động Bởi vậy rất cần có sự

Trang 6

nghiên cứu, tìm hiểu một cách có khoa học và đúng đắn về kỷ luật lao động vàtrách nhiệm kỷ luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động theo quy định củapháp luật Từ lẽ đó nhóm em đã lựa chọn đi sâu vào phân tích và giải quyết các câuhỏi ở đề số 5.

Đề bài số 5: Công ty X (trụ sở tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) tiến hành thử việc

ông A trong thời gian 3 tháng, công việc lái xe đưa đón chuyên gia và nhân viên,mức lương 4 triệu đồng/tháng Hết thời hạn thử việc nói trên, ngày 15/6/2022, công

ty ký HĐLĐ chính thức thời hạn 12 tháng với ông A, mức lương 6 triệu/tháng Ngày 14/6/2023, hai bên ký phụ lục HĐLĐ kéo dài thời hạn làm việc của ông

A thêm 12 tháng

Ngày 5/7/2023, khi đi kiểm tra khuôn viên, bảo vệ công ty phát hiện ông A và

3 người khác là nhân viên đội xe (ông M, ông N và ông P) có hành vi đánh bài, mỗiván thắng - thua phải trả 20 ngàn đồng Trước sự việc này, công ty tiến hành tổchức phiên họp xử lý kỷ luật với sự tham gia của: Phó giám đốc phụ trách nhân sự;chủ tịch công đoàn công ty, bảo vệ, người làm chứng và 4 người bị lập biên bản.Tại cuộc họp, ông M, ông N và ông P thừa nhận hành vi vi phạm, mong công ty tạođiều kiện tiếp tục làm việc Còn ông A cho rằng việc đánh bài chỉ nhằm mục đíchgiải trí trong thời gian chờ đưa đón nhân viên, giá trị quá ít, nên không vi phạm quyđịnh Phó giám đốc phụ trách nhân sự ra Quyết định sa thải ông A và tiến hànhnhắc nhở với 3 người lao động còn lại Ông A không đồng ý với cách giải quyết củacông ty vì cho rằng pháp luật không cho phép áp dụng nhiều hình thức xử lý khácnhau đối với người có cùng một hành vi

Hỏi:

1 Nhận xét về quá trình thử việc và giao kết HĐLĐ của ông A tại công ty X?

2 Nếu không đồng ý với quyết định của công ty, ông A có thể nộp đơn đến cơquan, tổ chức nào để yêu cầu giải quyết tranh chấp?

3 Việc xử lý kỷ luật của công ty đối với ông A đúng/sai? Tại sao?

4 Hãy giải quyết quyền lợi cho ông A theo quy định của pháp luật ?

NỘI DUNG

1 Nhận xét về quá trình thử việc và giao kết HĐLĐ của ông A tại công ty X?

1.1 Quá trình thử việc của ông A tại công ty X.

Thứ nhất, xét về thời gian thử việc.

Trang 7

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 BLLĐ 2019: “Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1 Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2 Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình

độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3 Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình

độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4 Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Trong tình huống trên, ông A là lái xe và thử việc công việc lái xe và đưa đónchuyên gia và nhân viên thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều 25BLLĐ 2019, như vậy căn cứ theo Điều 25 BLLĐ 2019, thời gian thử việc của ông

A là không quá 06 ngày Nhưng trên thực tế, thời gian thử việc của ông A tại công

ty X là 3 tháng (90 ngày) nên hợp đồng thử việc giữa Công ty X và ông A là tráipháp luật vì vi phạm về thời gian thử việc tối đa được quy định tại Điều 25 BLLĐ2019

Thứ hai, xét về tiền lương thử việc.

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 BLLĐ 2019: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

Trong tình huống trên, mức lương chính thức khi kí kết hợp đồng giữa ông A

và công ty X là 6 triệu đồng/tháng Căn cứ vào điều 26 Luật Lao động 2019 thì tiềnlương thử việc của ông A là 85% mức lương công việc, tức là 5 triệu 100 nghìnđồng/tháng Tuy nhiên, tiền lương của ông A được công ty X trả trong thời gianthử việc là 4 triệu đồng (tương đương 67% mức lương chính thức khi ký kếtHĐLĐ) Vì vậy, mức lương trong thời gian thử việc mà công ty X trả cho ông A là

vi phạm pháp luật về tiền lương thử việc được quy định tại Điều 26 BLLĐ 2019.Qua những phân tích trên, có thể thấy trong quá trình thử việc của ông A, công

ty X đã có vi phạm pháp luật lao động về thời gian thử việc và tiền lương thử việc

1.2 Quá trình giao kết HĐLĐ

Thứ nhất, xét về loại HĐLĐ.

Theo Khoản 1 Điều 20 BLLĐ 2019 có quy định:

Trang 8

“1 Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.”

Trong tình huống trên, sau khi hết thời hạn thử việc, ngày 15/6/2022, công ty

ký HĐLĐ chính thức thời hạn 12 tháng với ông A, như vậy ông A và công ty X đã

ký HĐLĐ xác định thời hạn là 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực của hợp đồng

Thứ hai, xét về tiền lương công ty X trả cho ông A trong HĐLĐ

Căn cứ pháp lý:

Khoản 1, 2 Điều 90 BLLĐ 2019 quy định:

“Điều 90 Tiền lương

1 Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2 Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.”

Điều 91 BLLĐ 2019 quy định:

“Điều 91 Mức lương tối thiểu

1 Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

2 Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

3 Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

4 Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.”

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định:

Trang 9

Điều 3 Mức lương tối thiểu

1 Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng

I là 4.680.000 đồng/tháng, vì vậy công ty X trả lương cho ông A là 6.000.000đồng/tháng là đúng với quy định của pháp luật

Thứ ba, hai bên ký kết phụ lục HĐLĐ kéo dài thời gian làm việc của ông A thêm 12 tháng.

Khoản 2 Điều 22 BLLĐ 2019 có quy định:

“2 Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.”

Điểm a Khoản 2 Điều 20 BLLĐ 2019 có quy định: “a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết.”

Trang 10

Trong tình huống trín việc công ty X vă ông A ký phụ lục HĐLĐ kĩo dăi thờihạn lăm việc của ông A thím 12 thâng lă trâi với quy định của phâp luật về phụ lụcHĐLĐ Trong trường hợp trín nếu muốn kĩo dăi thời hạn lăm việc thì công ty X vẵng A buộc phải ký HĐLĐ mới chứ không được ký phụ lục HĐLĐ thay đổi thờihạn của hợp đồng để kĩo dăi thời hạn lăm việc.

2 Nếu không đồng ý với quyết định của công ty, ông A có thể nộp đơn đến

cơ quan, tổ chức năo để yíu cầu giải quyết tranh chấp?

Căn cứ phâp lý:

Điều 187 BLLĐ 2019:

“Điều 187 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động câ nhđn

Cơ quan, tổ chức, câ nhđn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động câ nhđn bao gồm:

1 Hòa giải viín lao động;

2 Hội đồng trọng tăi lao động;

3 Tòa ân nhđn dđn.”

Điểm a Khoản 1 Điều 188 BLLĐ 2019:

“Điều 188 Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động câ nhđn của hòa giải viín lao động

1 Tranh chấp lao động câ nhđn phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viín lao động trước khi yíu cầu Hội đồng trọng tăi lao động hoặc Tòa ân giải quyết, trừ câc tranh chấp lao động sau đđy không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

Điểm c Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015:

“Điều 35 Thẩm quyền của Tòa ân nhđn dđn cấp huyện

1 Tòa ân nhđn dđn cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đđy:

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật năy.”

Khoản 2 Điều 95 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

“Điều 95 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viín lao động

2 Trình tự, thủ tục cử hòa giải viín lao động

Trang 11

a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề và yêu cầu hỗ trợ phát triển quan hệ lao động được gửi đến Sở Lao động

- Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc hòa giải viên lao động.

Trường hợp hòa giải viên lao động trực tiếp nhận đơn yêu cầu từ đối tượng tranh chấp đề nghị giải quyết thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, hòa giải viên lao động phải chuyển cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đang quản lý hòa giải viên lao động để phân loại xử lý;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, theo phân cấp quản lý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phân loại và có văn bản cử hòa giải viên lao động giải quyết theo quy định.

Trường hợp tiếp nhận đơn từ hòa giải viên lao động theo quy định tại điểm a khoản này thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, theo phân cấp quản lý,

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ra văn bản cử hòa giải viên lao động theo quy định.”

Có thể nhận thấy chủ thể có tranh chấp ở đây là ông A (cá nhân NLĐ) và công

ty X (NSDLĐ) với nội dung phản đối, không đồng ý về quyết định sa thải của công

ty X đối với ông A Như vậy, xác định tranh chấp giữa ông A và công ty X là tranhchấp lao động cá nhân giữa NLĐ và NSDLĐ về quyền của NLĐ

Đối với TCLĐ cá nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết làHoà giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động và toà án theo quy định tạiĐiều 187 BLLĐ 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết TCLĐ cá nhân Thôngthường, TCLĐ cá nhân phải thông qua thủ tục hoà giải của hoà giải viên lao động

Trang 12

trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động và toà án giải quyết Tuy nhiên, nộidung tranh chấp như dã xác định ở trên là tranh chấp về việc xử lý KLLĐ sa thảithuộc trường hợp được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 188 là 1 trong 5 trườnghợp không cần phải tuân theo trình tự giải quyết tranh chấp, không buộc phải thôngqua thủ tục hoà giải mà có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc toà án giảiquyết1.

Nếu thông qua hoà giải viên lao động để giải quyết tranh chấp thì theo thủ tụcquy định tại Điều 95 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, các bên có thể gửi đơn yêu cầugiải quyết TCLĐ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nộihoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội Quận Cầu Giấy hoặc hoà giải viênlao động Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội hoặc PhòngLao động – Thương binh và Xã hội Quận Cầu Giấy có trách nhiệm phân loại và cóvăn bản cử hoà giải viên lao động giải quyết theo quy định

Nếu không thông qua hoà giải viên thì trên cơ sở đồng thuận, các bên tranhchấp có quyền nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài laođộng tỉnh (thành phố) nơi công ty X đặt trụ sở chính, ở đây là Hội đồng trọng tàilao động Thành phố Hà Nội Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyếttranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Toà án giải quyết Trong thờihạn 7 ngày từ kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp, Ban trọng tài sẽđược thành lập để giải quyết tranh chấp

Khi không thông qua hoà giải viên thì ông A có thể gửi đơn lên Toà án yêu cầugiải quyết tranh châp Nội dung tranh chấp giữa ông A và công ty X là tranh chấp

về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, thuộc thẩm quyền giải quyết củaToà án nhân dân cấp huyện theo điểm c Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 Như vậy,ông A có thể gửi đơn khởi kiện đến TAND cấp huyện nơi công ty X đặt trụ sở đểyêu cầu giải quyết, ở đây là TAND Quận Cầu Giấy

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì khiông A có không đồng ý đối với quyết định sa thải của công ty X, có thể nộp đơnkhiếu nại tới công ty, công ty X có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối vớiquyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.Khi thực hiện khiếu nại lần đầu tới công ty nhưng ông A không đồng ý với kết quảquyết định giải quyết lần đầu thi có thể khiếu nại tại Chánh Thanh tra SLĐTBXHnơi công ty A đặt trụ sở, ở đây là Chánh Thanh tra SLĐTBXH Thành phố Hà Nội

để yêu cầu giải quyết khiếu nại lần hai

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w