1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm luật lao động ngày 2 3 2023 sở y tế tỉnh bình dương đã có văn bản số 560 syt vpđề nghị các cơ sở y tế trong và ngoài công lập không tiếp nhận, hợp đồng, tuyểndụng, đào tạo đối với 6 bác sĩ vi phạm cam kết

23 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương có phải là quyết định hành chính không?
Tác giả Nguyễn Ái Duyệt, Phạm Quang Duy, Lê Quang Huy, Phạm Thu Hà, Nguyễn Thuý Vân, Nguyễn Hà Phương
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Hành chính
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 323,05 KB

Nội dung

Cơ sở pháp lý:Khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP: “Cán bộ, công chức, viên chứccó hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức;những việc cán bộ, công c

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN: Hành chính

Hà Nội, 2023

MSSV : 472143 - 472158 Lớp : 4721

Nhóm : 07

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm: 07

Lớp: 4721

Đề bài :Ngày 2/3/2023 Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã có văn bản số 560/SYT-VP

đề nghị các cơ sở y tế trong và ngoài công lập không tiếp nhận, hợp đồng, tuyểndụng, đào tạo đối với 6 bác sĩ vi phạm cam kết với tỉnh Bình Dương Trong số 6bác sĩ, có người được cử đi đào tạo, được hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí hàng tháng

và cam kết về địa phương phục vụ gấp đôi thời gian đào tạo Tuy nhiên, khi làmviệc chưa đủ thời gian cam kết các bác sĩ đã tự ý nghỉ việc Những bác sĩ khác đãnhận 400-420 triệu đồng tiền thu hút nhân lực của tỉnh Bình Dương và cam kếtphục vụ nhưng tự ý nghỉ việc khi chưa đủ thời gian cam kết, chưa hoàn trả số tiền

3, Việc Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo thì

có phải là truy cứu trách nhiệm vật chất hay không? Tại sao? (2 điểm)

4, Phân tích nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo đối với các bác sĩ trong trường hợpnày? (2 điểm)

5, Căn cứ vào quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế,đánh giá việc ban hành văn bản số 560/SYT-Vp của Sở Y tế Bình Dương (2điểm)

1 Kế hoạch làm việc của nhóm

 Ngày 06/04/2023

- Nhóm bắt đầu làm việc, phân tích câu hỏi

- Cả nhóm thông nhât quy trình làm bài: Làm từng câu một, với mỗi câu

cả nhóm sẽ chốt ra các ý chính rồi chia người phụ trách viết bài

 Ngày 14/04/2023

- Họp câu 1 lần thứ nhất

Trang 3

- Nhóm chưa thống nhất được câu trả lợi, phân chia tìm hiểu lại và tiếptục họp câu một sau

 Ngày 18/04/2023

- Tiếp tục họp chốt câu một nhưng vẫn không thống nhất được câu trả lời

- Nhóm quyết định tạm thời dừng câu 1 chuyển sang câu 2

- Tiến hành họp câu 2

- Nhóm thống nhất câu trả lời, tổng hợp và đưa ra hướng làm cho câu 2

- Giao cho Quang Huy và Quang Duy phụ trách viết câu 2

- Tiến hành họp câu 3

- Nhóm thống nhất đưa ra hướng làm và hoàn thành lên sương bài

- Giao cho Hà Phương và Thuý Vân phụ trách hoàn thiện câu 3

- Họp tổng hợp lại bài làm câu 2, câu 3

- Thống nhất sửa lại câu 3

- Hà Phương, Thuý Vân nhận hoàn thành câu 1

- Triển khai câu 4, đưa ra được sườn bài cụ thể

- Giao cho Duyệt và Hà phụ trách hoàn thiện câu 4

- Họp rà soát lại tất cả các câu đã làm, bổ sung phần thiếu và sửa lại

ngôn từ

- Đặt deadline cho câu 4 đến 24/5

- Bắt đầu tiến hành làm câu 5 giao cho Quang Duy, Quang Huy, Thu

Hà , Ái Duyệt phụ trách

- Đến hạn nhưng Duyệt và Hà chưa hoàn thành bài và gặp khó khăn

trong lúc viết bài

- Nhóm quyết định tạm hoãn làm câu 5

- Bổ sung nhân sự cho câu 4: Quang Duy, Quang Huy

Trang 4

 Ngày 30/05/2023

- Hoàn thành câu 4, tiếp tục chỉnh sửa thêm

- Xem lại câu 1 đến câu 4 chốt lỗi, tiến hành chia người phụ trách sửa,

bổ sung dựa theo người đã phụ trách các câu đó

- Thống nhất triển khai câu 5

- Tiến hành họp nhưng chưa thống nhất được hướng làm câu 5

- Tiếp tục tìm hiểu thêm

Trang 5

2 Phân chia công việc và họp nhóm

STT Họ và

tên

Công việc thực hiện

Tiến độ thực hiện (đúng hạn)

Mức độ hoàn thành Họp nhóm

Kết luận Xếp loại 1

Có Không Không

tốt Khá Tốt

Tham gia đầy đủ

Tích cực sôi nổi

Đóng góp nhiều ý tưởng

Thuyết trình

từ cho bài luận Làm các câu 1, câu

4, câu 5 Làm PPT

từ cho bài luận Làm các câu 1, câu

B

1 Có ba mức xếp loại: A: Tốt; B: Khá; C: Trung bình.

Trang 7

MỤC LỤC

Lời mở đầu 5

Phần trả lời câu hỏi 6

Câu 1: Văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương có phải là quyết định hành chính không? Tại sao? 6

Câu 2: Hành vi của các bác sĩ trong vụ việc trên có phải vi phạm kỷ luật không? Tại sao? 8

Câu 3: Việc Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo thì có phải là truy cứu trách nhiệm vật chất hay không? Tại sao? 10

Câu 4: Phân tích nghĩa vụ đền bù của các bác sĩ được cử đi đào tạo 14

Tổng kết 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

mà chủ yếu được trích từ ngân sách nhà nước Để xử lý triệt để hiện tượng nàycũng là một vấn đề không đơn giản và thường xuyên gây khó khăn cho các nhàquản lý Vì lẽ đó, nhà nước cần ban hành, đề ra những chính sách quyết liệt hơn

để ngăn chặn tình trạng này tiếp diễn

Văn bản 560/SYT-VP do Sở Y tế tỉnh Bình Dương ban hành đã bộc lộ ranhững điều bất hợp lý của chính văn bản này trên nhiều khía cạnh, đồng thờicũng cho thấy hạn chế của cơ chế quản lý hành chính nhà nước trong việc sửdụng và thu hồi nguồn vốn của mình Sau đây nhóm chúng em sẽ dựa vào nhữngkhía cạnh liên quan của văn bản 560/SYT-VP, thông tin có được thông qua tìmhiểu cùng với những kiến thức đã được học để giải đáp chi tiết từng câu hỏi đãđược đặt ra

Trong quá trình hoàn thiện bài tập, do vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức

và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết Kínhmong sẽ nhận được những nhận xét, góp ý từ quý thầy cô để bài chúng em cóthể được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

Phần trả lời câu hỏi Câu 1: Văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương có phải là quyết định hành chính không? Tại sao?

Cơ sở pháp lý:

Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP: “Văn bản hành chính gồm các loại

văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề

án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.”

1 Quyết định hành chính là gì?

“ Quyết định hành chính” là một thuật ngữ mang nhiều quan điểm khácnhau được tiệm cận nghiên cứu, tuy nhiên có thể đưa ra định nghĩa chung nhất

về quyết định hành chính như sau: “Quyết định hành chính là văn bản do cơ

quan có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước ban hành theo một hình thức, thủ tục pháp luật quy định có nội dung là ý chí chủ thể quản lý dưới dạng các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh cá biệt để giải quyết các công việc phát sinh trong quản lý hành chính Nhà nước”

2 Văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương có phải là quyết định hành chính không? Tại sao?

Khẳng định: Văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương không phải

là quyết định hành chính

Thứ nhất, văn bản số 560/SYT-VP không mang hình thức là một quyết

định hành chính Thông thường, quyết định hành chính có những tên gọi khácnhau theo quy định của pháp luật như nghị quyết, nghị định, chỉ thị, thông tư, …Tuy nhiên, văn bản trên là một công văn (văn bản không có tên loại) thườngmang tính truyền đạt cao về thông tin, cũng như ghi nhận đối với các sự kiệnthực tế khách quan nhằm hỗ trợ nhu cầu quản lý công tác Nhà nước Vì vậy, vănbản số 560/SYT-VP không nằm trong hình thức của quyết định hành chính màchỉ là một dạng của văn bản hành chính thông dụng theo Điều 7 Nghị định30/2020/NĐ-CP quy định

Trang 10

Thứ hai, văn bản số 560/SYT-VP không chứa đựng nội dung của một

quyết định hành chính Trên thực tế, trong quá trình quản lý điều hành, các cơquan có thẩm quyền ban hành rất nhiều văn bản hành chính Trong đó có thể cónhững quyết định hành chính không thống nhất về hình thức và nội dung, nên tacần suy xét kỹ lưỡng về nội dung của văn bản trên để xác định đó có phải quyếtđịnh hành chính hay không

Cụ thể, quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, do cơquan có thẩm quyền ban hành nên phải thể hiện rõ ràng, dứt khoát tính quyềnlực nhà nước Điều này đồng nghĩa rằng văn bản trên phải cho thấy tính mệnhlệnh đơn phương của chủ thể ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng nhữngbiện pháp khác nhau Tuy nhiên, văn bản trên chỉ chứa đựng nội dung là “đềnghị” - mang tính chất trao đổi nhằm phối hợp trong công việc giữa sở Y tế BìnhDương với các cơ sở y tế, trong đó bao gồm các bệnh viện và cả các Sở Y tếkhác ngang cấp với Sở Y tế Bình Dương Sở Y tế Bình Dương không có thẩmquyền can thiệp vào công tác nhân sự tại các Sở Y tế khác thuộc Trung ươngnên việc gửi công văn đề nghị đến cả những cơ quan ngang cấp chứng tỏ côngvăn đó không mang tính mệnh lệnh mà chỉ thể hiện yêu cầu trao đổi Theo đó,

Sở Y tế Bình Dương chỉ đưa ra mong muốn rằng các cơ sở trên “không” tiếpnhận, hợp đồng, tuyển dụng đối với các bác sĩ vi phạm cam kết mà không mangtính bắt buộc rằng họ “không được” tiếp nhận các bác sĩ đó Ngoài ra, đối vớicác vấn đề liên quan đến văn bản này, lãnh đạo sở y tế Bình Dương cũng chobiết văn bản chỉ có tính chất “khuyến cáo” các bệnh viện khi tuyển dụng, tức làđưa ra lời khuyên không nên tiếp nhận hồ sơ của các bác sĩ chứ không có ý cấmcác cơ sở không được tiếp nhận Như vậy, các cơ sở y tế hoàn toàn có quyềnthực hiện hay không thực hiện theo văn bản trên, đồng thời cũng không có biệnpháp cưỡng chế nào buộc họ phải có nghĩa vụ thi hành

Tiếp theo, nội dung văn bản số 560/SYT-VP không chứa đựng tính pháp lý.Nếu là một quyết định hành chính thì đó phải là văn bản quy phạm pháp luậthoặc là văn bản áp dụng pháp luật Tuy nhiên, văn bản trên không chứa bất kỳquy phạm pháp luật nào, đồng thời không áp dụng vào căn cứ pháp lý nào để

Trang 11

buộc đối tượng điều chỉnh phải thực hiện theo Hành vi yêu cầu các cơ sở y tếkhông tiếp nhận các bác sĩ hoàn toàn không có trong nội dung quyền hạn của Sở

Y tế và các nội dung khác mà pháp luật quy định Như vậy, văn bản trên khôngphải văn bản quy phạm pháp luật, cũng không phải văn bản áp dụng pháp luật

Câu 2: Hành vi của các bác sĩ trong vụ việc trên có phải vi phạm kỷ luật không? Tại sao?

Cơ sở pháp lý:

Khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP: “Cán bộ, công chức, viên chức

có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của

cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.”

Khoản 1 Điều 13 Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND: “Người được thu hút về

công tác trong ngành y tế phải cam kết công tác tại các cơ sở y tế ít nhất 10 năm nếu đã được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc 12 năm nếu chưa được cấp chứng chỉ hành nghề.”

Điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP: “Có cam kết thực

hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo”.

Khoản 1 Điều 19 Luật viên chức 2010: “Trốn tránh trách nhiệm, thoái

thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công”.

Khoản 1 Điều 17 Luật viên chức 2010: “Thực hiện công việc hoặc nhiệm

vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.”

Khoản 3 Điều 16 Luật viên chức 2010: “Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách

nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.”s

Khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010: “Viên chức làm việc theo hợp đồng

làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

Trang 12

a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc; b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả

Khẳng định: Hành vi của các bác sĩ trong vụ việc trên là vi phạm kỉ luật

1 Vi phạm kỷ luật của viên chức là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, theo đó vi phạm kỷ luậtcủa viên chức là các hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của viên chức;những việc viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức,đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hànhcông vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật

2 Hành vi vi phạm kỉ luật của các bác sĩ

Căn cứ theo quy định của pháp luật, hành vi của các bác sĩ thuộc diện được

cử đi đào tạo theo địa chỉ và diện được nhận tiền thu hút nhân lực để về phục vụtại địa phương là hành vi có lỗi và vi phạm kỉ luật Cụ thể như sau:

Thứ nhất, các bác sĩ trên đã đơn phương chấm dứt hợp đồng tại đơn vị sự

nghiệp công lập khi không có lý do chính đáng và vi phạm những quy định vềnghĩa vụ của viên chức Theo đó, như đúng nội dung đã cam kết với UBND tỉnhBình Dương, khi các bác sĩ này nhận tiền thu hút nhân lực và khoản tiền hỗ trợđào tạo từ phía UBND thì họ phải có cam kết phục vụ trong một khoảng thờigian nhất định căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND,điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP Bên cạnh đó, lý do đượcđưa ra cho hành vi tự ý nghỉ việc trong khi chưa thực hiện hết nghĩa vụ phục vụtheo cam kết không thuộc vào các trường hợp các bác sĩ có quyền đơn phương

Trang 13

chấm dứt hợp đồng quy định tại khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010 Tuynhiên trên thực tế, cả 6 bác sĩ đều tự ý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn camkết phục vụ Đây là hành vi có lỗi của các bác sĩ và vi phạm một trong nhữngđiều mà viên chức không được làm theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật viênchức 2010, đồng thời vi phạm nghĩa vụ đảm bảo thời gian làm việc theo khoản 1Điều 17 Luật viên chức 2010 quy định

Thứ hai, 6 bác sĩ tiếp tục vi phạm pháp luật khi không chấp hành theo

quyết định phân công công tác của cơ quan có thẩm quyền Các bác sĩ thỏathuận theo cam kết đồng nghĩa rằng các bác sĩ đã chấp nhận được phân côngcông tác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, ở đây là Sở Y tế tỉnh BìnhDương (cơ quan chuyên môn của UBND) và chịu sự quản lý của đơn vị sựnghiệp tại địa phương mà họ làm việc Như vậy, việc đơn phương chấm dứt hợpđồng là biểu hiện rõ ràng để kết luận các bác sĩ này có hành vi từ chối chấp hànhquyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền Do vậy, một lần nữa họ

đã vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật viên chức 2010

Từ tất cả các dẫn chứng ở trên ta có thể khẳng định, các bác sĩ này đã viphạm kỷ luật nghiêm trọng Tính nghiêm trọng của các hành vi vi phạm kỷ luậtnày không những gây thiệt hại về tài sản cũng như cơ cấu của tổ chức mà cònảnh hưởng tới uy tín của lĩnh vực y tế nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng

Câu 3: Việc Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo thì có phải là truy cứu trách nhiệm vật chất hay không? Tại sao?

Cơ sở pháp lý:

Khoản 1 Điều 129 Bộ Luật Lao động 2019: “Người lao động làm hư hỏng

dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.”

Khoản 1 Điều 55 Luật viên chức năm 2010: “Viên chức làm mất, hư hỏng

trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải bồi thường thiệt hại.”

Trang 14

Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 118/2006/NĐ-CP về xử lý trách nhiệm vật chất

đối với cán bộ, công chức: “Tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị'': là trang bị,

thiết bị, máy móc, phương tiện, vật tư, nhà xưởng, trụ sở làm việc, tiền, giấy tờ

có giá hoặc các tài sản khác dưới dạng tiền tệ, tài chính, phần mềm, dữ liệu.”

Khoản 22 Điều 2 Thông tư số 37/2021/TT-BYT quy định về quyền hạn của

Sở y tế: “Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức,

vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở;… theo quy định của pháp luật

và theo sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.”

Điểm b khoản 2 Điều 1 Quyết định 20/2011/QĐ-UBND về việc hỗ trợ sinh

viên y, dược đào tạo theo địa chỉ sử dụng: “Phải bồi hoàn kinh phí và lãi suất

ngân hàng phát sinh theo tỉ lệ thời gian còn lại trong trường hợp không phục vụ

đủ thời gian theo quy định.”

Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP

“Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn

vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm.”

Khoản 3 Điều 7 Nghị định Số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức, viên chức quy định về các trường hợp phải đền bù chi phí

đào tạo: “Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ

việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.”

Khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010: “Viên chức làm việc theo hợp đồng

làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc; b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w